Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN tăng cường kĩ năng sống cho trẻ MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.23 KB, 12 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển của sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, giáo dục
đang giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo ra những con người kế
tục trong tương lai.
Nằm trong hệ thống giáo dục chung, giáo dục mầm non ở việt nam đã được
hình thành và phát triển, trường mầm non là trường học đầu tiên của một con
người, nó cung cấp những cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân
cách ở trẻ. Ngay từ lứa tuổi mầm non, trẻ cần được phát triển toàn diện về mọi
mặt, hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của một con người .
“Làm quen với chữ cái ”là một môn học có vai trò quan trọng trong chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi. Đó là môn học giúp trẻ hình thành và phát triển
những năng lực và thái độ cần thiết chuẩn bị cho việc học tiếng việt khi trẻ bước
vào lớp 1,cụ thể :
Năng lực hoạt động trí óc: Bước đầu hình thành các thao tác tư duy để nhận
ra và ghi nhớ mặt chữ cái, bước đầu hiểu được sự tương ứng. Từ dó hình thành ở
trẻ các tri thức và biểu tượng ban đầu về âm và chữ cái tiếng việt.
Năng lực hoạt động ngôn ngữ: Khả năng nghe, nói hiểu ngôn ngữ tiếng việt
khi chơi các trò chơi chữ cái, cách đọc diễn cảm các bài thơ, ca dao, đồng dao.
Việc hình thành và phát triển ngôn ngữ nhằm giúp trẻ tiến tới hoàn thiện ngôn ngữ
nói, chuẩn bị cho việc hình thành năng lực đọc, viết tiếng việt ở bậc tiểu học.
Năng lực điều khiển bàn tay ngón tay : các thao tác xếp hột hạt, vẽ, cắt, dán
chữ cái, tô màu tranh, tô trùng khít lên chữ cái in mờ trên đường kẻ ngang đã thể
hiện khả năng biết phối hợp các hoạt động tay, mắt của trẻ. Các thao tác đó được
tập dượt nhiều lần trong các giờ học làm quen với chữ cái giúp trẻ phát triển tâm
vận động, biết định hướng trong không gian, tô chữ cái từ trái sang phải, từ ttrên
xuống dưới, biết tri gíac đúng hướng của chữ cái qua bước so sánh các chữ cái
trong nhóm.
Chuẩn bị về mặt tâm lý: Năng lực tập trung chú ý trong một thời gian nhất
định vào một hoạt động. Đặc biệt sự hứng thú đối với hoạt động ngôn ngữ của trẻ
trong giờ học “Làm quen với chữ cái”chính là nội dung cần thiết cho trẻ chuẩn bị


vào lớp 1.
Những năng lực trên sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành bốn kỹ
năng: nghe, nói, đọc, viết cho trẻ khi bước vào lớp 1.
Nhiều nhà khoa học đã khẳng định: “Các kỹ năng đọc viết sau này phải dựa
vào thành tựu tiếng nói mà trẻ đạt được ở giai đoạn trước tuổi học”
Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn “làm quen với chữ cái” đối với
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tôi rất tâm đắc và chọn đề tài “Các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái”.
2.Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng
hoạt động “làm quen với chữ cái” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .
3.Thời gian - Địa điểm :
-Tìm đọc tài liệu ,thu thầp tài liệu ,tìm hiểu thực tế (tháng 9,10,11,12 năm
2009)
-Lập đề cương (tháng 1,2,3 năm 2010)
-Hoàn thành sáng kiến (tháng 4 năm 2010)
-Tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi thôn Chí Linh trường mầm non Yên Đức - Đông
Triều - Quảng Ninh.
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
Qua nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu
giáo 5-6 làm quen với chữ cái tạo tiền đề tâm thế vững vàng cho trẻ chuẩn bị vào
lớp 1
II.NỘI DUNG
1.Chương 1:Tổng quan
1.1. Tổng quan:
Hoạt động làm quen chữ cái là một trong 7 hoạt động học tập có chủ đích
trong trường mầm non,môn học làm quen chữ cái là giúp trẻ bước đầu làm quen 29
chữ cái in thường, biết phát âm đúng, phân biệt các chữ cái thông qua đường nét
cáu tạo chữ, nhận ra các chữ cái đơn lẻ trong từ, tiếng, biết tô 29 chữ cái qua đó
hình thành ở trẻ nhừng kiến thức, kỹ năng ban đầu về tiếng việt.

Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm bản thân đã nghiên cứu, thử nghiệm và áp
dụng 1 số hình thức và biện pháp sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn
- Tìm hiểu nguyên nhân- thực trạng của việc dạy trẻ làm quen chữ cái.
- Một số biện pháp thực hiện
- Kết quả đạt được
- Kết luận- kiến nghị
1.2.Cơ sở lý luận:
Nhà giáo dục học K.D.Usin xki đã từng nói: “tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi
sự phát triển .Trí tuệ là kho tàng của mọi tri thức”Vì vậy dạy tiếng mẹ đẻ là
những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục mầm non. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
em là trang bị cho trẻ em phương tiện để trẻ có điều kiện nhận thức thế giới xung
quanh, mở rộng quan hệ với mọi người từ đó phát triển trí tuệ cho trẻ. Mặt khác
thành tựu nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, tâm lý học trẻ em đã chỉ ra rằng: giai đoạn từ
2 đến 5 tuổi là thời kỳ phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ nhất so với các giai đoạn tiếp
theo. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tức là phát triển đầy đủ toàn diện các
năng lực ngôn ngữ như mổ rộng vốn từ, luyện phát âm, nói đúng ngữ pháp, phát
triển lời nói mạch lạc, trong đó luyện phát âm cho trẻ là rất quan trọng .
Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non là “học mà chơi, chơi mà học”. Ở lớp 5tuổi
ngoài nhiêm vụ phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ còn có nhiệm vụ hình thành
cho trẻ những kỹ năng nhận biết 29 chữ cái, luyện phát âm, kỹ năng cầm bút tập
sao chép các chữ, từ ,câu đơn giản …giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy suy
luận tạo tiền đề để chuẩn bị tâm thế cho trẻ khi bước vào lớp 1.
1.3.Cơ sở thực tiễn :
Chính sự cần thiết của việc cho trẻ “làm quen với chữ cái” ngay từ lớp 5 tuổi
này đòi hỏi các tiết dạy phải có hiệu quả hơn,hấp dẫn hơn để đáp ứng nhu cầu của
trẻ. Xong thực tế các giờ dạy “Làm quen với chữ cái” cho trẻ còn khó khăn. Trong
phương pháp dạy trẻ của giáo viên còn nặng nề áp đặt. Cô giáo chỉ đơn thuần là thể
hiện đầy đủ các bước lên lớp, hoạt động của cô và trẻ còn rời rạc, chưa phát huy

được tính tích cực, độc lập sáng tạo của trẻ. Tiết học chưa thành công nhiều phải
chăng vì mang nặng màu sắc tiết dạy như ở phổ thông, thiếu sự hồn nhiên, ngộ
nghĩnh của tuổi mẫu giáo. Từ đó tôi suy nghĩ, trăn trở “Làm thế nào để tiết học đạt
kết quả tốt? Làm thế nào để trẻ vừa nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái,
vận dụng sự hiểu biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hàng ngày?”
Qua những năm giảng dạy, bước sang năm học này năm học 2009-2010 tôi
thấy mình tích luỹ được 1 số kinh nghiệm cũng như đồ dùng của bộ môn khi tổ
chức cho trẻ làm quen với chữ cái nên muốn áp dụng thử nghiệm những kinh
nghiệm đó. Để tìm ra phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức bộ môn có hiệu
quả cao. Như vậy để thực hiện được nhiệm vụ của bộ môn cũng như để nâng cao
chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái, theo chương trình đạt kết quả cao mà trẻ
thực sự hứng thú.
Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cưú
2.1 Thực trạng
- Khảo sát: Khi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5 tuổi thôn Chí linh là
giáo viên trực tiếp dạy lớp, việc đầu tiên tôi cần là khảo sát để xác định khả năng
nhận thức của trẻ.
Việc khảo sát được xác định như sau:
Số lượng trẻ được khảo sát: 14 cháu
*Phát âm: 29 chữ cái
-Số trẻ phát âm rõ, chuẩn: 48%
-Số trẻ phát âm còn ngọng: 52%
*Nhận biết chữ cái: Đưa các nhóm chữ, yêu cầu trẻ nhặt các chữ cái giống nhau:
p-q, d-b, m-n.
-Số trẻ nhặt đúng: 47%
-Số trẻ nhặt sai: 53%
*Cầm bút để tô những nét cơ bản
-Số trẻ cầm bút tô tương đối tốt: 50%
-Số trẻ cầm bút tô sai: 50%
-Đánh giá :

Qua kết quả khảo sát cho ta thấy khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế rất
nhiều về tất cả các mặt nhận thức, phát âm, cầm bút…đây thực sự là một vấn đề
mà người giáo viên phải suy nghĩ và tìm cách giải quyết để khắc phục tình trạng
trên.
2.2. Các giải pháp:
2.2.1.Rèn luyện lồng ghép tích hợp trong các hoạt động :
Đối với cách thức cho trẻ làm quen với chữ cái, tôi cho trẻ làm quen ở mọi
lúc, mọi nơi và trong mọi hoạt động tự nhiên, sinh động và đầy hứng thú của trẻ.
Trong hoạt động đón trẻ, để tạo cho trẻ hứng thú bước vào một ngày mới, tôi
luôn ân cần, niềm nở, trao đổi chuyện trò với trẻ, mặt khác tôi luyện cách phát âm
cho trẻ
Vào giờ hoạt động góc: Tôi gợi ý cho các cháu làm quen với các chữ cái ở
tuýt chữ dán các góc: góc xây dựng, góc thiên nhiên, góc học tập, góc nghệ thuật,
góc phân vai,…và các chữ cái các từ được ghi ở dưới các bức tranh, các quyển
truyện sách…
Ví dụ: tôi có thể kích thích sự chú ý của trẻ bằng cách hỏi trẻ “các con hãy
tìm cho cô các chữ cái đã học trong dòng chữ góc thiên nhiên”. Trẻ sẽ tập chung
chú ý và tìm chữ cái đã học, chỉ và phát âm. Tôi sẽ quan sát, động viên và khen
ngợi trẻ. Đối với môn chủ điểm đòi hỏi việc trang trí lớp phải phù hợp với nội
dung từng chủ điểm. Do đó các bức tranh, các từ chữ dưới tranh cũng khác nhau,
trẻ có cơ hội làm quen với chữ cái nhiều hơn. Tôi không bắt trẻ phải đọc đúng các
dòng chữ đó mà hàng ngày kích thích trẻ quan sát và tìm các chữ cái rồi liên hệ với
chữ đã học.
Trong buổi đi dạo tôi có thể cho trẻ làm quen bằng cách quan sát và tìm kiếm
các chữ cái trên bảng trang trí áp phích …Hoặc tôi có thể phát phấn cho trẻ để khi
chơi tự do cháu sẽ viết các chữ mà cháu biết .
Như vậy việc trẻ làm quen với chữ cái được hoà lẫn trong các hoạt động vui
chơi tự nhiên, đầy hứng thú như một chủ thể tích cực phát triển hoạt động năng
lực, hoạt đông trí tuệ của trẻ, hình thành các phẩm chất cần thiết và để chuẩn bị
cho trẻ học môn tiếng việt sau này .

Trong hoạt động buổi chiều tôi có thể luyện phát âm cho trẻ qua các bài đồng
dao: nu na nu nống, dung dăng dung dẻ, kéo cưa lừa xẻ…
Việc cho trẻ làm quen với chữ cái tôi cũng có thể lồng vào các tiết học qua việc
cho trẻ nhận biết và phát âm các chữ cái được gắn vào đồ dùng đồ chơi, các bức
tranh .
Trong các hoạt động chung khác: môi trường xung quanh, tạo hình, âm nhạc .
2.2.2. Trong hoạt động làm quen chữ cái
Trước hết tôi nghĩ muốn giờ học được kết quả tốt cần phải có nề nếp trong
học tập, giúp trẻ hào hứng, say mê với môn học chữ cái này. Trong các tiết học, tôi
luôn chuẩn bị tốt giáo án, đồ dùng, đồ chơi, thẻ chữ cho trẻ và những biện pháp tốt
nhất để dạy trẻ, giúp trẻ tiếp thu bài một cách dễ hiểu, Tôi kết hợp cả trò chơi chữ
cái tĩnh và động, để gây hứng thú cho trẻ .
Bước 1: Cho trẻ làm quen với kỹ năng nghe nói
Khi cho trẻ làm quen với kỹ năng nghe-nói, tôi trao đổi với giáo viên dạy
lớp 1 ở trường tiểu học, các cháu vào lớp 1 thường hay lúng túng và có nhiều hạn
chế về có kỹ năng nghe –nói nên trong giờ làm quen với chữ cái tôi luôn tạo điều
kiện cho trẻ làm quen với kỹ năng bằng các hình thức sau:
Nghe và phân biệt âm thanh tự nhiên: nghe tiếng kêu của con chó, con mèo,
tiếng gà gáy hay đồ vật, thông qua các trò chơi làm quen với chữ cái, làm quen với
môi trường xung quanh.
VD :Làm quen với môi trường xung quanh
Trò chơi động: Tôi làm 3-4 ngôi nhà có gắn các con vật tương ứng với các chữ
cái đã học con vịt: chữ i,con “gà trống” -chữ t, “con chó” chữ c. Các thẻ chữ của
trẻ có các chữ cái đã học tương ứng với chữ có trên ngôi nhà. Trẻ vừa đi vừa hát,
khi có hiệu lệnh “tìm nhà” trẻ phải chạy về nhà có chữ tương ứng với thẻ chữ của
mình rồi bắt chước tiếng kêu của các con vật trong nhà. Sau mỗi lần chơi, cho trẻ
đổi thẻ chữ.
Với cách tiến hành như vậy, trẻ rất dễ hiểu và hứng thú học bài, giờ học sẽ đạt
kết quả cao.
Ngoài ra, tôi còn cho trẻ làm quen với âm thanh, ngôn ngữ, âm điệu, giọng nói

của người lớn qua giờ làm quen với chữ cái, giờ làm quen với văn học.
VD: Trò chơi “Tai ai tinh” khi nghe âm thanh trẻ biết ngay đó là chữ gì. “Con
sáo” trẻ nghĩ ngay đến chữ s, “cái xẻng”-chữ x…
Cùng với việc cho trẻ làm quen với âm thanh, một việc cũng rất cần thiết cho
trẻ là luyện nghe nhớ và nghe hiểu giúp trẻ nhớ được mặt chữ cái, nhớ tên âm hay
tái hiện được câu chuyện, bài thơ…
VD: Trò chơi: “Thi xem ai nhanh hơn” với mục đích cho trẻ làm quen với chữ
b-d, dinh dưỡng tôi chuẩn bị các hình vẽ trong câu chuyện “Chú dê đen” các bức
tranh vẽ và gạch chân các chữ cái đã học và phát âm chữ cái đó. Với cách học như
vây, giờ học sẽ trở lên sôi nổi hào hứng, không những trẻ được học mà trẻ còn tái
hiện kiến thức cũ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Song song với việc luyện nghe nhớ và nghe hiểu, một điều không thể thiếu
được đó là cho trẻ làm quen với lời quen trong giao tiếp thông thường, tập ứng xử
lời nói trong những tình huống đơn giản, gần gũi với trẻ bằng cách đứng lên trả lời
những câu hỏi của cô giáo, nhận xét câu trả lời của bạn tập phát âm rõ ràng chính
xác khi luyện đọc theo cô từ ghi trên các bức tranh, luyện đọc các phụ âm, nguyên
âm chứa trong tiếng và từ.
Bước 2: Dạy trẻ làm quen với kĩ năng đọc viết
Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp 1 rất quan trọng với kĩ năng đọc
-viết. Khi dạy trẻ chữ cái, luyện phát âm nhận biết 29 chữ cái, trong lớp học tôi
luôn thay đổi và tạo ra góc học tập sách với những cuốn truyện tranh, sách tranh để
trẻ tự đọc, thậm chí có thể vẽ theo truyện tranh, theo các chữ cái đó. Đặc biệt là
chọn những sách trắng đen để tô màu. Khi hướng dẫn trẻ đọc, tôi hướng dẫn trẻ giở
sách đọc từng trang và bắt đầu đọc từ trang đầu tiên, tôi hướng sự chú ý vào từng
bức tranh sau đó trẻ tự đọc theo hiểu biết của mình. Khi các cháu đọc, tôi gợi ý
xem trẻ nhìn thấy bao nhiêu chữ cái mà trẻ đã được học.
Ngoài ra trẻ còn được làm quen thêm 5 dấu ghi tranh “ngã,huyền,sắc,hỏi,nặng”
ở cuối giai đoạn và được nối các dấu thanh trong cuốn “bé tập tô”. Khi cho trẻ tô
viết chữ tôi chú ý sửa sai cho trẻ về tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở như thế nào
cho phù hợp với trẻ. Vì ngay ở mẫu giáo trẻ phải học cách ngồi và có nề nếp trong

học tập.
Bước 3: Dạy trẻ làm quen với chữ cái
Tôi bắt đầu dạy trẻ làm quen với từng chữ cái qua tranh ảnh, vật thật, xem mô
hình có gắn từ chứa chữ cái. Sử dụng hình thức này vì tư duy của trẻ bằng hành
động trực tiếp, bằng hình ảnh cụ thể vì muốn trẻ tiếp thu bài tồt, tôi chuẩn bị đồ
dùng đẹp mắt, thẻ chữ rời cho trẻ để trẻ tự nhận được mặt chữ.
Ví dụ: dạy trẻ làm quen với chữ ô
Để gây hứng thú cho trẻ tôi đọc câu đố:
Con gì mào đỏ
Lông mượt như tơ
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người thức dậy
Trẻ sẽ trả lời “con gà trống”. Sau đó tôi treo ảnh con gà trống lên bảng cho trẻ
đọc từ “gà trống” dưới tranh, giới thiệu chữ ô trong từ gà trống, ghép từ gà trống
bằng thẻ rời, cho trẻ lên tìm chữ cái đã học, cô giới thiệu chữ ô.
Dạy trẻ làm quen với chữ cái qua thẻ chữ rời trẻ sẽ nhớ lâu và nhận biết được
chữ cái trong từ
VD: Cho trẻ ghép từ “cái ô”, “ôtô”, “hoa hồng”. Với trò chơi này tôi chuẩn bị
rất nhiều tranh sau đó cho trẻ lên ghép chữ vào tranh với hình thức này trẻ sẽ nhớ
lâu và hứng thú học, đạt kết quả cao.
Khi dạy trẻ làm quen với chữ cái qua phát âm, tôi chú ý phát âm chuẩn khi
đọc tên âm đơn lẻ và đọc chuẩn từ có chứa âm đó để trẻ bắt chiếc và đọc theo, khi
cho trẻ làm quen xong các chữ cái tôi cho trẻ so sánh các chữ cái với nhau, bước so
sánh này giúp trẻ nhận biết một cách chính xác các chữ cái mà trẻ được làm quen
vì trẻ dễ dàng phân biệt được những dấu hiệu giống và khác nhau giữa 2 chữ cái
cấu tạo và cách phát âm.
VD: so sánh chữ m và n
Giống nhau:cùng có 1 nét thẳng và 1 nét móc
Khác nhau:chữ n có 2 nét,chữ m có 3 nét
Với hình thức so sánh này để củng cố và khắc sâu kiến thức cho trẻ. Bên cạnh

việc cho trẻ lảm quen với các chữ cái tôi còn tiến hành cho trẻ vẽ các loại đồ dùng,
đồ chơi các con vật có tên chứa các chữ cái đã học.
VD: làm quen với chữ u, ư, tôi cho trẻ vẽ cá thu, sư tử, quả bưởi, quả đu đủ
v v sau đó trẻ sẽ phân loại và đếm các sản phẩm mà trẻ vẽ được.
Trong giờ cho trẻ làm quen với chữ cái, không những trẻ được làm quen với
các chữ cái mà trẻ còn luyện cách cầm bút, luyện kĩ năng vẽ dẫn đến phát triển
năng khiếu hội hoạ và trí tưởng tượng của trẻ. Như thế trẻ được học ở mọi lúc mọi
nơi mà hoạt động chủ yếu là phát triẻn năng lực của trẻ và phát triển ngôn ngữ của
trẻ.
-Dạy trẻ các trò chơi chữ cái rất đa dạng phong phú, phải đạt được 2 mục
đích: củng cố nhận biết, phát âm các chữ cái và biết chơi trò chơi chữ cái
Với trò chơi tĩnh là những trò chơi mà trẻ ngồi tại chỗ và hoạt động dưới sự
điều khiển của cô giáo.
VD: Trò chơi tìm chữ cái theo yêu cầu của cô
Ở trò chơi này tôi phải nghiên cứu kĩ mục đích của trò chơi để tổ chưc các hình
thức chơi mộy cách hợp lý gây được hứng thú cho trẻ bên cạnh đó phải chuẩn bị
đồ dùng trực quan sinh động để thu hút trẻ chơi.
Song song với trò chơi tĩnh, trò chơi động rất cần thiết với trẻ, trẻ được hoạt
động chạy nhảy, nói theo sự điều khiển của cô giáo, trẻ không phải ngồi tại chỗ với
trò chơi này trẻ rất hứng thú học bài
VD:Trò chơin tìm bạn thân, trò chơi thả thuyền…
Ngoài những trò chơi tĩnh và động thì trò chơi luyện phát âm cho trẻ cũng có
tác dụng giáo dục rất tốt như là mặt ngữ âm, trò chơi có tiếng, âm,câu định luyện.
VD: luyện âm “n” cho trẻ đọc nu na nu nống, hay âm “l”thì cho trẻ đọc kéo
cưa lừa xẻ.
-Dạy trẻ tô viết chữ cái, giúp trẻ làm quen với thao tác kĩ năng của hoạt động
học tập nhằm chuẩn bị tốt cho việc tập viết ở lớp 1. Để đạt được mục đích này tôi
đã tiến hành.
Dạy trẻ tư thế ngồi,cầm bút đúng khi tô. Ngồi sao cho mặt cách vở 25-30 cm,
lưng thẳng, đầu hơi cúi. Cầm bút bằng tay phải,cầm bằng 3 đầu ngón tay: cái, trỏ

và giữa, tay trái giữ vở.
Dạy trẻ các nét cơ bản theo mẫu:
+Nét thẳng: tô từ trên xuống dưới
+Nét xiên: tô từ trên xuống dưới
+Nét ngang: tô từ trái sang phải
+Nét móc: tô từ trên xuống dưới rồi hất lên
+Nét cong: tô ngược chiều kim đồng hồ
- Dạy trẻ tô chữ cái theo mẫu: Tôi cho trẻ chơi trò chơi với chữ cái mà trẻ sẽ tô
và nhận mặt chữ, viết chữ, điền chữ còn thiếu vào từ để được hoàn chỉnh. Tô màu
tranh, nối chữ.
Song song với việc tô và viết chữt còn cho trẻ chơi trò chơi động, để củng cố
chữ cái vừa tô viêt, để thư giãn tay chân cho trẻ.
VD:Trò chơi xếp chữ bằng người.
Tôi có thể vừa đi vừa hát sau đó sẽ yêu cầu tất cả các cháu nam xếp nét cong
bên trái còn các bạn nữ xếp nét thẳng bên phải, thi xem bên nào nhanh. Với cách
tiến hành như thế các cháu rất thích học, tạo không khí sôi nổi trong giờ học và
đôi khi trẻ đi dạo ngoài trời tôi cho các cháu dùng phấn để viết các chữ cái đã học.
Với bộ môn này đòi hỏi từng loại tiết khác nhau do vậy trong quúa trình giảng dạy
tôi phải luôn luôn thay đổi đồ dùng đồ chơi dạy học sao cho phù hợp sinh động và
gây hứng thú cho trẻ, các tranh ảnh dạy trẻ phải đẹp mắt, màu sắc tươi sáng, đồ
dùng luôn được cái tiến và hấp dẫn các cháu .
Qua các tiết học như vậy nhằm ôn luyện các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, khắc sâu
các kiến thức cho trẻ đặc biệt là cách luyện phát âm và cách cầm bút. Tạo điều kiện
cho trẻ bước vào trường tiểu học một cách vững chắc, không gặp bỡ ngỡ và khó
khăn.
2.2.3. Việc sử dụng trực quan đúng lúc, đúng chỗ là một trong các thủ thuật
gây hứng thú cho trẻ.
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi là tư duy trực quan hình
tượng nhưng do trẻ các độ tuổi đều học chương trình lớp ghép nên quả trình dạy trẻ
tôi kết hợp trực quan là vật thật- tranh ảnh, video-mô hình đồ dùng, trực quan phải

đủ, đẹp, hấp dẫn phù hợp với từng tiết học nhóm chữ đúng với chủ đề trẻ phải có
trực quan giống cô để thao tác và sử dụng với cô cho nhịp nhàng
Thao tác đưa trực quan ra phải dứt khoát, rõ ràng linh hoạt, chuẩn để trẻ không
lúng túng khi làm theo, trẻ tập trung chú ý.
Cô hướng dẫn trẻ sử dụng trực quan trong quá trình học tập phải đúng lúc có
hiệu lệnh
Các đồ dùng trực quan chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phức tạp dần theo từng
hoạt động trong tiết học và nội dung kết hợp.
VD: Trong phần luyện tập, nhận biết và phân biệt chữ cái h-k cũng là yêu cầu
trẻ chọ chữ cái theo yêu cầu song
Lần 1: tôi yêu cầu trẻ tìm chữ h giơ lên và phát âm.
Lần 2 tôi yêu cầu trẻ tìm chữ cái k giơ lên và phát âm.
Khi trẻ sử dụng trực quan thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ kịp thời
nếu trẻ lúng túng chưa thành thạo tôi hướng dẫn tỉ mỉ nếu sai tôi sửa sai luôn cho
trẻ.
Đối với trực quan là tranh ảnh, clíp, video tôi không đưa ra trực tiếp mà sử
dụng câu đố khi trẻ đoán đúng thì tranh ảnh, clip, video mới từ từ hiện ra tạo ra sự
tò mò cuốn hút trẻ.
VD: Trong trò chơi “Tìm chữ cái trong từ” trong phần luyện tập của hoạt
động làm quen chữ cái h-k tôi nói tặng trẻ 1 câu đố muốn biết đó là hoa gì thì trẻ
phải đoán đúng thì hình ảnh và từ chỉ tên hoa đó mới xuất hiện, tôi đố trẻ:
Chiếc kèn nhỏ
Trắng trắng tinh
Nhuỵ xinh xinh
Thơm ngan ngát
(Hoa loa kèn)
Khi trẻ đoán đúng thì tôi mở sile có hình ảnh hoa loa kèn và đồng thời từ
“hoa loa kèn’’ cũng xuất hiện tôi yêu cầu trẻ tìm chữ cái vừa học trong từ là ( h-k )
và khi trẻ phát âm chữ nào tôi điều khiển để chữ đó đổi màu cho trẻ dễ nhận biết
và tập trung chú ý hơn.

Để liên kết các nội dung trong 1 tiết học được liên hoàn, linh hoạt trực quan dưa
ra hợp lý không bị lặp đi lặp lại nhảm chán tôi thường sử dụng tình huống có vấn
đề, bất ngờ.
Khi đưa trực quan là nội dung tích hợp các môn học khác vào hoạt động làm
quen chữ cái bằng câu hỏi nhẹ nhàng hợp lý điều đó phát huy được tính tích cực
một cách cao nhất khi tham gia vào các hoạt động.
VD: Để củng cố và khác sâu nhóm chữ vừa học mà cụ thể là nhóm chữ h-k tôi
nói tôi có một trò chơi “ Thi xem ai giỏi” mà dụng cụ là vỏ hến, tranh tô chữ
rỗng,tranh Tìm chữ cái trong từ. tôi lần lượt hỏi trẻ ai thích xếp chữ bằng vỏ hến?
Ai thích chơi tô chữ h-k rỗng? Ai thích chơi tìm và gạch chân chữ h-k trong từ?
trẻ trả lời theo ý thích dựa vào đó tôi phân nhóm trẻ để chơi với trực quan khác
nhau được đưa ra chơi theo nhóm như vậy trẻ rất hào hứng thi đua và cùng nhau
đoàn kết say sưa tham gia vào hoạt động. Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng
trực quan hợp lý hấp dẫn trẻ tôi tạo ra tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ
tham gia hoạt động “ Làm quen chữ cái” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính
xác, sâu sắc và bền vững.
2.3 Kết quả
Thông qua các giải pháp trên cho ta kết quả như sau:
-Nhận biết chữ cái với tất cả các bài học ,các cháu đã đạt 90-95%,có những
bài học đạt 100%.
-Phát âm đúng chữ cái: 94%
-Tô trùng khít chữ cái : 95%
-Cách ngồi cầm bút đúng :100%
Bên cạnh đó tôi nhận thấy các cháu hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen
với chữ cái hơn. Bản thân tôi nắm vững nội dung, phương pháp giảng dạy hơn và
thêm yêu công việc của mình đã chọn.
2.4 .Bài học kinh nghiệm:
Để tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái đạt được kết quả như trên
trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề say sưa học hỏi, tìm tòi nghiên

cứu tài liệu, để nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung nhiệm vụ của bô môn. Trên
cơ sở đó xây dựng cho mình một phương pháp, các hình thức,các biện pháp tổ
chức thực hiện trong các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái một cách hấp dẫn,
phong phú để lôi cuốn đông đảo trẻ tham gia, cũng như phát huy tính tích cực của
trẻ, với bộ môn.
- Luôn thiết kế bài dạy mẫu, mời đồng nghiệp dự giờ, đánh giá kết quả và rút
kinh nghiệm.
- Sưu tầm tự làm các đồ dùng trực quan cho từng tiết học, các hoạt động khác.
- Thường xuyên nghiên cứu thay đổi hình thức tổ chức mỗi hoạt động đặc biệt
là tiết học để gây hứng thú,kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động một cách tự
nhiên thoải mái không gò ép, đạt hiệu quả cao.
- Không ngừng học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để trau dồi kiến thức
kinh nghiệm,qua trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ
nói chung và môn làm quen với chữ cái nói riêng
- Một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần tạo thành công cho quá
trình hoạt động, là phải biết phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh học sinh, ban
giám hiệu nhà trường về phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, cũng như về cơ sở
vật chất trang thiết bị phục vụ bộ môn.
III.PHẦN KẾT LUẬN -KIẾN NGHỊ
*Kết luận :
-Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, tận tình hết lòng vì tương lai trẻ thơ.
Không được thoả mãn chính mình, luôn có ý thức tôn trọng ngành, phấn đấu tốt để
khẳng định vị trí của ngành giáo dục mầm non trong xã hội.
-Muốn dạy tốt các loại tiết này, trước hết giáo viên cần chịu khó suy nghĩ,
hãy tự tin rằng mình có thể làm được từ đó cố gắng cải tiến phương pháp, và hình
thức dạy để thu hút trẻ vào tiết học.
-Luôn chủ động tạo tình huống để kích thích trẻ tham gia hoạt động tự giác,
tích cực để trẻ tự tin, mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình.
-Phải kiên trì, thật sự yêu thương trẻ như con em ruột mình.
-Phải thường xuyên sưu tầm chịu khó suy nghĩ, sáng tác các câu chuyện, câu

đố, bài hát, bài thơ, trò chơi mới để sử dụng trong tiết học.
-Đảm bảo đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, phong phú, đa dạng mang màu sắc dân
gian, đẹp mắt, đảm bảo tính khoa học.
-Hình thức lên lớp cần phong phú, đa dạng, linh hoạt mang tính sáng tạo,
nhẹ nhàng, thoải mái giúp trẻ củng cố và khắc sâu kiến thức đã học, đồng thời kích
thích tính tò mò, tính suy luận để phát triển tư duy lôgic cho trẻ
-Phải luôn tôn trọng trẻ, động viên khích lệ để trẻ tham gia hoat động học
tập…xử lý tình huống sư phạm hợp lý, đúng hướng.
-Ngoài ra cũng cần sử dụng các ngữ điệu khác như: lời nói lúc to,lúc nhỏ,lúc
chậm rãi, lúc như hối hả…âm sắc ngữ điệu của cô kết hợp với ánh mắt, nụ cười,
cũng phần nào truyền đạt được nội dung đối với trẻ.
Trên đây chỉ là 1 số thủ thuật trong những biện pháp tôi đã sử dụng khi hướng
dẫn trẻ “Làm quen với chữ cái”. Những thủ thuật đó mang lại kết quả tốt trong giờ
dạy. Tuy nhiên với yêu cầu đổi mới, chắc chắn sẽ còn phải mở rộng, phải sáng tạo
nhiều hơn để phù hợp, đảm bảo yêu cầu và phương pháp giáo dục mới là “lấy trẻ
làm trung tâm”. Vì thế tôi rất mong được sự đóng góp trao đổi của các đồng chí,
đồng nghiệp để bản thân tôi ngày mộn tiến bộ, giảng dạy các cháu tốt hơn nữa góp
phần vào công cuộc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
*Kiến nghị :
Biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái được tốt hơn tôi xin đề xuất
một số ý kiến sau :
-Tôi rất mong các cáp lãnh đạo phòng giáo dục, thường xuyên bồi dưỡng
giáo viên tổ chức các chuyên đề cho trẻ lầm quen với chữ cái đặc biệt là phương
pháp để áp dụng và học hỏi cung cấp thêm sách báo tài liệu có liên quan đến môn
học. Cần tổ chức cho giáo viên tham quan tập trao đổi kinh nghiệm với các đồng
nghiệp ở các trường khác khác đển bổ sung về phương pháp cách tổ chức cho trẻ
tiếp nhận môn học ở trường mầm non. Cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất trang
thiết bị dạy và học, Giúp đỡ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ
với gia đình thống nhất phương pháp cho trẻ làm quen với chữ cái, để chất lượng
dạy và học ngày càng được nâng cao.

IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-Tài liệu về hướng dẫn trẻ làm quen chữ cái bậc học Mầm non.
2-Tài liệu bồi dưỡng,hướng dẫn hoạt động làm quen chữ viết bậc học mầm non.
3-Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
4-Sách báo, chuyên san, ti vi,…

.
MỤC LỤC
I-Phần mở đầu
1-Lý do chọn đề tài
2-Mục đích nghiên cứu
3-Thời gian - Địa điểm thực hiện đề tài
4-Đóng góp của đề tài
II - Phần nội dung
Chương I: Tổng quan
2.1-Cở lý luận
2.2- Cơ sở thực tiễn
Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1- Thực trạng của việc cho trẻ làm quen chữ cái ở trường Mầm non Yên
Đức.
2.2 - Biện pháp thực hiện
2.3- Kết quả nghiên cứu
2.4- Bài học kinh nghiệm
III- Phần kết luận - Kiến nghị
IV- Tài liệu tham khảo
V- Mục lục
VI-Nhận xét của hội đồng thi đua cấp trường - Phòng GD

×