Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

390 Biện chứng của quá trình phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH nước ta đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.96 KB, 11 trang )

Tiểu luận triết học
I.LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước vì vậy mà từ khi dựng nước
cho đến nay tuy chúng ta gặp phải rất nhiều cuộc chiến tranh của bọn xâm lăng
nhưng chúng ta đều thắng lợi, đều bảo vệ được độc lập tự do của tổ quốc.Làm
thế nào mà chúng ta có thể làm được điều đó ? Có thể khẳng định rằng chúng ta
làm được điều đó không những nhờ vào tài chỉ huy của các vị tướng tài của dân
tộc mà còn nhờ vào sức mạnh của toàn dân .Như vậy ngay từ xa xưa sức mạnh
của nhân dân - của nguồn lưc con người đã được sử dụng và phát huy có hiệu
quả để bảo vệ đất nước khi có xâm lăng.Hơn thế nữa nguồn lực con người còn
được sử dụng đễ xây dựng lại đất nước sau mỗi cuộc chiến như thế.
Hiện nay chúng ta cũng vậy vừa trải qua một thời kỳ kháng chiến trường kỳ
chống bọn giặc Pháp , Mỹ xâm lược không lâu , đất nước còn nghèo nàn lạc
hậu ,.Vì vậy để thực hiện được lời dạy của Bác Hồ:”sánh vai cùng các cường
quốc năm châu “.Đảng và nhà nước ta đã đưa ra chính sách công nghiêp hoá ,
hiên đại hoá đất nước. Đây là một chính sách lâu dài, để thực hiện nó thành
công chúng ta cần tốn nhiều thời gian và công sức trong đó vai trò của con
người là cực kì to lớn.Vậy chúng ta cần nhận thức như thế nào về vai trò của
con người trong quá trinh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Chúng ta phải
làm thế nào để phát triển và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả và
tốt nhất. Đây là một vấn đề lớn hiện nay của nước ta đang cần đươc quan tâm
giải quyết. Em thấy rằng vấn đề này rất hấp dẫn và với tư cách là một sinh viên
trường Đại học Kinh tế quốc dân em thấy mình nên tìm hiểu làm rõ vấn đề này.
Vì thế em đã chọn đề tài ”Biện chứng của quá trình phát triển và sử dụng
nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước ta đến
năm 2010”.
Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp em hoàn thành đề tài này.Măc dù
em đã cố gắng rất nhiều nhưng vì thời gian có hạn và tầm hiểu biết còn hạn chế
nên đề tài không chánh khỏi những thiếu sót.Vì vậy em mong thầy và những ai
Sinh viên: Bùi Bích Quyên – QLKT47A 1


Tiểu luận triết học
quan tâm đến đề tài này bổ sung và sửa chữa cho đề tài đươc hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn .
II.NỘI DUNG
1. Biện chứng của quá trình phát triển và sử dụng nguồn nhân
lực theo lí luận vấn đề con người trong triét học Mác – Lênin và
mối quan hệ giữa công nghiệp hoá - hiện đại hoá với phát triển
và sử dụng nguồn nhân lực.
a.Khái niệm nguồn nhân lực theo ngân hàng thế giới .
-Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người ( thể lực ,trí lực ,kỷ năng ,nghề
nghiệp,v.v…) mà mỗi cá nhân sở hữu ,có thể huy động được trong quá trình
sản xuất kinh doanh hay trong một hoạt động nào đó
-Như vậy có thể hiểu nguồn lực con người là tổng thể các yếu tố thuộc vềthể
chất ,tinh thần , đặc điểm ,phẩm chất, trình độ…tạo nên năng lực của con
người , của cộng đồng người có thể sử dụng ,phát huy trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội và trong các hoạt động xã hội
-Khi nói tới nguồn lực con người thì chính là nói tới con ngừoi với tư cách là chủ
thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên làm biến đổi xã hội.Nguồn lực
con người là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
b.Các quan niệm về con người .
Trong suốt quá trình phát triển của loài người cho đến nay co rất nhiều quan
niệm khác nhau về con người.
Nếu như trong thời cổ đại người ta cho rằng con người cũng như các vật chất
khác dều sinh ra từ một nguyên tố cụ thể như nước lửa, kim mộc thuỷ hoả thổ…
Con người được xem như là vật cao quý nhất trong trời đấtđược coi như là một
tiểu vũ trụ thì thời trung cổ người ta cho rằng con người do một đấng siêu nhân
Sinh viên: Bùi Bích Quyên – QLKT47A 2
Tiểu luận triết học
tạo ra , tất cả số phận, niềm vui hạnh phúc nỗi buồn… cua con người đều do
đấng siêu nhân quyết định

Còn trong triết học Mác-Lênin quan niệm về con người được xem xét như sau:
- Con người là gì? Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với
mặt xã hội.
Đúng như vậy, là con người ai cũng có bản tính sinh học, tính loài chính yếu tố
sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự khác nhau của con
người. Vì vậy có thể nói rằng giới tự nhiên chính là thân thể hữu cơ của con
người. nhưng con người lại được phân biệt với các loài khác của giới tự nhiên ở
chỗ con nhười biết lao động, sử dụng tư liệu sản xuất để sản xuất phục vụ bản
thân mình và từ đó giúp cho con người phát triển, đó chính là yếu tố hình thành
tính xã hội của loài người.
- Bản chất của con người là gì ? Trong tính hiện thực của nó bản chất con người
là tổng hoà các quan hệ xã hội.
Con người luôn cụ thể, xác định, con người luôn sống trong hoàn cảnh lịnh sử
cụ thể và trong hoàn cảnh đó để bộc lộ được bản chất của mình con người cần
thông qua các hoạt động thực tiễn tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để
tồn tại và phát triển tức con người phải quan hệ với nhau co như thế thi bản chất
của con người mới có cơ hội bộc lộ .
- Mối quan hệ biện chứng giữa con người và hoàn canh lịch sử xã hội: Con
người là chủ thể và la sản phẩm của lịch sử.Trong quá trình phát triển của minh
con người dã tạo ra lich sửnhưng chính sự phát triển của lịch sử đã từng bước
làm hoàn thiện hơn con người.
c.Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩa.
Chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chính sách quan trọng trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay .Mà quá trình này có vai
trò rất lớn đối với con người.Vậy trong quá trình này con người mà ở đây là con
người xã hội chủ nghĩa cần có những điểm gì? Sau đây là bốn đặc trương mà
con người xã hội chủ nghĩa phấn đấu xây dựng:
- Con người xã hội chủ nghĩa là con người lao động mới, có tri thức sâu sắc về
công việc mà mình đang đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật , có tinh thần hợp
Sinh viên: Bùi Bích Quyên – QLKT47A 3

Tiểu luận triết học
tác với đồng nghiệp , biết đánh giá chất lượng lao động , hiệu quả lao động của
bản thân .
- Con người xã hội chủ nghĩa là con người sống có văn hoá , có tình nghĩa
với anh em, bạn bè mọi người xung quanh , biết được vị trí của mình
trong từng mối quan hệ sản xuất và giải quyết đúng đặn được những mối
quan hệ đó, thường xuyên có ý thức nâng cao trình độ tri thức mọi mặt ,
ra sức rèn luyện sức khoẻ dảm bảo phát triển toàn diện cá nhân.
- Con người xã hội chủ nghĩa là con người giàu lòng yêu nước , thương
dân, co tình thương yêu giai cấp , thương yêu đồng loại, sống nhân văn ,
nhân đạo, có ý thức và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa , bảo vệ những thành quả cách mạng ; kiên quyết đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù.
d. Đào tạo nguồn nhân lực.
Công ngiệp hoá - hiện đại hoá không chỉ đòi hỏi phải có vốn , kỹ thuật, tài
nguyên… mà còn phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người
sử dụng những phương tiện đó.Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công ngiệp
hoá - hiện đại hoá bao gồm những con người có đức, có tài , thông minh sáng
tạo, ham học hỏi, cò kiến thức, được đào tạo vững vàng về tay nghề và phẩm
chất chính trị, có trình độ về quản lý, kinh doanh , lao động ngang tầm thế giới.
Để có nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu công ngiệp hoá - hiện đại hoá coi
việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư
phát triển. Giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Phải
đào tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ bao gồm các lĩnh vực khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội, các bộ nghiên cứu và triển khai công nghệ, cấp bộ quản
lý, ngiệp vụ kinh tế , cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ thuật,…
Chính vì sự cần thiết và cấp bách của nền giáo duc v à đào tạo nên tại đại hội
Đảng IX đã khẳng định:
“ Cần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp
dạy và học. Đổi mới hệ thống trường lớp , hệ thống giáo dục, thực hiện chuẩn

hoá và xã hội hoá giáo dục. Chăm lo phát triển giáo dục mầm non, mở rộng hệ
Sinh viên: Bùi Bích Quyên – QLKT47A 4
Tiểu luận triết học
thống nhà trẻ, trường lớp nhà trẻ mẫu giáo trên mọi địa bàn đân cưđặc biệt là
nông thôn và các vùng khó khăn.
Tiếp tục củng cố thành tựu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục bâc tiểu học, đưa
tin học, ngoại ngữ vào dạy ở cấp bậc tiểu học. Đẩy nhanh tiến dộ phổ cập giáo
dục trung học cơ sở, tạo điều kiện cho các địa phươngcó khả năng thực hiện
phổ cập giáo dục trung học phổ thôn, thông qua việc mở rộng quy mô đào tạo và
đa dạng hoá các loại hình trường phổ thông như phổ thông trung học, trung học
chuyên nghiệp va dạy nghề…

Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng
kinh tế. Hiện đại hoá một số trường dạy nghề, khuyến khích mở rông và phát
triển hệ thông trường lớp dạy nghề dân lập và tư thục nhằm trang bị chop thanh
niên và những người lao động những kiến thức và kỹ năng lao động chung nhất
tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề chuyên môn cao, có thể tiếp thu và teo
kịp sự phát triển khoa học kỹ thuật của thời đại .
Mở rộng và phát triển hợp lí quy mô giáo dục đào tạo cấp bậc Đại học. Phát
triển các trường trọng điểm. Dần dần từng bước việc nối mạng internet ở các
trường đại học, tạo điều kiện học tập và nghiên cứu trên mạng. Bên cạnh đó
tăng cường giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng, lối sống…cho học sinh sinh
viên. Điều này sẽ tạo ra một đội nhũ các bộ, người lao động có chuyên môn, có
tay nghề cao, có đạo đức phục vụ tốt hơc quá trình công ngiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước.
Thực hiện công bằng xã hội trong quá trình giáo dục tạo điều kiện cho
người nghèo có cơ hội học tập, tăng cường mở rộng hơn nữa các trường nội
trú, có những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho học sinh sinh viên có năng khiếu,
có hoàn cảnh khó khăn, có những chính sách tuyển chọn người tài để đào
tạo.Tăng ngân sách nhà nước trong việc cử người đi đào tạo ở nước ngoài,

khuyến khích du học tự túc… học phổ thông trên cơ sở làm tốt công tác
hướng nghiệp và phân luồng từ trung học cơ sở. Bảo đảm đúng tiến độ và
chất lượng phổ cập giáo dục. “
Sinh viên: Bùi Bích Quyên – QLKT47A 5

×