PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, việc sử dụng năng lượng trên
thế giới, và cả ở Việt Nam, đang phải đối mặt với hai vấn đề nan giải có khả
năng làm sụp đỗ công cuộc phát triển kinh tế và đe dọa sự phồn vinh của các
quốc gia. Đó là nguy cơ thiếu hụt năng lượng, và nguy cơ biến đổi khí hậu
gây ra bởi việc sử dụng các nhiên liệu hố thạch. Để góp phần giải quyết
đồng thời hai vấn đề này, chúng ta cần có những giải pháp để vượt qua những
rào cản trước các biện pháp tiết kiệm năng lượng.
Nước Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu đãi, có sự giàu có về tài
nguyên năng lượng nhưng thực tế cho thấy khả năng khai thác, chế biến, sử
dụng còn nhiều hạn chế, gây nên sự lãng phí và hiệu quả khơng cao. Nếu tình
trạng này cứ tiếp tục kéo dài thêm sẽ hết sức nguy hiểm. Do vậy việc giáo dục
sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng thiết nghĩ là một việc làm cấp bách
và thiết thực. Bởi vì, hành động và ứng xứ của con người đối với các nguồn
năng lượng quý giá bị điều chỉnh bởi chính thái độ và nhận thức của họ mà
giáo dục có vai trị to lớn.
Trong số các môn học ở trường Trung học cơ sở thì mơn Vật lí là một
trong những mơn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các
kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên, đặc biệt là các kiến thức về các dạng
năng lượng. Vì thế qua môn học này, mỗi khi cung cấp một đơn vị kiến thức
cơ bản có liên quan đến năng lượng thì người thầy có thể tích hợp giáo dục sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng vào từng đơn vị kiến thức này hoặc
từng bài giảng của mình.
Hiện nay, nội dung về giáo dục sử dựng tiết kiệm và hiệu quả năng
lượng đã được trình bày tích hợp vào chương trình cấp Trung học cơ sở. Tuy
nhiên, giáo viên cịn lúng túng khi dạy học tích hợp do tư liệu, phim, ảnh cụ
thể phục vụ việc tích hợp vào từng bài học chưa có, đội ngũ giáo viên cịn gặp
khó khăn về việc tìm kiếm tư liệu, phim, ảnh khi tích hợp vào từng bài dạy.
2. Mục đích nghiên cứu:
Là một giáo viên dạy bộ mơn vật lí, tơi nhận thấy nhu cầu phải trang bị
tài liệu dạy học, những tư liệu, hình ảnh cụ thể được sử dụng để tích hợp sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng vào từng bài học cho giáo viên là rất
cấp thiết. Để đáp ứng nhu cầu này, sáng kiến cải tiến kỹ thuật “Phương pháp
tích hợp giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong giảng dạy
Vật lí bậc Trung học cơ sở” sẽ cung cấp tài liệu, tư liệu, hình ảnh về sử dụng
tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho từng bài học cụ thể giúp cho giáo viên
và học sinh có điều kiện dạy học tốt nội dung này trong trường Trung học cơ
sở.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Sáng kiến cải tiến kỹ thuật “Phương pháp tích hợp giáo dục sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả năng lượng trong giảng dạy Vật lí bậc Trung học cơ sở”
1
được nghiên cứu và viết dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của đối tượng học sinh
bậc Trung học cơ sở nhằm phục vụ cho hoạt động dạy và học của giáo viên và
học sinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Qua đề tài “Phương pháp tích hợp giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu
quả năng lượng trong giảng dạy Vật lí bậc Trung học cơ sở” sẽ giúp giáo viên
có thêm nhiều tư liệu, hình ảnh trực quan sinh động, thực tế để phục vụ tốt
hơn việc dạy học tích hợp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; giúp học
sinh có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, có kỹ năng nhận thức, có
cách ứng xử đúng đắn, tích cực với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả. Đồng thời thông qua học sinh sẽ tuyên truyền, vận động việc sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả năng lượng đến từng gia đình và cả cộng đồng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với đồng
nghiệp.
- Thông qua tham khảo tài liệu, sách báo, các phương tiện thông tin đại
chúng, đặc biệt là qua Intemet.
- Dựa vào cơng tác điều tra, khảo sát, tìm hiểu tình hình sử dụng năng
lượng trong nhà trường, và gia đình học sinh.
- Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích,
tổng hợp để lựa chọn nội dung, tư liệu, hình ảnh tích hợp vào từng bài giảng.
2
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
1.1. Cơ sở pháp lý:
+ Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ về “sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Điều 18 về chương trình mục tiêu quốc gia về
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nêu yêu cầu giáo dục, đào tạo, phổ
biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát triển, thúc đẩy sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.
+ Pháp lệnh số 02/1998/PL-UBTVQH10 về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí: quy định các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Luật Điện lực (2005), quy định về tiết kiệm trong phát điện, truyền tải
và phân phối điện nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng
lượng, bảo vệ môi trường sinh thái. Điều 6 của Luật yêu cầu tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về điện lực và trường học tổ chức phổ biến, giáo
dục và hướng dẫn sử dụng an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành nghiêm
chỉnh các quy định pháp lệnh về điện lực.
+ Chương trình mục tiêu quốc gia về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả” theo Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg-CP của Thủ tướng Chính phủ.
Đề án thứ ba của Chương trình là: Đưa các nội dung về giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc gia, trong đó qui
định rõ: Xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy lồng ghép các
kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học, phù
hợp với từng cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông.
+ Đề án “Đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả vào hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2006 - 2010” của Bộ Giáo dục
và Đào tạo với mục tiêu: “Đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả vào các chương trình giáo dục của các cấp học, các trình độ
đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm trang bị cho học sinh, sinh viên
những hiểu biết về vấn đề năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng và các
biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhằm phát triển bền
vững đất nước”.
1.2. Cơ sở lí luận:
+ Nhà trường là nơi đào tạo, giáo dục, hình thành nhân cách thế hệ trẻ
trở thành người công dân tương lai xây dựng và bảo vệ tổ quốc thông qua
hoạt động dạy học. Các hoạt động dạy học của thầy và trò trong nhà trường
được tổ chức dựa trên các mục tiêu, chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trong đó các nội dung dạy học phải phản ánh
được những vấn đề đang được cả loài người quan tâm, và một trong những
vấn đề được xã hội quan tâm nhất đó là vấn đề sử dụng năng lượng.
+ Giáo dục nhà trường thông qua các hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt
động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
3
tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm cơng dân. Vì
vậy, giáo dục phổ thơng hồn tồn có khả năng, điều kiện thực hiện việc giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì giáo dục ở
nhà trường đóng vai trị quan trọng vì ngồi đối tượng học sinh và thơng qua
học sinh có thể tác động một cách rộng rãi lên các thành viên khác của xã hội,
trước hết là các thành viên khác trong gia đình học sinh. Vì vậy, thực hiện
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường là một
trong các biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất.
1.3. Cơ sở thực tiễn:
+ Số lượng học sinh, giáo viên các cấp, bậc học của Việt Nam hiện nay
là gần 24 triệu người, chiếm hơn 1/4 dân số cả nước (hơn 91 triệu người –
theo Wikipedia) trong đó học sinh, giáo viên các cấp Trung học cơ sở, Trung
học phổ thơng là gần 16 triệu người. Đó là một lực lượng hùng hậu, là đối
tượng quan trọng thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng
thời đây cũng là lực lượng quan trọng thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận
động các đối tượng khác trong xã hội thực hiện mục tiêu sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả.
+ Việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay là cơ sở cho việc đưa các
nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống
giáo dục quốc dân. Vì một trong các yêu cầu đối với giáo dục là nội dung và
phương pháp giáo dục phải đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Thực trạng:
Ở Việt Nam, việc tiết kiệm năng lượng cũng đã và đang trở thành chủ đề
nóng bỏng. Theo báo cáo gần đây nhất của Bộ Công Thương, dự báo đến cuối
thế kỷ này, nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ trở nên khan hiếm, các mỏ
dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt, trong khi đó tình trạng lãng phí năng lượng
trong sản xuất cơng nghiệp, xây dựng dân dụng, giao thông vận tải… của
nước ta hiện nay là rất lớn, hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng còn rất thấp
so với các nước phát triển. Vấn đề tiết kiệm năng lượng trở nên đặc biệt quan
trọng khi Việt Nam đang và sẽ trở thành nước phải nhập khẩu năng lượng.
Trong khi các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời...) hầu như chưa được
khai thác, sử dụng thì các nguồn năng lượng không tái tạo (dầu thô, than đá)
đang cạn kiệt dần. Nếu chúng ta khơng có những biện pháp, chiến lược hợp lý
trong vấn đề tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, thì trong thời gian
không xa nữa chúng ta sẽ thiếu hụt trầm trọng năng lượng.
Trong q trình giảng dạy mơn vật lí trong trường phổ thông, tôi tin rằng
tất cả giáo viên đều có đề cập đến các biện pháp để giáo dục học sinh về việc
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, việc làm này có thể
chưa thường xun, đơi khi cịn mang tính hình thức, chưa lơi kéo được học
sinh do còn hạn chế về tài liệu, tư liệu, hình ảnh trực quan, thiếu sự gần gũi
với đời sống thực tế của học sinh. Trong khi đó, Vật lí là mơn khoa học tự
nhiên mang tính thực tế cao, chúng ta hồn tồn có thể áp dụng các biện pháp
4
giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng vào từng bài học cụ thể
với những tư liệu, hình ảnh trực quan, gần gũi với sự hiểu biết và sinh hoạt
hàng ngày của học sinh. Chính điều này sẽ kích thích tính tị mị, sáng tạo,
hứng thú học tập, mở rộng kiến thức, sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt hình
thành cho học sinh lối sống có trách nhiệm, biết quan tâm đến những vấn đề
chung của xã hội.
2.2. Nguyên nhân:
- Đề án “Đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả vào hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2006 – 2010” của Bộ Giáo dục
và Đào tạo được ban hành từ năm 2006 nhưng đến năm 2011 mới chính thức
được đưa vào giảng dạy tích hợp ở các trường phổ thơng, vì vậy nên giáo viên
chưa thực sự thích nghi và chưa có thời gian nghiên cứu sâu, tìm kiếm tư liệu
phục vụ việc giảng dạy có tích hợp vào các tiết học.
- Thời lượng một tiết học còn hạn chế (45 phút) nên giáo viên thường
ngại đi sâu vào việc tích hợp nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả vào tiết dạy.
- Do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu;
tài liệu, sách báo phục vụ cho việc tham khảo, nghiên cứu của giáo viên và
học sinh còn nghèo nàn, chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa
thực sự hấp dẫn để lôi kéo học sinh.
- Kỹ năng sử dụng các phương tiện phục vụ dạy học hiện đại của giáo
viên còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với các giáo viên lớn tuổi. Như việc sử
dụng máy vi tính để chuẩn bị bài; sử dụng Intemet để cập nhật, lưu trữ thơng
tin và tìm kiếm, sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, phim có liên quan đến việc sử
dụng năng lượng; sử dụng máy chiếu Projecter để giảng dạy...
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp :
Hiện nay, tình trạng sử dụng năng lượng lãng phí ở Việt Nam đang ở
mức báo động. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do trình độ khoa
học cơng nghệ của nước ta còn lạc hậu, sử dụng các loại máy móc có hiệu
suất thấp; một phần là do ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm của người dân
còn yếu. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả khơn
lường cho q trình phát triển của đất nước. Đứng trước tình hình đó, Đảng
và nhà nước ta đã quyết định đưa công tác giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả vào chương trình mục tiêu quốc gia. Từ năm học 2010 2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức triển khai đề án “Đưa các nội dung
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các chương trình giáo
dục của các cấp học”.
Tuy nhiên, sau hai năm thực hiện đề án thì tình trạng sử dụng năng
lượng lãng phí vẫn chưa chuyển biến tích cực. Để cho nội dung tích hợp giáo
dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong giảng dạy bộ môn Vật lí
bậc Trung học cơ sở đạt hiệu quả hơn, tơi xin mạnh dạn trình bày một số
phương pháp tích hợp cụ thể như sau:
3.2. Các giải pháp chủ yếu:
5
3.2.1. Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài dạy:
Để giúp học sinh có nhận thức đúng về tác dụng của việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với đời sống con người thì trước tiên phải đưa
ra những vấn đề thực sự gần gũi với nhận thức của các em, phải động đến
những vấn đề mà các em thường gặp phải trong đời sống hàng ngày.
Đối với bộ mơn Vật lí, chúng ta rất có điều kiện để tích hợp giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào từng bài học cụ thể vì trong nội
dung chương trình của bậc Trung học cơ sở có rất nhiều bài học có liên quan
đến năng lượng. Vấn đề cốt lõi là phải xây dựng nội dung tích hợp thật sự phù
hợp với nội dung bài dạy.
3.2.2. Thu thập tài liệu sinh động và phù hợp với nội dung bài dạy:
Cùng với sự phát triển bùng nổ về công nghệ thông tin trong giai đoạn
hiện nay thì việc sử dụng các cơng cụ hỗ trợ của mạng Intemet để tìm kiếm tư
liệu phục vụ công tác giảng dạy là một việc hết sức dễ dàng. Đây là một điều
kiện hết sức thuận lợi cho việc giảng dạy tích hợp sử dụng năng lượng hiệu
quả và tiết kiệm, đồng thời là công tác đổi mới phương pháp dạy học.
3.2.3. Sử dụng các công cụ hỗ trợ hiện đại (Projecter, bảng tương tác trực
tuyến,..) để phục vụ dạy học:
- Nội dung tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khơng chỉ
địi hỏi cung cấp kiến thức, kỹ năng cho học sinh mà quan trọng hơn là việc
hình thành thái độ tích cực của học sinh đối với việc sử dụng năng lượng.
- Việc sử dụng kết hợp giữa máy vi tính với máy chiếu projecter sẽ phát
huy cao độ tính trực quan của bài dạy thơng qua việc trình chiếu những hình
ảnh, đoạn phim tư liệu có liên quan đến nội dung tích hợp.
- Sử dụng kết hợp giữa máy vi tính và bảng tương tác trực tuyến sẽ phát
huy tính tích cực trong học tập của học sinh thơng qua việc cho học sinh
tương tác trục tiếp đến nội dung tích hợp thơng qua bảng tương tác.
3.3. Tổ chức thực hiện:
* Vật lí 6.
- Tiết 24 - Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II: Băng kép - 3. Vận dụng
+ Nội dung tích hợp: Tác dụng của băng kép làm đóng ngắt mạch điện
trong bàn là khi nhiệt độ thay đổi. Cụ thể khi bàn là đạt đến nhiệt độ cần thiết
thì băng kép cong lên làm cho tiếp điểm hở ra, mạch điện hở nên ngắt điện
bàn là, sau một thời gian, nhệt độ hạ xuống làm băng kép trở lại hình dạng
ban đầu nên tiết điểm dính lại, mạch kín và bàn là có điện trở lại. Làm như
vậy có tác dụng tiết kiệm một phần năng lượng điện.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh bàn là, phim về hoạt động của băng kép trong bàn
là, hình ảnh một số thiết bị dân dụng khác có sử dụng băng kép để đóng ngắt
tự động mạch điện như nồi cơm điện, ấm nước điện.
6
Bàn là điện
Cấu tạo bàn là điện
Nồi cơm điện
Ấm nước điện
- Tiết 30&31 - Bài 26& 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
+ Địa chỉ tích hợp: Sau khi học xong phần vận dụng
+ Nội dung tích hợp: - Nước bay hơi làm giảm nhiệt độ môi trường
chung quanh. Khi xây nhà, con người đã biết thiết kế các hịn non bộ, các hồ
nhân tạo có nước để vừa làm đẹp cho ngôi nhà vừa tận dụng việc nước bay
hơi để làm mát ngôi nhà, hạn chế sử dụng năng lượng điện cho các thiết bị
làm mát
7
- Trong trồng trọt, người nông dân thường dùng
tấm bạt nylông phủ lên luống cây trồng hoặc tưới cây theo phương pháp nhỏ
giọt… nhằm hạn chế sự bay hơi của nước trong đất, tiết kiệm được 30%-60%
so với phương pháp tưới truyền thống, tiết kiệm được nhiều năng lượng khi
bơm tưới cũng như tránh sự xói mịn đất. Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi sử
dụng nước.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh về sử dụng nước làm hạ nhiệt, hình ảnh việc sử
dụng bạt nylông, phương pháp tưới nhỏ giọt trong trồng trọt nơng nghiệp;
phim về tình trạng xói mịn đất.
Sử dụng bạt nylon chống thoát hơi nước trong trồng trọt
Hệ thống tưới nhỏ giọt
8
Tình trạng xói mịn đất
- Tiết 32 - Bài 28: Sự sơi
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II: Nhiệt độ sơi
+ Nội dung tích hợp: Trong suốt thời gian sơi, nhiệt độ của nước không
thay đổi, tức là khi nước đã sơi thì dù có đun bao nhiêu lâu nữa thì nước vẫn
khơng tăng nhiệt độ. Vì vậy khi đun nước cần chú ý, nếu nước đã sơi thì ta
ngừng đun hoặc rút phích cắm điện để tiết kiệm nhiên liệu hoặc năng lượng;
đồng thời tránh hiện tượng nước bay hơi hết sẽ dẫn tới cháy ấm nước gây hoả
hoạn nguy hiểm.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh hoả hoạn do chập điện.
* Vật lí 7
- Tiết 3 - Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
9
+ Địa chỉ tích hợp: Bóng tối nằm sau vật cản không nhận được ánh sang
từ nguồn truyền tới.
+ Nội dung tích hợp: Ở các thành phố lớn, do có nhà cao tầng hoặc cây
xanh ven đường ... ánh sáng do các đèn cao áp, đèn quảng cáo ......nhiều khi
bị vật cản che khuất tạo ra nhiều bóng tối, gây lãng phí năng lượng điện …
cần cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, tập trung vào nơi cần thiết. Giáo dục
HS ý thức tiết kiệm khi sử dụng điện chiếu sáng nhà ở, trường học.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh bóng tối phía sau vật cản ở các đơ thị; bảng cảnh
báo: tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
- Tiết 4 - Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II: Định luật phản xạ ánh sáng
+ Nội dung tích hợp: Hiện tượng ánh sáng bị hắt lại khi gặp gương
phẳng gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. Con người đã biết tận dụng tính
chất này của gương phẳng để tăng cường ánh sáng mà không cần sử dụng
nhiều các thiết bị chiếu sáng gây tiêu tốn điện năng.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh bố trí gương phẳng hợp lí trong nhà nhằm tăng
cường ánh sáng tự nhiên, hạn chế các thiết bị chiếu sáng gây tiêu hao năng
lượng điện.
10
- Tiết 8 - Bài 8: Gương cầu lõm
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm
+ Nội dung tích hợp: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia
tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm, mà ánh sáng
có mang năng lượng, khi ánh sáng được tập trung tại một điểm có thể sinh ra
một nhiệt lượng lớn. Người ta ứng dụng tính chất này của gương cầu lõm để
chế tạo các dụng cụ tận dụng năng lượng ánh sáng phục vụ đời sống hàng
ngày của con người, nhằm hạn chế việc sử dụng các nguồn năng lượng hố
thạch.
+ Mức độ tích hợp: Bộ phận
+ Phương pháp: Thuyết trình & dấn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh sử dụng gương cầu lõm làm các vật dụng phục vụ
đời sống
Bếp năng lượng Mặt trời dùng gương cầu lõm
- Tiết 14 - Bài 13: Phản xạ âm - Tiếng vang
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II: Vật phản xạ âm tốt - vật phản xạ âm kém
+ Nội dung tích hợp: Khi thiết kế rạp hát, cần có biện pháp để tạo ra
phản xạ âm hợp lí nhằm tăng cường việc tiết kiệm năng lượng trong việc
khuếch đại âm bằng máy tăng âm.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
11
+ Chuẩn bị: Hình ảnh kiến trúc bên trong của rạp hát
- Tiết 16 - Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
+ Địa chỉ tích hợp: Phần III. Vận dụng
+ Nội dung tích hợp: Tại các bệnh viện hay trường học, cần một môi
trường yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn. Người ta trường trồng nhiều cây xanh để
tán xạ âm thanh truyền đến, việc làm này nhằm hạn chế tiếng ồn, tạo môi
trường trong lành, đồng thời hạn chế được việc sử dụng các vật liệu cách âm.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh trồng câu xanh trong sân trường
- Tiết 24 - Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dịng
điện
+ Địa chỉ tích hợp: Củng cố sau khi đọc phần “Có thể em chưa biết”
12
+ Nội dung tích hợp: - Để bóng đèn sợi đốt phát sáng được thì phải mất
một phần năng lượng điện để đốt nóng bộ phận dây tóc đến nhiệt độ cao. Vậy
để tiết kiệm năng lượng điện người ta đã dùng đèn ống. Nhờ có cơ chế đặc
biết chất bột phủ bên trong đèn ống phát sáng. Đèn này nóng lên ít nên tiêu
thụ năng lượng điện ít hơn so với bóng đèn sợi đốt. Ngày nay người ta vẫn
không ngừng nghiên cứu và chế tạo ra các loại đèn tiêu thụ ít năng lượng điện
hơn nữa như đèn compac, đèn L.E.D....
- Để giảm tác dụng nhiệt, cách đơn giản nhất là làm dây dẫn bằng vật
liệu dẫn điện tốt. Việc sử dụng nhiều kim loại để làm vật liệu dẫn điện dẫn
đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay người ta cố gắng chế tạo ra vật
liệu siêu dẫn để giảm thiểu tối đa năng lượng hao phí do tỏa nhiệt nhằm sử
dụng năng lượng hiệu quả và bền vững.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
Làm thí nghiệm kiểm tra (thắp sáng hai loại bóng đèn
rồi cùng kiểm tra nhiệt độ).
+ Chuẩn bị:- Hình ảnh các loại bóng đèn (sợi đốt, huỳnh quang, compac,
L.E.D); dây dẫn bằng vật liệu siêu dẫn.
- Hai loại bóng đèn, nguồn điện, 2 nhiệt kế.
Bóng đèn sợi đốt
Bóng đèn huỳnh quang
Bónh đèn Compac
Bóng đèn L.E.D
13
Dây siêu dẫn Sapphire có khả năng truyền tải điện cao gấp 40 lần dây đồng
* Vật lí 8
- Tiết 7 - Bài 6: Lực ma sát
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II. Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật
+ Nội dung tích hợp: Giảm ma sát có hại bằng cách bôi trơn các chi tiết
chuyển động của các thiết bị, máy móc hoặc phối hợp các vật liệu thích hợp
khi chế tạo các chi tiết này sẽ làm cho hiệu suất sử dụng chúng được nâng cao
góp phân vào việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nếu tiết kiệm
được năng lượng cũng đồng thời giảm thiểu được sự phát thải các khí gây ơi
nhiễm môi trường, giảm được tiếng ốn khi hoạt động (liên quan đến ơ nhiễm
tiếng ồn).
+ Mức độ tích hợp: Bộ phận
+ Phương pháp: Thuyết trình & dấn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh các động cơ được bôi trơn.
14
- Tiết 11 - Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thơng nhau
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II. Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật
+ Nội dung tích hợp: Theo nguyên lý Paxcan, chất lỏng chứa đầy một
bình kín có khả năng truyền ngun vẹn áp suất bên ngồi tác dụng lên nó.
Đặc điểm này được sử dụng trong máy dùng chất lỏng, với một lực tạc dụng
nhỏ có thể nâng vật có trọng lượng lớn mà không cần dùng các máy cơ, hạn
chế sử dụng năng lượng.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dấn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh các máy dùng chất lỏng
15
* Vật lí 9:
- Tiết 13 – Bài 13: Điện năng – Cơng của dịng điện
+ Địa chỉ tích hợp: Phần vận dụng và củng cố.
+ Nội dung tích hợp: Hàng tháng mỗi gia đình sử dụng điện đều phải trả
tiền điện theo số đếm của công tơ điện. Vậy để phải trả ít tiền thì số cơng tơ
điện phải nhỏ, có nghĩa ta cần tiết kiệm (sử dụng các thiết bị điện hợp lí như
đèn thắp sang là đèn ống hay đèn Compact,…) và chọn các thiết bị có hiệu
suất sử dụng lớn (không nên chọn các thiết bị có hiệu suất q dư thừa).
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh các thiết bị có hiệu suất lớn.
- Tiết 18 - Bài 19 : Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II: Sử dụng tiết kiệm điện năng.
+ Nội dung tích hợp: GV đưa ra các bài tập tính tốn của các thiết bị
điện hoạt động, từ đó đặt ra câu hỏi: Để tiết kiệm điện chúng ta cần phải làm
gì?
+ Mức độ tích hợp: Tồn phần
16
+ Phương pháp: Vấn đáp
+ Chuẩn bị: Bài tập tính toán
Tiết 40 - Bài 36: Truyền tải điện đi xa
+ Địa chỉ tích hợp:- Phần II: cách làm giảm hao phí trên đường dây tải
điện.
- Phần củng cố
+ Nội dung tích hợp: GV đưa ra các bài tập cho HS, từ đó đặt ra câu hỏi:
Để giảm hao phí trên đường dây tải điện cần áp dụng các biện pháp nào, biện
pháp nào là tối ưu?
+ Mức độ tích hợp: Bộ phận
+ Phương pháp: Vấn đáp
+ Chuẩn bị: Bài tập tính tốn, hình ảnh truyền tải điện, máy biến thế
- Tiết 61 - Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
+ Địa chỉ tích hợp: - Phần I: tác dụng nhiệt của ánh sáng
- “Có thể em chưa biết”
+ Nội dung tích hợp: - Hãy kể tên một số cơng việc trong đó con người
sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng để phục vụ đời sống và sản xuất.
- Ánh sáng có năng lượng rất lớn, để sử dụng được nguồn năng lượng
đó, em cần có những biên pháp nào?
+ Mức độ tích hợp: Bộ phận
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng phục vụ đời
sống và sản xuất.
17
- Tiết 64 - Bài 27 (Vật lí 8): Sự bảo tồn và chuyển hố cơ năng
+ Địa chỉ tích hợp: Củng cố sau khi đọc phần “Có thể em chưa biết”
+ Nội dung tích hợp: Nhờ thế năng chuyển hóa thành động năng, mà
chúng ta có một nguồn năng lượng điện lớn để sử dụng (năng lượng gió, thủy
năng...) song các nguồn năng lượng đó tuy nhiều nhưng khơng phải là vô tận
chúng ta cần phải biết tiết kiệm nguồn năng lượng đó để sử dụng lâu dài.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh các nhà máy điện sử dụng năng lượng gió, năng
lượng thuỷ triều và thủy điện.
18
19
- Tiết 67 - Bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu
+ Địa chỉ tích hợp: Phần vận dụng và củng cố
+ Nội dung tích hợp: Để có năng lượng cần phải có nhiên liệu (xăng,
dầu, than, khí đốt...) tất cả đều không phải là vô tận, chúng ta cần phải tiết
kiệm. Theo ước tính thì trái đất chỉ cịn dự trữ khoảng 140 tỷ tấn khí đốt, với
nhịp độ sử dụng như hiện nay thì trong vịng 50 năm nữa các nguồn dự trữ
trên sẽ cạn kiệt. Do đó, một trong những vấn đề sống cịn của con người là
phải tiết kiệm các nhiên liệu sẵn có, đồng thời tìm ra các loại nhiên liệu mới
(như Hidro).
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim ảnh.
20
+ Chuẩn bị: Hình ảnh tình trạng sử dụng điện lãng phí; Sử dụng các
nguồn năng lượng mới
4. Hiệu quả của sáng kiến:
Qua quá trình tổ chức triển khai áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật trên
vào giảng dạy thực tế tại trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo trong vịng
3 tháng, tơi nhận thấy rằng:
+ Về phía giáo viên: Với việc được cung cấp tài liệu, tư liệu, hình ảnh
trực quan sinh động, giáo viên đã có điều kiện thực hiện việc giảng dạy tích
hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách thuận tiện và đạt kết
quả tốt.
+ Về phía học sinh: - Các em ngày càng u thích mơn học, tích cực hơn
trong quá trình học tập, xây dung bài dẫn tới kết quả học tập dần đi lên.
21
+ Về ý thức của học sinh trong việc sử dụng điện ngày càng tăng: khơng
cịn tình trạng các lớp khi ra khỏi phòng để học thể dục, học thực hành mà
không ngắt tất cả các thiết bị điện trong phòng; khi thời tiết thuận lợi, phòng
học đủ ánh sáng thì các em đã biết tắt bớt các bóng điện. Minh chứng rõ ràng
nhất để khẳng định ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của học
sinh trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo ngày càng tăng cao đó là lượng
điện tiêu thụ hàng tháng trong nhà trường đã giảm xuống rõ rệt so với các
tháng cùng kỳ năm trước:
Bảng kết quả thanh toán tiền điện trường THCS Trần Hưng Đạo
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Năm 2011
4.674.428
5.185.796
5.404.766
Năm 2012
4.286.275
5.036.118
5.157.911
Nguồn: Kế tốn trường THCS Trần Hưng Đạo
(Đơn vị tính: đồng).
22
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Trong q trình dạy học tơi ln chú trong đến việc tích hợp giáo dục sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho học sinh vào từng bài học cụ thể.
Tôi nhận thấy rằng việc chúng ta tiếp cận vấn đề thơng qua những hình ảnh
trực quan sinh động, những sự việc, hiện tượng gần gũi với đời sống hàng
ngày của học sinh sẽ làm cho các em sơi nổi, chủ động, tích cực hơn trong
học tập. Các em rất hứng thú với việc tìm hiểu xem mình phải làm thế nào để
có thể sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm giúp đỡ gia đình hạn
chế các chi tiêu cho vấn đề năng lượng, các em thật sự thấy thích thú khi biết
được rằng những việc làm của mình tuy nhỏ bé nhưng nó sẽ góp ích rất lớn
cho xã hội.
2. Kiến nghị:
- Các cấp lãnh đạo quan tâm hơn đến việc cung cấp những công cụ phục
vụ dạy học hiện đại, tạo điều kiện cho giáo viên có thể tiếp cận sử dụng, phục
vụ giảng dạy một cách hiệu quả hơn.
- Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề “Tích hợp giáo dục sứ dụng tiết
kiệm và hiệu quả năng lượng” đến từng giáo viên.
- Cung cấp nhiều hơn nữa các tài liệu, tư liệu liên quan đến chuyên đề
“Tích hợp giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng”
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kế hoạch năm học 2012 - 2013 của phòng GD &ĐT TP Quảng Ngãi
2. Kế hoạch năm học 2012 - 2013 của trường THCS Trần Hưng Đạo.
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Nhà xuất bản Giáo dục
3. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục bậc THCS mơn Vật lí – Nhà
xuất bản Giáo dục.
4. Phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh - Nhà xuất bản Giáo
dục.
5. Phân phối chương trình chi tiết mơn Vật lí THCS - Sở GD&ĐT
Quảng Ngãi.
6. Phương pháp dạy học Vật lí - Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Sách giáo khoa mơn Vật lí bậc THCS - Nhà xuất bản Giáo dục.
8. Sách giáo khoa môn Vật lí bậc THCS - Nhà xuất bản Giáo dục.
9. Tài liệu Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
24
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
25