Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đá trầm tích và những đặc điểm của đá trầm tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.26 KB, 4 trang )

Đá trầm tích
1. Khái niệm
2. Phân loại
3. Đặc trưng
4. Phân bố như thế nào,đặc biệt là ở Việt Nam
5. Ý nghĩa
1.Khái niệm
Đá trầm tích là những thể địa chất được hình thành trên bề mặt của vỏ Trái Đất do
tích tụ và biến đổi theo phương thức cơ lí và hóa học các vật liệu trầm tích ( sản
phẩm phong hóa, kiến tạo, núi lửa và sinh vật ) trong điều kiện nhiệt đọ và áp suất
bình thường.
Ví dụ: Đá cát kết ( Sa thạch) do các hạt cát là sản phẩm của phong hóa vật lí kết
gắn tạo thành. Đá vôi San hô do xác san hô chết tích đọng tạo thành…
2. Phân loại: Dựa vào nguồn gốc hình thành, nhóm đá trầm tích thường được chia
thành các nhóm phụ sau: trầm tích cơ học, trầm tích hóa học, trầm tích sinh học và
trầm tích hỗn hợp.
3.Một số loại đá trầm tích và phân bố.
* Đá vụn:
Sản phẩm của sự phân hủy cơ học và trầm tích lắng lại các khoáng bền
vững chủ yếu là thạch anh. Thuộc nhóm này là quawngzit, cuội kết Dựa vào kích
thước và hình dạng các mảnh vụn và mức độ gắn kết, đá trầm tích được chia ra:
- Đá vụn thô >2mm
- Đá cát >0.5 -2mm
- Đá phấn sa >0.01 -0.5mm
+ Đá vụn thô:
Các loại hạt sỏi đá dăm do quá trình phong hóa các loại đá khác bị
vỡ vụn ra rồi di chuyển, bị bào mòn,sau đó gắn kết lại với nhau mà
hình thành. Chất gắn kết chính là canxi, silic, sắt…và cso khi là
những hạt khoáng sét. Thành phần khoáng vật của đá vụn thô là
không ổn định, nó phụ thuộc vào các loại khoáng vật bị tách ra hoặc
bị di chuyển từ nơi khác đến. Dựa vào kích thước và hình dạng riêng


biệt đá vụn thô đc chia ra một số nhóm.
Phân nhóm đá vụn thô theo kích thước và hình
dạng
Kích thước mảnh
vụn (mm)
Mảnh vụn tròn nhẵn Mảnh vụn sắc cạnh
Rời rạc Gắn kết Rời rạc Gắn kết
100-1000 và lớn
hơn
Đá mảnh tròn Cuội kết Đá mảnh sắc
cạnh
Đá dăm kết
10-100 Cuội Cuội kết Đá dăm Đá dăm kết
<10 Sỏi Cuội kết Sỏi sắc cạnh Đá dăm kết
+ Đá cát:
Đá cát là đá điển hình của trầm tích cơ học.
Hạt cát là sản phẩm phá hủy cơ học các đá khác có kích thước từ
2mm- 0.1mm.Sản phẩm ở trạng thái rời rạc gọi là cát, nếu gắn kết lại
gọi là cát kết ( Sa thạch).
Cát kết có 2 thành phần cơ bản là các hạt cát và chất xi măng gắn kết.
Thành phần khoáng vật của cát kết : Thạch nah, Fenspat, Mica,
Ziacon, Manhetit, Kaolinit…cát kết có cấu tạo khối và cấu tạo phân
lớp. Xi măng kết gắn là silic, sắt, canxi, sét…
Cát kết rât phổ biến trong vỏ trái đất, chiếm khoảng 60% trầm tích cơ
học.
Đất hình thành trên đá cát có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh
dưỡng, có nhiều tính chất xấu.
Ở Việt nam,đá cát gặp phổ biến ở các tỉnh trung du và miền núi như
Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An…cát rời gặp ở ven
các dòng sông suối, đặc bietj gặp một dải dài ven biển miền trung từ

Thanh Hóa đến Bình Thuận.
+ Đá phấn sa( đá bột cát):
Được tạo thành từ những hạt nhỏ có kích thước từ 0.1-0.01mm.
Thành phàn khoáng vật chủ yếu như đá cát hoặc phức tạp hơn. Đá
bột cát được chia ra thành: cát pha và hoàng thổ- kích thước của nó
chiếm khoảng trung gian giữa cát và sét. ở nước ta bột cát có nhiều ở
Bắc Giang, Lạng Sơn.
• Đá sét( đá phiến sét):
Là kết quả của sự phá hủy cơ học cũng như sự biến cải sâu sắc tinh
thể hóa học của các khoáng nguyên sinh trong quá trình hình thành đá.
Đây là đá trầm tích được tạo thành chủ yếu( gần 75%) từ các hạ có
kích thước <0.01mm, trong đó chủ yếu là các hạt cát có kích thước
<0.001mm, màu sắc sét phụ thuộc vào hàm lượng các khoáng vật
chứa trong đó. Đá sét chặt( thường cứng) được tạo thành do nén chặt
khi mất nước và kết gắn nhưng tấm sét gọi là sét kết( acgilit).
Dựa vào thành phần khoáng vật người ta chia đá sét ra: sét
montmorilonit, sét monotecnit, bentonit…đây là các loại trầm tích
màu, dẽ bị phong hóa. Đất phát triển trên đá phiến sét thường giàu
chất dinh dưỡng và có thành phần cơ giới nặng.
• Đá trầm tích nguồn gốc hóa học và hữu cơ
+ Than bùn
Than bùn được hình thành do sự phân giải không hoàn toàn xác thực
vật trong điều kiện dư ẩm và thiếu oxi( vùng đầm lầy), màu đen, nâu
đen hay xám đen. Rất nhẹ, xốp và chứa nhiều di tích thực vật.
Thành phần hóa học của than bùn: Oxy chiếm 30-38%, Cacbon 28-35
%, Hydro 5.5%,Nito 1-2%. Than bùn có phản ứng rất chua.
Than bùn được sử dụng làm chất đốt, làm nguyên liệu để sản xuất
phân bón cho sản xuất nông nghiệp.
+ Đá vôi:
Đá vôi được hình thành do kết tủa CaCO

3
từ dung dịch
thật( trầm tích hóa học) hoặc do xác sinh vật chứa nhiều CaCO
3
tích
đọng lại( trầm tích sinh học). Màu trắng, hồng, xám, xanh, xám đen.
Thành phần khoáng vật chủ yếu là Canxi, ngoài ra còn gặp Aragonit,
Kaolinit, Thạch cao,oxit sắt, nhôm, Đôlomit…Đá vôi sinh vật do xác
các loại sinh vật như Huệ biển, Tay cuộn, San hô, sò, hến…Núi đá vôi
ở Vịnh hạ Long chủ yếu là xác ssan hô.
Đất hình thành trên đá vôi có màu đỏ, trường hợp đặc biệt
có màu đen. Đá vôi còn được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, làm
chất cải tạo đất chua…
4. Ý nghĩa
Xác định được đặc điểm và năng lượng của môi trường. Ví dụ, cấu tạo phân lớp
xiên chéo thô, một chiều của cuội sạn kết đặc trưng cho môi trường lòng sông miền
núi, miền trung du có năng lượng dòng chảy mạnh.

×