Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Hoàn thiện công tác xây dựng dự án tại công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.97 KB, 38 trang )

1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
TÓM LƯỢC
1. Tên đề tài: “Hoàn thiện công tác xây dựng dự án tại công ty Cổ phần phát
triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam.”
2. Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Vũ Thị Như Quỳnh
3. Sinh viên thực hiện:
Hoàng Thị Trang – Lớp K47A2 – Trường Đại học Thương Mại
4. Thời gian thực hiện:
Từ ngày 26/02/2015 đến ngày 29/04/2015
5. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
- Hệ thống hóa kiến thức về dự án và công tác xây dựng dự án.
- Phân tích và đánh giá tình hình công tác xây dựng dự án tại công ty Cổ phần
phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng dự án tại công ty Cổ
phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
6. Nội dung chính:
Đề tài được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về công tác xây dựng dự án
Chương 2: Đánh giá và phân tích thực trạng công tác xây dựng dự án tại công ty
Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị để hoàn thiện công tác xây dựng dự án tại công
ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
7. Kết quả chính đạt được:
 Báo cáo tóm tắt đề tài
 Báo cáo chính thức khóa luận tốt nghiệp
 Hiểu biết thêm về công tác xây dựng dự án
1
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
1
2


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và thực hiện đề tài của mình em xin chân thành cảm ơn tới:
Thầy cô trong khoa quản trị kinh doanh và nhà trường đã tạo điều kiện cho em có
cơ hội cọ sát với thực tế và hiểu hơn về chuyên môn của mình.
Ban giám đốc công ty, các cô, chú, anh chị cán bộ công nhân viên công ty Cổ
phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em rất nhiều để
em có thể hiểu rõ hơn những khó khăn trong công tác xây dựng dự án
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn tới ThS Vũ Thị Như Quỳnh, người đã tận
tình hướng dẫn em hoàn thành bài viết này.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu để hoàn thành tốt đề tài
của mình. Tuy nhiên, vì trình độ hiểu biết và thời gian có hạn, chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những khuyết điểm thiếu sót. Chính vì vậy, em mong nhận được sự đánh
giá quan tâm và những lời phê bình, đóng góp chân thành của các thầy cô giáo và
những người quan tâm đến đề tài này nhằm góp phần làm cho nội dung đề tài hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Hoàng Thị Trang
2
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
2
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
MỤC LỤC
3
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
3
4

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
S
TT
Từ viết
tắt
Giải nghĩa
1 BKHCN Bộ Khoa học và Công nghệ
2 BTC Bộ tài chính
3 Ha Hécta
4 HTTV Hệ thống thư viện
5 M Mét
6 QĐ Quyết định
7 TB Thông báo
8 TTLT Thông tư liên tịch
9 TTg Thủ tướng
1
0
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
1
1
SHTT Sở hữu trí tuệ
1 SKHCN Sở Khoa học và Công nghệ
4
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
4
5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
2

1
3
UBND Ủỷ ban nhân dân
1
4
VIETTSD Công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam
1
5
WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
5
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
5
6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO đã đem lại cho Việt Nam một làn
sóng đầu tư từ khắp các nước trên thế giới. Kéo theo đó, Việt Nam phải điều chỉnh lại
các quan điểm chính trị, xã hội để phù hợp với sự phát triển của thế giới. Trong đó vấn
đề phát triển khoa học kỹ thuật trong nước và vấn đề sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên
quan trọng và thiết yếu. Vì vậy, nhà nước đã có những chính sách, chiến lược tạo điều
kiện để phát triển những máy móc, kỹ thuật mới ở trong nước và bảo hộ các nhãn hiệu
tại địa phương trên cả nước bằng cách xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư. Tuy
nhiên, đây là những dự án thuộc một lĩnh vực mới nên những dự án này đang gặp
nhiều những khó khăn, bất cập cần phải tìm ra phương hướng để giải quyết.
Trong phạm vi một doanh nghiệp, công tác quản trị dự án có vai trò quan trọng.
Nó quyết định tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi dự án có không gian và
thời gian xây dựng và thực hiện khác nhau, tuy nhiên chúng đều có một bước rất quan
trọng để khởi nguồn cho sự thành công, đó là bước xây dựng dự án. Công tác xây
dựng dự án tốt sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cũng là nền tảng để doanh

nghiệp xây dựng và phát triển thêm các dự án khác giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt
động của mình trên thị trường. Do vậy, các doanh nghiệp phải có một quy trình xây
dựng dự án chuẩn, tạo tiền đề cho sự phát triển thành công của dự án và làm cơ sở cho
sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam được thành lập
năm 2012 và hoạt động kinh doanh chủ yếu là thực hiện các dự án liên quan tới bảo
hộ, phát triển thương hiệu cho những nhãn hiệu tập thể tại các địa phương, ứng dụng
những sản phẩm công nghệ mới do Việt Nam sản xuất vào thực tế. Vậy nên, sự phát
triển của công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam gắn chặt với
việc xây dựng và thực hiện các dự án. Tuy nhiên, công tác xây dựng dự án ở công ty
chưa được quan tâm đúng mức. Thể hiện rõ qua việc công ty chưa có một quy trình
chuẩn cho việc xây dựng dự án và công tác xây dựng dự án thường bị chậm tiến độ.
Vấn đề hoàn thiện công tác xây dựng dự án là rất cần thiết, nó giúp công ty nâng cao
lợi thế của mình trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng dự án tốt còn
giúp công ty thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, tăng thị phần, mở rộng quy mô, quảng bá
thương hiệu, tăng lợi nhuận đồng thời tăng cường lòng tin đối với khách hàng. Đó là lý
do em chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác xây dựng dựán tại công ty Cổ
phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam”.
6
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình tìm hiểu đề tài, em đã tìm được một số luận văn nghiên cứu về
công tác xây dựng dự án.
- Luận văn “Hoàn thiện công tác xây dựng dự án đầu tư xây dựng tại công ty tư vấn -
xây dựng công trình văn hóa và đô thị” của Nguyễn Trần Thanh, năm 2006, trường đại
học Thương Mại.
Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thực trạng công tác xây
dựng dự án đầu tư tại công ty tư vấn – xây dựng công trình văn hóa đô thị, qua đó thấy

được thành tích và hạn chế của công tác xây dựng dự án tại công ty. Từ đó đưa ra một số
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức xây dựng dự án đầu tư xây dựng tại công ty.
- Luận văn “Hoàn thiện công tác xây dựng dự án ứng dụng thương mại điện tử tại công
ty TNHH Sông Hồng 2 trong lĩnh vực khách sạn du lịch” của Nguyễn Văn Đoàn, năm
2009, trường đại học Thương Mại.
Luận văn đã đánh giá tổng quan thực trạng công tác xây dựng dự án ứng dụng
thương mại điện tử tại công ty TNHH Sông Hồng 2, từ đó chỉ ra những thành tựu đạt
được cũng như những hạn chế về công tác xây dựng dự án. Qua đó, đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện và phương hướng phát triển công tác xây dựng dự án tại công ty.
- Luận văn “Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty Cổ phần dịch vụ cơ điện lạnh công
trình TSC” của Đặng Thị Ngọc Anh, năm 2012, trường đại học Thương Mại.
Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổ
phần dịch vụ cơ điện lạnh công trình TSC, tác giả đã chỉ ra được những ưu điểm và
nhược điểm của dự án, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công
tác lập dự án tại công ty.
- Luận văn “Hoàn thiện công tác xây dựng dự án tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và
xây dựng Việt Đức” của Vũ Thị Huế, năm 2013, trường đại học Thương Mại.
Luận văn đã đưa ra được những vấn đề còn tồn tại của công ty xuất nhập khẩu và
xây dựng Việt Đức. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và phương hướng phát
triển công tác xây dựng dự án tại công ty.
- Luận văn “Hoàn thiện công tác xây dựng dự án tại công ty TNHH Toyota Thanh Hóa”
của Hà Mạnh Hùng, năm 2014, trường đại học Thương Mại.
Luận văn đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá công tác xây dựng dự án của
công ty TNHH Toyota Thanh Hóa. Từ đó chỉ ra những thành tựu đạt được, những bất
cập và qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng dự án của
công ty.
Như vậy, đã có nhiều đề tài liên quan đến dự án và công tác xây dựng dự án
nhưng ở mỗi công ty, mỗi lĩnh vực nhưng công tác xây dựng dự án ở mỗi công ty lại
có những nét riêng. Những công trình nghiên cứu này đã cho thấy cái nhìn cơ bản về
những lý luận liên quan đến việc xây dựng dự án, từ đó tìm ra những tồn tại của vấn đề

nghiên cứu để đưa ra những giải pháp phù hợp. Tuy nhiên chưa có đề tài nào làm về
“Hoàn thiện công tác xây dựng dự án tại công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công
nghệ Việt Nam”.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ
Việt Nam em thấy việc xây dựng dự án của công ty còn nhiều bất cập và hiện chưa có
7
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
đề tài về hoàn thiện công tác xây dựng dự án của công ty. Vì vậy, mục đích nghiên cứu
đề tài là:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác xây dựng dự án
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác xây dựng dự án tại công ty Cổ phần
phát triển Khoa học và công nghệ Việt Nam trong thời gian từ 2013 – 2015, nhằm làm
rõ những vấn đề tồn tại và nguyên nhân tồn tại những vấn đề đó.
- Đề xuất một số hướng, giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác xây
dựng dự án tại công ty Cổ phần phát triển Khoa học và công nghệ Việt Nam
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Công tác xây dựng dự án của công ty Cổ phần phát triển Khoa học và công
nghệ Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Tất cả các dự án được công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ Việt
Nam xây dựng trong phạm vi nước Việt Nam.
Thời gian: các dự án thực hiện từ năm 2013 đến 2015
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Các phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp là phương pháp thu thập dữ liệu
chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể

nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê. Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ
liệu sơ cấp nhằm thu thập và phân tích thông tin liên quan đến công tác xây dựng dự
án của công ty, đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu bổ sung những thông tin còn thiếu của
nghiên cứu thứ cấp
Để hoàn thành bài khóa luận em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan sát
thực tế tại phòng kinh doanh, phòng dự án và phòng kế toán của công ty. Qua đó em đã
tìm hiểu được tình hình hoạt động, thực tế quá trình xây dựng dự án của công ty.
5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Em đã tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn (xin số liệu từ phòng kế toán,
phòng nhân sự, phòng dự án) ngoài ra em còn thu thập dữ liệu trên trang web của công
ty để đảm bảo khối lượng thông tin đầy đủ đáp ứng tốt đề tài báo cáo.
Mục đích: Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp được sử dụng nhằm thu thập
số liệu, dữ liệu từ các phòng, ban của công ty phục vụ cho việc tìm hiểu, đánh giá thực
trạng công tác xây dựng dự án của công ty. Phương pháp này có ưu điểm là chi phí
thấp, dựa trên các số liệu thu thập được mà các nhà quản trị có cách nhìn nhận để phân
tích và làm cơ sở cho việc lập mục tiêu xây dựng dự án của công ty.
5.2. Các phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê: Các số liệu thu thập được cần phải có sự chọn lọc,
thống kê theo các chỉ tiêu nhằm phục vụ các phần khác nhau trong luận văn.
- Phương pháp so sánh: Dựa vào các số liệu về doanh thu, lợi nhuận, chi phí…
của các năm 2012, 2013, 2014 để so sánh số liệu giữa các năm bao gồm so sánh tương
đối và tuyệt đối.
6. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, phần mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, tài
liệu tham khảo thì nội dung của bài khóa luận gồm:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về công tác xây dựng dự án trong doanh nghiệp.
8
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh

Chương 2: Phân tích và đánh giá về thực trạng về công tác xây dựng dự án của
công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị để giải quyết các vấn đề còn hạn chế trong công
tác xây dựng dự án của công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG
DỰ ÁN TRONG DOANH NGHIỆP
1. 1. Các khái niệm có liên quan
1.1. 1. Khái niệm dự án:
a. Khái niệm về dự án:
- Về hình thức: Dự án là một tập hồ sơ gồm tài liệu, trong đó trình bày một cách chi tiết
và hệ thống với các nguồn lực và chi phí theo một kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu
xác định trong một thời hạn nhất định.
- Về nội dung
Theo nghĩa “tĩnh”, dự án được hiểu là một hình tượng về một tình huống (một
trạng thái) mà ta muốn đạt tới trong tương lai.
Theo nghĩa “động”, dự án là một hoạt động đặc thù được thực hiện có mục đích,
có phương pháp và định tiến với các phương tiện và nguồn lực đã cho nhằm tạo nên
một thực tế mới.
b. Khái niệm dự án kinh doanh
Dự án kinh doanh trước hết là một dự án được hình thành và thực hiện trong lĩnh
vực kinh doanh, theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và các hoạt động dự án gắn liền với môi
trường kinh doanh và thị trường mà dự án sẽ cung ứng sản phẩm, dịch vụ.
c. Khái niệm xây dựng dự án
Xây dựng dự án là một trong những nội dung đầu tiên của hoạt động quản trị dự
án, đây là nền tảng và là cơ sở để có thể triển khai các bước tiếp theo. Nội dung phải
xác định một cách đầy đủ, chi tiết, có căn cứ lý luận, thực tiễn và pháp lý, làm chỗ dựa
cho việc thẩm định, đánh giá, lựa chọn và phê duyệt dự án của các cấp có thẩm quyền.
Đồng thời, làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư của các chủ đầu tư, hạn chế những
rủi ro, nguy cơ trong quá trình triển khai thực hiện.
1.1.2. Quản trị dự án:

Quản trị dự án là tổng hợp những hoạt động quản trị liên quan đến việc xác định
dự án, phân tích và lập dự án, triển khai dự án, nghiệm thu và tổng kết dự án nhằm đáp
ứng một mục tiêu chuyên biệt, và qua đó góp phần thực hiện mục tiêu chung của
doanh nghiệp.
9
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
1.1.3. Soạn thảo dự án
Công tác soạn thảo dự án là phương tiện hỗ trợ cho quản lý hoạt động đầu tư.
Giúp cho nhà đầu tư ra quyết định đầu tư hay không? Giúp cho các nhà tài chính ra
quyết định có nên tài trợ, cho vay và các cấp quản lý nhà nước ra quyết định cấp giấy
chứng nhận đầu tư hay từ chối.
1.1.4. Các căn cứ trong việc xây dựng dự án:
- Căn cứ lý luận: Việc xây dựng toàn bộ dự án cũng như nội dung cụ thể của nó phải
luôn hướng tới phạm vi yêu cầu nghiên cứu cần đạt tới của mỗi nội dung. Giữa các nội
dung dự án cần phải có mối quan hệ biện chứng logic và hữu cơ, không mâu thuẫn lẫn
nhau. Toàn bộ dự án cũng như từng nội dung cụ thể luôn có căn cứ, nguyên tắc và
phương pháp xây dựng nhất định để đảm bảo cho hoạt động dự án tuân theo các yếu tố
khách quan.
- Căn cứ pháp lý là pháp luật và thể chế trong nước có liên quan đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và dự án.
- Căn cứ thực tiễn là những nghiên cứu, phân tích và dự báo về xu hướng biến động của
một ngành kĩ nghệ mà dự án dự định tham gia, nhu cầu thực tế của dự án về vốn kinh
doanh và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, nhu cầu thực tế của dự án và khả năng
tổ chức, quản lý dự án của doanh nghiệp nói chung và trình độ của đội ngũ quản trị nói
riêng. Căn cứ thực tiễn dựa trên các mục tiêu chung và cụ thể của doanh nghiệp trong thời
kì thực hiện dự án, kết quả hoạt đông kinh doanh trong quá khứ cũng như trong hiện tại,
kết quả của việc phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Nội dung của công tác xây dựng dự án

1.2.1. Mục đích, yêu cầu của xây dựng dự án:
- Mục đích:
Xây dựng được một dự án khả thi với các nội dung cần thiết. Các nội dung này
phải được xác định một cách đầy đủ, chi tiết , có căn cứ lý luận, thực tiễn và pháp lý,
làm chỗ dựa cho việc thẩm định, đánh giá, lựa chọn và phê duyệt dự án của các cấp có
thẩm quyền. Đồng thời, làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư cho các chủ đầu tư,
cho việc triển khai thực hiện dự án của nhà quản trị dự án.
- Yêu cầu:
• Dự án phải đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Dù là nội dung nào của dự án thì việc
giải quyết mọi vấn đề đặt ra phải hướng tới các mục tiêu là làm thế nào để thực hiện
mục tiêu đó.
• Đảm bảo đầy đủ, toàn diện, rõ ràng các nội dung của dự án có tính khoa học thực tiễn
pháp lý.
10
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
• Dự án phải đảm bảo kết hợp hài hòa tính khả thi và tính hiệu quả. Thông thường nếu
dự án kinh doanh đạt tính khả thi cao thì tính hiệu quả sẽ thấp và ngược lại, tùy theo
mục tiêu cần đạt tới mà có thể nhấn mạnh mặt này hoặc mặt kia song không thể xây
dựng một dự án kinh doanh mà chỉ đạt tính khả thi hay tính hiệu quả.
• Dự án phải đảm bảo huy động mọi nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để nâng cao
hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Khi xác định nguồn lực, cần phải ưu tiên việc xây
dựng các nguồn lực chưa được khai thác triệt để hoặc hoàn toàn chưa được khai thác
mà doanh nghiệp chưa có. Hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro và bất trắc có thể xảy
ra. Phải nghiên cứu, phân tích và lựa chọn giải pháp hay phương án tối ưu để giả quyết
một vấn đề nào đó trong từng nội dung. Tất nhiên phải chấp nhận một sự mạo hiểm
nếu muốn đạt hiệu quả cao.
1.2.2. Căn cứ xây dựng dự án:

a. Các căn cứ lý luận:
- Trên phương diện tổng thể, dự án phải được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu, yêu cầu
và nội dung…của một dự án đầu tư, có thể xem xét đến tính đặc thù của một dự án,
nghĩa là các nội dung của dự án hướng vào việc thực hiện mục tiêu chung là tìm kiếm
lợi nhuận cho doanh nghiệp (chủ dự án). Phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung chủ
yếu, phản ánh các mặt hoạt động khác nhau trong mỗi dự án. Trong mỗi nội dung cụ
thể, phải dựa vào các mục tiêu cần đạt tới, các yêu cầu và phạm vi nghiên cứu…
- Việc xây dựng các nội dung của dự án và trong từng nội dung cụ thể phải căn cứ vào
mối quan hệ biện chứng, thống nhất và hệ thống giữa các vấn đề cần giải quyết. Nghĩa
là các nội dung phải có quan hệ chặt chẽ, logic và hữu cơ, không mâu thuẫn và phủ
định lẫn nhau
- Việc xây dựng dự án nói chung và từng nội dung của dự án nói riêng , phải có phương
pháp, công cụ và nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động của dự án được vận
hành theo đúng các quy luật khách quan, tránh tình trạng chủ quan, duy ý chí…
11
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
b. Các căn cứ thực tiễn
- Các mục tiêu bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể (trước mắt và lâu dài) của
doanh nghiệp trong thời kỳ dự án, các mục tiêu tổng quát và chi tiết (định lượng và
định tính) của từng nội dung trong dự án.
- Các số liệu, dữ liệu và kết quả của việc phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp: Những khó khăn, thuận lợi, thành công của doanh nghiệp
trong quá khứ cũng như hiện tại. Kết của quả kinh doanh nghiệp và của dự án nhất là
các yếu tố nguồn lực vật chất (vốn, đất đai, nhân lực, công nghệ và kĩ thuật …) và
nguồn lực tinh thần (triết lý kinh doanh, truyền thống tập quán, bầu không khí làm
việc, uy tín của doanh nghiệp…). Cần phải đặc biệt chú ý đến sự ảnh hưởng của các
yếu tố như: nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng … trong quá khứ và hiện tại.
- Những nghiên cứu, phân tích và dự báo về xu hướng biến động của thị trường sản

phẩm, dịch vụ, của nghành kỹ nghệ mà dự án sẽ tham gia.
- Nhu cầu thực tế của dự án vốn kinh doanh và khả năng đáp ứng của các nguồn vốn,
trước hết là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp trong thời kỳ dự án. Nhu cầu thực tế và
khả năng đáp ứng của doanh nghiệp về xây dựng cơ bản và thiết lập hạ tầng cơ sở
phục vụ cho hoạt động dự án qua các thời kỳ khác nhau.
- Khả năng tổ chức quản lý dự án của doanh nghiệp nói chung và của đội ngũ quản trị
nói riêng, kể cả khả năng và trình độ lập dự án và thuyết trình dự án…
c. Căn cứ pháp lý
- Pháp luật và các thể chế của Nhà nước có liên quan (trực tiếp hặc gián tiếp) đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động của dự án nói riêng. Phải
đặc biệt quan tâm đến luật về thuế, quản lý tài chính, sử dụng lao động, quản lý thị
trường và bảo vệ môi trường…
- Chủ trương, đường lối, chính sách và các quy định của Nhà nước, trên các lĩnh vực
như: chính trị, kinh tế , xã hội, khoa học – kỹ thuật…
- Các chính sách, chế độ, thủ tục và các quy tắc làm việc do cấp trên và doanh nghiệp
ban hành.
- Luật pháp và các thể chế mang tính quốc tế có liên quan đến hoạt động đối ngoại của
doanh nghiệp, dự án, nhất là trong các lĩnh vực hoạt động thương mại, đàm phán, ký
kết hợp đồng, thanh toán và chuyển giao công nghệ…
- Các thông lệ xã hội như: các quy phạm tư tưởng, đạo đức, các truyền thống tập quán,
thói quen, nghệ thuật ứng xử… của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi dân tộc.
Tóm lại, việc xây dựng dự án nói chung và xây dựng từng nội dung cụ thể của nó
nói riêng nhất thiết phải dựa trên những căn cứ lý luận, căn cứ thực tiễn và căn cứ
pháp lý. Chúng tạo điều kiện để dự án đảm bảo được tính khả thi, hiệu quả và hợp lý,
hạn chế được những rủi ro, nguy cơ trong quá trình triển khai và thực hiện, hơn nữa,
còn đảm bảo cho dự án có tình thuyết phục cao trong các giai đoạn thẩm định, lựa
chọn và phê duyệt.
1.2.3. Trình tự xây dựng dự án
1.2.3.1. Công tác chuẩn bị xây dựng dự án:
- Xác định mục tiêu, yêu cầu việc xây dựng dự án

• Mục tiêu:
Xây dựng được một dự án khả thi với nội dung cần thiết.
Các nội dung này phải được xác định một cách đầy đủ, chi tiết, có căn cứ lý luận,
thực tiễn và pháp lý, làm chỗ dựa cho việc thẩm định , đánh giá và lựa chọn, phê duyệt
12
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
dự án của các cấp có thẩm quyền. Đồng thời, làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư
của các chủ đầu tư, cho việc triển khai dự án của nhà quản trị dự án.
• Yêu cầu:
Dự án phải đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của dự án và của doanh nghiệp.
Dự án phải đảm bảo kết hợp tình khả thi và tính hiệu quả.
Dự án phải đảm bảo huy động đầy đủ mọi nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Từng nội dung của dự án phải được trình bày rõ ràng, đầy đủ, đảm bảo một sự
thống nhất về ngôn ngữ và cách diễn đạt để tránh sự nhầm lẫn, sai lệch trong trao đổi
và truyền đạt thông tin.
- Thành lập nhóm soạn thảo dự án:
Nhóm soạn thảo dự án sẽ bao gồm nhóm trưởng và các thành viên.
Thông thường, nhóm trưởng chính là chủ nhiệm dự án, là người chịu trách nhiệm
tổ chức, lãnh đạo, điều hành và theo dõi kiểm tra việc xây dựng dự án, phải là người
có năng lực tổ chức quản lý và điều hành công việc, có trình độ chuyên môn nhất định,
có uy tín cá nhân đối với các thành viên trong nhóm. Các thành viên còn lại là người
có trình độ chuyên môn cần thiết phù hợp với nội dung và yêu cầu cụ thể của việc soạn
thảo dự án, đúng với nhiệm vụ được phân công. Số lượng các thành viên tùy thuộc vào
nội dung và quy mô của dự án.
Nếu doanh nghiệp không có đủ điều kiện, nhất là về nhân sự thì có thể thuê soạn
thảo một số nội dung hay phương án của dự án hoặc thuê tư vấn đối với nội dung hay
phương án đó.

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác cho việc soạn thảo dự án:
Bao gồm các văn bản pháp quy, các quy định hướng dẫn của Nhà nước, cấp trên
và doanh nghiệp có liên quan đến nội dung của dự án, các điều kiện vật chất cho nhóm
soạn thảo.
1.2.3.2. Triển khai dự án:
Chủ nhiệm dự án (nhóm trưởng) chịu trách nhiệm tiến hành lập quy trình và lịch
trình soạn thảo dự án. Quy trình, lịch trình gồm:
(1) Khái quát hóa dự án (dự án thuộc loại nào? Mục đích cụ thể là gì? Chủ dự án
là ai? Sự cần thiết và mức độ ưu tiên của dự án? )
(2) Lập đề cương sơ bộ với lời giới thiệu về dự án. Trình bày khái quát nội dung,
phương án cơ bản với phương hướng và cách giải quyết các vấn đề cụ thể trong mỗi
nội dung hay phương án đó.
(3) Dự trù kinh phí sọan thảo dự án, bao gồm chi phí cho việc thu thập hay mua
các thông tin, tư liệu cần thiết chi phí cho khảo sát, chi phí hành chính văn phòng và in
ấn,chi phí bồi dưỡng thù lao cho người soạn thảo…
(4) Lập đề cương chi tiết (sau khi đã thông qua đề cương sơ bộ). Đề cương chi
tiết nên được thảo luận trong nhóm soạn thảo để tranh thủ ý kiến của các thành viên,
cũng như làm cho họ nhận thức đúng đắn, đầy đủ về toàn bộ dự án kinh doanh, qua đó
giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao sau này.
13
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
Phân bổ công việc và giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm soạn
thảo theo đúng chuyên môn. Nhắc nhở và khích lệ tinh thần, thái độ và ý thức trách
nhiệm của các thành viên.
Các thành viên trong nhóm soạn thảo (tùy theo nhiệm vụ được giao) tiến hành
thu thập các thông tin, tư liệu cần thiết cho việc soạn thảo dự án.
Phân tích xử lý thông tin tư liệu theo yêu cầu của nội dung soạn thảo dự án.
Xác định nội dung cụ thể và kết quả nghiên cứu, sau đó tổng hợp lại theo từng

nhóm nghiên cứu.
Nhóm trưởng tổng hợp lại các kết quả nghiên cứu của các nhóm để hình thành
nên toàn bộ nội dung của dự án (bản mộc).
(5) Hoàn chỉnh dự án: Dự án được soạn thảo xong cần phải được tổ chức và phản
biện, trao đổi, hoàn chỉnh và thống nhất ý kiến trong nhóm soạn thảo dưới sự chủ trì
của nhóm trưởng (chủ nhiệm dự án) trước khi được mô tả bằng văn bản (báo cáo chính
thức) để trình bày với chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét. Nhóm soạn
thảo tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi và điều chỉnh dự án cả về nội dung và hình thức, sau
đó dự án được in ấn và kết thúc công việc soạn thảo.
Một dự án hoàn chỉnh thường được trình bày theo kết cấu như sau:
- Tên dự án, mục lục và lời mở đầu.
- Sự cần thiết của việc tiến hành dự án đối với doanh nghiệp thông qua những lợi
ích mà dự án mang lại.
- Tóm tắt dự án: nhằm cung cấp toàn bộ các nội dung của dự án nhưng không cần
trình bày chi tiết các vấn đề cụ thể trong mỗi nội dung.
- Phần thuyết minh chính: trình bày chi tiết nội dung và kết quả nghiên cứu trên
các phương diện công nghệ kỹ thuật, tổ chức quản lý dự án… Các nội dung được
thuyết minh phải đảm bảo logic, chặt chẽ.
- Trình bày những kết luận và kiến nghị.
- Phần phụ lục của dự án (nếu có): bao gồm các bảng biểu, số liệu, phân tích
thống kê, các sơ đồ minh họa, các bản thiết kế và mô hình, tranh ảnh…
Trình bày những kết luận và kiến nghị: trong đó phải khẳng định những ưu điểm
của dự án (tính khả thi và tính hiệu quả) nêu rõ những thuận lợi và khó khăn trong việc
thực hiện dự án. Những kiến nghị đối với nhà nước hay doanh nghiệp phải ngắn gọn,
rõ ràng, súc tích và mang tính thuyết phục cao.
1.2.3.3. Trình duyệt dự án:
- Chuẩn bị hồ sơ dự án
Các nhà quản trị dự án đặc biệt là chủ nhiệm dự án có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ
các giấy tờ, thủ tục theo quy định của dự án để trình bày và bảo về dự án trước hội
đồng thẩm định. Thông thường, cần chuẩn bị một số vấn đề sau:

• Các văn bản pháp quy liên quan đến dự án
• Dự án đã được trình bày rõ ràng, mạch lạc
• Các khâu chuẩn bị khác (nếu có)
- Trình bày báo cáo chính thức dự án khả thi
Trước hội đồng thẩm định, chủ nhiệm dự án cần làm rõ được các vấn đề cơ bản
cua dự án như:
• Dự án được hoàn thành trong phạm vi giới hạn của ngân sách dự án
• Đảm bảo được tiến độ thời gian của dự án
• Chất lượng thực hiện của dự án
14
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
• Mức độ tiên tiến của công nghệ sử dụng trong dự án
• Hiệu quả mà dự án đem lại
- Thuyết trình dự án
Đây là quá trình đại diện cho dự án đứng ra trình bày và đưa các thông tin cần
thiết tới hội đồng thẩm định. Bên cạnh đó, đây cũng là quá trình thuyết phục hội đồng
thẩm định.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng
1.3.1. Bên trong doanh nghiệp:
1.3.1.1. Nguồn lực tài chính
Xác định và tổ chức các nguồn vốn nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn cho quá
trình hoàn thiện công tác xây dựng dự án.
Phải xác định nhu cầu vốn (vốn cố định và vốn lưu động) cần thiết cho quá trình
xây dựng dự án. Khi xây dựng dự án cần rất nhiều loại chi phí khác nhau như chi phí
khảo sát, tìm hiểu thông tin, chi phí duy trì nhóm soạn thảo dự án,… Ngoài ra còn có
nhiều chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng dự án như mua tài liệu, đi thăm dò thị
trường,… Nếu công ty không có đủ nguồn lực tài chính thì quá trình xây dựng dự án
rất dễ gặp phải khó khăn do không đủ kinh phí để thực hiện các hoạt động cần thiết.

Nên các doanh nghiệp khi xây dựng dự án luôn phải tính đến các chi phí tối thiểu và
phải cân đối nguồn lực tài chính sao cho phù hợp để công tác xây dựng dự án được
diễn ra thông suốt.
Các khoản tiền đầu tư của dự án thường sẽ không được lưu chuyển đều vì thường
các dự án được quyết toán theo đợt và đôi khi chỉ quyết toán khi đã hoàn thành dự án.
Đặc biệt, khi xây dựng dự án, đa số các doanh nghiệp phải tự bỏ vốn đầu tư ra trước và
thu hồi vốn sau. Vì vậy, các doanh nghiệp phải xác định được thời gian thu hồi vốn và
dự toán được chi phí bỏ ra trong quá trình xây dựng dự án là bao nhiêu tránh tình trạng
ứ đọng vốn và thiếu vốn lưu chuyển.
Công tác xây dựng dự án đôi khi thiếu vốn để duy trì các hoạt động, doanh
nghiệp phải có những biện pháp xử lý kịp thời. Hay khi nguồn tài chính của doanh
nghiệp đang ổn định và số tiền vốn chưa được sử dụng đến thì các doanh nghiệp luôn
xem xét đầu tư vào một dự án khả thi mới.
1.3.1.2. Nguồn nhân lực
Con người là yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi dự án đặc biệt là trong công
tác xây dựng dự án. Họ đưa ra ý tưởng về dự án, phân tích các yếu tố cần thiết để cấu
thành lên một dự án, là những người xây dựng nên cả một quy trình và chính họ thực
hiện và triển khai dự án đó Khi xây dựng dự án, doanh nghiệp luôn quan tâm tới:
15
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
- Số lượng nhân lực: doanh nghiệp xác định số lượng người hoạt động vào công
tác xây dựng dự án cũng như khả năng biến động nguồn nhân lực, để đưa ra các
phương án thích hợp
- Chất lượng nhân lực: chất lượng nhân lực là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố
như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe, thẩm mỹ….của người
lao động. Công việc xây dựng dự án là một công việc khó, đòi hỏi những người có
kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực tương ứng. Sự tác động của con
người trong từng giai đoạn xây dựng dự án, đặc biệt là các chuyên gia giỏi sẽ công tác

xây dựng dự án diễn ra nhanh hơn và đưa ra những quy trình, hướng đi của dự án sát
với thực tế và mang lại hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp muốn có được
những dự án thiết thực, khả thi, mang lại hiệu quả cao thì phải thực hiện quản trị
nguồn nhân lực cho tốt
- Cơ cấu nhân lực: cơ cấu nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh
giá về nguồn nhân lực. Cơ cấu nhân lực thể hiện ở các phương diện khác nhau như: cơ
cấu trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi. Như đối với người trẻ thì họ nhanh nhẹn, ham
học hỏi.linh hoạt nhưng lại thiếu kinh nghiệm. Đối với người đi làm lâu năm thì họ có
kinh nghiệm nhưng lại cứng nhắc, ít sáng tạo.
1.3.1.3. Điều kiện về kỹ thuật và công nghệ
Các điều kiện về kỹ thuật và công nghệ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình
xây dựng dự án. Có thể có những doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ nên không cần
nhiều máy móc thiết bị nhưng các máy móc để phân tích số liệu, các công cụ là thông
tin liên lạc hay những máy móc thiết bị khác như máy in, máy ghi âm,… vẫn là điều
kiện cần để có thể xây dựng được dự án. Thiếu những máy móc thiết bị này thì quá
trình xây dựng dự án gặp nhiều khó khăn và có khi không thực hiện được.
1.3.2. Bên ngoài doanh nghiệp
1.3.2.1. Các nhân tố về pháp luật
Các nhân tố chính trị pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới công tác xây dựng dự
án của các doanh nghiệp. Ngay từ khi xây dựng dự án công ty phải tìm hiểu và áp
dụng các quy định, chính sách, các luật liên quan đến dự án đó. Đây cũng là khoảng
thời gian mà các doanh nghiệp làm việc với các cơ quan, ban ngành Nhà nước nhiều
nhất. Các công tác xin dấu, xin quyết định, xin phê duyệt dự án hầu như đều diễn ra
trong quá trình xây dựng dự án. Vì vậy, hiểu biết về luật pháp liên quan tới các lĩnh
vực của dự án mà doanh nghiệp đang thực hiện là điều rất cần thiết.
1.3.2.2. Môi trường kinh tế:
16
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh

Môi trường kinh tế nước ta hiện nay cũng là một trong những nhân tố khách quan
tác động vào dự án và làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác xây dựng dự án. Một
nền tảng kinh tế của một quốc gia đang phát triển thiếu đồng bộ và không ổn định sẽ
hạn chế trong việc cung cấp thông tin chính xác để phục vụ cho công tác xây dựng dự
án. Đồng thời những định hướng, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
theo vùng, lãnh thổ, nghành chưa cụ thể, đống bộ và ổn định. Đây cũng là yếu tố gây
ra rủi ro trong phân tích, đánh giá và chấp nhận dự án.
1.3.2.3. Môi trường văn hóa xã hội
Môi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng, tác động không nhỏ đối với doanh
nghiệp do doanh nghiệp phải thực hiện các dự án ở các vùng miền khác nhau, các dự
án làm về sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải phân tích kỹ
môi trường văn hóa xã hội trong khi xây dựng dự án
1.3.2.4. Sự phát triển công nghệ và kỹ thuật
Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật
mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng
Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của
công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhất là trong quá trình xây dựng dự án đòi hỏi
thông tin phải truyền đạt nhanh và hiệu quả nhất. Các số liệu được phân tích chính xác
và thông tin phải được cập nhập liên tục.
1.3.2.5. Môi trường nghành
Môi trường ngành cũng tác động không nhỏ tới doanh nghiệp và các dự án. Môi
trường nghành cạnh tranh khốc liệt thì các dự án thường gặp khó khăn trong quá trình
xây dựng và triển khai dự án do có quá nhiều dự án tương tự như vậy thực hiện và hiệu
quả mang lại thấp, rào cản đối với các sản phẩm dịch vụ mới trên thị trường cao. Công
tác xây dựng dự án lại dễ đi phải những đường mòn của các dự án cũ mà không có sự
cải tiến, kém linh hoạt, không phù hợp với thị trường.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC
XÂY DỰNG DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

2.1. Khái quát về công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần và phát triển
Khoa học và công nghệ Việt Nam
17
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
Công ty Cổ phần Phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Tên viết tắt là
VIETTSD được thành lập vào ngày 23 tháng 04 năm 2012 theo giấy phép đăng ký số
0105862923 – GP - KH ĐT Hà Nội. Ļà một tổ chức doanh nghiệp chuуên hoạt động
trong các lĩnh vực Khoa học và công nghệ thời gian chưa lâu. Nhưng VIETTSD đã và
đang tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trên phạm vi toàn quốc, ngàу càng
tạo được niềm tin trở thành một thương hiệu uу tín, vững mạnh với các đối tác trong
nước νà quốc tế. Với các dự án đạt chất lượng νà hiệu quả cao, đáρ ứng nhu cầu khắt
khe νà được đối tác đánh giá cao về năng lực chuуên môn cũng như nghiệp vụ.
Thành lập từ năm 2012 nhưng mãi đến năm 2013 công ty mới có thể vượt qua
được khó khăn và có những sự phát triển rõ rệt như doanh thu của công ty tăng, lợi
nhuận của công ty cũng tăng.
Năm 2014 có thể nói là một năm thành công của công ty với các dự án nhận về
nhiều hơn với quy mô lớn hơn và vốn đầu tư cũng nhiều hơn. Quy mô của công ty
ngày càng được mở rộng và đã xây dựng được uy tín trên thị trường.
Năm 2015 cũng được dự đoán là một năm phát triển của công ty với kinh nghiệm
và uy tín trên thị trường công ty đang cố gắng mở rộng quy mô hơn nữa.
Sự trưởng thành của VIETTSD không chỉ thể hiện qua sự thành công hợp tác νới
các cơ quan, đơn νị doanh nghiệp, mà quan trọng hơn cả là VIETTSD đã khẳng định
được thương hiệu của mình trong sự phát triển chung của xã hội. Với năng lực chuуên
môn và tính sáng tạo trong công νiệc, VIETTSD lấу thành công của khách hàng làm
tiêu chí đánh giá cho sự thành công của công tу. Đồng thời gia tăng thương hiệu, tăng
cường khả năng cạnh tranh νà nâng cao tính chuуên nghiệρ từ đó mɑng lại sự phát
triển bền vững hơn trong tương lai cho các đơn vị doanh nghiệp

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Với đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo bài bản giàu kinh nghiệm, nhiệt tình
và sáng tạo cùng với phương châm “Hợp tác hiệu quả là thước đo lòng tin”, VIETTSD
nỗ lực mang tới cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng trong thời gian
sớm nhất. Kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ theo đúng nghành nghề kinh doanh.
Tuân thủ theo các điều khoản trong hợp đồng, quy định của pháp luật. Hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước, xây dựng thêm cơ sở vật chất cho công ty và nâng
cao đời sống cho nhân viên. Thực hiện tốt các phương hướng, mục tiêu, kế hoạch của
công ty đưa ra.
Hiện naу, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mà đặc biệt ngành khoa học và
công nghệ đang thực hiện nhiều chương trình, đề án lớn νừa được chính phủ phê duуệt
vì νậу νới phương châm Hiệu quả hợp tác là thước đo lòng tin, VIETTSD rất mong
muốn góp một phần nhỏ công sức của mình vào sự nghiệp phát triển khoa học và công
nghệ nước nhà
Giám Đốc
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Hành chính –
Nhân sự
Phòng
Tài chính –
Kế toán
18
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
Phòng
Kỹ Thuật
Nhân viên

Kinh doanh
Kế toán
Nội bộ
Nhân viên
Dự án
Kế toán
Dự án
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ
Việt Nam
(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)
- Công ty tổ chức theo mô hình trực tiếp chức năng, với bộ máy gọn nhẹ, đứng
đầu là giám đốc sau đó các trưởng phòng của công ty đảm bảo mọi hoạt động quản lý
và kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc ra quyết định và thi hành được thực
hiện một cách nhanh chóng, chính xác. Cơ cấu này giúp cho các bộ phận chức năng có
thể phát huy hiệu quả chuyên môn và quản lý, đồng thời giúp cho việc tuyển dụng dễ
dàng hơn.
2.1.4. Đặc điểm ngành kinh doanh
Các dịch vụ chính mà công ty hiện nay đang cung cấp bao gồm: Tư vấn xây
dựng, thực hiện các đề án, dự án về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ,
môi trường, giáo dục và tìm đối tác đầu tư,… Tổ chức thực hiện các hợp đồng về cung
cấp, lắp đặt, bảo trì các thiết bị về Khoa học và Công nghệ cho các cá nhân, tổ chức
và doanh nghiệp trên toàn quốc. Đây là một ngành mới ở Việt Nam vẫn chưa có đối
thủ cạnh tranh do các dịch vụ này mang tính đặc thù và có liên quan đến các cơ quan
nhà nước.
2.1.5. Kết quả kinh doanh
19
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần phát triển Khoa học
và Công nghệ Việt Nam từ 2012-2014
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
So sánh
2013/2012 2014/2013
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
1. Doanh thu thuần 7.234
9.67
3
13.56
2
2.439 33.71% 3.799 39.27%
2. Giá vốn hàng bán 6.395
7.96
5
10.89
7
1.570 24.55% 2.932 36.81%
3. Lợi nhuận gộp 839
1.70
8
2.665 869 103.6% 957 56.03%
4. Chi phí quản lý KD 600

1.20
0
1860 600 100% 660 55%
5. LN trước thuế 239 508 805 269 112.5% 297 58.46%
6. Thuế 60 127 201 67 111.7% 74 58.26%
7. Lợi nhuận sau thuế 179 381 604 670 128.5% 223 58.53%
8. Nguồn vốn KD 6.000
8.00
0
10.00
0
2.000 33.33% 2.000 25%
(Nguồn: Phòng kế toán)
- Nhìn chung hoạt động của công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ
Việt Nam có sự tăng trưởng qua 3 năm từ 2012 đến năm 2014. Ngay từ ban đầu khi
mới thành lập công ty đã hoạt động có lãi và 2 năm sau đó đều có mức lợi nhuận tăng.
Đây là do sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, công nhân viên toàn công ty và áp dụng chiến
lược biệt hóa về sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm nhưng đến năm 2014 khi công ty đã
ổn định thì tốc độ tăng trưởng của công ty cũng đang giảm dần, cụ thể về lợi nhuận sau
thuế, tăng trong năm 2013 là 128.5% nhưng đến 2014, chỉ tiêu này tăng ít hơn năm
trước 58.53%. Chính vì vậy doanh nghiệp cũng cần phải xem xét lại chiến lược phát
triển cũng như công tác tổ chức, quản lý, kiểm soát doanh nghiệp để hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao hơn.
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác xây dựng dự án của công ty
Cổ phần và phát triển Khoa học và công nghệ Việt Nam
2.2.1. Một số dự án tiêu biểu của công ty Cổ phần và phát triển Khoa học và
công nghệ Việt Nam
Công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiện tại đã và đang
thực hiện rất nhiều các dự án khác nhau (xem phụ lục 1: Danh sách các dự án của công
ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Các dự án hiện tại của công

ty phần lớn là đang được thực hiện liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể và ứng
dụng công nghệ mới tại một số địa phương trong nước. Các dự án đang được thực hiện
với quy mô lớn dần, thời gian để thực hiện dự án cũng ngày càng ngắn đi do nhu cầu
về vốn và kinh nghiệm quản lý dự án tăng lên. Tuy nhiên, trong việc xây dựng và thực
hiện dự án công ty vẫn đang có nhiều bất cập cần có biện pháp để cải thiện nhất là
phần xây dựng dự án. Có ba dự án thể hiện rõ nét nhất những khó khăn, bất cập trong
công tác xây dựng dự án của công ty là:
- Dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Miến dong Nguyên Bình
dùng cho sản phẩm miến dong của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” được xây
20
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
dựng và tiến hành từ tháng 03 năm 2013 đến nay. Trong khi thời gian dự kiến hoàn
thành là tháng 09 năm 2014.
- Dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Quế Trà Bồng - Tây Trà dùng cho sản
phẩm quế của huyện Trà Bồng, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2014
-2015” được xây dựng và tiến hành từ tháng 01 năm 2014 cho đến nay. Thời gian dự
kiến là tháng 04 năm 2015 thì dự án được hoàn thành. Thực tế, công ty dự tính hoàn
thành vào tháng 10 năm 2015.
- Dự án “Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất năng lượng sạch” thuộc chương trình đổi
mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 được xây dựng và tiến hành từ tháng 03 năm 2014
cho đến nay. Trong khi đó dự kiến là tháng 03 năm 2015 được hoàn thành.
Đây đều là những dự án lớn chi phối đến nguồn vốn, doanh thu và lợi nhuận của
công ty mà các dự án này lại bị chậm tiến độ kéo theo chi phí, nguồn lực đầu tư phải
tăng lên và tiền lưu chuyển vốn lại bị ứ đọng do chưa thu hồi được vốn. Vì vậy việc
tìm hiểu và giải quyết các vấn đề làm dự án bị chậm tiến độ so với thời gian dự kiến là
điều vô cùng quan trọng trong việc giải quyết những khó khăn trước mắt của công ty. Mà
nguyên nhân chủ yếu do công tác xây dựng dự án còn yếu và còn gặp nhiều vấn đề bất
cập. Điều này cũng sẽ giúp công ty hoàn thiện được công tác xây dựng dự án của mình.

2.2.2. Thực trạng công tác xác định mục tiêu, yêu cầu trong xây dựng dự án
của công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Để có thể xác định được mục tiêu của dự án thì công ty đã thực hiện nhiều hoạt
động khác nhau. Các hoạt động này giúp công ty xác định được mục tiêu của dự án
sao cho phù hợp với thị trường, với sự phát triển của công ty và với các điều khoản
của các bên liên quan.
Công ty đã thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường sản phẩm. Các sản
phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp dịch vụ chủ yếu là hàng nông sản và máy móc thiết
bị. Đây là những sản phẩm mang tính đặc thù bị tác động bởi nhiều nhân tố. Có sự
khác biệt rõ rệt về sự phát triển giữa các địa phương khác nhau do sự khác biệt về văn
hóa, khí hậu, sự phát triển khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, khi xây dựng dự án phải
nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đưa ra được các số liệu, nhân tố tác động tới các sản
phẩm này một cách đầy đủ, rõ ràng. Các mục tiêu đưa ra đã tương đối bám sát những
thực tế mà công ty khai thác được và tiềm năng phát triển của địa phương đó.
Đồng thời, khi xác định mục tiêu công ty cũng chú ý cân đối lại các nguồn lực
của mình để phân chia hợp lý. Vấn đề cần quan tâm là cần bao nhiêu người thực hiện
dự án, nguồn lực tài chính của công ty hiện tại cho phép công ty có thể thực hiện các
công việc, hoạt động như thế nào. Công việc này giúp công ty tránh tình trạng công ty
đầu tư và thực hiện các hoạt động nằm ngoài nguồn lực của công ty dẫn đến không
kiểm soát được dự án.
Sau cùng, khi đã xác định được nhu cầu, sự phát triển thị trường và nguồn lực
của doanh nghiệp thì công ty sẽ tổ chức buổi họp giữa công ty và các bên liên quan để
thống nhất về quan điểm, mục tiêu, nội dung, chiến lược, phương hướng hoạt động của
dự án. Trước mỗi cuộc họp công ty xem xét về địa điểm họp, thời gian họp, số lượng
bao nhiêu, chi phí và dự kiến số ngày diễn ra để chuẩn bị giấy mời và gửi cho các bên
liên quan, công ty dự trù được kinh phí, chủ động về nội dung và thời gian của cuộc
họp. Đa số trong các dự án thì các cuộc họp kéo dài và diễn ra trong nhiều ngày do
một dự án được thực hiện bởi nhiều bên liên quan trong đó có cả các cơ quan nhà nước
nên phải đưa ra mục tiêu, chính sách, phương hướng hoạt động phù hợp nhất. Cuối
21

SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
22
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
mỗi buổi họp sẽ có một biên bản để ghi lại các mục tiêu đã được thống nhất. Công ty
và các bên liên quan phải dựa vào mục tiêu đó để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp.
Ví dụ, trong dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Miến dong
Nguyên Bình dừng cho sản phẩm miến dong của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”
thì công tác xác định mục tiêu của công ty là:
- Công ty đã nhiều lần lên huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng để điều tra, xem
xét tình hình trồng trọt và sản xuất miến dong ở đây như thế nào, chất lượng, đặc điểm
nổi bật của miến ra sao để xem xét sản phẩm miến dong ở đây có đủ điều kiện để có
thể phát triển tiếp hay không.
- Công ty cũng điều tra thị trường miến ở các tỉnh phía bắc. Các hộ gia đình sử
dụng nhiều miến trong các ngày lễ, tết. Tuy trên thị trường có nhiều loại miến khác
nhau nhưng đều chưa có thương hiệu và chất lượng giá cả khác nhau. Trong khi đó,
người dân vẫn mong muốn mua được những sản phẩm miến ngon, có chất lượng và
đảm bảo nên thị trường để phát triển miến còn lớn.
- Thời điểm thực hiện dự án là vào tháng 03 năm 2013, lúc này công ty mới
thành lập chưa đầy một năm nên kinh nghiệm còn yếu, các nguồn lực dành cho dự án
chưa có nhiều. Chính vì vậy, trong mục tiêu, chính sách nội dung đưa ra hầu hết là có
lợi cho huyện Nguyên Bình. Thể hiện ở mục tiêu cụ thể của dự án:
Xác lập quyền bảo hộ nhàn hiệu tập thể “ Miến dong Nguyên Bình” đối với các
sản phẩm miến dong của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Xây dựng hệ thống văn bản phục vụ cho việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu
“Miến dong Nguyên Bình”
Xây dựng và triển khai mô hình tổ chức quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể
“Miến dong Nguyên Bình” hoạt động có hiệu quả
Xây dựng phương án quảng cáo và tiếp cận thị trường nhằm nâng cao giá trị
“Miến dong Nguyên Bình”.
22

SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
2.2.3. Thực trạng về căn cứ xây dựng dự án của công ty
Tất cả các dự án của công ty đều được xây dựng trên các căn cứ là: căn cứ lý
luận, căn cứ thực tiễn và căn cứ pháp lý
2.2.3.1. Căn cứ lý luận:
Dựa trên mục tiêu, chính sách, chiến lược của công ty đặt ra và chính sách của
nhà nước liên quan đến các dự án mà công ty đặt ra mục tiêu, định hướng đúng hướng
đi của dự án.
Ngoài ra, công ty cũng tham khảo một số dự án của nhà nước đã thực hiện có nội
dung liên quan đến mặt hàng nông sản và khoa học kỹ thuật mới để biết thêm được
những thủ tục, các cách làm để xây dựng dự án. Các chính sách phát triển của huyện,
của tỉnh nơi các dự án đang được thực hiện cũng ảnh hưởng một phần tới việc xây
dựng dự án
Ví dụ trong dự án “Ứng dựng công nghệ mới vào sản xuất năng lượng sạch” tại
tỉnh Quảng Bình thì căn cứ lý luận của dự án là:
Theo một nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường đại học của Mỹ
thực hiện và công bố tai Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos mới đây, Việt Nam nằm
trong 10 quốc gia có không khí ô nhiếm nhất thế giới. Bộ công thương dự báo Việt
Nam sẽ nhập khẩu 34 triệu tấn than đá năm 2015, năm 2020 là 114 triệu tấn (nguồn:
baomoi.com), như vậy có thể thấy nguồn nguyên liệu ở Việt Nam đang dần cạn kiệt.
Bên canh đó việc sử dụng than đá làm chất đốt sẽ thải ra môi trường một lượng khí
độc lớn. Theo một nghiên cứu mới đây, đến năm 2035 tiêu thụ năng lượng trên toàn
cầu tăng 53% và các doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới đang không ngừng nghiên
cứu tìm ra nguồn năng lượng sạch (nguồn: vietbao.vn). Chính vì vậy nhu cầu về chất
đốt sạch trong công nghiệp và trong sinh hoạt thay thế than đá và các chất đốt hiện tại
đang là nhu cầu cấn thiết. (Trích: Thuyết minh dự án “Ứng dựng công nghệ mới vào
sản xuất năng lượng sạch” của công ty)
Công ty thực hiện dự án theo chiến lược thâm nhập thị trường bằng cách tạo ra

các sản phẩm dịch vụ khác biệt. Trong dự án này mục tiêu mà công ty đề ra là “Áp
dụng công nghệ mới vào sản xuất năng lượng sạch từ nguyên liệu tự nhiên và rác thải,
giải quyết được vấn đề nhu cầu nguồn năng lượng mới trong khu vực tỉnh Quảng
Bình và các vùng lân cận”. Mục tiêu này đưa ra dựa theo mục tiêu xã hội của công ty
là: “Đóng góp được những giá trị cho xã hội bằng cách đem đến những sản phẩm nông
sản nổi tiếng tại các địa phương trong cả nước đến tay người tiêu dùng trong và ngoài
nước, đem những khoa học kỹ thuật mới vào sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cho
người dân”.
2.2.3.2. Căn cứ thực tiễn
- Trên thị trường hiện tại chỉ có công ty cổ phần tư vấn đầu tư và sở hữu trí tuệ
Oceanlaw, công ty cổ phần tư vấn S&B, công ty tư vấn luật Việt Minh, công ty Luật
LEADCONSULT kinh doanh và hoạt động về lĩnh vực mà các dự án của công ty đang
thực hiện nên đây là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của công ty. Đối với một dự án,
công ty có thể tìm hiểu kỹ thực tế những nhân tố ảnh hưởng tới sản phẩm mà công ty
cung cấp dịch vụ để đưa ra quyết định tốt nhất mà không sợ mất cơ hội thực hiện dự án.
- Trong quá trình xây dựng dự án công ty luôn dựa vào căn cứ thực tiễn của dự
án đó. Tuy nhiên mỗi dự án lại có những căn cứ khác nhau do dịch vụ của công ty
cung cấp cho các sản phẩm khác nhau và được thực hiện tại các địa phương khác
nhau. Sản phẩm mà các dự án thực hiện đa số là hàng nông sản nổi tiếng tại các vùng
và khoa học kỹ thuật mới. Đây là hai sản phẩm đặc thù bị ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề
23
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
như vấn đề về thời gian, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, con người, đặc điểm nổi
bật của con người… Như hàng nông sản thì thường chỉ có một mùa trong năm, bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố thời thiết, mùa vụ, đặc điểm đất và nguồn nước,… Các kỹ thuật
mới được đưa vào thử nghiệm phải được xem xét kĩ về công suất, quy trình thực hiện,
những kĩ thuật trước đây đã sử dụng,…
- Ngoài ra, công ty cũng luôn chú trọng đến những chính sách phát triển ngành

Khoa học kỹ thuật trong nước và hàng nông sản của nhà nước, quan tâm đến ý kiến,
nhu cầu người tiêu dùng, chỉ số phát triển của sản phẩm và ảnh hưởng của sản phẩm
đó tại địa phương. Như một trong số tín hiệu khả quan đó là người tiêu dùng trong
nước cũng đang có xu hướng thích dùng hàng nội. Đặc biệt các loại đặc sản tại các địa
phương vì có hương vị đặc trưng và sự khác biệt hoàn toàn với sản phẩm khác.
Ví dụ trong dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Quế Trà Bồng - Tây
Trà dùng cho sản phẩm quế của huyện Trà Bồng, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi,
giai đoạn 2014 -2015” thì căn cứ thực tiễn của dự án là:
Điều kiện tự nhiên: Nằm ở phía tây bắc tỉnh Quảng Ngãi, cùng nằm về hướng
đông của dãy Trường Sơn, thượng nguồn phía Tây là đỉnh Ngọc Linh cao khoảng
1500m thấp dần về phía Đông, Trà Bồng một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi
nhưng từ lâu đã nổi tiếng với có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên,
khí hậu khá khắc nghiệt, lượng mưa lớn, nắng nóng gay gắt, thường hay xảy ra hạn
hán, lũ lụt. Diện tích đồi núi chiếm phần lớn bị chia cắt mạnh bởi các khối núi và sông
chằng chịt trong các thung lũng nhỏ hẹp, núi có độ dốc lớn. Qua đây có thể thấy rằng
điều kiện tự nhiên của Tây Trà và Trà Bồng không hoàn toàn thuận lợi cho viện phát
triển các ngành nông, lâm nghiệp truyền thống như lúa, ngô, sắn,… tài nguyên chủ yếu
là rừng tự nhiên với hệ thực vật phong phú. Đất ở đây chủ yếu là đất triền dốc thích
hợp để trồng quế và một số cây trồng khác.
Điều kiện về kinh tế: Nổi bật trong kinh tế nông, lâm nghiệp của Trà Bồng và
Tây trà chính là cây quế. Bên cạnh một ít quế rừng mọc tự nhiên, người dân ở đây
chuyên trồng quế trên rẫy và thành rừng. Người dân Trà Bồng và Tây Trà bóc vỏ quế
để bán và mua vè các vật dụng thiết yếu. Ngoài ra vỏ quế còn được người dân ở đây
chế tác ra các loại thủ công mỹ nghệ tinh xảo và đẹp mắt như bình, ly, ống đựng tăm
bằng vỏ quế già (quế tam sơn) Quế là một loại cây có nhiều công dụng với lịch sử
hình thành và phát triển từ rất lâu đời trên đất Việt. Quế được xem như là một vị thuốc
quý dùng nhiều trong Đông và Tây y với tác dụng tăng sự tuần hoàn máu, gây co
mạch, tăng bài tiết, sát trùng, chữa đau bụng,… Ngoài khai thác vỏ là chính thì quế
còn cung cấp gỗ, lá có thể chưng cất lấ tinh dầu. Hiện nay, Quế là mặt hàng xuất khẩu
được thế giới ưa chuộng. Vì vậy, trong nhiều năm qua, Nhà nước đã đầu tư nhằm cải

tạo, chăm sóc diện tích quế hiện có, đồng thời trồng mới ở những nơi có điều kiện sinh
thái phù hợp, hình thành các vùng quế lớn, tập trung nhằm phát huy tốt nhất kinh
nghiệm trồng, thu hái và chế biến quế.
Đặc điểm của sản phẩm quế Trà Bồng: Khi nhắc tới quế Trà Bồng, là người ta có
thể nhớ ngay đến một loại quế được thế giới ưa chuộng nên có giá trị cao so với các
loiaj quế khác và đã trở thành một sản phẩm có giá trị về kinh tế và tinh thần, ngày
càng được nhiều người biết đến như một thương hiệu. Quế ở đây có lượng tinh dầu
cao và mùi hương đặc biệt, ngoài ra quế Trà Bồng còn được biết đến với các sản phẩm
khác như đồ mỹ nghệ, nhang quế… Quế Trà Bồng còn được ưa thích bởi hương vị
thơm ngon, đậm đà. Diện tích trồng quế ngày càng mở rộng, sản lượng ngày càng
tăng, chất lượng cũng ngày càng cải thiện đồng thời trở thành một sản phẩm xuất khẩu
24
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2
25
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh
được nhiều nước ưa chuộng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị quế xuất khẩu.
Hiện nay, Trà Bồng đã xác định cây Quế là cây mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ
cấu, phát triển kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập của người dân.
( Trích: Thuyết minh dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Quế Trà
Bồng - Tây Trà dùng cho sản phẩm quế của huyện Trà Bồng, huyện Tây Trà, tỉnh
Quảng Ngãi, giai đoạn 2014 -2015”)
2.2.3.3. Căn cứ pháp lý:
Công ty đã áp dụng nhiều bộ luật và các thể chế của nhà nước liên quan đến các
dự án mà công ty đã và đang thược hiện là: Các chính sách, Đường lối của Đảng liên
quan tới Khoa học kỹ thuật và hàng Nông sản, Luật doanh nghiệp, Luật sở hữu trí tuệ,
Luật Nông nghiệp các thông tư, Nghị định liên quan tới sản xuất và phát triển khoa
học kỹ thuật và nông nghệp,… Tuy nhiên, nhà quản lý của các dự án chưa có chuyên
gia về luật nên chưa hiểu và nắm rõ các luật và các thủ tục pháp lý liên quan đến dự
án. Vì vậy, trong quá trình xây dựng dự án, mặc dù nhà quản lý dự án đã cố gắng tìm
hiểu và áp dụng các bộ luật, các thông tư, nghị định liên quan đến dự án nhưng vẫn để

sót nhiều vấn đề pháp lý ảnh hưởng đến dự án. Không chỉ vậy, nhà quản lý dự án còn
hiểu biết ít về các thủ tục hành chính để thực hiển tổ chức xây dựng dự án nên gây mất
thời gian để làm các thủ tục pháp lý cho dự án.
Mỗi dự án của công ty lại được thực hiện ở những địa phương khác nhau trên cả
nước. Ở mỗi địa phương lại có những văn hóa, tập tục, cách làm việc khác nhau. Đôi
khi, các dự án yêu cầu phải xuống tận dưới dân để xem xét và tìm hiểu tình trạng đang
diễn ra tại địa phương đó. Mà nhiều địa phương trong các dự án mà công ty đang thực
hiện lại coi trọng những tục lệ, tôn giáo của họ hơn những pháp luật. Vì vậy, đội ngũ quản
lý dự án luôn phải linh động, khéo léo, uyển chuyển trong giao tiếp và cách hành xử.
Do dự án được xây dựng bởi một nhóm soạn thảo mà nhóm soạn thảo của các dự
án mà công ty đang thực hiện lại có cán bộ,nhân viên của các cơ quan, tổ chức khác
nên việc đưa ra đường lối, chính sách, quy định đối với toàn thể nhóm soạn thảo là
không thể tránh được. Những đường lối, chính sách, quy định này thường không sát
hoặc trái chiều rất nhiều với những đường lối, chính sách và quy định công ty nhưng
để đảm bảo lợi ích cho bên đối tác và các bên liên quan mà nhà quản trị của công ty
luôn phải linh động, hạ thấp tiêu chuẩn hoặc điều chỉnh lại một số quy định đối với
người quản lý dự án của công ty
Ví dụ như dự án “Quản lý và phát triển nhàn hiệu tập thể “Quế Trà Bồng – Tây
Trà” dùng cho sản phẩm quế của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi” thì căn cứ pháp
lý như sau:
- Quyết định số 2204/QĐ – TTg ngày 06 tháng 12 năm 2010 của thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 – 2015.
- Thông tư 102/2006/TTLT – BTC – BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính với
chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
- Thông tư 03/2011/TTL – BKHCN ngày 20/04/2011 của Bộ Khoa học và Công
nghệ, hướng dẫn tuyển chọn và quản lý dự án thuộc chương trình hỗ trợ phát triển tài
sản trí tuệ giai đoạn 2011 – 2015.
- Thông báo số 150/TB – SKHCN ngày 06/04/2012 của Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Quảng Ngãi về việc tuyển chọn đơn vị thực hiện dự án thuộc chương trình
hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.

25
SVTH: Hoàng Thị Trang Lớp: K47A2

×