Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Mỗi một dự án phát triển đều có tác động tích cực và tiêu cực đối với môi
trường. Một dự án mang lại nhiều lợi ích hơn là các tác động xấu mà chúng có thể
gây ra sẽ là một dự án tốt cần được tiến hành. Nó giúp cho cộng đồng dân cư tại
địa bàn hoạt động của dự án có cơ hội tốt hơn để nâng cao thu nhập, cải thiện chất
lượng cuộc sống. Ngược lại, các dự án mang lại tổn thất nhiều hơn lợi ích hoặc
gây bần cùng hóa cho cộng đồng dân cư tại địa bàn hoạt động của dự án thì là dự
án xấu và phải loại trừ không thể cho thực hiện trong thực tế.
Dự án “Sản xuất vật liệu xây dựng từ đá vôi ở xã Cư Yên, Lương Sơn, Hòa
Bình” được triển khai sẽ đem lại nhiều lợi ích như tạo công ăn việc làm cho một
số lao động tại địa phương, đóng góp một phần vào ngân sách của tỉnh và đặc biệt
là tạo được nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đó thì dự án cũng mang lại những hạn chế rất
lớn do các hoạt động khai thác có tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh như:
Tác động đến môi trường kinh tế xã hội, môi trường đất, nước, không khí, tiếng
ồn, sinh thái, ảnh hưởng đến tình hình trật tự trị an của khu vực
Theo đánh giá của tôi, nếu chúng ta không quan tâm đến những vấn đề tác
động tiêu cực đến môi trường như đã nêu ở trên thì những lợi ích mà dự án đem
lại không là gì so với chi phí mà chúng ta phải bỏ ra để xử lý, ứng phó với các sự
cố môi trường bởi vì những thiệt hại về môi trường không thể tính toán hết và
ngay được, nó tác động trong khoảng thời gian dài và liên tục, đồng thời ảnh
hưởng tới các yếu tố xã hội khác mà chúng ta cần phải quan tâm.
Do vậy tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường cuả
cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng từ đá vôi ở xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình” làm đề tài cho đồ án tốt nghiệp, đề tài có vai trò rất quan trọng và cấp
thiết để chỉ rõ những tác động của dự án đến môi trường trong quá trình khai thác
từ đó chúng ta có thể đề xuất những biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu các tác
động xấu, có hại đến môi trường đồng thời để phòng ngừa và ứng phó với các sự
cố môi trường có thể có trong tương lai, đảm bảo tính nguyên tắc giữa việc phát
triển phải gắn liền với yếu tố bền vững “Phát triển bền vững là phát triển đáp
ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
1
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
đầy đủ nhu cầu của thế hệ tương lai”. Đặc biệt các dự án khai thác đá vôi ngày
nay đang theo chiều hướng gia tăng cả về số lượng, quy mô do nhu cầu của ngành
vật liệu xây dựng lớn chính vì vậy việc đánh giá các tác động môi trường của các
dự án này lại càng hết sức cần thiết và quan tâm.
2. Mục tiêu của đề tài.
Mục tiêu chung.
Đồ án tập trung nghiên cứu : “Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường
cuả cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng từ đá vôi ở xã Cư Yên, Lương Sơn,
Hòa Bình”.
Mục tiêu cụ thể.
Đánh giá các tác động chủ yếu của dự án bao gồm việc đánh giá cụ thể các
tác động đến môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn, sinh thái trong 3
giai đoạn chính của dự án là giai đoạn đầu của dự án, giai đoạn khai thác và
giai đoạn đóng cửa dự án.
Đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động, phòng ngừa ứng phó và xử lý sự
cố môi trường trong các giai đoạn của dự án.
3. Phương pháp thực hiện.
Phương pháp thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu đánh giá
tác động môi trường cuả cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng từ đá vôi ở xã Cư Yên,
Lương Sơn, Hòa Bình” của tôi như sau:
Tìm hiểu chi tiết về dự án bao gồm loại hình dự án, địa điểm có dự án,
thiết kế cơ sở của dự án, công nghệ sử dụng trong dự án và tính thực thi
của dự án. Từ đó phân tích xem với loại hình dự án đó, quy mô đó và địa
điểm đó, và công nghệ đó thì vấn đề môi trường cần phải quan tâm là gì?
Thu thập các số liệu về đặc điểm dân cư, địa lý, địa chất, khí tượng thủy
văn, về kinh tế, xã hội, giao thông liên lạc vùng dự án, hiện trạng các thành
phần môi trường tự nhiên như môi trường đất, nước, không khí và tiếng
ồn. Từ đó phân tích để thấy được môi trường nền là môi trường ban đầu
của vùng dự án như vậy khi có dự án sẽ thay đổi ra sao, so sánh và tìm ra
biện pháp giải quyết.
Vận dụng kiến thức đã học chuyên ngành kỹ thuật môi trường như quản lý,
đánh giá tác động môi trường, sinh thái ứng dụng, thiết kế và kiểm soát
chất thải rắn, xử lý nước, đất, không khí…Để đề xuất các biện pháp giảm
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
thiểu, phòng ngừa, ứng phó và xử lý sự cố môi trường được thực hiện
trong đồ án tốt nghiệp.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường đặc biệt là
lĩnh vực đánh giá tác động môi trường.
Tham khảo các loại hình dự án mỏ khai thác đá đã và đang triển khai trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình cũng như cả nước.
Ngoài ra tôi còn tham khảo thêm các tài liệu bên ngoài, giáo trình và
internet để phục vụ cho việc hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Về nội dung.
Đề tài nghiên cứu của tôi chủ yếu tập trung vào nghiên cứu đánh giá tác
động môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn, sinh thái và đề xuất giải pháp
khắc phục, hạn chế tác động xấu trong vùng dự án khai thác đá thuộc khu vực xã
Cư Yên huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình .
Về thời gian.
Đề tài tập sử dụng các số liệu thu thập từ năm 2009 đến năm 2011 , Với các số
liệu thu thập về điều kiện khí hậu thủy văn năm 2009, các số liệu về điều kiện kinh tế
xã hội vùng dự án năm 2010, các số liệu về hiện trạng môi trường nền năm 2011 …
Về không gian.
Đề tài tập trung nghiên cứu về dự án khai thác đá vôi ở địa bàn xã Cư Yên,
huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, cụ thể là vị trí làng Hàng thuộc xã Cư Yên.
5. Cấu trúc, nội dung đồ án.
Đồ án của tôi gồm 3 phần chính.
Mở đầu.
Nội dung : Gồm 3 chương.
Chương 1. Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội khu vực dự án.
Chươn2. Đánh giá các tác động môi trường chủ yếu của dự án.
Chương 3. Các biện pháp giảm thiểu tác động, phòng ngừa ứng phó và xử lý sự
cố môi trường.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC DỰ ÁN
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
3
ỏn tt nghip k s Ngnh: K thut mụi trng
1.1 Gii thiu v d ỏn.
1.1.1 V trớ d ỏn.
V trớ khu m ỏ vụi lm vt liu xõy dng thuc khu vc lng Hang, xó C Yờn,
huyn Lng Sn, tnh Hũa Bỡnh, cỏch ng H Chớ Minh khong 10 km.
V trớ c th :
- Phớa bc tip giỏp rung ca nhõn dõn.
- Phớa nam tip giỏp i nỳi.
- Phớa ụng l m ỏ C Yờn.
- Phớa tõy tip giỏp rung ca nhõn dõn.
Xã C Yên
Gò Mỡ
Làng Hang
185,2
235,4
50
45
Hồ Đồng Chanh
Hồ
Khoang B ởi
2303
300
2304
300
2305
300
2303
300
2304
300
2305
300
557 300 558 300 559 300
557 300 558 300 559 300
1
2
3A
4A
5
400
300
200
100
0
100
Hệ toạ độ VN2000-105-6 Tỷ lệ 1:10.000
1cm trên bản đồ bằng 100m ngoài thực tế
hệ toạ độ utm
558918
2304040
Y (m)
X (m)
4A
3A
2
1
1
2
3A
4A
Y (m)
X (m)
Tên
Điểm
Kinh tuyến trục 106 00, múi chiếu 3
hệ toạ độ vn 2000
2305144 454252
558306
2304491
hệ toạ độ vn 2000
Kinh tuyến trục TW105 00, múi chiếu 6
điểm
Tên
X (m)i
Y (m)
4A
3A
2
1
bản đồ Vị TRí mỏ đá vôi tây L NG HANG
xã CƯ YÊN - huyện LƯƠNG SƠN - tỉnh hòa bình
5
5
5
2304514
558520
2304260
558522
2304255
558280
2304333
558196
2305165 454466
2304911 454467
2304908 454244
2304986 454141
2304063
559132
2303809
559133
2303804
558891
2303882
558808
Vị trí mỏ đá vôi Tây Làng Hang
Đi đ ờng Hồ Chí Minh 4 Km
Điểm
Tên
S =
6,69
ha
Hỡnh 1-1: Bn v trớ m ỏ vụi xó C Yờn Huyn Lng Sn Tnh Hũa
Bỡnh
SVTH: Nguyn Hng Vit Lp:
49MT
4
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Hình 1-2: Ảnh khảo sát thực địa vùng dự án
1.1.2 Diện tích khu mỏ.
Khu mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thuộc khu vực xã Cư Yên, huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình cách đường Hồ Chí Minh khoảng 10km. Diện tích toàn
bộ khu mỏ khoảng 9,09 ha, bao gồm:
Khu khai trường mỏ: 6,69 ha.
Khu chế biến: Được xây dựng trên diện tích 1,5 ha.
Khu văn phòng điều hành sản xuất: 0,7ha bao gồm nhà điều hành sản xuất, y tế
200,2m
2
, nhà ở cán bộ công nhân viên và bếp ăn 415,8m
2
, xưởng sửa chữa cơ khí và
kho 58,3m
2
, nhà bảo vệ 13,6m
2
, nhà kho thuốc nổ 18,4m
2
, tường vây và cổng 535 m.
1.1.3 Biên giới khai trường, trữ lượng và chất lượng mỏ.
a. Biên giới khai trường.
Biên giới khai trường được xác định trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau:
Khai trường nằm trong ranh giới cho phép khai thác.
Khai trường nằm trong ranh giới khối trữ lượng cấp chắc chắn.
Khai thác trên mức thoát nước tự chảy.
Các thông số của bờ mỏ kết thúc khai thác phải phù hợp với tính chất cơ lý
của đá, bảo đảm độ ổn định bờ mỏ, tuân thủ quy định của quy phạm hiện hành áp
dụng trong khai thác mỏ lộ thiên, tránh mất an toàn xảy ra trong quá trình khai thác.
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
5
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
b. Trữ lượng mỏ.
Trữ lượng đá khai thác được tính toán trên cơ sở trữ lượng đá địa chất trong
khai trường trừ đi trữ lượng đá tổn thất trong quá trình khai thác, vận tải và đất
đá có chất lượng xấu lẫn bẩn.
Kết quả tính toán khối lượng đá địa chất, tổn thất và đá khai thác trong biên giới
khai trường khu vực xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được xem
trong bảng sau:
Bảng 1-1 : Trữ lượng khai thác trong biên giới khai trường.
STT Tầng Diện tích, m
2
Chiều cao,
m
Thể tích ,
m
3
Trữ lượng khai
thác Q = V * 0,9 m
3
1 + 200 734
2 + 190 3174 10 19540 17586
3 + 180 5902 10 45380 40842
4 + 170 7384 10 66340 59787
5 + 160 9724 10 85540 76986
6 + 150 11800 10 107620 96858
7 + 140 15550 10 136750 123075
8 + 130 19860 10 177050 159345
9 + 120 25038 10 224490 202041
10 + 110 30480 10 277590 249831
11 + 100 36334 10 334070 300663
12 + 90 40564 10 384490 346041
13 + 80 42900 10 417320 375588
14 + 70 43550 10 432250 389025
15 + 60 43344 10 434470 391023
16 + 50 42360 10 428520 385668
3571510 3214359
Nguồn : “Thiết kế cơ sở dự án đầu tư Sản xuất vật liệu xây dựng từ
đá vôi ở xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”.
c. Chất lượng mỏ.
• Đặc điểm thạch học đá vôi.
Kết quả phân tích 4 mẫu thạch học, thân đá vôi nguyên liệu khoáng thăm dò
gồm các loại đá vôi như sau:
Đá có nền đặc xít với thành phần hầu như là các tập hợp calcite dạng ẩn tinh,
vi hạt với kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 0,01mm, calcite không màu độ nổi cao
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
6
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
bề mặt thường bị nhiễm bẩn các tạp chất sét, hydroxit sắt dạng bụi hay màng bám
với màu nâu, màu đen. Lẫn trong các tập hợp calcite thấy có ít dolomite dạng hình
thoi với d < 0,05mm. Do đá bị nén ép tạo nhiều vết nứt nhỏ và thường bị lấp đầy
bởi các mạch hay ổ calcite thứ sinh. Nhìn chung các thành phần tạo đá phân bố khá
đồng nhất và sắp xếp định hướng. Đá có kiến trúc vi hạt, hạt nhỏ, cấu tạo định hướng.
- Đá vôi vi hạt bị ép: Với thành phần khoáng vật chủ yếu gồm calcite 95%,
dolomite 3%, sét dạng bụi 2 %, quặng vài hạt.
- Đá vôi vi hạt bị ép chứa quặng : Với thành phần khoáng vật chủ yếu gồm
calcite 93%, dolomite 5%, sét dạng bụi 2 %, quặng vài hạt.
- Đá vôi vi hạt : Với thành phần khoáng vật chủ yếu gồm calcite 95%,
dolomite 4%, sét dạng bụi 1 % , quặng vài hạt.
- Đá vôi vi hạt bị cà nát : Với thành phần khoáng vật chủ yếu gồm calcite
95%, dolomite 3%, sét dạng bụi 2 % , quặng vài hạt.
• Tính chất cơ lý.
Đá vôi thăm dò có đặc tính cơ lý như sau:
Độ ẩm khô gió W: nhỏ nhất 0,07 % , lớn nhất 0,12%, trung bình 0,09%.
Độ hút nước Whn : nhỏ nhất 0,12% , lớn nhất 0,25%, trung bình 0,20%.
Khối lượng thể tích :
Tự nhiên
w:
nhỏ nhất 2,71 (g/cm
3
), lớn nhất 2,72 (g/cm
3
), trung bình 2,71 (g/cm
3
).
Bão hòa
bh
: Nhỏ nhất 2,72 (g/cm
3
), lớn nhất 2,72 (g/cm
3
), trung bình 2.72 (g/cm
3
).
Khối lượng riêng : Nhỏ nhất 2,73 (g/cm
3
)
,
lớn nhất (2,73 g/cm
3
), trung bình 2,73 (g/cm
3
).
Cường độ kháng nén ở trạng thái bão hòa : Nhỏ nhất 808(kg/cm
2
), lớn nhất
1195(kg/cm
2
), trung bình 979,8 (kg/cm
2
).
Cường độ kháng nén ở trạng thái khô gió : Nhỏ nhất 883 (kg/cm
2
), lớn nhất
1223(kg/cm
2
), trung bình 1017 (kg/cm
2
).
Cường độ kháng kéo ở trạng thái bão hòa Nhỏ nhất 53,4 (kg/cm
2
), lớn nhất
79,7(kg/cm
2
), trung bình 63,78(kg/cm
2
).
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
7
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Cường độ kháng kéo ở trạng thái khô gió Nhỏ nhất 56,1(kg/cm
2
), lớn nhất
81,7(kg/cm
2
), trung bình 66,26 (kg/cm
2
).
Hệ số kiên cố f : Nhỏ nhất 8,37, lớn nhất, 10,46, trung bình 9,20.
Lực dính kết C ( khô) : Nhỏ nhất135(kg/cm
2
), lớn nhất 185(kg/cm
2
), trung bình
156,4 (kg/cm
2
).
1.1.4 Công suất khai thác mỏ và tuổi thọ của mỏ.
Sản lượng của mỏ phụ thuộc vào nhiều rất yếu tố cả về kỹ thuật và kinh tế.
Đối với mỏ đá vôi xây dựng, sản lượng của mỏ không phụ thuộc vào tốc độ đào
sâu mỏ, chuẩn bị tầng mới, chiều dài tuyến khai thác, mà chủ yếu là do nhu cầu thị
trường và quy mô đầu tư.
Nhu cầu thị trường vật liệu xây dựng là rất lớn, không có khả năng đáp ứng. Vật tư
thiết bị lại phụ thuộc vào quy mô và vốn đầu tư. Quy mô đầu tư ở đây là đầu tư dần
dần, quy mô nhỏ ở thời gian đầu và sau đó sẽ mở rộng và nâng cấp dần.
Trên cơ sở các lập luận đã đề ra, dự án chọn công suất khai thác mỏ hàng
năm của mỏ khoảng 140000m
3
đá/năm, tương đương với 182000m
3
đá thành
phẩm, tuy nhiên tỷ lệ các loại sản phẩm có thể thay đổi tùy theo nhu cầu thị trường
và từng giai đoạn, khi không có nhu cầu đá dăm thì cơ cấu sảm phẩm sẽ là hỗn
hợp đá hộc và đá hỗn hợp xi măng.
Tuổi thọ của mỏ được tính bằng thời gian xây dựng cơ bản, thời gian khai
thác và thời gian phục hồi môi trường, theo tính toán trong thiết kế cơ sở “ Dự án
đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng từ đá vôi ở xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình”. Tuổi thọ của mỏ vào khoảng 25 năm.
1.1.5 Công nghệ khai thác.
a. Vị trí và phương pháp mở mỏ.
Khu vực đầu tiên được thiết kế tại khu vực có trữ lượng nằm ở khu vực
phía đông mỏ tại mức cao độ +200m, với hướng phát triển khai trường từ trên cao
xuống thấp, từ đông sang tây, phương pháp mở mỏ phù hợp với điều kiện địa
hình, địa chất mỏ và hệ thống khai thác được lựa chọn là phương pháp mở mỏ
bằng hào vận tải ô tô.
b. Trình tự khai thác.
Mục tiêu khai thác là sản xuất đá xây dựng từ đá vôi, đá khai thác sẽ được
xúc chuyển lên ô tô chở về trạm nghiền hoặc chở ra bãi đá.
Kế hoạch khai thác cụ thể như sau:
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
8
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Năm thứ nhất.
Khai thác theo lớp đứng, cắt tầng nhỏ với chiều cao tầng là 5 m chuyển tải
bằng nổ mìn (bạt đỉnh núi từ mức +200 đến +170) Tổng sản lượng khai thác trong
năm thứ nhất là 100 000 m
3
.
Khai thác đạt 100% công suất thiết kế 140000m
3
.
Các năm tiếp theo.
Các năm tiếp theo tiếp tục khai thác theo hệ thống khai thác theo lớp bằng vận
tải trực tiếp với công suất thiết kế 140 000m
3
.
c. Hệ thống khai thác.
Hệ thống khai thác có liên quan chặt chẽ với đồng bộ thiết bị khai thác sử
dụng cho mỏ. Mặt khác hệ thống khai thác được lựa chọn phải phù hợp với điều
kiện địa hình của mỏ, vào công suất thiết kế của mỏ v v
Phương án khai thác được lựa chọn là “ Phương án khai thác cắt tầng, trật tự
khấu từ trên xuống dưới” và đồng bộ thiết bị sử dụng, hệ thống khai thác áp dụng
tại mỏ là hệ thống theo lớp bằng vận tải trực tiếp là hệ thống khai thác chủ chốt
thể hiện chi tiết trong bảng sau:
Bảng 1-2 : Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác lớp bằng
STT Tên thông số hệ thống khai thác
Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Chiều cao tầng khai thác
H m 10
2 Chiều cao tầng kết thúc
H
kt
m 10
3 Góc nghiêng sườn tầng
độ 75
4 Góc dốc bờ công tác
độ 0
5 Chiều rộng mặt bằng công tác tối thiểu
B
min
m 28,5
6 Chiều rộng giải khấu
A m 8
7 Chiều dài tuyến công tác
L
x
m 34
8 Chiều rộng mặt bằng tầng kết thúc
b m 4
9 Góc nghiêng bờ mỏ kết thúc
kt
độ 50
Nguồn : “Thiết kế cơ sở dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng từ
đá vôi ở xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”.
Hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng cắt tầng nhỏ chỉ được áp dụng khi khai
thác đỉnh núi từ mức +200 đến +170 ( khai thác năm 1), thể hiện chi tiết trong
bảng sau:
Bảng 1-3 : Các thông số của hệ thống khai thác khi khai thác trên đỉnh núi.
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
9
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Ngu ồn :
“Thiết kế cơ sở dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng từ
đá vôi ở xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”.
1.1.6 Công tác khoan nổ mìn.
Sử dụng mạng lỗ khoan mạng tam giác đều, hai hang mìn với phương pháp
nổ mìn vi sai qua lỗ. Sử dụng dây dài mặt TLD 17ms và TLD 42ms, sử dụng dây
xuống lỗ LLHD 400ms.
Vật liệu nổ sử dụng: Sử dụng thuốc nổ an toàn Anfo, dây chuyền tín hiệu
nổ nổ, khối nổ mồi K-175 hoặc tương đương.
Ưu điểm của phương pháp nổ mìn sai phân như sau:
Giảm chiều rộng đống đá, giảm chấn động khi nổ mìn.
Tăng mức độ đồng đều của đống đá nổ mìn, giảm khối lượng đá quá cỡ
phải nổ mìn lần hai.
Giảm chi phí thuốc nổ(10-15%) so với khi nổ mìn tức thời hai hàng.
Chỉ tiêu khoan nổ mìn mỏ đá vôi tại xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình chi tiết trong bảng sau:
Bảng 1-4: Các chỉ tiêu khoan nổ mìn lớp bằng.
STT Tên chỉ tiêu Ký
hiệu
Đơn vị Số lượng
1 Chiều cao tầng khoan nổ H
t
m 10
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
STT Thông số Đơn vị tính Trị số
1 Chiều cao cắt tầng khai thác m 5
2 Góc dốc sườn tầng khai thác độ 75
3 Góc dốc bờ công tác độ 53
4 Chiều rộng mặt tầng công tác m 3-5
5 Chiều rộng đai bảo vệ m 2,0
10
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
2 Góc nghiêng sườn tầng độ 75
3 Đường khỏng chõn tầng W m 4,0
4 Chiều sâu lỗ khoan L
t
m 11,5
5 Chiều sâu khoan thêm L
kt
m 1
6 Khoảng cách giữa các lỗ khoan A m 4,6
7 Khoảng cách giữa hai hàng lỗ
khoan
B m 4,0
8 Chỉ tiêu thuốc nổ đơn vị q
0
kg/m
3
0,33
9 Lượng thuốc nổ trong lỗ khoan
hàng I, II
Q
I,
Q
II
Kg 60,72
10 Chiều dài cột thuốc nổ trong
khoan
L
tI,
L
tII,
m 7,01
11 Chiều dài cột búa trong lỗ l
b1,
l
b2
m 4,49
12 Khối lượng thuốc nổ cho một đợt nổ Kg 554,4
13 Khoảng cách an toàn do đá bay
- Với người
- Với máy móc công trình
m
m
300
150
14 Khoảng cách an toàn do chấn
động
m 41
15 Khoảng cách an toàn do súng
không khí
m 92
Nguồn : “Thiết kế cơ sở dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng từ
đá vôi ở xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”.
1.1.7 Các khâu công nghệ khai thác và chế biến đá.
Dây chuyền thiết bị.
Phù hợp với công nghệ khai thác đã lựa chọn. Dây chuyền thiết bị khai thác của
mỏ thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1-5 : Các thiết bị chủ yếu
STT Tên thiết bị Đặc tính kỹ thuật Số
lượng(cỏi)
1 Búa tay khoan Nặng 18kg 2
2 Máy khoan Đường kính lỗ khoan 76-
125mm
1
3 Máy nén khí 1
4 Máy xúc thủy lực Dung tích gầu xúc 1,5-2 m
3
1
5 Máy ủi Công suất động cơ 110 CV 1
6 Xe ô tô Trọng tải 15T 3
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
11
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
7 Xe tưới đường Loại 5m
3
1
8 Trạm nghiền sang Năng suất 100 tấn/h 1
9 Máy xúc lật phục vụ trạm
nghiền
Dung tích gàu từ 2,5-3 m
3
1
Nguồn : “Thiết kế cơ sở dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng từ
đá vôi ở xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”.
Công tác chế biến
Đối với mỏ đá chế biến chính là công việc tổ chức đập, nghiền và sàng phân loại
thành các loại đá khác nhau theo yêu cầu thị trường.
Thiết bị nghiền sàng: tổ hợp nghiền sàng 100 tấn/h, có thể thay thế bằng tổ hợp
nghiền sàng 200 tấn/h hoặc lớn hơn tùy theo yêu cầu thị trường.
Thiết bị nghiền sang được lựa chọn trên cơ sở.
Năng suất thiết kế : 140.000 m
3
/năm.
Khối lượng riêng 2,70 T/ m
3
Chế độ làm việc : 300 ngày/ năm.
Năng suất từng loại sản phẩm của xưởng đập sang được điều chỉnh trong quá
trình sản xuất.
1.1.8 Biên chế lao động của dự án.
Nhân lực làm việc tính cho năm đạt công suất thiết kế theo bảng sau:
Bảng 1-6 : Biên chế lao động của dự án.
STT Bộ phận
Số người làm việc trong
ngày
1 Bộ phận công nghệ khai thác 32
2 Bộ phận công nghệ chế biến và tiêu thụ 14
3 Bộ phận quản lý + khác 21
Tổn
g
Tổng các bộ phận 67
Nguồn : “Thiết kế cơ sở dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng từ
đá vôi ở xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”.
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
12
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Ngoài ra dự án có nhu cầu phân loại tuyển chọn đá bằng thủ công , để tinh
giảm biên chế , số lao động thủ công có tính thời vụ sẽ thuê lực lượng lao động tại
địa phương hiện đang rất dồi dào.
1.1.9 Dự toán xây dựng.
Chi phí xây dựng: Được tính toán theo quy mô xây dựng, khối lượng xây lắp
của từng hạng mục công trình như sau:
Chi phí xây dựng của dự án là 5.216.640.000 đồng.
Chi phí thiết bị: Được tính theo bảng liệt kê thiết bị của từng hạng mục công
trình trong dự án . chi phí thiết bị của dự án là 6.838.150.000 đồng.
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: Là chi phí cho hoạt động đền bù giải phóng
mặt bằng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng của dự án là 1.000.000.000đồng.
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: Là chi phí trả cho cơ quan tư vấn, thiết kế dự
án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của dự án là. 695.889.000 đồng.
Chi phí quản lý dự án là 256.182.000 đồng.
Chi phí khác: 502.832.000 đồng.
Chi phí dự phòng:1.163.571.000 đồng.
Chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường:550.000.000đồng.
=> Tổng mức đầu tư:16.050.437.000 đồng.
1.2 Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường vùng dự án.
1.2.1 Điều kiện tự nhiên môi trường.
1.2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất.
1) Điều kiện về địa lý
Huyện Lương Sơn là cửa ngõ của tỉnh miền núi Hoà Bình và miền Τây Bắc
Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, biên giới liền kề với khu công nghệ
cao Hoà Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu Môn, Đại học Quốc gia, Làng văn hoá các dân
tộc.
Huyện Lương Sơn nằm ở phần phía Nam của dãy núi Ba Vì, nơi có một phần
của Vườn quốc gia Ba Vì. Phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn, phía Nam giáp huyện
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
13
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Kim Bôi, phía Đông và phía Bắc giáp các huyện của thủ đô Hà Nội gồm: Mỹ Đức,
Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì.
Lương Sơn là một huyện vùng thấp bán sơn địa của tỉnh Hoà Bình, có địa
hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình của toàn huyện so với
mực nước biển là 251 m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ tây bắc xuông đông
nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi tây bắc Bắc
Bộ. Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những dãy núi thấp chạy dài xen
kẽ các khối núi đá vôi với những hang động. Có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ
nhân tạo đan xen tạo nên cảnh sắc thơ mộng.
Trên địa bàn Lương Sơn có những danh lam, thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học
hàng năm có thể thu hút một lượng đáng kể khách du lịch như hang Trầm, hang
Rổng, hang Tằm, hang Trâu, mái đá Diềm, núi Vua Bà
Những lợi thế về giao thông cùng tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên
như: có nhiều núi đá vôi phục vụ ngành sản xuất vật liệu xây dựng, có 14.000
hecta đồi núi và đất đai màu mỡ để phát triển nông, lâm nghiệp. Huyện này còn có
điều kiện xây dựng các khu nghỉ dưỡng, nhằm phát triển du lịch hiện nay trên địa
bàn huyện có rất nhiều dự án du lịch lớn như sân golf Phượng Hoàng và Làng văn
hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình, Khu du lịch sinh thái Xóm Mòng
Mỏ đá vôi ở xã Cư Yên có đặc điểm địa hình sườn núi cao, bao gồm một đỉnh
núi có cao độ +206. Phần thấp nhất của khu vực mỏ thuộc phía tây có độ cao là
+59m
Trong khu vực khai thác không có dân cư sinh sống. Nhìn chung do đặc điểm
địa hình khu vực nên điều kiện khai thác rất thuận lợi và phần lớn khai thác trên
mức thoát nước tự chảy(mức +50m).
2) Điều kiện về địa chất.
a . Địa tầng.
Hệ trias - Thống dưới - Hệ tầng Cò Nòi - Phụ hệ tầng dưới(T
1
cn
1).
Phụ hệ tầng dưới phân bố một phần nhỏ ở phía nam diện tích thăm dò. Lộ
trình đo vẽ địa chất và vét dọn mỏ lộ xác định chính xác diện tích phân bố của
chúng ở phần trên mặt (Điểm khảo sát C.17 ; C.20 ; C.40 ; C.41 ; C.51 ; C.52)
gồm : cát kết, bột kết,đá phiến sét phong hóa màu tím gụ. Thành phần khoáng vật
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
14
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
tạo đá chủ yếu gồm clorit,sericit,sét tàn dư, calcit, thạch anh, plagioclaz, khoáng
vật quặng ít. Đá cấu tạo phân lớp mỏng, kiến trúc sét biến dư ,vi hạt.
Hệ trias - Thống dưới - Hệ tầng Cò Nòi - Phụ hệ tầng giữa(T
1
cn
2
).
Các đá của phụ hệ tầng giữa phân bố hầu hết diện tích thăm dò được xác định
qua các lộ trình đo vẽ địa chất, vét dọn mỏ lộ. Các đá của phụ hệ tầng giữa gồm
có đá vôi màu xám đen phân lớp mỏng đến trung bình, kiến trúc hạt mịn, vi hạt
đến ẩn tinh. Thành phần khoáng vật tạo đá chủ yếu là calcite từ 88% đến 100%,
thường ở dạng tập hợp vi hạt, một số ít tái kết tinh thành dạng hạt nhỏ với kích
thước từ 0,1mm đến 0,3mm tập trung thành đám nhỏ ngoài ra còn có rất ít hạt
dolomite hình thoi tạo thành thay thế cho calcite có kích thước từ 0,15mm đến
0,3mm , ngoài ra các khoáng vật tạo đá chính nêu trên trong đá còn gặp ít hạt
felspat, thạch anh, khoáng vật quặng và vài mạch, ổ calcite, thạch anh, felspat
nhiệt dịch thứ sinh. Đá có kiến trúc vi hạt đến hạt nhỏ, cấu tạo phân lớp mỏng,
định hướng yếu đến định hướng. Thế nằm mặt lớp tương đối ổn định cắm về Bắc
Tây Bắc .
b. Magma.
Toàn bộ diện tích khu mỏ la đá vôi, không gặp biểu hiện hoặc diện lộ đá
magma.
c. Đặc điểm cấu tạo.
Diện tích khu mỏ là dải đá vôi phân lớp mỏng đến trung bình, có cấu tạo đơn
tà, cắm về bắc tây bắc 330
0
- 355
0
góc dốc từ 50
0
- 70
0
.
1.2.1.2 Điều kiện về khí hậu thủy văn.
Đặc điểm về khí hậu:
Ở xã cư yên nói riêng và cả vùng lương sơn nói chung mang đặc điểm chung
của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa từ tháng IV đến tháng IX có nhiệt độ trung bình 26
0
C - 27
0
C cao
nhất là 39
0
C, thấp nhất là 23
0
C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 -
2000mm, lượng mưa lớn nhất vào tháng VII và tháng VIII: 700 - 800mm, thấp
nhất vào tháng IV : 310mm.
Mùa khô từ tháng X đến tháng III năm sau, nhiệt độ trung bình 19
0
C - 20
0
C,
thấp nhất 5
0
C, mùa này thường ít mưa, lượng mưa trung bình 300mm - 400mm.
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
15
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Phân bố nhiệt độ không khí trong năm của vùng dự án thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1-7 : Diễn biến nhiệt độ không khí năm 2009 (
0
C).
Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Trung bình 20,9 22,9 25,0 29,2 31,5 33,6 32,6 33,0 32,1 29,8 27,4 24,2 28,5
Max 28,5 31,5 36,0 33,3 37,2 38,5 39,5 37,0 35,2 33,0 34,2 29,0 39,5
Min 7,4 8,3 13,1 16,0 19,5 21,0 22,6 24,3 21,8 17,2 12,5 9,2 7,4
Nguồn : “Trung tâm khí tượng Thủy Văn Quốc Gia”.
Hình 1-3: Biểu đồ diễn biến nhiệt độ trong năm 2009.
Độ ẩm không khí:
Khu vực dự án nói chung có độ ẩm không lớn lắm. Trong đó độ ẩm tương
đối ít thay đổi từ tháng này sang tháng khác và từ năm này sang năm khác. Độ ẩm
không khí tương đối trung bình năm dao động trong khoảng từ 79% - 85%, tháng
có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng VII,VIII đạt 85% , thấp nhất vào tháng VI
đạt 79%.
Độ ẩm không khí tương đối trung bình của các trạm khí tượng trong những
năm quan trắc xem bảng sau:
Bảng 1-8 : Độ ẩm không khí tương đối trung bình.
Đặc I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
16
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
trưng
Trung
bình
82 82 82 85 83 79 85 85 84 80 81 80 82
Min
43 46 30 47 49 49 51 51 49 44 42 38 30
Nguồn : “Trung tâm khí tượng Thủy Văn Quốc Gia”.
Hình 1-4 : Biểu đồ diễn biến độ ẩm không khí trung bình trong năm 2009.
Chế độ gió:
Hướng gió thịnh hành trên toàn khu vực là hướng Nam và Đông Nam vào mùa
hạ, hướng Bắc và Đông Bắc vào mùa Đông. Trong năm phân biệt hai mùa gió:
Gió mùa đông từ tháng IX đến tháng V thịnh hành gió mùa đông bắc và gió
bắc mang không khí lạnh và khô ít có mưa.
Gió mùa hạ từ tháng VI đến tháng VIII thịnh hành gió Đông Nam và Đông
mang nhiều hơi ẩm, tạo ta kiểu thời tiết nóng và ẩm.
Do ảnh hưởng của địa hình nên tốc độ gió tại khu vực là không lớn. Tốc độ gió
trung bình nhiều năm quan trắc ở trạm khí tượng Hòa Bình có giá trị 0,6m/s. Giữa
các tháng không có sự chênh lệch đáng kể. Tốc độ gió lớn nhất tại trạm Hòa Bình
trong thời gian quan trắc có giá trị Vmax = 16(m/s) hướng bắc.
Đặc trưng tốc độ gió trung bình tại khu vực được thống kê trong bảng sau:
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
17
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Bảng 1-9 : Tốc độ gió trung bình trong năm 2009.
Đặc
trưng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vtb
(m/s)
0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 0,7 0,4 0,7 0,4 0,5 0,6 0,7 0,6
Nguồn : “Trung tâm khí tượng Thủy Văn Quốc Gia”.
Hình 1-5: Biểu đồ diễn biến tốc độ gió trung bình trong năm 2009.
Lượng mưa:
Chế độ mưa tại khu vực liên quan chặt chẽ đến chế độ gió mùa, lượng mưa
trong khu vực thay đổi khá lớn theo không gian và thời gian. Tỉnh Hòa Bình có
lượng mưa trung bình, lượng mưa trung bình năm từ 1700 - 2000mm, lượng mưa
phân bố trong năm như sau:
Mùa mưa trong khu vực thường bắt đầu từ tháng V đến tháng X lượng mưa
chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm.
Mùa khô từ tháng X đến tháng IV năm sau, lượng mưa khá nhỏ chỉ khoảng
20% lượng mưa cả năm.
Lượng mưa trung bình tháng nhiều nhất là tháng VII ( 350 mm/tháng), chiếm
gần 25% lượng mưa cả năm.
Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất là tháng XI ( <10 mm/tháng).
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
18
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Lượng mưa trung bình nhiều năm các trạm trên và lân cạn khu vực dự án được
thống kê trong bảng sau:
Bảng 1-10 : Lượng mưa trung bình.
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cả năm
Lượng mưa 33,7 44,2 11,3 74,0 394,7 264,5 352,4 268,9 316,9 73,5 4,2 6,2 1844,5
Nguồn : “Trung tâm khí tượng Thủy Văn Quốc Gia”.
Hình 1-6 : Biểu đồ diễn biến lượng mưa trong năm 2009.
Đặc điểm thủy văn.
Huyện Lương Sơn có nguồn nước ngầm và nước mặt khá lớn, rất thuận lợi cho
việc phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Huyện có 2 sông chính chảy
qua đó là: Sông Cò và sông Bùi.
Toàn bộ địa hình diện tích khu mỏ là địa hình dương, không có sông suối chảy
qua. Ngoài diện tích khu mỏ có suối Làng Hang, chảy theo phương đông tây,
không ảnh hưởng gì tới công tác thăm dò và khai thác mỏ sau này.
Tại khu vực dự án khu vực xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình chế độ
thủy văn hình thành từ 2 nguồn nước trên mặt và nước dưới đất như sau:
a. Nước trên mặt.
Diện tích thăm dò đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Cư Yên có
diện tích nhỏ 7,8 ha. Diện tích phân bố đá vôi làm vật liêu xây dựng thông thường
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
19
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
là 6,69 ha. Bề mặt địa hình lởm chởm điển hình của núi đá vôi, có nhiều hốc karst
nhỏ. Toàn bộ diện tích phân bố đá vôi nguyên liệu thăm dò có địa hình dương nên
lượng nước mưa được tiêu thoát tự nhiên theo bề mặt hoặc theo khe nứt xuống các
hang hốc karst ngầm, không đọng lại trên bề mặt địa hình. Ngoài diện tích thăm
dò có suối nhỏ chảy theo phương Đông - Tây không ảnh hưởng đến công tác thăm
dò khai thác đá.
Dự kiến đá vôi làm vật liệu xây dựng được khai thác bằng phương pháp khai
thác lộ thiên, độ cao khai thác trên mức xâm thực địa phương nên nước mặt và
nước ngầm không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai thác.
b. Nước dưới đất.
Đá vôi nguyên liệu khoáng thăm dò qua công tác lộ trình đo vẽ Địa chất thủy
văn - Địa chất công trình không thấy xuất lộ nước dưới đất. Do đặc điểm đá vôi
thăm dò có thể có các hang karst hoặc các khe nứt lớn thoát nước nên không tồn
tại nước dưới đất chứa trong đá vôi nguyên liệu khoáng. Do vậy lượng nước chảy
vào mỏ chỉ là nước mưa, được tháo khô bằng phương pháp thoát chảy tự nhiên.
Khi khai thác nguồn nước chảy vào mỏ chủ yếu là lượng nước mưa rơi trực
tiếp trên khai trường. Vì coste tính trữ lượng khai thác của mỏ cao hơn mực xâm
thực địa phương nên khi khai thác mỏ sẽ sử dụng phương pháp tháo khô, tiêu
thoát tự nhiên và được thoát ra ngoài qua các hang karst, khe nứt karst xuống miền
thấp rối chảy ra suối, điều kiện khai thác mỏ là thuận lợi.
1.2.2 Hiện trạng môi trường tự nhiên, mức độ nhạy cảm và khả năng chịu tải.
1.2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn.
Để đánh giá hiện trạng môi trường không khí ta phải khảo sát môi trường
không khí khu vực xung quanh, chọn điểm đo, lấy mẫu phân tích chất lượng
không khí theo các chỉ tiêu cơ bản của môi trường không khí xung quanh khu vực
mà QCVN, TCVN quy định.
a. Nội dung khảo sát.
Khảo sát , tìm hiểu môi trường không khí khu vực và các nguồn tác động hiện
tại có thể gây ô nhiễm môi trường không khí.
Chọn điểm đo, lấy mẫu phân tích chất lượng không khí theo các chỉ tiêu cơ bản của
môi trường không khí xung quanh trong khu vực dự án mà QCVN, TCVN đã quy định.
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
20
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Đánh giá chất lượng môi trường không khí khu vực dự án trên cơ sở các số
liệu đã phân tích.
b. Phương pháp đo đạc, lấy mẫu phân tích.
Các phương pháp đo đạc , lấy mẫu , bảo quản và phân tích ngoài thực địa và
trong phòng thí nghiệm được thực hiện theo các quy định của QCVN, TCVN và
ISO hiện hành.
- Các thiết bị đo khí hậu : Nhiệt ẩm kế Asman ( Nga) , máy gió MC ( TQ).
- Các thiết bị đo khí : Các máy đo SO
2
, NO
2
và CO Monitolab ML( Mỹ) máy
lấy mẫu VOC SKC ( Mỹ), máy lấy mẫu bụi tổng số OSK ( Nhật).
- Thiết bị đo: Máy đo tiếng ồn Quest 2200 ( Mỹ).
c. Các chỉ tiêu phân tích.
- Các yếu tố vi khí hậu : Nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió, tốc độ gió.
- Các chỉ tiêu khí : SO
2
, NO
2
, CO và bụi.
- Các chỉ tiêu tiếng ồn : Leq, Lmax, L90.
d. Vị trí các điểm đo đạc, lấy mẫu không khí.
Bảng 1-11 : Vị trí điểm lấy mẫu không khí.
STT Vị trí lấy mẫu Tọa độ địa lý Kí hiệu
1 Đường giao thông trong xóm
X:2304517.33
Y:558097.46
K1
2 Khu vực dự kiến làm văn phòng
X:2304489.51
Y:558197.51
K2
3
Khu vực dự kiến làm trạm
nghiền sang
X:2304645.51
Y:558408.79
K3
4 Chân núi đá khu vực dự án
X:2304650,61
Y:558578,62
K4
Nguồn : “Viện Địa Kỹ Thuật ( VIG) – Trung tâm phân tích thí nghiệm
địa kỹ thuật và môi trường”.
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
21
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
e . Kết quả khảo sát đo đạc chất lượng không khí và tiếng ồn.
Bảng 1-12 : Kết quả đo đạc chất lượng không khí.
TT
Chỉ
tiêu
Đơn vị
Phương
pháp phân
tích
Kết quả phân tích
Tiêu chuẩn / quy
chuẩn cho phép
K1 K2 K3 K4
I Các yếu tố vi khí hậu
1
Nhiệt
độ
C TCVN5508 14,7 15 15 14,5
Thời tiết mát mẻ
2 Độ ẩm (%) TCVN5508 40,7 41,5 40 41
3
Hướng
gió
- TCVN5508
Lặng
gió
Đông
nam
Đông
nam
Đông
nam
4
Tốc độ
gió
(m/s) TCVN5508 0 0,90 0,85 0,80
II Chất lượng không khí
QCVN
05:2009/BTNMT( T
rung bình 1h)
1
Bụi lơ
lửng
àg/m
3
CASELLA
950IS
76 77 75 78 300
2 CO àg/m
3
TCVN 325-
89/BYT
8554 8616 8601 8572 30000
3 NO2 àg/m
3
TCVN
6137-96
83,2 81,5 85,3 84,1 200
4 SO2 àg/m
3
TCVN
5971-95
94 97 99 100 350
III Tiếng ồn TCVN 5964-2008
1 Lmax dBA Rion NL-18 67,8 65,1 63,9 62,2
75
2 L90 dBA Rion NL-18 47,1 46,9 46,9 47
3 Leq dBA Rion NL-18 47,1 47 46,7 46,5
Nguồn: “Viện Địa Kỹ Thuật ( VIG) – Trung tâm phân tích thí nghiệm
địa kỹ thuật và môi trường”.
Chú thích:
QCVN 05: 2009/BTNMT : Giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
TCVN 5964 : 2008 : Đo và đánh giá tiếng ồn môi trường.
Giá trị các khí CO, SO
2
, NO
2
, TSP được tính trung bình trong 60 phút.
Nhận xét :
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
22
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Qua kết quả quan trắc môi trường không khí tại 4 điểm trong khu vực dự án cho
thấy chất lượng môi trường ở đây rất tốt. Các chỉ tiêu khí độc hại như CO, SO
2
,
NO
2
, và bụi đều ở giá trị thấp hơn tiêu chuẩn cho phép của môi trường không khí
xung quanh trong QCVN 05: 2009/BTNMT.
Mức ồn tương đương đo tại khu vực dự án đều có giá trị nhỏ hơn 75 dBA ( Giá trị
cho phép của TCVN 5964 - 2008.).
1.2.2.2 Hiện trạng môi trường nước.
Để đánh giá hiện trạng môi trường nước khu vực dự án chúng ta phải lấy mẫu
phân tích chất lượng nước ở khu vực dự án mỏ triển khai. Có 2 nguồn nước cần
phải phân tích mà chúng ta cần quan tâm là:
- Nguồn nước mặt: Tại khu vực dự án, nguồn nước mặt khảo sát là nước lấy tại
mương nước tưới tiêu nằm ở phía tây bắc của khai trường.
- Nguồn nước dưới đất: Nguồn nước khảo sát là các giếng nước đào của người dân
gần khu vực mỏ: Giếng đào tại nhà ông Bùi Văn Đội, Giếng đào tại nhà bà Bùi
Thị Nga, Giếng đào tại nhà Ông Bùi Văn Tường.
a. Nội dung Khảo sát.
Tiến hành khảo sát, lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường nước tại khu vực
dự án. Nội dung khảo sát bao gồm:
Khảo sát, tìm hiểu nguồn nước trong khu vực, đặc điểm thủy văn và tình hình sử
dụng nước tại khu vực dự án.
Chọn điểm lấy mẫu và phân tích chất lượng nước theo các chỉ tiêu cơ bản của
nguồn nước trong khu vực mà QCVN đã quy định.
Đánh giá chất lượng môi trường nước khu vực trên cơ sở các số liệu đã phân tích
được.
b. Phương pháp lấy mẫu, phân tích.
Các phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích trong phòng thí nghiệm được
thực hiện theo các quy định của QCVN, TCVN, ISO hiện hành. Các thiết bị được
dùng trong lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu của môi trường nước bao gồm:
Máy đo DO, pH meter 320 ( Đức).
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
23
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Thiết bị xác định BOD WTW Model 602 ( Đức).
Thiết bị xác định COD Palinest ( Anh).
Quang phổ kế UV-1201 ( Nhật).
Cực phổ VA 646 Profeesion ( Thụy Sỹ).
c. Các chỉ tiêu phân tích.
Nhiệt độ, độ pH, độ đục, TSS, DO, TDS, Fe tổng. SO
4
2-
, độ cứng…
Nhu cầu oxy hóa học (COD), Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD).
Các chỉ tiêu dinh dưỡng : N tổng số, P tổng số.
Các chỉ tiêu kim loại nặng ( Pb, As, Cd, Hg).
Các chỉ tiêu về dầu mỡ.
Các chỉ tiêu về vi sinh vật ( Coliform).
d. Vị trí các điểm lấy mẫu nước.
Bảng 1-13 : Vị trí điểm lấy mẫu nước.
STT Vị trí lấy mẫu Tọa độ địa lý Kí hiệu
1
Mương nước tưới tiêu phía tây mỏ
X:2304543,25
Y:557996,30
NM1
2
Mương nước tưới tiêu phía tây mỏ
X:2304227,88
Y:557839,09
NM2
3
Giếng đào tại nhà ụng Bựi Văn Đội
X:2304442,87
Y:557996.34
NN1
4 Giếng đào tại nhà bà Nguyễn Thị
Nga
X:2304352.08
Y:557996.34
NN2
5 Giếng đào tại nhà ụng Bựi Văn
Tường
X:2304240.15
Y:558056.30
NN3
Nguồn : “Viện Địa Kỹ Thuật ( VIG) – Trung tâm phân tích thí nghiệm
địa kỹ thuật và môi trường”.
e. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt.
Bảng 1-14 : Kết quả phân tích chất lượng nước mặt.
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả phân
tích
QCVN
08:2008/BTNMT
NM1 NM2 B1 B2
1 Nhiệt độ
0
C 11,8 11,1 - -
2 pH - 13,1 13 5,5-9 5,5-9
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
24
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
3 Độ dẫn điện Ms/cm 25,7 26,1 - -
4 Độ đục NTU 0,006 0,005 - -
5 Độ mặn % 4,31 4,25 - -
6 DO mg/l 24,9 24,9 >4 >2
7 COD mg/l 18,1 17,7 30 50
8 BOD5 mg/l 36,0 36,4 15 25
9 TSS mg/l 4,21 4,54 50 100
10 NO
3
-
(tính theo Nitơ) mg/l 0,692 0,709 10 15
11 NH
4
+
(tính theo Nitơ) mg/l 0,413 0,421 0,5 1,0
12 NO
2
-
mg/l 1,48 1,52 0,03 0,05
13 Fe tổng mg/l 0,136 0,128 1,1 2
14 Cu mg/l 0,025 0,021 0,4 1
15 Pb mg/l 0,008 0,009 0,05 0,05
16 Zn mg/l 0,004 0,002 1,6 2
17 As mg/l 0,0002 0,0003 0,03 0,1
18 Hg mg/l 0,004 0,0052 0,002 0,002
19 Dầu mỡ tổng mg/l 0,735 0,657 0,2 0,3
20 Coliform MPN/100ml 10200 10900 7400 10000
Nguồn : “Viện Địa Kỹ Thuật ( VIG) – Trung tâm phân tích thí nghiệm
địa kỹ thuật và môi trường”.
Chú thích:
- QCVN 08: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt.
B1- Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác có yêu cầu chất
lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
B2-Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
Nhận xét:
SVTH: Nguyễn Hồng Việt Lớp:
49MT
25