Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

THÂM hụt NSNN GIAI đoạn 2010 đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.13 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG
KHOA KINH TẾ
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THÂM HỤT
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN NAY
GVHD: NGÔ ĐỨC CHIẾN
SVTH: TRỊNH KHÁNH LY
LỚP: 11NH
Đà nẵng12/2014
1
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm
soát, tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và sức cạnh
tranh còn thấp trong khi hội nhập kinh tế đòi hỏi ngày càng cao. Trong điều kiện ngân
sách hạn hẹp, nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để, thu ngân sách còn khó khăn
đồng thời chi ngân sách còn chưa hiệu quả… Tình trạng NSNN thâm hụt cao xảy ra
khiến Chính phủ buộc phải bù đắp bằng cách vay nợ, phát hành trái phiếu bổ sung,
tăng thu, siết chặt chi… Vì vậy, để có thể giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và hiểu
rõ hơn về tình hình thâm hụt NSNN diễn ra như thế nào trong thời gian qua, em đã tìm
hiểu và nghiên cứu đề tài “Phân tích tình hình thâm hụt ngân sách nhà nước giai đoạn
2010 đến nay”.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THÂM
2
HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.
I. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.
1.1. Khái
n
iệ
m
:


Theo Luật NSNN Việt Nam ban hành thì: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi
của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
NSNN là hệ thống các quan hệ phân phối không hoàn lại giữa Nhà nước và các
chủ thể kinh tế trong xã hội thông qua một dạng quỹ gọi là Qũy tiền tệ Nhà nước (Quỹ
NSNN): đó là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên tài khoản
của NSNN các cấp và được quản lý tại Kho bạc Nhà nước. Các quan hệ phân phối
giữa Nhà nước vói các chủ thể kinh tế đó là:
− Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công
d
ân
.
− Quan hệ tài chính giữa nhà nước và doanh
ng
hi

p
.
− Quan hệ tài chính giữa nhà nước và tổ chức xã
h
ội.
− Quan hệ tài chính giữa nhà nước và quốc
t
ế.
1.2. Thu NSNN:
Thu NSNN phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế, biểu hiển ở
các
chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội
GDP,
giá cả thu nhập, lãi suất,

v.
v
.
Thu NSNN bao
gồm:
Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí: Đây là các khoản thu bắt buộc thực hiện nghĩa
vụ của các doanh nghiệp, các tổ chức và công dân do những yêu cầu tất yếu về kinh tế
- chính trị - xã hội để bảo đảm các hoạt động của bộ máy Nhà nước, giữ vững quốc
phòng, an ninh và bảo đảm các sự nghiệp xã hội.
Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước: Đây là các quan hệ thu thực
hiện lợi ích kinh tế các loại tài sản và vốn bằng tiền thuộc sở hữu toàn dân giao cho
3
Nhà nước quản lý và cho phép các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng. Các quan hệ này
cũng là bắt buộc, nhưng dựa trên các yếu tố kinh tế là đảm bảo cho chủ sở hữu thực
hiện được lợi ích kinh tế, quyền sở hữu các loại tài sản đưa vào quá trình sản xuất xã
hội. Những ai sử dụng nhiều tài sản của Nhà nước vào mục đích kinh doanh trên các
địa bàn và những ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao thì phải đóng góp nhiều vào
NSNN. Thu NSNN của hoạt động kinh tế Nhà nước bao gồm:
− Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế có vốn góp thuộc sở
hữu
nhà
n
ướ
c.
− Tiền thu hồi vốn tại các cơ sở của nhà
n
ướ
c
.
− Thu hồi tiền cho vay của nhà

n
ướ
c.
− Thu từ hoạt động sự
ngh
iệ
p
.
− Các khoản thu có lãi và chênh lệch từ các hoạt động của các cơ sở sự nghiệp
có thu
c

a
nhà
n
ướ
c.
− Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà
n
ướ
c
.
− Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài
s

n
.
Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân.
Các khoản viện trợ: Hình là các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức,
các tổ chức phi chính phủ của các nước và quốc tế. Nguồn thu này chủ yếu phụ thuộc

vào đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Yếu
tố ảnh hưởng đến thu NSNN
:
− Thu nhập
GDP
bình quân đầu người: đây là nhân tố quyết định đến mức
động viên của NSNN.
− Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế: đây là chi tiêu phản ánh hiểu quả của
4
đầu tư phát
tri

n

kinh tế, tỉ suất này càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn,
do đó thu
NSNN
phụ thuộc vào
m

c
độ trang trải các khoản chi phí của nhà
n
ướ
c.
− Tiềm năng về tài nguyên thiên
nhiên: đây
là yếu tố làm tăng thu

NSNN,
ảnh
hưởng đến việc năng cao tỉ suất
th
u NSNN.
− Tổ chức bộ máy thu ngân
sách: nhân
tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
thu
.
1.3. Chi NSNN:
Các khoản chi của NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ
m
ô
, gắn chặt với
sự vận động của các phạm trù
giá
trị khác như giá cả
,
lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền
lương, tín dụng,
v.v
(các phạm
t

thuộc lĩnh vực tiền
t
ệ). Chi NSNN bao gồm:
Các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội.
Chi bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước:

Đây là những khoản chi bắt buộc trong NSNN của mọi quốc gia nhằm để giữ vững an
ninh tổ quốc, ổn định chính trị - xã hội. Quy mô khoản chi này tuỳ thuộc vào việc xác
định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Nhà nước xuất phát từ tình hình kinh tế -
chính trị - xã hội ở trong nước và quốc tế. Trên cơ sở xác định quy mô chi tiêu cần
thiết cho lĩnh vực này, tiến hành phân bổ các loại thuế trực thu và gián thu, thông qua
thực thu các sắc thuế mà bảo đảm nguồn lực tài chính đầy đủ cho nhu cầu này.
Chi trả nợ của Nhà nước: Tuỳ theo mức độ bội chi của ngân sách, quy mô và
các điều kiện tín dụng Nhà nước về thời hạn trả nợ và mức lãi suất mà khoản chi này
có tỷ lệ cao hay thấp trong tổng chi NSNN.
Chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Yếu
tố ảnh hưởng đến chi NSNN
:
− Chế độ xã hội là nhân tố cơ
bản
.
5
− Sự phát triển của lực lương sản
xu

t
.
− Khả năng tích lũy của nền kinh
t
ế.
− Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh
t
ế
,
xã hội của nhà

nước
tro
ng
từng thời
kỳ.
1.4. Bộ phận của NSNN:
NSNN gồm hai cấp là ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Quan hệ
giữa hai cấp này được thực hiện theo nguyên tắc chủ yếu là phân định nguồn thu và
nhiệm vụ chi cụ thể; thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
để bảo đảm sự cân bằng, phát triển cân đối và thực hiện được nhiệm vụ của các vùng,
các địa phương.
1.4.1. Ngân sách trung ương:
Giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của
quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách. Ngân sách
Trung ương bao gồm:
Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:
− Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu.
− Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
− Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu.
− Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành.
− Các khoản thuế và thu khác từ dầu, khí theo quy định của Chính phủ.
− Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các tổ chức kinh tế, thu hồi tiền
cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ tài chính
của trung ương, thu nhập từ vốn góp của Nhà nước.
6
− Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ
chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam.
− Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách trung ương.
− Thu kết dư ngân sách trung ương.
− Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương:
− Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu quy
định; Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của
các đơn vị hạch toán toàn ngành theo quy định.
− Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
− Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước
ngoài từ lĩnh vực dầu, khí quy định.
− Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước.
− Phí xăng, dầu.
1.4.2. Ngân sách địa phương:
Bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động
trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã.
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết
định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa
phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ
quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
1.5. Đặc điểm của NSNN
:
7
Thứ nhất: hoạt động thu chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế -
chính
trị của nhà
n
ướ
c
,
và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà
nước

ti
ế
n
hành trên cơ sở những luật lệ nhất
đ

nh
.
Thứ hai: hoạt động NSNN là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó
t
h
ể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của nhà
n
ướ
c.
Thứ ba: NSNN luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi
ích
chung, lợi ích công cộng.
Thứ tư: NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác
bi

t
của NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó
đ
ượ
c
chia
thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho
nh


n
g
mục
đích đã
đ

nh
.
Thứ năm: Hoạt động thu chi của NSNN được thực hiện theo nguyên tắc
không
hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
1.6. Vai trò của NSNN:
Vai trò huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà
nước: Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của NSNN, để đảm bảo cho hoạt động
của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi hỏi phải có những nguồn
tài chính nhất định. Những nguồn tài chính này được hình thành từ các khoản thu thuế
và các khoản thu ngoài thuế . Đây là vai trò lịch sử của NSNN mà trong bất kỳ chế độ
xã hội nào, cơ chế kinh tế nào NSNN cũng đều phải thực hiện.
NSNN là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát: Đặc
điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp
nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là cung cầu và giá cả
thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trường. Sự mất cân đối
giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột biến và gây ra biến động
trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp từ ngành này sang
ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Việc dịch chuyển vốn hàng loạt
8
sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát triển không cân đối. Do đó, để
đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng nhà nước phải sử dụng
ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằm bình ổn giá cả thông qua công cụ thuế và
các khoản chi từ NSNN dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự

trữ hàng hoá và dự trữ tài chính. Đồng thời, trong quá trình điều tiết thị trường NSNN
còn tác động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công
cụ tài chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia
mua bán chứng khoán trên thị trường vốn… qua đó góp phần kiểm soát lạm phát.
NSNN là công cụ định huớng phát triển sản xuất: Để định hướng và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụ thuế và chi ngân sách. Bằng công cụ
thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác nhà nước sử dụng thuế với các
loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển và
hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào những vùng những lĩnh vực cần thiết để
hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng đã định. Đồng thời, với các khoản chi phát triển
kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tế mũi nhọn… Nhà nước có thể
tạo điều kiện và hướng dẫn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực
cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
NSNN là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư: Nền kinh tế
thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các
tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm
giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư. NSNN là công cụ tài
chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập, với các sắc thuế như thuế
thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt … một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt
khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Bên cạnh
công cụ thuế, với các khoản chi của NSNN như chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các
chương trình phát triển xã hội: phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân
số và kế hoạch hoá gia đình… là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu
nhập thấp.
1.7. Cân đối NSNN:
9
NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn
tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển;
trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân
bằng thu, chi ngân sách.

NSNN ở mỗi quốc gia có thể ở 1 trong 3 tình trạng sau:
Thu > chi → Thặng dư NSNN.
Thu < chi → Thâm hụt NSNN.
Thu = chi → cân bằng NSNN.
II. THÂM HỤT NSNN (BỘI CHI).
2.1. Khái
ni

m:
“Bội chi NSNN là bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch
thiếu giữa tổng số chi ngân sách trung ương và tổng số thu ngân sách trung ương của
năm ngân sách”.
Ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu.
Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu
tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt
quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán thì được phép huy động vốn
trong nước và phải cân đối ngân sách hàng năm để chủ động không vượt quá 30% vốn
đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hằng năm của ngân sách cấp tỉnh.
Bội chi được bù đắp bằng vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi
NSNN phải đảm bảo nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho
mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
Bội chi NSNN là tình trạng mất cân bằng NSNN khi số chi vượ
t
quá số thu
ngân sách trong cân đối NSNN trong một tài khóa nhất
đ

nh.
Theo thông lệ quốc tế,

có thể tóm tắt báo cáo về NSNN hằng năm như sau:
10
Bảng : Tóm tắt nội dung cân đối NSNN hằng năm
Thu Chi
A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ
phí).
B. Thu về vốn (bán tài sản nhà
nước).
C. Bù đắp thâm hụt.
- Viện trợ.
- Lấy từ nguồn dự trữ.
Vay thuần (= vay mới - trả nợ gốc).
D. Chi thường xuyên.
E. Chi đầu tư.
F. Cho vay thuần (= cho vay
mới - thu nợ gốc).
Ta có: A + B +C = D + E + F
Công thức tính bội chi NSNN của một năm sẽ như sau:
Bội chi NSNN = Tổng chi - Tổng thu = (D + E + F) - (A + B) = C
2.2. Nguyên nhân bội chi NSNN:
Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi NSNN:
2.2.1. Nhóm nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh: Khủng hoảng làm cho thu nhập
của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới
về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế
phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng.
11
Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh
gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.
Thứ hai là do thiên tai, tình hình bất ổn an ninh thế giới: tình hình bất ổn an ninh

thế giới và diễn biến phức tạp của thiên tai sẽ làm gia tăng nhu cầu chi quốc phòng an
ninh và trật tự an toàn xã hội, gia tăng nhu cầu chi NSNN để khắc phục hậu quả thiên
tai.
2.2.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan:
Đó là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước: Khi Nhà nước thực
hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN.
Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội
chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra
được gọi là bội chi cơ cấu. Nhóm nguyên nhân này chủ yếu bao gồm những nguyên
nhân:
− Do nhà nước quản lý và điều hành NSNN không hợp lý: đầu tư công kém hiệu
quả, nền hành chính công-dịch vụ công cũng kém hiệu quả, chính vì thế nên bội
chi NSNN ngày càng gia tăng hơn.
− Do nhà nước chủ động sử dụng bội chi như một công cụ của chính sách tài
khóa để kích cầu, khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế: Chính phủ kích cầu
qua 3 nguồn tài trợ chính là phát hành Trái phiếu chính phủ, miễn giảm thuế và
sử dụng Quỹ dự trữ Nhà nước. Gói giải pháp kích cầu vừa kích thích tiêu dùng,
vừa tăng trưởng kinh tế đồng thời cũng làm tăng thâm hụt ngân sách hơn.
Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn, )
tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN.
2.3. Phân loại bội chi NSNN:
Thâm hụt cơ cấu: là khoản thâm hụt được quyết định bởi chính sách tùy biến của
chính phủ như quyết định thuế suất, trợ cấp, chi tiêu cho quốc phòng…
12
Thâm hụt chu kì: là khoản thâm hụt gây ra do tình trạng của chu kì kinh tế nghĩa
là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. VD: khi nền kinh tế
suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm trong khi chi ngân
sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
Giá trị tính ra tiền của hai loại thâm hụt này được tính toán như sau:
− Ngân sách thực có: các khoản thu, chi và thâm hụt tính bằng tiền trong một giai

đoạn nhất định (quý, năm). (1)
− Ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi và thâm hụt của chính phủ sẽ là bao nhiêu
nếu nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng. (2)
− Ngân sách chu kì: chênh lệch giữa (1) và (2).
Việc phân biệt ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ phản ánh sự khác nhau
giữa chính sách tài chính.
Hai loại thâm hụt này có tác dụng quan trọng trong việc
đánh giá ả
nh
hưởng thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tài
chính mở rộng hay
th

t
chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào
giúp cho chính phủ có những
bi

n
pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng
giai đoạn của chu kỳ kinh
t
ế
.
2.4. Sự ảnh hưởng của bội chi NSNN đến sự phát triển kinh tế-xã hội:
2.4.1. Ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế:
GDP = C + I + G + NK
Đưa thêm biến thuế vào đẳng thức ta có:
I = (GDP – C – T) + (T – G)
S = GDP – C – T

I = T – G
Trong đó: GDP: tổng sản phẩm quốc nội
13
C: tiêu dùng tư nhân.
I: tổng đầu tư.
G: chi tiêu của chính phủ.
NK: xuất khẩu ròng.
S: tiết kiệm tư nhân.
(T – G): tiết kiệm chính phủ.
Lưu ý: (T – G) = 0 → NSNN cân bằng.
(T – G) > 0 → NSNN thặng dư.
( T – G) < 0 → NSNN bội chi.
2.4.2. Ảnh hưởng tới lạm phát:
Chính phủ vay trong nước bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ ra thị
trường một cách liên tục làm tăng lượng cầu quỹ cho vay dẫn đến lãi suất thị trường
tăng. Để có thể giảm lãi suất đó NHNN mua trái phiếu đó làm tăng lượng tiền tệ, vì
vậy lạm phát tăng.
Chính phủ vay nợ ngân hàng (in tiền): chính phủ vay NHNN để bù đắp bội chi
buộc NHNN phải phát hành tiền, làm cung tiền vượt cầu tiền, đẩy lạm phát tăng cao
dẫn đến khó kiểm soát lạm phát.
2.4.3. Nợ quốc gia và bất ổn cho nền kinh tế:
Nếu chính phủ chấp nhận bội chi để tài trợ cho các dự án có hiệu quả, có khả
năng sinh lời trong dài hạn, lợi tức từ dự án này trong tương lai làm tăng nguồn thu
trong dài hạn cho NSNN giúp NSNN trả gốc và lãi cho các khoản vay tài trợ bội chi
trước đó.
Trường hợp bội chi sử dụng cho mục đích tiêu dùng tức thời thì phần lớn ảnh
hưởng chỉ tác động đến tổng cầu trong ngắn hạn và trong dài hạn nó không tạo ra một
14
nguồn thu tiềm năng cho ngân sách.
Ảnh hưởng cán cân thương mại: bù đắp bội chi NSNN bằng cách tăng vay nợ làm

tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Tình trạng bội chi NSNN làm lãi
suất thị trường tăng, giá trị đồng nội tệ tăng lên, giá cả hàng hóa trong nước cũng tăng
theo làm giảm lượng hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa của nước khác sẽ rẻ hơn tương đối
dẫn đến việc tăng lượng hàng nhập khẩu. Vì vậy dẫn đến tình trạng nhập siêu (thực tế
đó là việc tiêu dùng quá khả năng của đất nước) gây ảnh hưởng đến cán cân thương
mại.
Gây mất lòng tin của nhà đầu tư: nếu chính phủ không quản lý tốt nguồn vốn,
nền tài chính cũng như ngân sách quốc gia thì dần dần sẽ gây mất lòng tin cho các nhà
đầu tư trong cũng như ngoài nước.
Cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn: tình trạng thâm hụt ngân sách
cao và triền miên nếu nhà nước tăng các khoản thu đồng thời nguồn vốn trong ngân
hàng trở nên khan hiếm dẫn đến lãi suất tăng cao sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống
người dân.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THÂM HỤT NSNN GIAI ĐOẠN
2010 ĐẾN 6 NAY
Việt Nam liên
tục thâm hụt ngân sách
trong 5 năm
qu
a (tính từ đầu năm
2010 đến 9 tháng đầu năm 2014)
. Bức tranh tổng thể cho thấy, Việt Nam đã và
đang theo đuổi những chính sách có định hướng thâm hụt nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỉ qua và mức
độ thâm hụt trung bình kể từ năm 2008 cao hơn so với trung bình của những năm
15
trước đó. Nợ công được đặt mục tiêu thấp hơn những năm trước 2008 nhằm thực hiện
kế hoạch duy trì tổng nợ công không quá 65% GDP, dư nợ chính phủ và dư nợ quốc
gia không quá 50% GDP. Cụ t hể :
2.1. Tình hình bội chi so với GDP:

BẢNG SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH BỘI CHI SO VỚI GDP
Năm 2010 2011 2012 2013
9 tháng
đầu 2014
Bội chi/GDP (%) 5,5 4,4 4,78 5,3 3,12
Dự toán bội chi/GDP (%) 6,2 5,3 4,8 4,8 5,3
16
Biểu đồ thể hiện tình hình bội chi so với GDP 2010-9 tháng đầu năm 2014
Bội chi ngân sách năm 2010 theo thông lệ quốc tế là 5,5% GDP, giảm nhiều so
với năm 2009, nhưng vẫn ở mức cao so với các năm 2006-2008. Nếu tính theo tiêu
chuẩn Việt Nam thì bội chi ngân sách năm 2010 vẫn ở mức 5,5%, thấp hơn nhiều so
với năm 2009 và so với dự toán. Bội chi ngân sách ở mức cao trong nhiều năm liền đã
làm gia tăng nợ chính phủ.
Năm 2011, nhờ tăng thu NSNN nên đã giảm bội chi từ 5,3% GDP theo dự toán
xuống còn 4,4% GDP, đây được đánh giá là một động thái tích cực. Tuy nhiên mặc dù
bội chi giảm nhưng các khoản chi ứng trước, nợ tạm ứng thiếu hụt nguồn hoàn thuế đã
làm cho kết quả về giảm bội chi không còn nhiều ý nghĩa về tài khóa.
Bội chi NSNN năm 2012 đạt 178.504 tỷ đồng tương ứng với 4,78% GDP thấp
hơn mức dự toán trước đó là 4,8% GDP và vẫn nằm trong tỷ lệ bội chi quốc hội cho
phép.
Năm 2013 tỷ lệ bội chi NSNN năm nay ở mức 5,3% GDP; vượt mức 4,8% như đã
dự toán. Nguyên nhân chủ yếu do DN gặp nhiều khó khăn về vốn, sản phẩm tồn kho
tiêu thụ chậm dẫn đến thua lỗ. Tuy nhiên không thể không tính đến tình trạng nợ đọng
thuế, trốn thuế làm hụt thu và một số khoản chi chưa hợp lý gây lãng phí.
Trong 9 tháng đầu 2014 bội chi NSNN ước đạt 82.590 tỷ đồng đưa mức thâm
hụt ngân sách lên mức 58,9% (tương ứng với 3,12% GDP) so với mức dự toán đầu
năm. Phần còn lại Chính phủ định hướng ưu tiên sử dụng để phòng chống khắc phục
thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, hỗ trợ lãi suất mua gạo tạm trữ và một số nhiệm vụ cấp
bách phát sinh trong những tháng cuối năm.
Nhìn chung trong giai đoạn này bội chi NSNN có biến động rõ rệt qua từng năm

và đều thấp hơn mức dự toán nhưng trong năm 2013 thâm hụt NSNN lại vượt mức dự
toán so với đầu năm. Điều đó cho thấy quản lý thâm hụt NSNN cần phải thực hiện tốt
hơn nữa trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn và hội nhập như hiện nay.
2.2. Tình hình nợ công của Việt Nam:
17
BẢNG SỐ LIỆU VỀ NỢ CÔNG CỦA VN
ĐVT: %
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Ngưỡng
Tổng nợ công 56,3 54,9 55,7 53,5 65,0
Nợ công nước ngoài 31,1 26,3 24,6
Nợ nước ngoài 42,2 41,5 41,1 37,2 50,0
Biểu đồ thể hiện tình hình nợ công của VN giai đoạn 2010-9 tháng đầu 2014
Năm 2010:
Theo báo cáo của Chính phủ (2010), dư nợ Chính phủ đến cuối năm ước tính
44,5% GDP; dư nợ công bằng 56,3% GDP; dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng
42,2% GDP. Ngân sách phải trả cho các chủ nợ nước ngoài là 1,67 tỉ USD; trong đó
riêng tiền lãi và phí hơn 616 triệu USD; tăng gần 30% so với con số 1,29 tỷ USD của
năm 2009. So sánh dữ liệu về nghĩa vụ nợ năm 2010 với tổng thu ngân sách cùng năm
của Bộ Tài chính, tỷ lệ này là khoảng 5,5%. Tính chung từ nay đến năm 2015, mỗi
năm, Việt Nam phải trả nợ cả gốc lẫn lãi khoảng 1,5 tỷ USD; đến năm 2020 tổng số
tiền phải trả là 24 tỉ USD.
18
Nguồn bù đắp bội chi ngân sách chủ yếu là phát hành trái phiếu chính phủ trong
nước (chiếm 2/3 nguồn bù đắp) và vay nước ngoài chỉ chiếm 1/3 (ước tính theo số liệu
ước thực hiện năm 2010 lần 1 (Bộ Tài chính (2011)).
Như vậy, chính sách tài khóa đã có những dấu hiệu thắt chặt hơn so với năm
2009. Chi đầu tư cũng đã bắt đầu được cắt giảm nên phần nào hạn chế được tác động
tới lạm phát. Mặt khác, tác động của chính sách tài khóa lên lạm phát cần phải được
xem xét trên khía cạnh chúng ta tài trợ cho thâm hụt ngân sách theo cách nào. Việc tài
trợ thâm hụt ngân sách qua phát hành trái phiếu giúp giảm thiểu tác động lạm phát của

thâm hụt ngân sách. Đồng thời, vay nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách không
phải là lớn, lại trong bối cảnh dự trữ ngoại hối suy giảm nên cũng khó có thể đánh giá
khoản vay bù đắp thâm hụt ngân sách 1% bằng ngoại tệ gây tác động lớn đến lạm
phát. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng việc tài trợ thâm hụt ngân sách thông qua các
khoản cho vay ứng trước trong kế hoạch ngân sách, hoặc thông qua tái chiết khấu với
lãi suất thấp trái phiếu chính phủ, thì đều là những hình thức cung ứng tín dụng một
cách dễ dãi cho khu vực nhà nước và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Điều này sẽ có
ảnh hưởng lớn tới lạm phát trong năm.
Năm 2010 cũng là năm Bộ Tài chính nỗ lực giữ giá các mặt hàng cơ bản nhằm
kiềm chế mức tăng giá chung. Tuy nhiên, rõ ràng đây cũng chỉ là những giải pháp tình
thế và không thể lạm dụng trong dài hạn. Việc kiềm chế giá cả một số mặt hàng chiến
lược quá lâu đã gây méo mó hệ thống giá cả. Trong ngắn hạn sẽ gây sử dụng lãng phí,
buôn lậu. Trong dài hạn sẽ dẫn đến những hoạt động đầu tư sai lầm (như đầu tư quá
nhiều vào ngành thép để hưởng lợi về giá từ điện). Những khoản đầu tư sai lầm
thường gây ra những tác hại lớn hơn nhiều so với những lợi ích mang lại từ việc kiềm
chế giá trong ngắn hạn. Vì vậy, trong năm 2011 vấn đề lạm phát là đáng quan tâm,
nhưng vấn đề méo mó hệ thống giá cả và những hậu quả lâu dài của nó mới là mối
quan ngại của Chính phủ trong những năm tiếp theo.
Năm 2011:
Tính đến hết năm 2011, tổng nợ công của Việt Nam là vào khoảng 54,9% GDP;
trong đó nợ công nước ngoài và nợ công trong nước lần lượt là 26,3% và 41,5%
19
GDP; dư nợ công giảm so với năm 2010 chủ yếu là nhờ thực hiện chính sách tài khoá
chặt chẽ: giảm mức bội chi NSNN, việc ưu tiên bố một phần từ nguồn tăng thu ngân
sách hàng năm để tăng chi trả nợ của Chính phủ, giảm nợ công.
Trong cơ cấu nợ công, các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm 78% và bằng
43,1% GDP, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 21% tổng số dư nợ công và
bằng 11,7% GDP, nợ chính quyền địa phương chỉ chiếm khoảng 1,0% tổng dư nợ
bằng 0,5% GDP.
Lãi suất vay của các khoản nợ công nói trên chủ yếu là dài hạn (vay ODA) với

các mức ân hạn, không lãi suất trong một thời gian và lãi suất ưu đãi với mức thấp.
Để đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho phát
triển, xu hướng gia tăng về nợ công, nợ Chính phủ trong năm 2012 và các năm tiếp
theo vẫn tiếp tục với chi phí vay nợ có xu hướng gia tăng, nhất là việc chuyển đổi các
điều kiện vay áp dụng cho Việt Nam khi trở thành nước thu nhập trung bình trong cơ
cấu danh mục nợ công hiện tại vẫn còn có một số rủi ro.
Theo đó, Chính phủ xác định đến năm 2015, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ
được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) không quá 65% GDP, trong
đó dư nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá
50% GDP.
Như vậy, với mức nợ công tương đương 54,9% GDP của năm 2011 cho thấy,
mức nợ công hiện tại là phù hợp với tiêu chuẩn an toàn về nợ theo thông lệ quốc
tế. Mặt khác, thông lệ quốc tế đối với chỉ tiêu trả nợ Chính phủ so với thu NSNN dưới
35% được coi là an toàn. Trên thực tế, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với tổng thu
NSNN hàng năm từ 14% đến 16%. Con số này trong năm 2011 là 15,6% đã thấp hơn
so với năm trước đó là 17,6%.
Ngoài ra, Chính phủ chỉ xem xét cấp bảo lãnh vay trong nước đối với các dự án
cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương cấp
bảo lãnh vay trong nước.
20
Năm 2012:
Tỷ lệ nợ chính phủ là 55,7% GDP; nợ nước ngoài là 41,1% GDP.
Rủi ro tiềm tàng lớn nhất đối với nợ công của Việt Nam không phải ở những
khoản nợ được ghi nhận trên sổ sách. Những khoản nợ xấu của khu vực DNNN mà
rất có thể sẽ phải dùng NSNN để trả mới là mầm mống đe doạ tính bền vững của nợ
công Việt Nam. Cụ thể, Theo Báo cáo số 305/BC-CP về tình hình nợ công của Chính
phủ ngày 30/10/2012 trình Quốc hội, khoản nợ nước ngoài của khu vực tư mà chủ
yếu là DNNN không được Chính phủ bảo lãnh chiếm 10,6% GDP.
Ngoài ra, nợ trong hệ thống ngân hàng của khu vực DNNN theo ghi nhận trong
đề án Tái cấu trúc DNNN của Bộ Tài chính (2012) cũng chiếm xấp xỉ khoảng 16,5%

GDP. Nếu tính đến các con số này và cộng với các khoản nợ bằng trái phiếu trong
nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN thì nợ công Việt Nam sẽ lên
tới xấp xỉ 95% GDP; vượt xa so với ngưỡng an toàn (65% GDP) được khuyến cáo
bởi các tổ chức quốc tế như WB hay IMF…
Năm 2013:
Năm 2013 tổng mức nợ công là 53,5% GDP; dư nợ Chính phủ 41,7% GDP; dư
nợ nước ngoài 37,2% GDP. So với ngưỡng khống chế của Quốc hội nợ công không
vượt quá 65% GDP thì vẫn nằm trong ngưỡng. Tuy nhiên, rủi ro nợ công của nước ta
nằm ở hai yếu tố:
Một là: nợ công trên chưa tính đến nợ của khu vực DNNN trong khi khu vực này
vẫn luôn nhận được ngân sách “mềm” từ Chính phủ và là nguồn tiềm ẩn đối với nợ
công.
Hai là: Theo Báo cáo đánh giá bổ sung về kết quả thực hiện NSNN năm 2013,
tình hình triển khai thực hiện dự toán NSNN năm 2014 gửi phiên họp toàn thể của Uỷ
ban kinh tế của Quốc hội, ngày 25/4/2014 gia tăng nợ công nhanh trong khi triển vọng
tăng trưởng kinh tế còn nhiều khó khăn phía trước, ngân sách trung hạn thiếu bền
vững, tỉ trọng trả nợ vay trong tổng chi ngân sách sắp vượt ngưỡng cho phép đang là
21
nguy cơ rất lớn đến nền kinh tế. Theo số liệu của Bộ Tài chính, nợ công 2013 tăng
26,89% so với 2012 trong khi tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,42% và tốc độ thu ngân sách
ước tăng 6,4% so vớ thực hiện 2012.
Do nguồn thu không bền vững và có xu hướng giảm, chi ngân sách tăng cao và cơ
cấu không hợp lý nên ngân sách thâm hụt năm 2013 ở mức 5,3% cao hơn dự toán.
Thâm hụt ngân sách gia tăng nên quy mô vay nợ cũng gia tăng nhanh chóng. Trong
năm 2013, Chính phủ đã phát hành khoảng 194,8 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ;
tăng 16,2% so với năm 2012. Tổng mức nợ công đã bằng 53,5% GDP; dư nợ Chính
phủ 41,7% GDP; dư nợ ngoài nước 37,2% GDP. So với ngưỡng 65% GDP thì nợ công
Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, nhưng số vay hoán đổi nợ cũ hàng năm đang
tăng nhanh là điều đáng lo ngại, tỉ trọng trả nợ vay trong tổng chi ngân sách sắp vượt
ngưỡng cho phép sẽ thực sự là nguy cơ lớn đối với nền kinh tế. Thêm vào đó, số nợ

không nhỏ của nhiều DNNN dù được bảo lãnh hay không bảo lãnh vẫn không thể
không có trách nhiệm của Nhà nước và xã hội.
9 tháng đầu năm 2014:
Tuy chưa có số liệu cụ thể nhưng theo dự kiến năm 2014 tỷ lệ trả nợ trực tiếp của
Chính phủ so với tổng thu ngân sách khoảng 14,2% (theo quy định của Chiến lược nợ
công là không quá 25%), nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại
thì khoảng 26,2%.
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch
vụ năm 2014 dự kiến khoảng 25,9% (theo quy định của Chiến lược nợ công và nợ
nước ngoài của quốc gia là dưới 25%). Nguyên nhân là do nền kinh tế có bước phục
hồi, nhu cầu vốn ngoại tệ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tăng cao, các tổ chức tín
dụng đã tận dụng cơ hội vay vốn nước ngoài ngắn hạn lãi suất thấp (chiếm khoảng
11,32%). Chính phủ sẽ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường quản lý
việc vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng để năm 2015 bảo đảm trong giới hạn theo
quy định.
Nhìn chung giai đoạn từ năm 2010 đến 9 tháng đầu năm 2014 nợ công ở mức cao
nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Nhưng thực tế có thể thấy gánh nặng nợ nước
22
ngoài của Việt Nam đang tăng liên tục cả về quy mô, dịch vụ và điều kiện nợ. Dù
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn ở mức an toàn
nhưng điều quan ngại giờ không đơn giản là đo xem tỷ lệ nợ công tính trên GDP ra sao
mà cần thận trọng với những vấn đề "nhãn tiền" mà nền kinh tế Việt Nam đang phải
đối mặt như lạm phát cao, bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại, thâm hụt cán cân
tài khoản quốc tế
2.3. Tình hình thu chi NSNN:
BẢNG TÌNH HÌNH THU CHI NSNN
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
9 tháng
đầu 2014

Tổng thu
NSNN
777.283
962.982 1.038.451
810.000 636.010
Tổng chi
NSNN
850.874 1.034.244
1.170.924
986.300 718.900
Tổng cân đối
NSNN (bội chi)
-109.191 -112.034
-173.815
-176.300 -82.590
23
Biểu đồ thể hiện tình hình thu chi NSNN giai đoạn 2010-9 tháng đầu 2014
QUYẾT TOÁN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2010
ĐVT: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Quyết toán
A THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 777.283
I Thu theo dự toán Quốc hội 588.428
1 Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) 377.030
2 Thu dầu thô 69.179
3 Thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 130.351
4 Thu viện trợ không hoàn lại 11.868
II Thu huy động đầu tư theo khoản 3 Điều 8 Luật NSNN 8.012
III
Kinh phí chuyển nguồn năm 2009 sang năm 2010 để thực
hiện cải cách tiền lương

17.351
IV
Kinh phí đã xuất quĩ ngân sách năm 2009 chưa quyết toán,
chuyển sang năm 2010 quyết toán và số chuyển nguồn năm
2009 sang năm 2010 để chi theo chế độ qui định
136.592
V Thu kết dư ngân sách địa phương năm 2009 26.900
B CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 850.874
I Chi theo dự toán Quốc hội 648.833
1 Chi đầu tư phát triển 183.166
24
2 Chi trả nợ, viện trợ 88.772
3 Chi thường xuyên 376.620
4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 275
II
Kinh phí chuyển nguồn năm 2010 sang năm 2011 thực hiện
cải cách tiền lương
20.291
III
Kinh phí đã xuất quĩ ngân sách năm 2010 chưa quyết toán,
chuyển sang năm 2011 quyết toán và số chuyển nguồn năm
2010 sang năm 2011 để chi theo chế độ qui định
181.750
C CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC -109.191
1 Bội chi ngân sách nhà nước -109.191
2 Tỷ lệ phần trăm (%) bội chi NSNN so với GDP 5,5%
Năm 2010:
Tổng thu và viện trợ đã tăng lên 28,7% GDP cao hơn năm 2009.
Đặc biệt, thu thuế và phí đã tăng lên tới mức 26,2% GDP so với mức 23,7%
GDP năm 2009. Tổng mức thu thuế/GDP cao, nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng công

cộng và dịch vụ xã hội của Việt Nam lại kém xa so với thế giới. Hệ thống hạ tầng
giao thông chật hẹp và xuống cấp, các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, chất
lượng giáo dục thấp, v.v… là những mối lo lớn đối với sự phát triển trong dài hạn của
nền kinh tế.
Thu từ việc khai thác dầu thô và các tài nguyên khác cũng có bản chất giống các
khoản thu từ việc bán tài sản quốc gia và không bền vững theo nghĩa nó có thể giảm
trong tương lai do nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn. Cụ thể, thu từ dầu thô đã
có tỉ trọng liên tục giảm những năm qua trong tổng thu ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, thu từ viện trợ không hoàn lại cũng nên được loại trừ khi tính toán
thâm hụt ngân sách hàng năm do bản chất ngắn hạn không ổn định của chúng. Rõ
ràng, tình trạng thâm hụt ngân sách là rất nghiêm trọng ngay cả khi Việt Nam hiện
đang có tỉ lệ thu thuế và phí là rất cao so với các nước khác trong khu vực.
25

×