Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

một số vấn đề pháp lý về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa- thực tiễn áp dụng tạ công ty TNHH dệt may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.85 KB, 43 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 5
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 7
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 8
Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh vấn đề về kí kết
và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 10
1.1 Một số khái niệm cơ bản về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 10
1.1.1 Khái niệm hợp đồng 10
1.1.3 Khái niệm hàng hóa 10
1.1.3 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá 10
1.1.4 Khái niệm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 11
1.1.5 Khái niệm vi phạm hợp đồng 11
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về kí kết và thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa 11
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật 11
1.2.1.1Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán
hàng hóa 11
1.2.1.2 Khái niệm pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa 11
1.2.1.3 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa 12
1.2.2 Nội dung pháp luật về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 13
1.2.2.1 Nội dung pháp luật về kí kết 13
1.2.2.1.1 Chủ thể 13
1.2.2.1.2 Hình thức kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa 14
1.2.2.1.3 Nguyên tắc kí kết hợp đồng 14
1.2.2.1.4 Đề nghị kí kết hợp đồng 14
1.2.2.1.5 Chấp nhận đề nghị kí kết hợp đồng 15


1.2.2.2 Nội dung pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 16
1.2.2.2.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá 16
1.2.2.2.2 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa 16
1.2.2.2.3 Thực hiện các điều khoản 17
1.2.2.2.4 Quyền của bên bán 18
1.2.2.2.5 Quyền của bên mua 18
1.2.2.2.6 Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 19
1.2.2.2.7 Giải quyết tranh chấp 20
1.3 Nguyên tắc điều chỉnh về kí kết và thực hiện hợp dồng mua bán hàng hóa 22
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề về kí kết và thực hiện
hợp đồng mua bán hàng hóa 23
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề kí kết và thực hiện
hợp đồng mua bán hàng hóa 23
2.1.1. Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may Hưng Thịnh 23
2.1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của công ty TNHH Dệt may Hưng Thịnh 23
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty 23
2.2 Thực trạng các qui phạm pháp luật điều chỉnh về kí kết và thực hiện hợp đồng
mua bán hàng hóa 26
2.2.1. Ưu điểm 26
2.2.2. Nhược điểm 29
2.3 Thực trạng thực hiện các qui phạm pháp luật về kí kết và thực hiện hợp đồng
mua bán hàng hóa 30
2.3.1 Thực tiễn kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH dệt may
Hưng Thịnh 30
2.3.1.1. Căn cứ kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá 30
2.3.1.2 Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa 31
2.3.1.3. Phương thức và trình tự ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá 32

2.3.2. Thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại Công ty TNHH dệt may
Hưng Thịnh 33
2.3.2.1 Thực hiện hợp đồng 33
2.3.2.1.1Thực hiện nội dung về đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng hàng hóa 33
2.3.2.1.2. Thực hiện nội dung thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa 33
2.3.2.1.3. Thực hiện nội dung về giá cả, phương thức thanh toán. 34
2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 34
2.4.1 Thuận lợi 34
2.4.2. Những khó khăn của công ty 35
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề về kí kết
và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 37
3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề về kí kết và thực hiện
hợp đồng mua bán hàng hóa. 37
3.2 Một số kiến nghị 39
3.2.1.Kiến nghị về phía nhà nước nhằm hoàn thiện pháp luật 39
3.2.1.1 Nhà nước cần ban hành một hệ thống pháp luật văn bản pháp lý thống nhất,
ổn định và minh bạch. 39
3.2.1.2 Cần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng
mua bán hàng hóa 40
3.2.1.3 Nâng cao vị thế của Trọng tài thương mại trong việc giải quyết tranh chấp
về hợp đồng mua bán hàng hóa. 41
3.2.2 Kiến nghị về phía doanh nghiệp 41
3.2.2.1 Về công tác soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá 41
3.3 Những vấn đề đặt ra 43
KẾT LUẬN 44
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ Luật Dân sự

LTM Luật Thương mại
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
HĐMBHH Hợp đồng mua bán hàng hóa
ĐKKD Đăng ký kinh doanh
WTO Tổ chức thương mại thế giới
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhắc đến hoạt động kinh doanh thương mại ta không thể không nhắc đến hoạt động
mua bán hàng hóa. Mua bán hàng hóa là hoạt động đặc trưng cơ bản của kinh doanh
thương mại. Hợp đồng mua bán hàng hóa chính là cách thức để hoạt động này được diễn
ra, nó thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên chủ thể trong quan hệ mua bán. Hợp đồng
được đảm bảo thực hiện nhờ vào nhiều yếu tố như sự chấp hành của các bên đối với các
điều khoản đã thỏa thuận hay hợp đồng đó có vi phạm lợi ích của người khác, lợi ích
chung của xã hội hay không. Pháp luật với vai trò là khung định ra những nguyên tắc cơ
bản cho mọi hoạt động trong xã hội, cũng điều chỉnh những vấn đề liên quan đến hoạt
động thiết yếu này.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung cũng
như Việt Nam nói riêng, đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức kinh
doanh phát triển. Tuy nhiên, để bắt kịp với tốc độ phát triển đó thì doanh nghiệp cần cập
nhật hệ thống pháp lý một cách nhanh và chính xác nhất. Bởi đây cũng là một trong
những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Môi trường
pháp luật có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ nếu doanh nghiệp
tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định có liên quan mà nhà nước ban hành. Hệ thống pháp
luật đã mở ra một sân chơi chung cho các doanh nghiệp lớn – nhỏ, trong và ngoài nước.
Trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt , doanh nghiệp cần nắm vững và tuân thủ
pháp luật. Điều này một mặt giúp cho doanh nghiệp tự tin phát triển bản thân doanh
nghiệp mình vừa giúp tránh khỏi được những rắc rối mà đối thủ cạnh tranh gây phiền

nhiễu và bảo vệ quyền lợi của chính mình.Tồn tại song song với sự phát triển mạnh mẽ
về kinh tế thì các quy định về hoạt động của doanh nghiệp cũng ngày càng được hoàn
thiện nhằm mục đích tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, giúp các doanh
nghiệp thuận lợi hơn trong sự phát triển sự nghiệp của mình. Bên cạnh đó, với mỗi doanh
nghiệp tùy thuộc và loại hình doanh nghiệp, nghành nghề kinh doanh mà các quy phạm
pháp luật điều chỉnh cũng khác nhau.
Kiến thức pháp lý của cán bộ, nhân viên còn hạn chế nên chưa nắm được đầy đủ
quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với công ty.
Công tác quản lý còn nhiều bất cập, các chức năng của từng bộ phận chưa thực sự
cụ thể, rõ ràng. Nhiều khi chồng chéo gây nên chậm chạp trong quá trình xử lý công việc.
Do trong Công ty không có phòng pháp chế nghiên cứu về pháp luật nên những
vướng mắc, hạn chế của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty chưa được giải đáp. Việc ký kết các hợp đồng có yếu tố nước ngoài còn rất hạn chế về
số lượng. Hợp đồng giữa công ty và đối tác còn sơ sài, chưa chặt chẽ, chưa tính đến hậu
quả cũng như phương hướng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Việc áp dụng luật pháp trong công ty còn nhiều bất cập, thiếu sót như người sử
dụng lao động áp dụng xử lý người lao động còn tùy tiện và không hợp lý. Về phía người
lao động thì kiến thức hiểu biết về pháp luật chưa cao, ý thức kỷ luật kém dẫn đến những
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
tổn thất không đáng có cho công ty. Hơn thế nữa các quy định thường xuyên có sự thay
đổi đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự am hiểu pháp luật nếu muốn gặp rủi ro về pháp lý
hay mất cơ hội kinh doanh.
Việc soạn thảo hợp đồng của công ty với đối tác không được chặt chẽ và vẫn có kẽ
hở nên khi có xảy ra tranh chấp với khách hàng là khó tránh khỏi vì vậy công ty nên tạo
cho mình một mẫu hợp đồng sẵn và rà soát lại các nội dung trong hợp đồng để tránh khỏi
những tranh chấp không đang có khi xảy ra mâu thẫn với khác hàng.
Mặc dù, môi trường pháp lý đã tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp nhưng do
pháp luật còn thiếu ổn định khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn đặc biệt là khi ký

kết hợp đồng. Bên cạnh đó, việc chậm trễ ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi
hành pháp luật khiến cho công ty khó khăn khi ký kết, thực hiện cũng như giải quyết
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh, em nhận thấy rằng
hoạt động mua bán hàng hóa là một trong những lĩnh vực hoạt động phát triển nhất tại
công ty và cũng là lĩnh vực có nhiều nhuững ấn đề pháp lý trong thực tiễn giao kết và
thực hiện các hợp đồng kinh doanh thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa
nói riêng.việc áp dụng pháp luật về hợp đồng đối với loại hợp đồng này chưa thật sự đầy
đủ và đúng đắn nên đã dẫn đến tranh chấp giữa các bên. Sau một thời gian tìm hiểu về
công ty và tìm hiểu về thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng tại công ty cùng với
kiến thức được trang bị ở nhà trường em nhận thấy rằng hợp đồng là một công cụ pháp lý
không thể thiếu của hoạt động mua bán hàng hóa. Nó giúp các bên dẫn chiếu đến khi một
trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ, nhờ đó mà bảo vệ được quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên. Buộc các bên tham gia hoạt động mua bán hàng hóa phải thực hiện
đúng nghĩa vụ của mình. Vì vậy em đã chọn đề tài: “một số vấn đề pháp lý về kí kết và
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa- thực tiễn áp dụng tạ công ty TNHH dệt may
Hưng Thịnh” để làm bài kháo luận của mình.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Hiện nay vấn đề liên quan đến lĩnh vực kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa đã có rất nhiều những ông trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau, nổi bật là
những công trình sau:
- Tiểu luận: “Một số giải pháp hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam trong
việc kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa”.
Tác giả: Chu Ngọc Anh, lớp cao học quản trị kinh đoanh K6.2, trường đại học
Ngoại Thương Hà Nội. Do TS. Tăng Văn Nghĩa hướng dẫn. Nội dung của bài tiểu luận
này tác giả mong muốn phần nào giúp các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu tránh được
những rủi ro trong quá trình kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa, đảm
bảo được mục đích kinh doanh và lợi nhuận.
/>nghiep-viet-nam-trong-viec-ky-ket-va-thuc-hien-hop-dong-mua-ban-quoc-te-hang-
hoa.htm

SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
- Luận văn: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đàm phán, kí kết và thực hiện hợp
đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty cổ phần vật tư bưu điện”. Tác giả: Nguyễn Thị Hồng
Oanh. Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu các hoạt động kinh doanh nhập
khẩu của công ty sau đó phân tích quá trình đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng nhập
khẩu thiết bị của công ty để tìm ra những mặt phù hợp và mặt chưa phù hợp của công ty.
/>thuc-hien-hop-dong-nhap-khau-thiet-bi-tai-cong-ty-co-phan-vat-tu-buu-dien-potmasco-
pdf.htm
- Khóa luận: “Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH
Nhất Nước”. Tác giả Mai Thị Thương, lớp luật kinh doanh 48, trường đại học Kinh Tế
Quốc Dân. Tác giả trong tiểu luận này tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về hợp
đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty. Từ đó, tìm ra những vấn đề còn
tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng mua bán hàng hóa, đồng thời đưa ra một số đề xuất giúp công ty nâng cao hiệu quả
trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
/>tai-cong-ty-tnhh-nhat-nuoc.htm
- Khóa luận tốt nghiệp của tác giả: Đặng Văn Vũ, khoa luật kinh tế, trường đại học
Kinh Tế Quốc Dân, do TS.Đỗ Kim Hoàng hướng dẫn thực tập. Đề tài của tác giả là:
“thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu
hàng hóa tại công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hòa Bình”. Trong đề tài này tác giả
nghiên cứu khái quát những vấn đề pháp lý chung về kí kết và thực hiện hợp đồng nhập
khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hòa Bình, để tìm hiểu những
vấn đề thuận lợi và khó khăn, nguyên nhân tồn tại những khó khăn trong việc kí kết và
thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa tại công ty.
/>ky-ket-va-thuc-hien-hop-dong-nhap-khau-hang-hoa-tai-cong-ty-co-phan-vat-tu-bao-ve-
thuc-vat-hoa-binh.htm
- Đề tài khóa luận: “Cơ sở pháp lý về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần sản xuất- xuất nhập khẩu Ninh

Bình”.tác giả: Đặng Thị Xuyên, khoa luật, trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, do
TS.Nguyễn Hợp Toàn hướng dẫn khóa luận. Đề tài đề cập đến những vấn đề pháp luật về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.
Thông qua thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần sản xuất- xuất nhập khẩu Ninh Bình để
đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình này tại công ty nói riêng và
các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu nói chung.
/>mua-ban-hang-hoa-quoc-te-va-thuc-tien-ap-dung-tai-cong-ty-co-phan-sx-xnk-ninh-binh-
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
doc.htm
- Tài liệu báo cáo: “Phạm vi áp dụng và không áp dụng của công ước viên 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”. Tác giả: TS.Nông Quốc Bình, giảng viên khoa
pháp luật quốc tế, trường đại học Luật Hà Nội.
- Tạp chí luật học số 10/2011
/>dung-cua-cong-uoc-vien-1980-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-pptx.htm
- Bài viết của tác giả: PTS Đinh Ngọc Hiện, đề tài : “Giải quyết tranh chấp kinh tế
tại tòa án Việt Nam”
- Bài viết của tác giả: PTS Dương Thanh Mai, đề tài: “Hòa giải trong giải quyết
tranh chấp kinh tế tại Việt Nam hiện nay”
- Tác giả: Nguyễn Đình Thơ, đề tài : “Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật trọng tài
thương mại đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”
- Tạp chí nhà nước và pháp luật (năm 2008).
- Tác giả: Phạm Quý Tỵ, đề tài: “Một số ý kiến về dự thảo luật trọng tài thương
mại”
- Tạp chí nghiên cứu Lập Pháp (năm 2009).
Các đề tài nghiên cứu về vấn đề này đã chứng tỏ tầm quan trọng của kí kết và thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên các quy định pháp luật về kí kết và thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn còn nhiều bất cập chưa được hoàn thiện. Vì vậy
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là

điều tất yếu. Do đó một trong những điểm thành công trong các đề tài nghiên cứu đó là
phát hiện ra được những bất cập còn thiếu sót, những mặt còn hạn chế. Từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Nhận thấy được vai trò quan trọng trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng trong
hoạt dộng mua bán hàng hóa nên em đã chọn đề tài “một số vấn đề pháp lý về kí kết và
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa - thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH dệt may
Hưng Thịnh” để tìm hiểu và nghiên cứu. Qua việc lựa chọn đề tài này, em muốn tập
trung nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp
dụng tại công ty. Từ đó, tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm
góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, đồng thời em
cũng đưa ra một số đề xuất giúp công ty nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh
hàng hóa.
Trên cơ sở lý luận và pháp luật điều chỉnh về các vấn đề liên quán đến kí kết và
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa để hiểu rõ hơn vai trò và pháp luật điều chỉnh về
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
Đưa ra những điểm còn bất cập, hạn chế cần khắc phục để tìm hướng giải quyết
trong vấn đề về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
+ Đề tài tập trung nghiên cứu chế độ pháp lý về kí kết và thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa. Lấy xuất phát điểm là lời chào hàng, chấp nhận lời chào hàng, trình tự kí
kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa từ đó liên hệ thực tiễn tại công ty TNHH
dệt may Hưng Thịnh.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
+ Làm rõ hơn các lý luận pháp lý về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

+ Phân tích thực trạng kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty
TNHH dệt may Hưng Thịnh.
+ Trên cơ sở lý luận và thực trạng của công ty, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện hơn cho việc kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Thời gian từ khi Bộ Luật Dân Sự 2005, Luật Thương Mại 2005, những quy định
về kí kết và thực hiện hợp đồng Được ban hành và có hiệu lực không gian: đi sâu vào
nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại
công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: dựa vào các khái niệm nêu trong bài để hiểu rõ hơn về kí
kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Phân tích rõ vai trò để làm nổi bật lên tâm
quan trọng của kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ đó đánh giá các kết
quả đạt được và hạn chế để đưa ra các giải pháp giải quyết.
- Phương pháp liệt kê: liệt kê các hệ thống và các văn bản có liên quan để làm căn
cứ cho lý luận.
- Phương pháp thu thập số liệu của công ty: năm bắt được các số liệu sản xuất trong
công ty để biết được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển hay bị
suy giảm.
- Phương pháp suy luận.
- Phương pháp quan sát và xem xét quá trình làm việc của các nhân viên trong công
ty.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp phỏng vấn.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài lời mở đầu, mục lục. Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì kết cấu của
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm

khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh vấn đề về kí kết và thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề về kí kết và thực hiện hợp đồng
mua bán hàng hóa tại công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề về kí kết và
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU
CHỈNH VẤN ĐỀ VỀ KÍ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.1 Một số khái niệm cơ bản về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.1 Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể
1.1.2 Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi, mua bán.
Theo Luật thương mại 2005, hàng hóa được định nghĩa “bao gồm tất cả các loại
động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; các vật gắn liền với đất đai” (khoản
2 điều 3 Luật thương mại 2005). Hàng hóa là đối tượng mua bán phải không thuộc danh
mục hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của Nhà nước (Nghị định 59/2006/NĐ- CP
ngày 12/06/2006). Nếu hàng hóa đó thuộc danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh
có điều kiện thì phải tuân theo đầy đủ các quy định của pháp luật về mua bán các loại
hàng đó.
1.1.3 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một phương tiện quan trọng phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh, trao đổi vật tư, sản phẩm giữa các chủ thể thuộc
các thành phần kinh tế khác nhau.

Hiện nay, hoạt động mua bán hàng hoá được điều chỉnh chủ yếu bởi hai văn bản
pháp luật quan trọng là Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Hoạt động mua
bán hàng hoá có thể được xem là một dạng cụ thể của hoạt động mua bán tài sản. Theo
quy định của Điều 428 BLDS 2005 về hợp đồng mua bán tài sản thì: Hợp đồng mua bán
tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên
mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Theo
điều 163 Bộ luật Dân sự thì tài sản bao gồm : vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài
sản.
Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa mà
chỉ đưa ra khái niệm về hoạt động mua bán hàng hoá. Mua bán hàng hóa được định nghĩa
theo Khoản 8 Điều 3 Luật thương mại 2005 là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên
mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa
thuận. Hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại 2005 có thể là hàng hóa hiện đang
tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động
sản được phép lưu thông thương mại. Từ hai định nghĩa trên có thể thấy hợp đồng mua
bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại 2005 là một dạng cụ thể của hợp đồng
mua bán tài sản.
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
Căn cứ các điều khoản trên, có thể kết luận rằng “ Hợp đồng mua bán hàng hoá là
sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và
nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng vàtrả tiền cho bên bán theo thời hạn, số
lượng và phương thức thanh toán mà các bên đã thỏa thuận”.
1.1.4 Khái niệm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Sau khi hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết và đáp ứng đầy đủ các điều kiện
pháp luật quy định thì hợp đồng phải được thực hiện và các điều khoản của hợp đồng có
hiệu lực bắt buộc đối với các bên.
Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá là việc bên bán và bên mua tiến hành các

nghĩa vụ mà mỗi bên tham gia hợp đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng các quyền tương
ứng của bên kia theo như nội dung đã thỏa thuận cam kết trong hợp đồng.
1.1.5 Khái niệm vi phạm hợp đồng
Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là hành vi mà các bên vi phạm những điều quy
định đã được thỏa thuận và những quy định pháp luật theo điều 320 của Luật Thương mại
năm 2005.
Chế định trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng có vai trò bảo đảm, củng cố kỷ luật
hợp đồng, phòng ngừa vi phạm pháp luật về hợp đồng, tăng cường ý thức trách nhiệm
của các bên trong việc thực hiện cam kết: Khi các bên tự nguyện giao kết hợp đồng thì họ
sẽ bị ràng buộc bởi chính những cam kết đó, ngay cả khi một bên không có lợi ích phát
sinh; những hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng đều
bị đe dọa phải gánh chịu các biện pháp trách nhiệm hợp đồng; việc áp dụng trách nhiệm
hợp đồng với các chế tài như buộc thực hiện hợp đồng, phạt hợp đồng, bồi thường thiệt
hại… chính là những biện pháp bảo hộ pháp lý đảm bảo , củng cố kỷ luật hợp đồng.
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa
1.2.1.1Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.2.1.2 Khái niệm pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa
Luật Thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong
thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự
để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo Điều 428 Bộ Luật Dân sự
năm 2005 , hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và
trả tiền cho bên bán. Hàng hóa được hiểu là động sản, kể cả động sản hình thành trong
tương lai, và các vật gắn liền với đất. Như vậy, hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp
hơn tài sản. Từ đó cho thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại một dạng cụ
thể của hợp đồng mua bán tài sản. Điểm phân biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa
trong thương mại và hợp đồng mua bán tài sản khác là: đối tượng hàng hóa, và mục đích
sinh lời. Hợp đồng bắt buộc phải bao gồm những nội dung chủ yếu nào là tùy thuộc vào
quy định của pháp luật từng quốc gia. Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng

SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
mua bán có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận các nội dung quan trọng của
hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện và phòng ngừa các tranh chấp có thể xảy
ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Luật Thương mại Việt Nam không quy định hợp
đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm nội dung bắt buộc nào. Tuy nhiên, ta có thể thấy
rằng, một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường phải chứa đựng sự thỏa thuận về đối
tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng.
Pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là tập hợp các
quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, nhằm
điều chỉnh các mối quan hệ giữa bên bán và bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa
nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua
bán hàng hóa trong thương mại.
1.2.1.3 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế
hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao
đổi, để bán trên thị trường. Mục đích của sản xuất trong kinh tế hàng hóa không phải để
thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán, tức để thỏa
mãn nhu cầu của người mua, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường nào thì các quy luật kinh tế của sản xuất và lưu thông
hàng hóa đều được phản ánh và tác động một cách khách quan thông qua cơ chế thị
trường. Cơ chế thị trường chính là một tổ chức kinh tế, trong đó người sản xuất và người
tiêu dung chịu sự tác động chi phối lẫn nhau của nền kinh tế thị trường.Thông qua các
hoạt động trao đổi mua bán, thị trường có vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh
tế. Thị trường cung cấp thông tin cần thiết cho nhà kinh doanh và tạo yếu tố cạnh tranh
làm động lực cho sự phát triển sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng
sản phẩm. Một trong những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường là tự do trao đổi
các sản phẩm hàng hóa giữa người mua và người bán. Người bán bao giờ cũng muốn bán
giá cao, người mua muôn mua giá thấp. Như vậy, hợp đồng về bản chất là sự thỏa thuận,

thống nhất ý chị giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng theo nguyên tắc tư do, tự nguyện
và bình đẳng, không trái pháp luật.
Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý
là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp
đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong
quan hệ mua bán hàng hóa. Quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập bởi hợp đồng
giữa các bên và quy định của pháp luật. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung
của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Để đảm bảo lợi ích của cả người bán và người mua
việc xác lập những quy tắc chung trong quá trình mua bán ký kết hợp đồng, thực hiện
hợp đồng là yếu tố rất quan trọng. Do vậy việc thiết lập luật về hợp đồng mua bán trở
thành yếu tố tiên quyết nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế được phát triển ổn định và bền
vững.
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
1.2.2 Nội dung pháp luật về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.2.1 Nội dung pháp luật về kí kết
1.2.2.1.1 Chủ thể
Chủ thể là thương nhân.
Để xác định một thoả thuận có phải là một HĐMBHH hay không thì việc trước tiên
là phải xác định một bên trong quan hệ hợp đồng đó có phải là tư nhân hay không, sau đó
mới xét đến đối tượng của hợp đồng. Thường nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành
lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập và có đăng
ký kinh doanh.
LTM năm 2005 cũng thừa nhận thương nhân thông qua việc không đặt điều kiện
đăng ký kinh doanh là một trong những điều kiện bắt buộc để được công nhận nhưng đối
với trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động của mình. Quy định này đã được giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế
là người không đăng ký kinh doanh nhưng có hành vi kinh doanh thì có được coi là

thương nhân không. Những quy định này lại có phần không rõ ràng vì nó không giới hạn
trách nhiệm của thương nhân trong phạm vi hoạt động thương mại. Vì vậy một tổ chức,
cá nhân trước khi đăng ký kinh doanh tiến hành các hành vi không nhằm mục đích sinh
lợi vẫn có thể phải chịu trách nhiệm như với thương nhân.
Thương nhân sẽ không bao gồm hộ gia đình, tổ hợp tác vì tuy được thừa nhận là
chủ thể của luật dân sự, có quyền hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, cá
thể song hộ gia đình, tổ hợp tác không phải tổ chức kinh tế, cũng chẳng phải là cá nhân.
Thương nhân gồm có thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài có thể là cá
nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác việc xác định tư cách thương nhân nước ngoài phải
căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Thương nhân nước
ngoài là thương nhân được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận (Khoản 1, Điều 16- LTM
năm 2005).
Thương nhân là cá nhân.
Để được công nhận là thương nhân thì một cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ theo quy định của pháp luật và hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên như một nghề nghiệp. Cá nhân cũng có thể trở thành tư nhân ngay cả khi hoạt
động thương mại một cách độc lập thường xuyên như một nghề nghiệp mà chưa ĐKKD.
Thương nhân là cá nhân sẽ bao gồm: Cá nhân kinh doanh; Doanh nghiệp tư nhân
Trong lĩnh vực hoạt động thương mại do thương nhân phải chịu trách nhiệm đầy đủ
về hành vi thương mại của mình, vì vậy những người sau dây sẽ không được công nhận
là thương nhân: Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực
hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, người đang phải chấp nhận hình phạt tù; Người đang trong thời gian bị
toà án tước quyền nghề vì các tội, buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép… và các tội
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
khác theo quy định của pháp luật.
Thương nhân là tổ chức.

Trong thực tiễn hoạt động thương mại, thương nhân là tổ chức, là chủ yếu của
HĐMBHH. Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp nhằm mục đích hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên và có ĐKKD sẽ được coi là thương nhân. Một tổ
chức được công nhân là pháp nhân khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84- BLDS
năm 2005. Không phải tất cả những tổ chức được coi là pháp nhân đều có thể trở thành
thương nhân mà chỉ có pháp nhân nào là tổ chức kinh doanh được thành lập để hoạt động
thương mại mới trở thành thương nhân. Pháp nhân là tổ chức kinh tế gồm: Doanh nghiệp
Nhà nước; Hợp tác xã; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài; Các tổ chức kinh tế khác có đủ điều kiện theo quy định là thương
nhân. Theo quy định của LTM năm 2005 hộ gia đình và tổ hợp tác không được xếp là tổ
chức hay cá nhân.
Chủ thể không phải là thương nhân.
Nếu căn cứ vào mục đích sinh lợi, thì trong rất nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân
không phải là thương nhân cũng được coi là chủ thể của hợp đồng với thương nhân.
Nghĩa là một bên của hợp đồng là cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại độc lập và
thường xuyên, còn bên kia là chủ thể không cần điều kiện nói trên khác với bên là
thương nhân, bên không phải là thương nhân có thể là mọi chủ thể có đủ năng lực vì hành
vi để tham gia giao kết và thực hiện HĐMBHH theo quy định của pháp luật. Đó có thể là
cá nhân, cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, cũng
có thể là hộ gia đình, tổ hợp tác và không hoạt động thương mại độc lập và thường xuyên
như một nghề.
1.2.2.1.2 Hình thức kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa được kí kết bằng văn bản giữa thương nhân với
thương nhân, giữa một bên là thương nhân với một bên không phải là thương nhân nhằm
mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa
1.2.2.1.3 Nguyên tắc kí kết hợp đồng:
Theo Điều 389 Bộ luật dân sự, việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các
nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã
hội:

Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
1.2.2.1.4 Đề nghị kí kết hợp đồng
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, đề nghị giao kết hợp đồng chính là chào hàng.
Chào hàng là một quy định được thừa nhận trong các thông lệ quốc tế mua bán hàng hoá
theo Điều 14 Công ước Viên 1980, chào hàng là "Đề nghị về việc ký kết hợp đồng được
gửi đích danh cho một hoặc một vài người được gọi là đơn chào hàng, nếu đề nghị đó
đã rõ ràng và thể hiện ý định đặt quan hệ trong trường hợp được sự chấp nhận của
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
người chào hàng".
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng đã được quy
định rõ tại Khoản 1 - Điều 390 BLDS. Đơn chào hàng về bản chất là một đề nghị giao kết
hợp đồng, là việc một bên bày tỏ ý chí của mình muốn giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa với một người cụ thể và chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên đã được xác
định cụ thể đó. Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời,
nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị
mà không được giao kết thì phải bồi thường nếu có thiệt hại phát sinh. Như vậy, chào
hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng, có nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng
hóa, được chuyển cho một hoặc nhiều nguời nhất định, có giá trị trong một thời gian nhất
định. Tuy không quy định cụ thể về nội dung chủ yếu của đơn chào hàng, nhưng có thể
hình dung được rằng bên đề nghị giao kết hợp đồng phải nêu ra trong đề nghị của mình
những nội dung chủ yếu như đối với nội dung của hợp đồng dân sự: đối tượng, giá cả,
phương thức thanh toán…Như vậy có thể coi các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua
bán hàng hóa cũng chính là nội dung chủ yếu của đơn chào hàng. Những nội dung của đề
nghị giao kết hợp đồng phải rõ ràng để bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể hình
dung được ngay và hiểu được mong muốn giao kết hợp đồng của bên đề nghị giao kết
hợp đồng. Khi đó bên đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc bởi những nội
dung đã đề nghị và không được thay đổi nội dung đó nếu bên được đề nghị đã đồng ý.
1.2.2.1.5 Chấp nhận đề nghị kí kết hợp đồng

Chấp nhận đề ghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị chuyển cho
bên đề nghị về việc chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong đề nghị giao kết hợp
đồng. Về vấn đề này Điều 18 công ước viên 1980 cũng quy định rõ:" Tuyên bố, hành
động nào đó của người được chào hàng thể hiện sự đồng ý với đơn chào hàng được gọi
là việc chấp nhận. Thái độ im lặng hoặc không hành động không phải khác là việc chấp
nhận đơn chào hàng". Như vậy chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có giá trị khi đó
là hành vi, hành động mang tính tích cực của đối tác trong giao dịch mua bán hàng hoá.
Không thể coi là bên được đề nghị giao kết hợp đồng đã đồng ý với lời đề nghị trong khi
nghi giao kết hợp đồng đã đồng ý với lời đề nghị trong khi họ không có biểu hiện nào
bên ngoài để cho người đề nghị biết là mình đồng ý với toàn bộ đề nghị giao kết hợp
đồng thời hạn trách nhiệm của bên đề nghị bắt đầu từ thời điểm đề nghị giao kết hợp
đồng được chuyển đi cho bên được đề nghị đến hết thời hạn ghi trong đề nghị giao kết
hợp đồng.
Tuy nhiên, để tạo mọi khả năng để các bên có thể tiến tới giao kết hợp đồng mua
bán hàng hoá các bên có thể tiến hành hành động khác khi nhận được chấp nhận đề nghị
quá giới hạn. Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được thông báo chấp
nhận đề nghị sau khi hết thời hạn chờ trả lời thì lời đề nghị đó được coi như là đề nghị
mới của bên chậm trả lời: Nghĩa là đã xuất hiện một đề nghị giao kết hợp đồng mới từ
phía đối tác của người đã đề nghị và người đã đề nghị nếu tiếp tục chấp nhận thì trở thành
người chấp nhận đề nghị. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến
chậm vì lý do khách hàng, mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
thông báo chấp nhận giao kết này vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời
ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị giao kết hợp đồng.
Trong trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có điều
kiện sửa đổi, bổ sung một trong những nội dung của đề nghị thì hành vi đó được coi là từ
chối đề nghị và hình thành một đề nghị giao kết hợp đồng mới. Như vậy, nếu bên được
đề nghị sửa đổi, bổ sung đề nghị không làm thay đổi cơ bản nội dung của đề nghị giao

kết hợp đồng thì hành vi đó cũng không được coi là chấp nhận đề nghị, mà được coi là đề
nghị giao kết hợp đồng mới. Nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng được sửa đổi, bổ
sung có thể là điều kiện về giá, thanh toán, chất lượng, số lượng, địa điểm thời gian giao
hàng…
1.2.2.2 Nội dung pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.2.2.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Sau khi hợp đồng được ký kết và có hiệu lực, các bên phải thực hiện nghĩa vụ đã
cam kết phát sinh từ hợp đồng. Khi thực hiện hợp đồng các bên phải tuân theo nguyên tắc
sau (quy định tại Điều 412 Bộ luật dân sự 2005):
Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời
hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên,
đảm bảo tin cậy lẫn nhau;
Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác.
1.2.2.2.2 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
Nội dung của hợp đồng là tất cả những gì mà các bên thoả thuận và pháp luật quy
định đối với một hợp đồng. Mét HĐMBHH sẽ có giá trị pháp lực khi thoả mãn tối thiểu
những điều kiện về nội dung mà pháp luật quy định. Khi thiếu một trong những nội dung
đó thì hợp đồng không thể phát sinh hiệu lực. Trong thực tế, hậu quả xấu đã xảy ra xuất
phát từ điểm các bên trong hợp đồng không quy định rõ ràng hoặc đầy đủ những nội
dung của hợp đồng dẫn tới có tranh chấp xảy ra các bên sẽ không có chứng cứ hoặc
chứng cứ không rõ ràng và những thiệt hại không cần thiết có thể xảy ra đối với tất cả các
bên và không thể lường trước được.
LTM năm 2005 đã không quy định về nội dung HĐMBHH. Trên cơ sở việc xác lập
mối quan hệ với BLDS, khi xem xét vấn đề nội dung của HĐMBHH chúng ta có thể dựa
trên các quy định của BLDS, Theo đó trong HĐMBHH, các bên có thể thoả thuận về
những nội dung sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được
làm.

- Số lượng, chất lượng.
- Giá, phương thức thanh toán.
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.
- Quyền, nghĩa vụ của các bên.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Phạt vi phạm hợp đồng.
- Các nội dung khác.
1.2.2.2.3 Thực hiện các điều khoản
Thực hiện nội dung về đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng hàng hóa.
Điều khoản về đối tượng là điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty rất lưu ý đến điều khoản này, thực hiện giao
hàng đầy đủ số lượng, trọng lượng hàng hóa theo đơn vị đo lường mà hai bên đã thỏa
thuận. Trong hầu hết các hợp đồng mua bán hàng hóa mà công ty ký kết, khi thực hiện
điều khoản này, nếu bên nhận hàng kiểm tra thấy chất lượng hàng không phù hợp với
hợp đồng thì yêu cầu bên kia giao hàng đúng chất lượng đồng thời bồi thường thiệt hại
nếu có. Trường hợp giao hàng không đúng số lượng thì bên mua nhận và chỉ thanh toán
theo số hàng đã nhận và yêu cầu giao tiếp hàng thiếu. Còn nếu sản phẩm có lỗi (dù là bên
mua nhận thấy trước lúc nhận hàng hay sau) thì công ty vẫn nhận lại những hàng hóa đó
để sửa chữa cho bên mua, nhằm giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài và tạo uy tín trong kinh
doanh.
Thực hiện nội dung thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa.
Đối với hầu hết hợp đồng mua hàng hóa của công ty, thì địa điểm nhận hàng đều
quy định tại kho của công ty. Còn đối với hợp đồng bán hàng hóa thì địa điểm giao hàng
tại kho bãi của bên mua đối với hợp đồng có số lượng lớn và địa điểm giao hàng là kho
bãi của công ty đối với hợp đồng có số lượng ít.
Thực hiện nội dung về thời điểm giao nhận hàng thì tùy theo thỏa thuận trong từng
hợp đồng cụ thể giữa công ty với bạn hàng. Tuy nhiên, điều khoản này chủ yếu là thực

hiện theo quy định trong Luật Thương mại 2005:
Nếu hai bên thỏa thuận thời gian giao hàng một cách cụ thể trong hợp đồng thì phải
giao hàng đúng thời điểm đó.
Nếu bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận
hàng hoặc không nhận hàng.
Nếu bên bán giao hàng sau thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền:
Không nhận sản phẩm, phạt vi phạm nếu có thỏa thuận và bồi thường thiệt hại
như không thực hiện hợp đồng. Hoặc nhận sản phẩm, phạt vi phạm nếu có thỏa thuận và
đòi bồi thường thiệt hại.
Trong hợp đồng bán hàng hóa, nếu công ty giao hàng đúng như thời hạn mà bên
mua không nhận hàng thì công ty lưu kho sản phẩm và có quyền yêu cầu bên mua trả chi
phí bảo quản, lưu kho.
Thực hiện nội dung về giá cả, phương thức thanh toán.
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
Giá cả do bên bán đưa ra và bên mua xem xét để đi đến thỏa thuận giao kết hợp
đồng. Giá cả được công ty tính trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm và giá của hàng
hóa cùng loại trên thị trường. So với các mặt hàng cùng loại trên thị trường thì các sản
phẩm của công ty kinh doanh đều là hàng có chất lượng cao do vậy công ty có lợi thế cao
và có lượng khách hàng khá lớn.
Thanh toán được coi như là khâu kết thúc thực hiện một hợp đồng mua bán. Phương
thức thanh toán thường đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Đại đa số hợp đồng
mua bán hàng hóa trong công ty đều dùng phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc
chuyển khoản. Để đảm bảo thực hiện hợp đồng, công ty và khách hàng thường thỏa
thuận thanh toán trước khoảng 30% giá trị hợp đồng, nhưng chỉ áp dụng đối với khách
hàng mới hoặc hợp đồng có giá trị lớn. Còn phần lớn, trong hợp đồng đều quy định bên
mua thanh toán 100% giá trị hàng khi bên bán thực hiện thực việc giao hàng cho bên mua
cùng hóa đơn tài chính hợp lệ. Trong thực tế thì có thể khi đã nhận hàng rồi nhưng bên
mua vẫn chưa thanh toán hết tiền cho bên bán. Theo quy định của pháp luật, trong trường

hợp đó bên bán có quyền lấy tiền lãi với thời gian chậm thanh toán đó, tuy nhiên, để giữ
mối làm ăn lâu dài, công ty thường không lấy lãi mà chỉ nhắc nhở để yêu cầu bên mua
thanh toán.
1.2.2.2.4 Quyền của bên bán:
Theo Điều 306 Luật thương mại, trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán có
quyền nhận tiền hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Khi bên mua chậm thanh toán thì
bên bán có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn
trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ
trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Đồng thời, nếu bên bán
chậm nhận được hoặc không nhận được tiền bán hàng do lỗi của bên mua thì bên bán có
quyền ngừng giao hàng hoặc yêu cầu bên mua bồi thường thiệt hại, ngoài ra bên bán còn
có thể áp dụng các hình thức chế tài khác như: buộc thực hiện hợp đồng, phạt vi phạm,
hủy bỏ hợp đồng.
1.2.2.2.5 Quyền của bên mua
Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ điển hình, trong đó, quyền của
bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Do đó, quyền của bên mua
chính là những điều khoản mà bên bán có nghĩa vụ thực hiện như đã đề cập ở phần nghĩa
vụ của bên bán. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 51 Luật thương mại thì bên mua có
quyền ngừng thanh toán tiền hàng trong các trường hợp:
- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối;
- Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có
quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp
đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù
hợp đó.
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
1.2.2.2.6 Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
Việc xác lập và thực hiện các hợp đồng trước hết là dựa vào sự tự giác của các bên

nhưng trong thực tế, không phải bất cứ ai khi tham gia giao dịch đều có thiện chí trong
việc thực hiện hợp đồng một cách nghiêm chỉnh. Do vậy trong hợp đồng thường có điều
khoản thỏa thuận về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng để đảm bảo độ tin cậy cho
các bên đồng thời giúp các bên có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng.
Theo Điều 318 BLDS, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: Cầm
cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Tuy nhiên, trong
hợp đồng mua bán hàng hóa, không áp dụng biện pháp bảo đảm bằng ký cược hay biện
pháp bảo đảm bằng tín chấp. Bởi vì ký cược là biện pháp để bảo đảm trả lại tài sản thuê
trong hợp đồng cho thuê tài sản, còn tín chấp là biện pháp mà do Tổ chức chính trị xã hội
đứng ra bảo đảm cho hộ gia đình nghèo vay tiền tại Ngân hàng hoặc Tổ chức tín dụng.
Cầm cố tài sản
Theo quy định tại Điều 326 BLDS năm 2005 thì cầm cố tài sản là việc trao động
sản thuộc quyền sở hữu của mình cho phía bên kia trong quan hệ hợp đồng, để giữ gìn
làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm hợp đồng đã được ký kết. Việc cầm
cố phải được lập thành văn bản riêng, có xác nhận của cơ quan công chứng hay cơ quan
có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (trong trường hợp mà không có cơ quan công chứng).
Người thực hiện việc giữ vật bị cầm cố phải bảo đảm giữ nguyên giá trị của vật đó,
không được chuyển dịch sở hữu vật cầm cố cho người khác trong thời gian văn bản cầm
cố có hiệu lực.
Thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bảo
đảm tài sản cho việc thực hiện hợp đồng đã ký kết.Tài sản có thể là động sản, bất động
sản hay giá trị tài sản khác. Hình thức thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản hay
ghi trong hợp đồng chính, phải có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan có
thẩm quyền đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn văn bản thế chấp có hiệu lực người thế
chấp tài sản có nghĩa vụ phải bảo đảm giữ nguyên giá trị của tài sản thế chấp; không
được chuyển dịch sở hữu hay tự động chuyển giao tài sản đó cho người khác trong thời
gian văn bản thế chấp đó có hiệu lực. Bên cạnh đó, nếu bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về
tài sản thế chấp thì sẽ phải trả lại giấy tờ về tài sản thế chấp đó cho bên thế chấp khi chấm
dứt thế chấp.

Đặt cọc
Đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, được định nghĩa
tại Điều 358 BLDS năm 2005 ‘Ðặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền
hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong
một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự”. Khi tiến hành đặt cọc
thì phải lập thành văn bản ghi rõ các vấn đề như đối tượng, giá trị bằng tiền hay tài sản
đặt cọc, thời hạn đặt cọc trong văn bản. Trong trường hợp, hợp đồng dân sự được giao
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện
nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài
sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực
hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương
đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ký quỹ
Theo khoản 1 Điều 360 BLDS thì ký quỹ cũng là một biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ đối với các bên, nó được thực hiện thông qua ngân hàng – nơi nhận tài sản để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho một bên trong hợp đồng. Ngân hàng sẽ được bên có
quyền yêu cầu thanh toán hay bồi thường thiệt hại (sau khi đã trừ đi chi phí dịch vụ ngân
hàng) do bên có nghĩa vụ gây ra khi không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Bảo lãnh
Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận
bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi
đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Tài sản bảo lãnh phải ngang bằng hoặc lớn hơn giá trị phần nghĩa vụ được cam kết thực
hiện. Ngoài sự xác nhận của cơ quan công chứng nhà nước thì phải có thêm sự chứng
thực của cơ quan ngân hàng, nơi người bảo lãnh mở tài khoản hay thực hiện các giao
dịch khác chứng nhận về mức giá trị tài sản, hay về khoản tiền có trong tài khoản đưa ra
bảo lãnh mới chính thức công nhận có sự bảo lãnh tài sản cho người có nghĩa vụ tài sản

trong hợp đồng. Việc xử lý, hủy bỏ hay chấm dứt việc bảo lãnh được quy định tại các
Điều 369, 370 và 371 BLDS 2005.
1.2.2.2.7 Giải quyết tranh chấp
Thương lượng giữa các bên:
Khi xảy ra tranh chấp, phương thức đầu tiên mà các bên thường hay lựa chọn nhất
là thương lượng. Phương thức này thể hiện được bản chất của giao kết hợp đồng là sự
thỏa thuận giữa các bên. Nó cũng là phương thức nhanh gọn và đảm bảo lợi ích của các
bên được hài hòa hơn. Thương lượng có thể được tiến hành độc lập hoặc tiến hành cùng
với quá trình tố tụng tại Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án.
Đối với thương lượng độc lập: Nghĩa vụ của các bên phải tiến hành trong quá trình
thương lượng được quy định trong điều khoản về giải quyết tranh chấp. Do đó các bên
phải tiến hành như là một điều khoản trong hợp đồng. Kết quả thương lượng được coi
như một thỏa thuận mới về vấn đề tranh chấp, các bên phải đảm bảo được sự tự nguyện
trong thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
Đối với thương lượng được tiến hành theo thủ tục trọng tài hoặc Tòa án thì theo yêu
cầu của các bên, trọng tài viên, thẩm phán có thể ra văn bản công nhận kết quả thỏa thuận
của các bên sau quá trình thương lượng. Văn bản này có giá trị như một quyết định của
Trọng tài hay Tòa án.
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
Hòa giải giữa các bên.
Hòa giải là quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư, trong đó có hòa
giải viên là người thứ ba làm trung gian giúp các bên đạt được sự thỏa thuận. Với phương
thức này, các bên có thể giải quyết tranh chấp một cách thân thiện và có thể tiếp tục giữ
vững mối quan hệ trong kinh doanh; hạn chế tối đa sự hao phí thời gian và tiền của vào
việc giải quyết tranh chấp nếu nó được tiến hành theo thủ tục tố tụng trọng tài hoặc tòa
án; ngoài ra, nó không phải là quá trình tố tụng công khai nên đảm bảo giữ vững được
các bí mật trong thương mại mà các bên không muốn cho người ngoài biết. Giữ vững uy
tín và danh dự cho các bên.

Do bản chất của hòa giải là sự tự nguyện thỏa thuận nên kết quả thỏa thuận không
có tính chất bắt buộc thi hành cao như giải quyết tại Trung tâm trọng tài hay Tòa án.
Giải quyết tại Trung tâm trọng tài
Cũng như hai phương thức giải quyết trên thì phương thức giải quyết tranh chấp tại
Trung tâm trọng tài được các bên lựa chọn bởi những ưu điểm của phương thức này có
thể được kể đến đó là: Đỡ tốn kém về thời gian bởi đây là phương thức giquyết tại Tòa
án. Và nó cũng đảm bảo tính khách quan, trung lập của trọng tài. Phán quyết của trọng tài
có hiệu lực thi hành bởi nó được Tòa án công nhận và cho thi hành qua một thủ tục tư
pháp. Ngoài ra phương thức này cũng đảm bảo bí quyết kinh doanh của các bên vì nó
không phải là phương thức giải quyết công khai như giải quyết tại Tòa án.
Để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và được giải quyết tại Trung tâm trọng tài thì
phải có đủ các điều kiện sau:
+ Tranh chấp phải phát sinh từ hoạt động thương mại thương mại. Các hoạt động
thương mại được liệt kê ở Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh trọng tài năm 2003.
+ Trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có Thỏa thuận trọng tài (Khoản 1
Điều 3 Pháp lệnh Trọng tài thương mại được Quốc hội thông qua ngày 25/02/2003)
Nếu các bên không có thỏa thuận trọng tài mà khi xảy ra tranh chấp lại có thỏa
thuận trọng tài thì cũng được áp dụng hình thức này, tuy nhiên phải thỏa thuận giải quyết
tại trọng tài trước khi các bên khởi kiện lên trung tâm trọng tài
+ Người ký kết thỏa thuận trọng tài có năng lực ký kết theo quy định của pháp luật.
Đó là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có thẩm quyền ký kết thỏa thuận
đó. Tuy nhiên trong trường hợp nếu người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền
ký kết và khi phát sinh tranh chấp mà một bên có yêu cầu tòa án giải quyết, thì tòa án yêu
cầu người có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài cho biết ý kiến bằng văn bản họ có
chấp nhận thỏa thuận trọng tài đó hay không. Nếu họ chấp nhận thì trường hợp này thỏa
thuận trọng tài không vô hiệu và vụ tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng
tài theo thủ tục chung.
+ Bên ký kết thỏa thuận trọng tài không bị lừa dối, bị đe dọa.
+ Thỏa thuận trọng tài phải quy định rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có
thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, nếu không quy định rõ thì sau đó phải có thỏa thuận

SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
bổ sung.
+ Thỏa thuận trọng tài phải được lập theo hình thức do pháp luật quy định: “Thỏa
thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Thỏa thuận trọng tài thông qua thư, điện
báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải
quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản” ( Điều
9 Pháp lệnh trọng tài thương mại).
Giải quyết tại Tòa án
Tòa án là cơ quan chủ yếu giải quyết các tranh chấp, bất đồng không những chỉ
trong hoạt động kinh doanh thương mại mà còn các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.
Mỗi lĩnh vực đều có một tòa chuyên trách cho lĩnh vực đó giải quyết. Đối với lĩnh vực
kinh doanh thương mại thì tòa kinh tế sẽ chịu trách nhiệm giải quyết. Những tranh chấp
về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án được quy định tại Điều
29 Bộ Luật tố tụng dân sự. Để được giải quyết theo phương thức này thì không nhất thiết
các bên phải thỏa thuận trước đó sẽ giải quyết tại Tòa án. Khi có tranh chấp xảy ra,
nguyên đơn có quyền khởi kiện ra Tòa án nếu các bên không có thỏa thuận trọng tài hoặc
thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
Với phương thức giải quyết này ta có thể thấy được những ưu điểm đó là phán
quyết của Tòa án có tính cưỡng chế thi hành cao. Tuy nhiên phương pháp này lại là
phương pháp giải quyết công khai nên bất lợi cho các bên, đặc biệt là những lĩnh vực
kinh doanh cần phải giữ bí mật cho bí quyết kinh doanh của mình. Ngoài ra, khi đã giải
quyết được tranh chấp thì các bên khó có thể giữ được mối quan hệ trong kinh doanh như
trước đây đã từng có.
1.3 Nguyên tắc điều chỉnh về kí kết và thực hiện hợp dồng mua bán hàng hóa
Nguyên tăc bình đẳng:
Quan hệ hợp đồng là quan hệ giữa các chủ thể bình đẳng với nhau. Các chủ thể có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng. Các bên tự
nguyện cùng nhau xác lập quan hệ hợp đồng, bảo đảm nội dung của quan hệ đó thể hiện

được sự tương ứng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cho các bên. Khái niệm về sự
tự nguyện, bình đẳng trong giao kết hợp đồng dẫn đến thái độ thiện chí, hợp tác, trung
thực và ngay thẳng giữa các bên.
Nguyên tắc tự do kinh doanh, kí kết, giao kết hợp đồng
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận ý chí của các bên tham gia kí kết làm
phát sinh các nghĩa vụ pháp lý, do đó việc kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải dựa
trên cơ sở tự do ý chí của các bên. Việc bày tỏ ý chí thể hiện trên ba khia cạnh: tự do
chon đối tác kinh doanh, tự do xác lập nội dung giao kết và tự do lựa chọn hình thức giao
kết. Về nội dung hợp đồng, nguyên tắc tự do giao kết cho phép các bên tự do thỏa thuận
các điều khoản về nội dung của hợp đồng, nhưng để nội dung hợp đồng có hiệu lực pháp
luật thì những điều khoản nội dung của hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức
xã hội.
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
22
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ
VỀ KÍ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề kí kết và thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa
2.1.1. Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may Hưng Thịnh
2.1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của công ty TNHH Dệt may Hưng Thịnh
Tên đơn vị thực tập: Công ty TNHH DỆT MAY HƯNG THỊNH
Tên giao dịch : HƯNG THỊNH
Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất Sợi và các loại khăn bông
Số lượng nhân viên: 297 người
Năm thành lập năm:25/5/2005
Trụ sở chính: Khu công nghiệp Đồng Tu – Hưng Hà – Thái Bình
Điện thoại: 0363.971.779
Fax: 0363.955.329

Email:
Công ty TNHH Dệt may Hưng Thịnh được thành lập ngày 25 tháng 05 năm 2005.
Kinh doanh các ngành nghề chính: khăn và sợi. Trong thời gian hoạt động, Công ty liên
tục tăng trưởng với tốc độ cao, nguồn tài chính vững mạnh, đảm bảo cho đầu tư và phát
triển. Hiện nay công ty quy tụ trên nhiều kỹ sư, cử nhân đã tốt nghiệp các trường đại học
có uy tín trên cả nước. Từ chỗ chỉ là đại lý phân phối chính thức trong nước các sản
phẩm khăn và sợi, Công ty đã mở rộng quy mô xuất khẩu ra nước ngoài như: Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc…. Đồng thời nghiên cứu ứng dụng, nâng cao công nghệ để đáp
ứng được với nhu cầu hiện tại và tương lai. Các sản phẩm của Hưng Thịnh được khách
hàng đánh giá cao cả về mẫu mã lẫn chất lượng, đáp ứng hầu hết nhu cầu và thị hiếu của
nhiều đối tượng khách hàng.
2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty.
Hiện nay công ty TNHH Dệt may Hưng Thịnh đang kinh doanh các loại sản phẩm
như:
Sản xuất các loại khăn bông.
• Sản xuất sợi.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện dưới đây:
Bảng Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
Giám đốc có quyền hạn trách nhiệm cao nhất trong Công ty về mọi mặt sản xuất
kinh doanh.Giám đốc đại diện cho mọi trách nhiệm và quyền lợi của Công ty trước pháp
luật và các cơ quan hữu quan, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó giám đốc: Các Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc điều hành công
việc Công ty theo sự phân công nhiệm vụ của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc và Hội đồng quản trị về những công việc được giao.
- Phòng kỹ thuật có phòng chức năng tham mưu cho ban Giám đốc quản lý công
tác kỹ thuật công nghệ, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất
các trang thiết bị hiện đại, nghiên cứu thay đổi máy móc, thiết bị theo yêu cầu của công

ty nhằm đáp ứng sự phát triển trong sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng tài chính - kế toán có chức năng tham mưu cho ban Giám đốc về công tác
tài chính cho công ty, nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ,
chính sách, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Văn phòng công ty là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết các nghiệp vụ
quản lý sản xuất kinh doanh, vừa làm nhiệ vụ hành chinh và xã hội; có chức năng tham
mưu cho ban Giám đốc về công tác quản lý cán bộ, lao động, tiền lương, bảo vệ an ninh,
hành chính
- Phòng chất lượng có chức năng tham mưu cho ban Giám đốc trong công tác quản
lý hệ thống chất lượngcủa công ty theo tiêu chuẩn ISO9000; duy trì và đảm bảo hệ thống
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
Ban Giám đốc
Phòng
Hành
chính
Phòng
XNK
Phòng
KD &
PTTT
Phòng
Kế toán
Phòng
kỹ thuật
Phòng
chất
lượng
Phòng
sợi mẫu
Phân

xưởng
Sợi
Xưởng
sản
xuất
Phân
xưởng
khăn
Phòng
kỹ thuật
Đóng
gói
KCS
P. Kiểm
tra
Đóng
gói
Xưởng
may
24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm
chất lượng hoạt động có hiệu quả. Kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hoá từ khâu đầu
đến khâu cuối của qua trình sản xuất để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tiêu chuẩ kỹ thuật
theo quy định.
- Các xưởng sản xuất có nhiệm vụ biến các nguyên kiệu đầu vào thành các sản
phẩm đầu ra theo đúng mẫu mã thiết kế, và theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã quy định
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
Kết quả SXKD của công ty trong 3 năm 2012-2014 ( tính theo VNĐ)
Nội dung
Năm Tăng/giảm

2012 2013 2014 13/12 14/13
Tổng doanh thu 17.712.717 24.115.976 28.786.452 36,15% 19,36%
Chi phí 16.207.801 20.968.822 24.468.346 29,37% 16,69%
Lợi nhuận
(trước thuế)
1.504.916 3.147.154 4.318.106 109% 37,20%
Nộp ngân sách 376.229 786.788 863.621 109% 9,76%
Lợi nhuận
(sau thuế)
1.128.687 2.360.366 3.454.485 109% 46,35%
Nguồn: báo cáo tài chính của công ty
Dựa vào bảng số liệu trên, nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
khá ổn định.Công ty đã đẩy mạnh các hoạt động mở rộng thị trường nâng cao khả năng
cạnh tranh, xây dựng thương hiệu mạnh cho việc kinh doanh của công ty.
2.2 Thực trạng các qui phạm pháp luật điều chỉnh về kí kết và thực hiện hợp đồng
mua bán hàng hóa
2.2.1. Ưu điểm
BLDS 2005 và LTM 2005 được ban hành trong điều kiện đất nước đang trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ký kết và thực hiện
hợp đồng cũng như các hoạt động thương mại khác phát triển,góp phần giúp cho môi
trường kinh doanh ở Việt Nam thông thoáng hơn, hiệu quả hơn. Sau khi hai văn bản pháp
luật này ra đời thì Bộ luật Dân sự 1995, Luật Thương Mại 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng
kinh tế 1989 được bãi bỏ. Các chế định về hợp đồng trong pháp luật Việt Nam đã được
xây dựng lại: BLDS thống nhất quy định về tất cả các loại hợp đồng, không kể tên, loại
hợp đồng, LTM chỉ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong một số trường hợp cụ
thể. Như vậy trong mối quan hệ giữa BLDS 2005 và LTM 2005 thì BLDS đóng vai trò là
luật chung còn LTM đóng vai trò là luật chuyên ngành. Do đó, nếu giữa hai văn bản có
những quy định chồng chéo thì khi áp dụng phải tuân theo các điều khoản trong LTM.
Có thể nói, việc thống nhất trong quy định về hợp đồng giữa BLDS và LTM đã giải toả
được những mâu thuẫn luẩn quẩn của chế định hợp đồng trước đây. Điều này đã tạo dựng

một môi trường pháp lý lành mạnh cho thương nhân trong thời kỳ hội nhập.Những quy
định mới về hợp đồng trong BLDS 2005, LTM 2005 được thể hiện:
SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4
25

×