Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Một số trò chơi học tập ở môn toán lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.4 KB, 16 trang )

Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Cùng với khí thế đổi mới và phát triển của đất nước,ngành giáo dục cũng đang có
sự thay đổi lớn nhất là về phương pháp dạy học. Toán là một trong chín môn học
chính khóa và quan trọng ở bậc tiểu học đã và đang thực hiện đổi mới về nội dung và
phương pháp. Môn toán ở tiểu học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những
nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư
duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức. Ở lớp 4, học sinh được học tập các kiến thức và
kĩ năng cơ bản của môn toán ở mức độ sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn. Các
em được rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để
nhận thức như trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh,
dự doán, chứng minh. Do đó các em phải cần cù, sáng tạo , vượt qua khó khăn.
Giờ học toán ở lớp 4 bên cạnh các em thích thú, say mê thì còn rất nhiều em rất
sợ học, học đối phó,lâu nhớ mau quên, chỉ làm các bài tập y như ở sách giáo khoa,
trông cho giờ học qua mau. Vì vậy giáo viên cần đổi mới cách dạy, cần tìm những
hình thức học tập để thu hút học sinh tham gia vào giờ học toán một cách tự giác,
tích cực . Một trong số hình thức đổi mới phương pháp dạy học đó là trò chơi học
tập. Tổ chức trò chơi học tập nhằm giúp phát hiện kiến thức mới, luyện tập, cũng cố
và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Khi tham gia vào trò chơi toán học, học sinh
nào có những thiếu sót trong hoạt động trí tuệ, tri thức sẽ được giáo viên có biện
pháp bổ sung, điều chỉnh kịp thời, những em có năng khiếu được bộc lộ sẽ được bồi
dưỡng, nâng cao trình độ.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, giáo viên phải
vận dụng đổi mới phương pháp dạy và học một cách linh hoạt. Giáo viên vận dụng
mọi điều kiện hiện có để giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thông
Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 1
Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
qua quá trình dạy học, giáo viên tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy hết
khả năng hiện có và sáng tạo trong tương lai.


Do đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học thích các hoạt động vui chơi, giải trí nên
chơi là một hoạt động không thể thiếu, chơi giúp trẻ phát triển về mọi mặt.
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với họat động học tập của
học sinh và gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của
bản thân để chơi và học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ
lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức.
Trong phương pháp giáo dục mới, giáo viên cần đưa trò chơi học tập vào trong
tiết học toán nhằm phát huy khả năng phân tích tổng hợp của học sinh. Vì vậy để
tạo cho giờ học toán sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn tất cả học sinh tôi đã chọn đề tài
“ Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4’’
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tương nghiên cứu: Học sinh lớp bốn/ 5 trường Tiểu học Tân Thạch A
Phạm vi nghiên cứu: phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức trò chơi học tập:
phương pháp nghiên cứu tài liệu , phương pháp điều tra, phương pháp thực
nghiệm…; tình hình học tập và thái độ học tập của học sinh; trò chơi toán học.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nâng cao chất lượng giảng dạy, phát huy khả năng phân tích tổng hợp của học
sinh, tạo hứng thú trong giờ học toán; thiết kế, sưu tầm các trò chơi toán học.
V. ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU
Phân loại đối tượng học sinh; đưa ra các trò chơi học tập thích hợp với từng
nội dung bài học nhằm cuốn hút học sinh tham gia.
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 2
Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
Để theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự phát triển của đất
nước, cần đổi mới phương pháp dạy học, lựa chọn nội dung phù hợp từng đối tượng học
sinh. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập, phát huy tính tích cực của
học sinh, học sinh là trung tâm của quá trình học tập. Để dạy tốt, giáo viên cần nắm đặc
điểm tâm lí trẻ. Nhận thức của học sinh tiểu học từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức

tạp, khả năng phân tích tổng hợp còn hạn chế, các em rất thích vui chơi, giải trí. Nhu cầu
vui chơi chiếm vị trí quan trọng, nhu cầu về tự đánh giá mình, đánh giá người khác trong
cuộc sống và học tập. Việc lồng ghép trò chơi vào giờ học sẽ lôi cuốn học sinh vào quá
trình học tập một cách tự nhiên và tích cực.
Trò chơi toán học có nội dung tri thức gắn với họat động học tập của học sinh, giúp
các em khai thác tốt kinh nghiệm bản thân, tương tác lẫn nhau, phát triển năng lực một
cách tự nhiên, có tác dụng rèn luyện cả về trí tuệ lẩn đạo đức. Trò chơi toán học làm thay
đổi hình thức họat động học tập, tạo bầu không khí dễ chịu, thoải mái, giúp học sinh tiếp
thu hay củng cố kiến thức dễ dàng, tự giác, tích cực hơn; rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc
đẩy hoạt động trí tuệ.
Nhờ tổ chức trò chơi học tập mà tiết học toán đưa trẻ vào những tình huống vui
vẻ, giờ học trở thành hoạt động lí thú, hấp dẫn hơn, giúp học sinh phát triển một cách tự
nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập. Qua việc tham gia trò
chơi, các em biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động học tập tích cực. Trò chơi không
chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giảng dạy tích cực.
Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 3
Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Toán là môn học mang tính trừu tượng cao mà khả năng trừu tượng hóa, khái quát
hóa của các em phát triển chưa đầy đủ. Việc lĩnh hội tri thức của học sinh là rất khô
khan, nhiều em thấy sợ, cảm thấy không khí căng thẳng, nặng nề mỗi khi bắt đầu giờ
học.
Nhiều năm qua, việc dạy học toán cho học sinh lớp 4 có nhiều đổi mới tuy nhiên
giáo viên chưa đưa nhiều hình thức tổ chức trò chơi vào tiết học nếu có thì hiệu quả
cũng chưa cao, các trò chơi còn đơn lẻ, nghèo nàn, ít phổ biến, ít tài liệu tham khảo,
giáo viên ít có thời gian thiết kế hay sưu tầm.
Trong quá trình giảng dạy môn toán, tôi nhận thấy có những thận lợi và khó khăn
như sau:
+ Thuận lợi: Được sư quan tâm của Ban giám hiệu, bộ phận thư viện- thiết bị, các đoàn
thể. Phòng học thoáng mát. Được sự giúp đỡ của bạn đồng nghiệp. Học sinh chăm chỉ

học tập.
+ Khó khăn: Học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhiều, cha mẹ bận làm ăn xa ít quan tâm
đến việc học tập của con em, thậm chí có nhiều phụ huynh giao phó hết cho nhà trường.
Một số em chưa có ý thức học tập, không tập trung trong giờ học dẫn đến kết quả học tập
chưa tốt. Một số em không thích học toán.
Vài em sợ giờ học toán do hỏng kiến thức.
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2010- 2011:
Giỏi : 1 hs khá : 15 /11 trung bình : 15 / 6 yếu: 4 / 1
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
- Tìm hiểu vấn đề đổi mới PPDH toán tiểu học.
- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học.
- Nghiên cứu thực tiễn dạy học toán tiểu học.
- Xây dựng các nguyên tắt để sưu tầm và thiết kế trò chơi học tập.
Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 4
Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
- Sưu tầm, thiết kế một số trò chơi học tập theo các mạch kiến thức.
- Thực nghiệm nghiên chức một số trò chơi học tập.
Việc tổ chức trò chơi học tập phải gây cho học sinh niềm say mê học toán, hướng
dẫn các em tìm tòi, nắm cái mới lạ mà giờ học toán mang lại.
Tổ chức trò chơi phải đem lại tác dụng tích cực: giúp học sinh thay đổi hoạt động,
chóng mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường luyện tập, thực hành và vận dụng kiến thức đã
học.
- Tận dụng những hiểu biết của học sinh trong quá trình dạy học.
Giúp các em ghi nhớ nội dung kiến thức một cách tự nhiên theo kiểu chơi mà học,
học mà chơi. Gây niềm hứng thú cho các em, rèn luyện trí thông minh, nhanh nhẹn, kích
thích suy nghĩ, sáng tạo, khám phá phát huy sáng kiến, bộc lộ tài năng cá nhân, rèn tính
mạnh dạng, tự tin, tạo lòng say mê tìm tòi, nghiên cứu trong học tập.
- Đổi mới nhận thức khả năng chủ động sáng tạo của thầy và trò.
Tổ chức chơi theo nhóm, cá nhân, cả lớp. Chơi trong lớp, ngoài sân trường.
- Đổi mới cách đánh giá, nhận xét sau trò chơi.

- Dùng đồ dùng học tập, phương tiện kĩ thuật phải đẹp, dễ tìm, dễ làm.
- Khi tổ chức trò chơi toán học, giáo viên phải sưu tầm hay thiết kế dựa vào các ý
tưởng trong sách giáo khoa và một số tài liệu đã có, kế thừa một số trò chơi dân
gian.
- Trò chơi phải phù hợp nội dung bài học và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Luật chơi phải rõ ràng, để học sinh định hướng, nắm được cách chơi, cách giải
quyết.
- Mỗi trò chơi phải tạo sự sự hứng thú, cuốn hút mọi học sinh tham gia.
- Mỗi trò chơi có một tên gọi ngộ nghĩnh, có khi trò chơi chứa đựng yếu tố mai rủi
kích thích các em tham gia.
Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 5
Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
- Mỗi trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian học tập trong giờ học toán để các em
vui mà học, học mà vui. Làm sao cho thi đua mà không căng thẳng, vui mà học
toán thực sự.
Qua trò chơi, rèn cho các em kĩ năng độc lập suy nghĩ, tính kỉ luật, trung thực,
đoàn kết, sáng tạo.
* Cách tổ chức trò chơi học tập môn toán:
1/ Một trò chơi học tập thường được tiến hành qua các bước:
+ Nêu tên trò chơi. ( Giới thiệu trò chơi )
+ Hướng dẫn cách chơi : vừa mô tả vừa thực hành.
+ Phân chia nhóm chơi.
+Chơi thử. Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi thử.
+ Chơi thật, xử “phạt” những em phạm luật chơi.
+ Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của học sinh tham dự, giáo viên có thể nêu
thêm những tri thức được được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
2 / Người chủ trò: Trò chơi học tập thường do giáo viên là chủ trò, khi chơi quen
có thể giao cho học sinh. Người chủ trò cần hăng hái, gây hứng thú cho mọi người,
có khả năng lôi kéo và thu hút; kiên nhẫn, nói rõ ràng, vui vẻ.
3 / Thưởng – phạt: Thưởng, phạt phải công minh, đúng luật sao cho người chơi

chấp nhận thoải mái và tự giác, làm cho trò chơi thêm hấp dẫn. Thưởng bằng điểm, bông
hoa ,cái cớ đỏ, hay tràng vỗ tay…Phạt những em phạm luật bằng hình thức đơn giản như
hát, nhảy lò cò để tặng các bạn thắng.
Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 6
Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
* Một số trò chơi được thiết kế và sưu tầm :
Nội dung chương trình môn toán ở lớp 4 bao gồm các yếu tố hình học, đo lường,
yếu tố thống kê, giải toán có lời văn được tích hợp với nội dung số học.
Về nội dung số học có thể tổ chức trò chơi: trò chơi xây hàng rào, trò chơi điền số
thích hợp, trò chơi đua ngựa, trò chơi ra khơi, trò chơi tìm quả…
Mục đích của trò chơi: Rèn kĩ năng về thực hiên 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia
số tự nhiên. Giúp học sinh pháy triển khả năng phân tích tổng hợp.
♦ Trò chơi: Xây hàng rào
Chuẩn bị: giáo viên vẽ hàng rào như chữ X, ghi các số theo quy luật nhất định do
giáo viên quy định. Ví dụ: Tích hai số trái và phải bằng tổng của hai số trên và
dưới.
. Giáo viên giới thiệu tên trò chơi.
. Hướng dẫn cách chơi: ghi một số vào bên trái của hàng rào, ghi một số vào bên
phải hàng rào, nhân hai số này lại ra kết quả thì ghi nhớ rồi nhẩm tính xem số trên
và số dưới nào của hàng rào cộng lại bằng kết quả của hai số trái và phải đã tìm
được, sau đó ghi hai số này vào bên trên và bên dưới hàng trào. Ví dụ: 7 X 2
Mỗi nhóm 3 em. Trong 2 phút nhóm nào xây nhiều hàng rào nhất và làm đúng kết
quả là thắng cuộc.
- Chơi chơi thử.
- Cho chơi thật.
Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 7
Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
♦ Trò chơi điền số thích hợp
Chuẩn bị: vẽ các vòng tròn nhỏ
Cách chơi: điền số từ 1 đến 7 vào các vòng tròn nhỏ sao cho tổng của ba số trên cùng một

vạch thẳng điều bằng nhau.
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em. Mỗi nhóm điền số vào bảng con , trong 5 phút
nhóm nào điền đúng được nhiều bảng có tổng khác nhau hơn là thắng và được cả lớp
tuyên dương.
Lưu ý: tổng các số từ 1 đến 7 bằng 28. tổng của ba tổng trên các vạch bằng 28 cộng hai
lần số ở vòng tròn giữa, và số này phải chia hết cho 3. Vì vậy, ta có các trường hợp sau:
. Số giữa là 1 : tổng =28+2=30 (chia hết cho 3) – tổng ba số trên một vạch là 10.
. Số giữa là 2 : tổng = 28+4=32 (không chia hết cho 3) – không được.
. Số 3, 5, 6 cũng đều không được.
Trò chơi này tiến hành vào tiết 2 “ ôn tập về bốn phép tính trên số tự nhiên. Trò chơi
này có thể phát triển: cho dưới dang hình tam giác, mỗi canh gồm 4, 5, 6 vòng tròn
con: điền các số từ 1 đến 9 sao cho tổng các
số trên mỗi cạnh đều bằng nhau. Nhóm nào điền đúng được nhiều bảng
có tổng trên khác nhau là thắng.
♦ Trò chơi ra khơi :
Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 8
3
4
5
6
2
7
1
4
7
2
3
5
6
1

7
6
24
5 3
1
(15+35) :5
10
Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
Chuẩn bị: các tấm bìa hình tứ giác ghi biểu thức, các tấm bìa hình tam giác
ghi kết qủa.
Cách chơi: cho chơi nhóm 6 em. Các nhóm tự đính tấm bìa ghi biểu thức vào giấy
khổ to rồi lựa chọn tấm bìa ghi kết quả tương ứng đính lên trên sao cho giống hình
một chiếc thuyền căng buồm ra khơi. Trong 8 phút nhóm nào ghép đúng và nhiều
thuyền nhất là thắng. Nhóm thắng sẽ được giáo viên thưởng 1 cái cờ đỏ.
♦Trò chơi dùng que tính để xếp, tạo hình: trò chơi xếp được nhiều hình chữ nhật
Mục đích: tập xếp hình, tái tạo hình để khắc sâu biểu tượng về các hình chữ nhật.
Rèn luyện óc tư duy sáng tạo, tác phong nhanh nhẹ.
Chuẩn bị phương tiện : 3 lá cờ khác màu dùng để báo hiệu đã có đáp án. 3 mảnh
bìa để các đội xếp que lên đó. Mỗi đội có thể chuẩn bị 4 – 5 bộ que tính để đưa ra cách
xếp khác nhau. Ngoài ra, mỗi học sinh ở dưới lớp cũng chuẩn bị 10 que tính với độ dài
3cm, 4cm, 5cm,…12cm để cùng tham gia trò chơi, tìm cách xếp bổ sung.
Cách chơi: lấy một số que từ 10 que trên để xếp được thành hình chữ nhật, nhóm
nào xếp được nhiều hình chữ nhật khác nhau hơn, trong 4 phút là thắng.
- Luật chơi: Ba đội cùng ngồi sẵn vào vị trí (giáo viên có thể chuẩn bị bàn tròn để
học sinh có thể trao đổi). Khi nghe rõ yêu cầu của trò chơi, mỗi đội cùng suy nghĩ và tìm
cách xếp que vào bảng bìa theo yêu cầu.
- Địa điểm chơi: trong lớp học.
- Trò chơi này được tiến hành sau khi học tiết:” Thực hành vẽ hình chữ nhật”
Cách đánh giá: Đội nào xong trước sẽ giơ cờ lên để cho cô giáo và các bạn ở dưới
biết đội đó có đáp án trước. Giáo viên đợi cho đội kia tiếp tục suy nghĩ cho đến hết

Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 9
Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
giờ quy định. Khi đã hết giờ, quyền trả lời trước thuộc về đội giơ tín hiệu trước.
Đối với trò chơi xếp hình thì các đội sẽ trình bày đáp án bằng cách xếp lên bìa rồi
chuyển lên cho giáo viên. Giáo viên mô tả đáp án đó bằng cách vẽ hình lên bảng.
Mỗi đáp án đúng được tính 10 điểm. Đội nào có đáp án trước được cộng thêm 1
điểm. Đáp án sai không được điểm nào. Nếu hết thời gian mà học sinh chưa đưa ra đủ thì
tùy theo từng trường hợp mà cho điểm .
* Với học sinh khá, giỏi cho cá nhân thi xếp được hình chữ nhật có chu vi lớn nhất
có thể được.
III. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với việc tổ chức các trò chơi học tập như trên, tôi đã thu được nhiều kết quả:
- Bầu không khí lớp học trở nên vui tươi, dễ chịu, thoải mái, tiếp thu kiến thức dễ
hơn.
- Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức, tạo sự đoàn kết trong học sinh.
- Học sinh hứng thú học, không còn sợ toán.
- Những em trung bình, yếu được tham gia trò chơi giúp các em tiếp thu và củng
cố kiến thức một cách nhẹ nhàng. Những học sinh khá, giỏi được phát huy khả
năng sáng tạo.
- Những em nhút nhát trở nên mạnh dạng hơn.
- Kết quả học môn toán của lớp tiến bộ nhiều.
Giỏi Khá Trung bình Yếu
KSCK đầu năm 1 hs 15 hs / 11 15 hs / 6 4 hs / 1
GK I 15 hs
42.9 %
14 hs
40 %
6 hs
17.1 %
0

Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 10
Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm
Trò chơi phải có mục đích học tập; trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo,đơn giản, dễ
kiếm, dễ làm.
Phải thu hút được nhiều học sinh tham gia.
Dựa vào hình thức, cách chơi và luật chơi của trò chơi có thể thay thế các trò chơi một
cách linh hoạt.
Các trò chơi thường được tổ chức theo nhóm ngay trong lớp học từ 5- 10 phút.
Giáo viên phải hướng dẫn cách chơi cụ thể, sau đó các nhóm tự đánh giá lẫn nhau.
Giáo viên có nhận xét, khen ngợi, động viên học sinh.
Không nên để thời gian chơi quá dài ảnh hưởng đến giờ học.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm này giúp giáo viên tổ chức giờ học sinh động, vui tươi và hiệu
quả.
Học sinh được phát huy khả năng phân tích tổng hợp.
III. Khả năng ứng dụng, triển khai
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể nhân rộng tạo điều kiện cho các giáo viên tổ chức
giờ học theo phương pháp tích cực, giáo viên trao đổi kinh nghiệm để thiết kế những
trò chơi hấo dẫn hơn.
VI. Kiến nghị, đề xuất
Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 11
Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu đề tài, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi học
tập ở môn hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tôi xin đưa ra đề xuất sau:
- Nội dung sách giáo viên nên bổ sung phần trò chơi và gợi ý các cách tổ chức trò
chơi để giáo viên có thể tham khảo và sáng tạo thêm để ứng dụng vào các tiết toán.
- Xuất bản thêm nhiều cuốn sách có nội dung vui học toán, nhằm giúp giáo viên
và các bậc phụ huynh và học sinh tham khảo và sử dụng nhằm tác động tích cực tới việc

giảng dạy, học tập của học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Khánh Bình biên soạn, 2005, Vui học toán, Nhà xuất bản trẻ, 55 trang.
2. PGS.TS Đào Thái Lai, Các trò chơi học toán lớp 4, Nhà xuất bản giáo dục.
3. Vũ Quốc Chung- Đào Thái Lai- Đỗ Tiến Đạt- Trần Ngọc Lan- Nguyễn Hùng
Quang- Lê Ngọc Sơn, 2007, Phương pháp dạy học toán ở tiểu học, Nhà xuất
bản giáo dục, Nhà xuất bản đại học học sư phạm, trang 60 – 63.
4. Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Phạm Thanh Tâm, Trần Ngọc Giao, 2005, Đổi
mới phương pháp dạy học ở tiểu học, Nhà xuất bản giáo dục, trang 119 –
127.
Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 12
Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 13
Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
• Bối cảnh đề tài 1
• Lí do chọn đề tài 1
• Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG
• Cơ sở lí luận 2
• Thực trạng của vấn đề 3
• Biện pháp thực hiện 4-7
• Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 7
PHẦN KẾT LUẬN
• Những bài học kinh nghiệm 8
• Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 8
• Khả năng ứng dụng, triển khai 8
• Kiến nghị đề xuất 8

Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 14
Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG TH TÂN THẠCH A
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 15
Tổ chức một số trò chơi học tập ở môn toán cho học sinh lớp 4
ĐỀ TÀI:
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP
MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4
Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc
Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Trúc 16

×