Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 192 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH



MAI THỊ VÂN ANH



GI¶I PH¸P CHèNG THÊT THU THUÕ XUÊT KHÈU,
THUÕ NHËP KHÈU ë VIÖT NAM TRONG BèI C¶NH
HéI NHËP KINH TÕ QUèC TÕ

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 62.34.02.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS LÊ QUÂN
2. PGS.TS VƯƠNG THỊ THU HIỀN



HÀ NỘI, THÁNG 5 - 2015


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức
năng đã công bố. Những kết luận khoa học của luận án là
mới và chưa có tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa
học nào.

Tác giả luận án



Mai Thị Vân Anh

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU
1
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
5
1.1.
Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án
5
1.2.
Khoang hở cho các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

13
1.3.
Điểm yếu và điểm mạnh của nghiên cứu
14
1.4.
Những đóng góp mới của luận án
15
Chương 2

THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ CHỐNG
THẤT THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
16
2.1.
Những vấn đề chung về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
16
2.1.1.
Khái niệm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
16
2.1.2.
Đặc điểm của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
18
2.1.3.
Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong hội
nhập kinh tế quốc tế
19
2.2.
Thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
21
2.2.1.

Khái niệm thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
21
2.2.2.
Các hình thức thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
22
2.2.3.
Nguyên nhân của thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
26
2.2.4.
Hậu quả của thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
30
2.3.
Chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
33
2.3.1.
Các nguyên tắc chủ yếu khi hội nhập kinh tế quốc tế
33
2.3.2
Những vấn đề đặt ra đối với công tác chống thất thu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở các nước đang phát
triển trong bối cảnh hội nhập
36
2.3.3.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
39
2.4.
Một số phương pháp quản lý hải quan chống thất thu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Hải quan

44

2.4.1.
Áp dụng quản lý rủi ro chống thất thu thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu
44
2.4.2.
Áp dụng biện pháp phân loại và áp mã hàng hóa chính
xác và thống nhất
46
2.4.3.
Áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan (PCA)
trong chống thất thu thuế
47
2.4.4.
Áp dụng biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương
mại
49
2.4.5.
Áp dụng biện pháp thanh tra thuế
50
2.4.6.
Hợp tác quốc tế trong chống thất thu thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu
51
2.5.
Kinh nghiệm chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu của cơ quan hải quan một số nước trên thế giới và
bài học cho hải quan Việt Nam
52

2.5.1.
Kinh nghiệm chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
ở các nước
52
2.5.2.
Bài học kinh nghiệm
61

Kết luận chương 2
63
Chương 3

THỰC TRẠNG CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT KHẨU,
THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2013
65
3.1
Khái quát thực trạng xuất khẩu, nhập khẩu và Kết quả
thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam giai
đoạn 2009-2013
65
3.1.1
Khái quát thực trạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt
Nam giai đoạn 2009-2013
65
3.1.2
Kết quả thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam
giai đoạn 2009-2013
67
3.2
Thực trạng thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở

Việt Nam gia đoạn 2009-2013
71
3.2.1.
Thất thu thuế do khai sai số lượng và chất lượng hàng
hóa
71
3.2.2.
Thất thu thuế qua gian lận trị giá tính thuế
73

3.2.3.
Thất thu qua việc phân loại và áp mã hàng hóa (mô tả
sai)
76
3.2.4.
Thất thu thuế qua công tác khai báo xuất xứ đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
82
3.2.5.
Thất thu thuế đối với loại hình kinh doanh tạm nhập, tái
xuất
86
3.2.6.
Thất thu thuế do lợi dụng loại hình gia công
88
3.2.7.
Thất thu thuế qua lợi dụng hoạt động của các khu phi
thuế quan
89
3.2.8.

Thất thu thuế do lợi dụng địa bàn và sử dụng các
phương thức thủ đoạn buôn lậu
93
3.2.9.
Thất thu thuế do nợ đọng thuế kéo dài
96
3.3.
Thực trạng áp dụng các biện pháp chống thất thu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Hải quan Việt Nam giai
đoạn 2009-2013
97
3.3.1.
Thực tiễn áp dụng quản lý rủi ro trong chống thất thu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
97
3.3.2.
Thực trạng chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu qua hệ thống xử lý dữ liệu của ngành Hải quan
99
3.3.3.
Thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN trong
chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
103
3.3.4.
Áp dụng thông quan điện tử trong chống thất thu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu
104
3.3.5.
Áp dụng kiểm tra sau thông quan trong chống thất thu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

108
3.3.6.
Công tác điều tra chống buôn lậu trong chống thất thu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
110
3.3.7.
Chống thất thu thuế của nghiệp vụ giám sát quản lý
113
3.3.8.
Chống thất thu thuế từ nghiệp vụ thanh tra thuế của cơ
quan hải quan
114

3.3.9.
Áp dụng nghiệp vụ quản lý xử lý nợ đọng thuế và các
biện pháp cưỡng chế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
117
3.4
Đánh giá chung về thực trạng chống thất thu thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2009-2013
120
3.4.1.
Những kết quả đạt được
120
3.4.2.
Một số tồn tại hạn chế
125
3.4.3.
Nguyên nhân
128


Kết luận chương 3
133
Chương 4

GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT KHẨU,
THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
135
4.1.
Bối cảnh kinh tế quốc tế và định hướng hoạt động
chống thất thu thuế nhập khẩu của Việt Nam trong thời
gian tới
135
4.1.1.
Bối cảnh kinh tế quốc tế, Việt Nam trong thời gian tới
135
4.1.2.
Định hướng hoạt động chống thất thu thuế xuất khảu,
thuế nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới
136
4.2.
Các giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
138
4.2.1.
Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong chống thất thu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu giữa các đơn vị chức năng
của ngành hải quan
138

4.2.2.
Đẩy mạnh biện pháp quản lý các loại hình xuất khẩu,
nhập khẩu đặc thù
144
4.2.3.
Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp quản lý
hải quan hiện đại trong chống thất thu thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu
147
4.2.4.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế của cơ
quan Hải quan
155
4.2.5.
Đổi mới công tác quản lý nợ thuế theo hướng giảm nợ
thuế quá hạn
156
4.2.6.
Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để ứng dụng
phục vụ công tác quản lý thu thuế
157

4.2.7.
Hoàn thiện bộ máy và nhân lực tổ chức quản lý của cơ
quan hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
157
4.2.6.
Các giải pháp khác
159


Kết luận chương 4
165

KẾT LUẬN
168

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
170





DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ACV
Agreement Customs
Valuation
Hiệp định về trị giá hải quan
của WTO
AHTN
ASEAN Hamonized Tariff
Nomenclature
Danh mục hài hòa thuế quan
ASEAN
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do

ASEAN
APEC
Asia Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN
Association of South East
Asian Nations
Hiệp hội Các quốc gia Đông
Nam Á
ASEM
Asia - Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
ASYCUDA
Automated System of
Customs Data
Hệ thống số liệu hải quan tự
động
C/O
Certificate of origin
Chứng nhận xuấy sứ hàng
hóa
EDI
Electronic Data Interchange
Trao đổi dữ liệu điện tử
EU
European Ụnion
Liên minh Châu Âu
GATT

General Agreement of Trade
and Tariff
Hiệp định chung về Thương
mại và Thuế quan
HS
SH
Harmonized System
Système Harmonisé
Hệ thống Hài hòa
KYOTO
International Convention on
yhe Simplification and
Harmonization of Customs
Công ước quốc tế về đơn
giản, hài hòa hóa thủ tục hải

Procedures(Kyoto
convention)
quan(Công ước KYOTO)
MFN
Most Favoured Nations
Tối huệ quốc
TQM
Total quality Management
Quản lý chất lượng tổng thể
TRIPs
Agreement on Trade-Related
Aspects of Intellectural
Property Rights
Hiệp định về khía cạnh liên

quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ
USD
The United States Dollar
Đô la Mỹ
VAT
Value Added Tax
Thuế giá trị gia tăng
WAN
Wide Area Network
Mạng diện rộng
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
WCO
OMD
World Customs Organization
Organisation Mondial des
Douanes
Tổ chức hải quan Thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
BTC : Bộ Tài chính
CNTT : Công nghệ thông tin
CQHQ : Cơ quan hải quan
CSDL : Cơ sở dữ liệu

DN : Doanh nghiệp
HĐH : Hiện đại hóa
HQVN : Hải quan Việt Nam
KCN : Khu công nghiệp
KTCK : Kinh tế cửa khẩu
KKTCK : Khu kinh tế cửa khẩu
KT-TMĐB: Kinh tế - thương mại đặc biệt
KTSTQ : Kiểm tra sau thông quan
LĐTC : Lãnh đạo Tổng cục
NCS : Nghiên cứu sinh
NK : Nhập khẩu
NNT : Người nộp thuế
NSNN : Ngân sách nhà nước
PLHH : Phân loại hàng hóa
QC : Quá cảnh
QLNN : Quản lý nhà nước
QLRR : Quản lý rủi ro
SXXK : Sản xuất xuất khẩu
TCHQ : Tổng cục Hải quan
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TN-TX : Tạm nhập tái xuất
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt
TTHQ : Thủ tục hải quan
XNC : Xuất nhập cảnh
XNK : Xuất nhập khẩu
XK : Xuất khẩu

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ


Số hiệu
Tên bảng biểu
Trang
Bảng 3.1:
Kim ngạch XNK và số tờ khai hàng hóa XNK giai
đoạn 2009-2013
66
Bảng 3.2:
Số thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giai đoạn
2009-2013
67
Bảng 3.3:
Tình hình nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giai
đoạn 2009-2013
96
Bảng 3.4:
Tỷ lệ kiểm tra hàng hóa từ giai đoạn 2009-2013
98
Bảng 3.5:
Số liệu bắt giữ qua các tuyến đường từ giai đoạn 2009 - 2013
111
Bảng 3.6:
Số liệu thanh tra chuyên ngành và thanh tra chuyên đề
giai đoạn 2009-2013
115
Bảng 3.7:
Kết quả ấn định thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giai
đoạn 2009-2013
120
Bảng 3.8:

Tình hình cưỡng chế thuế đối với các các doanh
nghiệp nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giai đoạn
2009-2013
123



Số hiệu
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 3.1:
Kết quả xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013
65
Biểu đồ 3.2:
Tỷ trọng số thu NSNN của ngành Hải quan năm 2014
70
Biểu đồ 3.3:
Thống kê số vụ vi phạm và trị giá truy thu với hàng XNK
88
Biểu đồ 3.4:
Số tiền truy thu phạt và số tiền thực thu vào ngân sách
nhà nước
100
Biểu đồ 3.5:
Thống kê số cuôc Kiểm tra sau thông quan của Hải quan
109
Biểu đồ 3.6:
Thống kê số tờ khai làm thủ tục hải quan giai đoạn
2009-2013
114

Biểu đồ 3.7:
Thống kê số thuế thu được của Hải quan giai đoạn
2009-2013
122



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là một trong những công cụ kinh tế chủ yếu được nhà nước sử dụng
để điều tiết vĩ mô nền kinh tế và huy động nguồn thu cho NSNN. Một trong
những yêu cầu quan trọng trong tổ chức thực thi chính sách thuế là phải thu
đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật.
Trong những năm qua, chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đảm bảo
công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử và ổn định đã tạo thuận lợi hơn
cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tăng cường thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, góp phần huy động nguồn thu cho ngân sách, bảo hộ sản xuất
trong nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình tổ chức thực
hiện thuế xuất khẩu, nhập khẩu vẫn còn tình trạng thất thu thuế. Thất thu thuế
xuất khẩu, nhập khẩu đã xảy ra trong thời gian dài, số thuế thất thu không phải
là nhỏ, làm ảnh hưởng xấu đến cân đối thu - chi của NSNN và tạo ra sự bất bình
đẳng giữa các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều phương thức thủ đoạn gian
lận thuế xuất khẩu, nhập khẩu không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà ở nhiều nước
trên thế giới. Mặc dù các thủ đoạn gian lận này vẫn thể hiện ở bề nổi như: gian
lận C/O, khai thấp giá hàng nhập khẩu, khai sai chủng loại hàng nhập khẩu, khai
sai số lượng…Hay các thủ đoạn buôn lậu qua biên giới nhưng nay lại được tiến
hành với những hình thức tinh vi hơn. Các hình thức gian lận thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu đã được thực hiện ngay từ nước xuất khẩu hàng hóa trước khi

đến nước nhập khẩu thông qua các biện pháp chuyển giá, chuyển khẩu, gian lận
chứng từ xuất kho, làm giả hợp đồng mua bán… Việc gian lận không chỉ dừng
lại ở địa bàn một quốc gia như trước mà được tiến hành tại nhiều quốc gia. Việc
hợp tác quốc tế là xu hướng của các quốc gia trong việc chống buôn lậu và gian
lận thương mại trong việc bảo vệ lợi ích của mình.


2
Nhìn chung hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ tiếp cận ở góc độ
khi Hải quan còn duy trì phương pháp quản lý thủ công truyền thống. Trong giai
đoạn này, khâu nghiệp vụ của hải quan Việt Nam tập trung vào các công tác như
quản lý thuế, giám sát hải quan, thanh tra, chống buôn lậu…Nhưng trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để chống thất thu thuế hiệu quả, Hải quan Việt
Nam phải từng bước tiếp thu và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý hải
quan mới như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, quản lý tuân thủ, kiểm tra
giám sát hải quan từ xa…thì mới có thể chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập
khẩu có hiệu quả. Trên thực tế, chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
không phải là đề tài mới và đã có nhiều nghiên cứu tiếp cận với nhiều góc độ
khác nhau. Đa số các công trình nghiên cứu đã có mới chỉ dừng ở góc độ đi sâu
nghiên cứu một vài thủ đoạn gian lận về thuế phổ biến mà chưa có công trình
nào nghiên cứu sâu và toàn diện về các giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu trên cơ sở áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại, tuân
thủ các chuẩn mực của hải quan thế giới. Vì vậy, cùng với việc tổ chức, triển
khai thực hiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì việc tìm ra các giải
pháp để chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế là một trong những nội dung hết sức quan trọng, cần thiết và cấp
bách nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách thuế của nhà nước. Với ý
nghĩa trên, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” để
nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về thất thu thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu và chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phân tích thực trạng chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt
Nam trong giai đoạn 2009 - 2013.


3
- Đề xuất một số giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm:
chống thất thu thuế thực và chống thất thu thuế tiềm năng. Tuy nhiên, trong
phạm vi luận án chỉ đi sâu nghiên cứu về chống thất thu thuế thực.
- Giới hạn về không gian:
Luận án tập trung đánh giá thực trạng về chống thất thu thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn 2009 đến 2013. Đồng thời, các giải
pháp chống thất thu thuế được đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và
được tiếp cận ở góc độ quản lý của cơ quan hải quan là chủ yếu.
3. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp luận nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện
Luận án là Chủ nghĩa Mác Lênin về phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử.
Các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp phân tích, phương

pháp so sánh, thống kê, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp diễn giải.
Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, tiếp thu ý kiến tư vấn của
một số chuyên gia, nhà quản lý, đồng nghiệp hải quan trong nước và nước ngoài
về những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở sưu tầm, tổng hợp, luận án đã hệ thống hoá và
làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu và chống
thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bên


4
cạnh đó, luận án cũng đã sưu tầm kinh nghiệm về chống thất thu thuế xuất khẩu,
nhập khẩu của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể
tham khảo vận dụng cho công tác chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Hải
quan Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã tổng hợp và phân tích một cách hệ thống về
thực trạng thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu và chống thất thu thuế xuất khẩu,
nhập khẩu của Hải quan Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2013. Trên cơ sở phân
tích những kết quả đạt được, những hạn chế, luận án cũng đã chỉ ra nguyên nhân
dẫn đến những hạn chế trong công tác chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở
Việt Nam. Kết hợp với kinh nghiệm chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở
một số quốc gia trên thế giới, luận án đã đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm góp
phần chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án được kết cấu thành 4 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và chống thất thu thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 3: Thực trạng chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở
Việt Nam trong giai đoạn 2009-2013.
Chương 4: Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.



5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói chung đã được giới
nghiên cứu và các nhà quản lý rất quan tâm nghiên cứu trong những năm gần
đây. Dưới các góc độ khác nhau, những công trình nghiên cứu đã đề cập đến
những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ của tác
giả. Nhìn chung có thể phân chia các kết quả nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực
chống thất thu thuế XNK theo các nội dung chính như sau:
1.1.1. Những vấn đề mang tính tổng thể về chính sách quản lý với việc
chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
+ Luận án tiến sĩ của Vũ Công Nhi, 1995, “Thất thu thuế ở Việt Nam - Thực
trạng, nguyên nhân và giải pháp” [74]. Đề tài này đề cập đến thất thu thuế nói chung
và khá rộng, đi vào nghiên cứu và phân tích cũng như đánh giá chi tiết các hình thức
thất thu thuế XNK, một số giải pháp đã phản ánh một số tồn tại và đề xuất các giải
pháp có tính dài hạn cho việc chống thất thu thuế ở Việt Nam. Tuy nhiên, do nghiên
cứu đã lâu nên các thông tin trong đề tài không còn phù hợp với điều kiện kinh tế
hiện nay của Việt Nam. Do vậy, NCS tiếp tục kế thừa những kết quả đạt được và lấy
thông tin để phát triển nghiên cứu bổ sung trong đề tài của mình.
+ Tiếp cận vấn đề dưới một góc nhìn khác, TS. Nguyễn Danh Hưng, 2002
đã có công trình nghiên cứu “Các giải pháp tăng cường quản lý thuế xuất nhập

khẩu trong tiến trình gia nhập AFTA của Việt Nam” [65], đề tài đã hệ thống hóa
những vấn đề cơ bản về thuế, quản lý thuế XNK và khu vực mậu dịch tự do
ASEAN/AFTA. Tác giả đã công phu nghiên cứu những thay đổi về thuế của
Việt Nam khi hội nhập AFTA và là tài liệu tham khảo quan trọng khi đề ra các
giải pháp chống thất thu thuế trong bối cảnh hội nhập.


6
+ Dưới góc nhìn về tổng thể về các chính sách thuế nói chung của Việt
Nam, TS. Nguyễn Thị Thùy Dương, 2011, với luận án tiến sĩ về đề tài “Quản lý
thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [37]. Với cách tiếp
cận của luận án khá rộng và khá bao quát các giải pháp chống thất thu thuế của
Việt Nam. Luận án đã đi sâu phân tích kỹ về những tác động của hội nhập kinh
tế quốc tế đến quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay như vấn đề chuyển giá và đưa
ra được các giải pháp trực tiếp liên quan đến vấn đề này, phạm vi nghiên cứu
của luận án rộng nên các nhận xét còn chưa thực sự sâu. Nội dung cốt lõi về
quản lý thuế chưa được nhận dạng rõ, đặc biệt là vấn đề thất thu thuế XNK. Từ
mục tiêu là thu đúng, thu đủ, kịp thời, đến các tiêu chí phản ánh chất lượng công
tác quản lý thuế như: tỷ lệ số người đăng ký thuế, tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế,
tỷ lệ số người khai thuế, nộp tờ khai, khai thuế đúng, nộp thuế đủ, tỷ lệ số thuế
tồn đọng và việc thu thuế tồn đọng Luận án giúp cho việc hoàn thiện và đưa ra
các giải pháp chống thất thu thuế phù hợp thông lệ của các nước trên thế giới.
+ Dưới góc nhìn về sơ hở trong các chính sách quản lý thuế, biện pháp
quản lý của cơ quan Nhà nước, TS. Vương Thị Thu Hiền, 2012 đề tài nghiên
cứu khoa học cấp học viện “Giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” [46]. Đề tài chỉ ra một số mặt hạn
chế trong những chính sách quản lý thuế của Việt Nam mà nhiều vấn đề đã được
giải quyết khi Luật Quản lý thuế đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam thông qua. Đề tài là một gợi mở cho tác giả, hữu ích cho luận án nghiên
cứu trong việc kế thừa và hoàn thiện các giải pháp chống thất thuế XNK.

+ Luận văn Thạc sỹ của Trần Đức Tiến, 2011"Hoàn thiện cơ chế quản lý
thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của ngành Hải quan Việt Nam" [86] đã đề
cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn của cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu của ngành Hải quan đặt trong tổng thể cơ chế quản lý thuế xuất
nhập khẩu nói chung. Một số giải pháp đã được luận giải chi tiết và cụ thể. Đề tài
giúp cho việc hoàn thiện cơ chế quản lý thuế và thực tế về tình trạng thất thu thuế.


7
+ Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Tiến Thành, 2011 “Chống thất thu thuế
nhập khẩu trong quản lý nhà nước về hải quan của Tổng cục hải quan Việt
Nam: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” [83]; Tác giả đã đề cập tới một số
thủ đoạn gian lận thuế như áp sai mã số thuế, gian lận C/O, do chính sách tỷ lệ
nội địa hóa, gian lận định mức, do chính sách khoanh nợ, dãn nợ…Đề tài đã
giúp phản ánh thực chất bức tranh tổng thể về thực trạng chống thất thu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay.
+ Luận văn Thạc sỹ của Hoàng Thị Huyền Trang, 2012 “Thuế xuất, nhập
khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam hiện nay” [105]; Đối
tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam hiện
nay và các nguyên nhân của nó. Tác giả đã đề cập tới một số thủ đoạn gian lận
thuế qua các tuyến đường bộ và một số thủ đoạn chính như khai sai trị giá, lợi
dụng tình trạng tạm nhập tái xuất…
+ Đề tài cấp Bộ của tác giả Hoả Ngọc Tâm, Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải
quan năm 2005 “Chống nợ đọng thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thực trạng và giải
pháp” [82] quy mô và phạm vi đề tài đề cập khá rộng và liên quan nhiều lĩnh
vực, giúp đưa ra các giải pháp cụ thể để có tính ứng dụng cao trong công tác
chống nợ đọng và chống thất thu thuế xuất nhập khẩu và điều hành.
1.1.2. Những vấn đề về phương pháp quản lý của Hải quan Việt Nam với
việc chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
+ Với góc nhìn về cải cách thủ tục hải quan, Luận án Tiến sỹ của Nguyễn

Ngọc Túc, 2007 “Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá Hải quan Việt Nam đáp ứng
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” [107] đã đề cập đến những yêu cầu cấp bách
của việc phải cải cách thủ tục hải quan trong tình hình mới. Việc chuyển đổi từ
phương thức quản lý thủ công truyền thống sang phương pháp mới là một yêu
cầu cấp thiết. Luận án đã đặt một nền móng cơ bản cho những vấn đề lý luận về
cải cách hiện đại hóa Hải quan. Luận án đã đi sâu nghiên cứu đổi mới những vấn


8
đề còn tồn tại của ngành Hải quan. Công trình nghiên cứu này là tài liệu tham
khảo rất quan trọng trong việc nghiên cứu tiến trình hiện đại hóa việc quản lý
thuế của Hải quan.
+ Với góc nhìn về áp dụng các phương pháp quản lý hải quan hiện đại, Tiến
sỹ Nguyễn Công Bình, 2008 đã có luận án “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp
quản lý hải quan hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế của Việt
Nam” [3]. Luận án đã đi sâu vào nghiên cứu các phương pháp quản lý hải quan
hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế theo các khuyến cáo của WCO
và hải quan các nước tiên tiến trên thế giới. Tuy luận án không đề cập sâu đến
các giải pháp chống thất thu thuế cho hải quan Việt Nam, nhưng là cơ sở để tác
giả tham khảo đề ra các giải pháp ứng dụng phương pháp quản lý hải quan hiện
đại cho luận án. Đặc biệt trong bối cảnh ngành hải quan đang triển khai thành
công các ứng dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại như Quản lý rủi ro,
thông quan điện tử, cơ chế một cửa ASEAN…Luận án đã đề cập một cách sâu
rộng và tương đối toàn diện về các phương pháp quản lý theo chuẩn mực hải
quan hiện đại. Do điều kiện Việt Nam vẫn là nước đang trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế nên những phương pháp quản lý hải quan hiện đại đã được
nghiên cứu và trình bày trong luận án nếu được áp dụng đầy đủ sẽ là điều kiện
rất tốt cho công tác chống thất thu thuế của hải quan Việt Nam.
+ Với góc nhìn về các giải pháp hoàn thiện, đổi mới hoạt động hải quan,
Tiến sỹ Phạm Đức Hạnh, 2008 có luận án “Đổi mới hoạt động hải quan Việt

Nam góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế” [42]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu
những vấn đề còn tồn tại của hải quan, trong đó có lĩnh vực thuế để đề ra các
giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, do hoạt động hải quan luôn thay đổi, các tiến
trình hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng và do phạm vi nghiên cứu rộng nên luận
án chưa đi sâu nghiên cứu những bất cập trong lĩnh vực thất thu thuế. Luận án
mới chỉ dừng ở mức độ khái quát vấn đề quản lý thuế tại thời điểm trước năm


9
2008 nên hiện nay đã không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Với phương
pháp lý luận và cách tiếp cận vấn đề khoa học, luận án đã là tài liệu tham khảo
quan trọng cho việc xây dựng các luận cứ khoa học của tác giả.
- Luận án Tiến sỹ của Đoàn Hồng Lê, 2008 “Quản lý nhà nước đối với hoạt
động xuất nhập khẩu ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [69].
Luận án mới chỉ đi sâu nghiên cứu các công cụ quản lý nhà nước đang được áp
dụng trong ngành hải quan nói chung. Luận án có đề cập tới những biện pháp
quản lý thuế với hàng hóa XNK nhưng vẫn chưa đi sâu làm rõ các giải pháp
chống thất thu thuế. Đặc biệt là luận án đã đề cập tới tình hình XNK giai đoạn
trước năm 2008 giúp cập nhật các giải pháp mới, đặc biệt trong bối cảnh ngành
hải quan đang ứng dụng phương pháp quản lý Hải quan hiện đại.
+ Với một cách tiếp cận theo hướng khác là nghiên cứu hoàn thiện cách
phân loại áp mã hàng hóa, là cơ sở để cho việc thực hiện tính thuế, Luận án
Tiến sỹ của Ngô Minh Hải, 2012 đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
các giải pháp để phân loại, áp mã chính xác và thống nhất hàng hóa xuất
nhập khẩu tại Việt Nam” [44]. Công trình nghiên cứu này có liên quan trực
tiếp đến lĩnh vực thuế XNK. Một phần những gian lận trong lĩnh vực thuế hải
quan xuất phát từ khâu phân loại và áp mã hàng hóa không chính xác. Các
doanh nghiệp thường có xu hướng lợi dụng những sơ hở trong các chính sách
thuế để tiến hành các gian lận về thuế. Luận án đã mạnh dạn đề cập nhiều cơ
chế chính sách để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực

phân loại áp mã hàng hóa.
1.1.3. Những vấn đề mang tính chuẩn mực của hải quan thế giới có thể áp
dụng cho Hải quan Việt Nam chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Để chống thất thu thuế hiệu quả, WCO đã có 6 khuyến cáo dành cho hải
quan các nước thành viên (đã được đề cập tại chương 4 của luận án). Đây có thể
coi là chuẩn mực của hải quan thế giới. Tuy nhiên, nếu áp dụng vào từng trường


10
hợp cụ thể ở mỗi nước thì đòi hỏi hệ thống pháp luật mỗi nước phải thay đổi
đáng kể thì mới có thể áp dụng hiệu quả trong công tác quản lý của mình.
- “Columbus Programme- Chương trình Columbus” [120] cho Hải quan
Việt Nam, đây là cẩm nang phản ánh một số vấn đề Hải quan Việt Nam cần phải
xem xét theo chuẩn mực chung của WCO; trong đó có các khuyến cáo về lĩnh
vực chống thất thu thuế với hàng hóa XNK của Hải quan. Tuy nhiên tài liệu mới
chỉ dừng lại ở những khuyến cáo chung cho các nước thành viên WCO mà chưa
tính đến đặc thù những nước đang phát triển như Việt Nam.
- Luc De Wulf - José B. Sokol, 2004 “Customs Modernization Handbook-
Sổ tay hiện đại hóa Hải quan” [73] do Ngân hàng thế giới biên soạn năm 2006
cho các nước thành viên để hướng dẫn cho các tổ chức và cá nhân tham gia
chuẩn bị và thực thi các dự án Hiện đại hoá hải quan, trong đó có lĩnh vực thuế
XNK. Tài liệu được sử dụng để tham khảo đề ra các giải pháp chống thất thu
thuế của luận án theo các chuẩn mực của WCO.
- “Miễn nộp thuế và miễn thuế hải quan” trong cuốn “Changing Customs:
Challengs and Strategies for the Reform of Customs Administration -Thay đổi
Hải quan: thách thức và chiến lược cải cách hải quan”, 2003 Washington D.C:
IMF [119]. Trong đó ghi nhận những khuyến cáo và các thành quả đạt được khi
áp dụng miễn thuế XNK cho các nước thành viên. Tài liệu tham khảo sử dụng
để phục vụ cho việc đề ra các giải pháp nghiên cứu các nguồn thu và biện pháp
chống thất thu thuế XNK của hải quan Việt Nam.

- Tài liệu nghiên cứu chuẩn đoán và mô hình nghiệp vụ hải quan Scott
Wilson liên kết với PADECO và BFC; “Chương trình hiện đại hóa và cải cách
ngành thuế của trung tâm phát triển quốc tế, đại học tổng hợp Duke Durham,
Bắc Carolina” [45], tài liệu đưa ra một số ý kiến về cải cách hệ thống quản lý
thuế nói chung, không chi tiết đến hoạt động của thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
- Tiến sỹ Nguyễn Công Bình với đề tài cấp Bộ N05-2013 “Xây dựng


11
phương pháp tính toán và dự báo số thu ngân sách với hoạt động XNK hàng hóa
của Việt Nam” [4] lại có cách tiếp cận khác về số thu của ngành hải quan. Trên
cơ sở áp dụng các phương pháp như mô hình kinh tế lượng vĩ mô, phương pháp
sử dụng mô hình I-O, phương pháp mô phỏng vi mô, phương pháp chuỗi thời
gian, phương pháp chuyên gia, phương pháp cây quyết định, phương pháp dự
báo tổng hợp, phương pháp ma trận tác động qua lại… tác giả đã tính toán và dự
báo số thu tiềm năng của ngành hải quan, so sánh với số thu thực tế hàng năm
kết hợp với phương pháp chuyên gia để đánh giá, xây dựng và dự báo số thu
cho ngành hải quan. Đây là kết quả đáng quan tâm của đề tài vì từ kết quả
nghiên cứu này có thế định lượng một mức tương đối tỷ lệ thất thu thuế của
ngành hải quan. Việc mạnh dạn áp dụng các phương pháp dự báo của hải quan
các nước trong việc xây dựng số thu hàng năm là một bước tiến trong quá trình
xây dựng công cụ tính toán khoa học cho ngành hải quan trong việc định lượng
hóa tình trạng thất thu thuế XNK. Đề tài là tài liệu quan trọng để tác giả nghiên
cứu định lượng một cách tương đối các kết quả thất thu thuế của hải quan Việt
Nam để đề ra các giải pháp phù hợp.
- Ths Lỗ Thị Nhụ trong Đề tài 02-2013, “Nâng cao năng lực quản lý thu
ngân sách đối với hàng hóa XNK của Tổng cục Hải quan phù hợp với yêu cầu
cải cách, hiện đại hóa” [75] đã có hướng tiếp cận mới khi áp dụng các chuẩn
mực của hải quan thế giới vào việc hoàn thiện phương pháp quản lý hải quan
trong lĩnh vực thuế, chống thất thu thuế XNK. Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề

lý luận về quản lý thuế và chống thất thu thuế. Đánh giá cơ bản về thực trạng
thất thu thuế XNK của Việt Nam, qua đó phân tích đánh giá những hạn chế, bất
cập về chính sách và các điều kiện chống thất thu thuế của Việt Nam. Do đề tài
mới nên đã đề cập khá cụ thể việc áp dụng các khuyến cáo của WCO, kiến nghị
các giải pháp nâng cao vai trò quản lý của ngành hải quan, đề xuất các giải pháp
hoàn thiện các chính sách quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực thuế XNK và


12
có nguồn tư liệu khá phong phú. Đề tài là nguồn tư liệu tốt cho tác giả trong việc
hoàn thiện các giải pháp của mình.
1.1.4. Những vấn đề liên quan đến các giải pháp chống thất thu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được phản ánh khá sâu rộng và
với rất nhiều giải pháp được đề cập trên các trang báo mạng, các mạng xã hội, các công
trình nghiên cứu công khai… Ví dụ như “Giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu ở
Cục Thuế xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan” tại trang
o; “Ngành Hải quan: Làm tốt công tác chống thất thu NSNN” ,
“Hải quan TP.HCM đề xuất giải pháp chống gian lận giá” tại trang
; “Tiểu luận Giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu trong
điều kiện hội nhập” tại trang “Chống thất thu thuế nhập khẩu
trong quản lý nhà nước về hải quan của Tổng cục hải quan Việt nam: Thực trạng và giải
pháp hoàn thiện” tại trang … Các trang
mạng có đề cập đến các vấn đề liên quan chống thất thu thuế với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu nếu tìm theo mạng www.google. com.vn có thể cho tới 660.000 kết quả.
Nhìn chung có thể thấy trong đó có nhiều ý kiến khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên,
mặt hạn chế là hầu hết các tác giả mới tiếp cận ở môt góc độ hẹp mà chưa thể đề ra một
giải pháp tổng thể cho việc chống thất thu thuế với hàng xuất khẩu, nhập khẩu hiệu quả,
Tuy nhiên, những vấn đề thu thập trên các trang mạng là nguồn tư liệu phong phú để tác
giả tiếp thu và hoàn chỉnh luận án của mình.

Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố liên
quan đến đề tài nghiên cứu của luận án
Dưới nhiều góc độ khác nhau, các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận
văn và luận án tiến sỹ gần đây đã đi vào phân tích khá toàn diện các nội dung
của việc chống thất thu thuế XNK của Việt Nam. Trong đó đã gợi mở nhiều vấn
đề có liên quan đến việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cải cách, hiện đại


13
hóa hải quan, chống thất thu thuế XNK như: cần phải tiếp tục nghiên cứu sửa
đổi và hoàn thiện Luật Quản lý thuế và các văn bản liên quan, áp dụng các
phương pháp quản lý hải quan hiện đại như QLRR, kiểm tra sau thông quan,
khai hải quan điện tử… Tuy nhiên, các gợi mở này liên quan nhiều hơn đến giai
đoạn đầu của tiến trình cải cách hiện đại hóa hải quan và chưa có một công trình
nào đi sâu nghiên cứu vấn đề chống thất thu thuế XNK thông qua việc áp dụng
các phương pháp quản lý hải quan hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.
Tóm lại, có thể khẳng định từ trước đến nay chưa có công trình khoa học
nào đi vào nghiên cứu tổng quan chung về chống thất thu thuế XNK trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và việc lựa chọn đề tài “ Giải pháp chống thất thu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả là không trùng lắp
với bất kỳ công trình khoa học nào đã công bố.
1.2. Khoang hở cho các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Thế nào là thất thu thuế XNK, thực trạng các biện pháp chống thất thu thuế
XNK của Việt Nam, kinh nghiệm nào của quốc tế có thể áp dụng cho việc chống
thất thu thuế XNK của Hải quan Việt Nam, các biện pháp chống thất thu thuế
XNK Hải quan Việt Nam đang áp dụng cần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề
gì ? Đây là những câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi quản lý cần phải có lời giải đáp.
Xuất phát từ tổng quan nghiên cứu cũng như xuất phát từ câu hỏi quản lý,
câu hỏi nghiên cứu nêu trên, tác giả xác định hướng tiếp cận của đề tài là: Để

chống thất thu thuế XNK cần phải tăng cường áp dụng các phương pháp quản lý
Hải quan hiện đại với các trụ cột là áp dụng quản lý rủi ro, đẩy mạnh kiểm tra sau
thông quan và mạnh dạn áp dụng CNTT vào tất cả các khâu của quy trình thủ tục
hải quan, cải cách thủ tục hành chính và hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến
hoạt động hải quan. Các giải pháp này phải đồng bộ xuất phát từ các cơ quan Bộ/


14
ngành của chính phủ, từ Bộ Tài chính đến Tổng cục Hải quan và sự hợp tác của
cộng đồng doanh nghiệp có tham gia vào hoạt động XNK.
1.2.1. Nghiên cứu sẽ tìm ra điều gì ?
Nghiên cứu sẽ xác định vấn đề thất thu thuế XNK trên cơ sở đưa ra các vấn
đề lý luận thất thu thuế, nguyên nhân của thất thu thuế, tác động tiêu cực của thất
thu thuế. Từ đó đưa ra các lý giải căn bản trong quản lý chống thất thu thuế XNK
của Hải quan Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới như: Quá trình chống thất
thu thuế XNK như thế nào? Việc áp dụng các phương pháp quản lý Hải quan có tác
động như thế nào đến hoạt động chống thất thu thuế XNK? Vai trò của các cơ quan
chức năng Hải quan trong chống thất thu thuế XNK có hiệu quả như thế nào?
Khung pháp lý cho hoạt động chống thất thu thuế XNK? Thực trạng các phương
pháp quản lý Hải quan hiện đại theo mô hình của Hải quan thế giới hoạt động như
thế nào trong chống thất thu thuế XNK? Việt Nam cần phải làm gì để chống thất
thu thuế XNK có hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng, tạo thuận lợi cho
thương mại quốc tế .
1.2.2. Điều đó khác nghiên cứu khác ở đâu?
Giải pháp chống thất thu thuế XNK trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực của
Hải quan thế giới, bám sát định hướng, quan điểm mục tiêu hiện đại hóa của
ngành Hải quan đã được Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xuất
phát từ thực trạng hoạt động chống thất thu thuế XNK của Hải quan Việt Nam
từ đó xác định các giải pháp cho phù hợp với thực tế, áp dụng các phương pháp
quản lý Hải quan hiện đại là cách tiếp cận chưa được nghiên cứu sâu, có hệ

thống mà các công trình trước đây đã công bố.
1.3. Điểm yếu và điểm mạnh của nghiên cứu
Điểm yếu của nghiên cứu này là: Đây là vấn đề không mới ở Việt Nam và
đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nhưng lại là vấn đề khá nhạy cảm
trong xã hội, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động XNK của cộng đồng doanh

×