Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.1 KB, 13 trang )

A – ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị xã hội quý báu được
tích lũy và phát triển trong Lịch sử tư tưởng nhân loại. Tư tưởng về nhà
nước pháp quyền đã xuất hiện từ rất sớm, trong tư tưởng chính trị - Pháp lý
thời cổ đại đã chứa đựng nhiều nhân tố của nhà nước pháp quyền. Đến thời
kỳ cách mạng Dân chủ tư sản, những tư tưởng quý báu đó đã được kế thừa,
phát triển để trở thành học thuyết về nhà nước pháp quyền. Học thuyết đó đã
được áp dụng ở các mức độ, phạm vi khác nhau ở nhiều nước tư sản. Ngày
nay, ở Việt Nam học thuyết đó đến lượt mình lại tiếp tục được bổ sung, phát
triển cho phù hợp với những đổi thay sâu sắc của xã hội hiện đại. Sau đây
bước đầu chúng ta đi tìm hiểu về khái niệm và những đặc điểm của nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái niệm pháp quyền và nhà nước pháp quyền.
Một trong những đặc trưng của nhà nước là mối liên hệ mật thiết với pháp
quyền. Pháp quyền là hình thức điều tiết hành vi của con người, là tổng thể những
chuẩn mực hành vi do nhà nước đặt ra và chuẩn y nhằm duy trì trật tự kinh tế,
chính trị, xã hội và những trật tự khác có trong xã hội, đó là ý chí của giai cấp
thống trị được nâng lên thành luật. Trong chế độ công xã nguyên thuỷ không có
pháp quyền. Trật tự đời sống xã hội thời kỳ này được duy trì bằng sức mạnh của
tập quán, truyền thống, uy tín, tinh thần của trưởng lão thị tộc đại diện cho lợi
ích chung của các thành viên. Khi xã hội phân chia thành giai cấp, những lợi ích
đối lập nhau xuất hiện, tập quán, truyền thống, uy tín không thể điều tiết được hành
vi của con người, mà chỉ có pháp quyền. Xã hội có giai cấp không thể tồn tại, nếu
không thể chế hoá bằng pháp quyền các mối quan hệ sở hữu, gia đình, hôn nhân và
các quan hệ khác. Thông qua pháp quyền được trình bày dưới hình thức luật, nhà
nước thực hiện chức năng lập pháp.
Lịch sử xã hội loài người từ trước đến nay có bốn kiểu nhà nước có liên hệ
mật thiết với pháp quyền là nô lệ, phong kiến, tư sản và vô sản. nhà nước pháp
quyền mà chúng ta quan niệm không phải là một kiểu nhà nước gắn liền với một
giai cấp như nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa, mà là một hình


thức tổ chức nhà nước, một trình độ phát triển của nhà nước về phương diện tổ
chức quyền lực để bảo đảm Hiến pháp và pháp luật giữ địa vị tối cao. Nói một
cách khái quát là, hệ thống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế
trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước
pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật.
Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền bao gồm: Trước hết, sự đảm bảo
tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội, trong đó pháp luật phải
phản ánh ý chí chung của nhân dân và lợi ích chung của xã hội. Thứ hai, Nhà nước
thực hiện và bảo vệ các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của
công dân. Pháp luật chỉ cấm những gì có hại cho xã hội. Công dân được tự do làm
những gì pháp luật không cấm. Thứ ba, nhà nước và nhân dân bảo đảm trách
nhiệm lẫn nhau, có quan hệ mật thiết và ràng buộc lẫn nhau về quyền và nghĩa vụ
do pháp luật điều chỉnh. Bảo đảm đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân là trách
nhiệm của Nhà nước. Nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về những hoạt
động của mình và công dân chịu trách nhiệm trước Nhà nước về những hành vi vi
phạm pháp luật của mình. Thứ tư, Nhà nước pháp quyền phải có hình thức tổ chức
quyền lực thích hợp để thực hiện hữu hiệu việc xây dựng hệ thống pháp luật,
giám sát sự tuân thủ pháp luật, xử lý các vi phạm pháp luật, bảo đảm cho pháp luật
được thực hiện một cách nghiêm minh.
Hiện nay trên thế giới, dựa trên các nguyên tắc và các đặc trưng của nhà
nước pháp quyền, một quốc gia, dân tộc xây dựng và phân công quyền lực nhà
nước riêng của mình xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử và
truyền thống dân tộc. Không thể có một “mô hình kiểu mẫu” duy nhất của nhà
nước pháp quyền, bắt buộc các dân tộc phải tuân theo.
2. Quan niệm về nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ nhà nước pháp quyền mới xuất hiện trong các văn
kiện chính thức của Đảng và Nhà nước và được nhắc đến nhiều ở Việt Nam từ sau
công cuộc Đổi mới, song không phải đến lúc đó ý tưởng về nhà nước pháp quyền
mới bắt đầu xuất hiện ở nước ta. Thực tế, quan điểm về một nhà nước có những
dấu hiệu của nhà nước pháp quyền đã được thể hiện rõ trong tư tưởng của Hồ Chí

Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước dân chủ, trong đó pháp quyền
được đề cao đã xuất hiện sớm.
Trong bài “Việt Nam yêu cầu ca” đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Người
đã coi trọng vai trò của pháp quyền: “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền của
Hồ Chí Minh thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:
+ Trước hết, nhà nước Việt Nam phải là nhà nước dân chủ triệt để. Đó là
nền dân chủ đề cao nhân dân, nhân dân là chủ thể, mọi quyền hành và lực lượng
đều ở nơi dân, được thực hiện triệt để cả dân chủ đại diện và trực tiếp. Để bảo vệ
quyền dân chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh coi chuyên chính là cái để giữ cho
quyền dân chủ đó. Người cho rằng chế độ nào cũng có chuyên chính, vấn đề là ai
chuyên chính ai, vì lợi ích của đa số hay thiểu số.
+ Thứ hai, nhà nước pháp quyền Việt Nam là nhà nước pháp quyền hợp
hiến, hợp pháp. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3.9.1945,
Người đề ra hai nhiệm vụ liên quan tới xây dựng nhà nước pháp quyền là: tổ chức
Tổng tuyển cử và Xây dựng Hiến pháp để xác lập nền tảng dân chủ và nhà nước
hợp hiến, hợp pháp ở Việt Nam.
+ Thứ ba, hệ thống pháp luật ở Việt Nam là hệ thống pháp luật dân chủ,
tiến bộ, hướng tới các giá trị nhân văn. Hồ Chí Minh cho rằng pháp luật của ta là
pháp luật dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do rộng rãi của nhân dân lao động. Muốn
vậy, nhà nước phải thực sự của dân, chăm lo tới lợi ích của nhân dân.
+ Thứ tư, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ bảo
vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ và phát triển quyền con người.
Quyền con người của tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm quyền tự do cá nhân, quyền
bình đẳng giữa các dân tộc trên thế giới, độc lập dân tộc và giải phóng con người.
Như vậy, tư tưởng nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh rất phong phú,
nhất quán và những tư tưởng ấy đã được Đảng ta vận dụng, phát triển để xây dựng
nhà nước pháp quyền trong quá trình đổi mới đất nước.
Tư tưởng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta khẳng định
trong quá trình đổi mới có cơ sở tư tưởng dân chủ và xây dựng nhà nước pháp

quyền trong lịch sử, đặc biệt là nền dân chủ tư sản và tư tưởng dân chủ, xây dựng
nhà nước pháp quyền Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh. nhận thức về xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được thể hiện qua các Văn kiện của Đảng
trong công cuộc đổi mới như sau: Đại hội lần thứ VI của Đảng đã dứt khoát từ bỏ
mô hình kinh tế phi hàng hoá, phi thị trường, mô hình kinh tế tập trung bao cấp và
chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Sự chuyển hướng
ấy đã đặt ra yêu cầu chúng ta cần nhận thức rõ hơn vai trò của pháp luật và phải
“quản lý xã hội bằng pháp luật, chứ không phải bằng đạo lý”.
Đại hội lần thứ VII của Đảng tuy chưa nêu lên khái niệm nhà nước pháp
quyền nhưng đã xác định rằng “tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo phương
hướng: Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng; tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, thực hiện thống nhất quyền lực nhưng phân công, phân cấp rành mạch;
bộ máy tinh giảm, gọn nhẹ và hoạt động có chất lượng cao trên cơ sở ứng dụng
các thành tựu khoa học, kỹ thuật quản lý”
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CHXH do Đại hội
VII của Đảng thông qua, đã xác định rằng: “toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn
thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”. “Nhà nước định
ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người, quyền đi
đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm”(2). Đến đại hội giữa nhiệm kỳ khoá VII, nhận
thức mới của Đảng ta về nhà nước pháp quyền khá toàn diện và cụ thể. Hội nghị
khẳng định tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt
Nam, đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt
đời sống xã hội bằng pháp luật. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng
trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giai cấp
công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng cộng sản Việt
Nam lãnh đạo. Như vậy, lần đầu tiên trong văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam
dùng khái niệm nhà nước pháp quyền Việt Nam, đồng thời chỉ ra những nguyên
tắc, đặc trưng của nó, đánh dấu bước tiến rõ nét trên con đường nhận thức về nhà

nước pháp quyền nước ta. Hội nghị Trung ương 8 khoá VII đã ra nghị quyết về tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải
cách hành chính nhà nước và đã nêu lên năm quan điểm cơ bản cần nắm vững
trong quá trình xây dựng và kiện toàn nhà nước:

×