Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

TINH HÌNH THU CHI NSNN GIAI đoạn 2010 đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.34 KB, 29 trang )

Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
Lời nói đầu
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính chất lịch sử, gắn liền
với sự xuất hiện của nhà nước và sự tồn tại, phát triển của nền kinh tế hàng hóa,
tiền tệ. Ngân sách nhà nước cũng đã trở thành công cụ quan trọng nhất được nhà
nước sử dụng để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, huy động
nguồn tài chính, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, cũng như điều tiết thu nhập nhằm đảm
bảo công bằng xã hội. Những việc đó được thực hiện thông qua hoạt động thu, chi
ngân sách nhà nước. Thu như thế nào để tận dụng được nguồn trong nước, không bị
ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, bảo đảm nguồn thu ổn định. Và chi như thế
nào để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, bảo đảm đời sống cho người dân,
vừa không góp phần tăng lạm phát và đảm bảo chi trong giới hạn của thu.
Với mong muốn được hiểu thêm về tình hình thu chi ngân sách nhà nước, em
đã chọn nghiên cứu về đề tài “Tình hình thu chi ngân sách nhà nước Việt Nam
trong giai đoạn 2011-2013” để hiểu rõ hơn về thực trạng thu chi ngân sách nhà
nước trong thời gian gần đây.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, do trình độ hiểu biết cũng như trình độ
lý luận có hạn nên bài làm của em không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận
được sự góp ý của thầy giáo Ngô Đức Chiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 1 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
CHƯƠNG 1 : NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là toàn bộ khoản thu, chi của Nhà Nước đã được các cơ quan
có thẩm quyền thẩm định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
1.1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước
- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế -


chính trị của nhà nước và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà
nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định
- Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính,
nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của nhà nước
- Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những
lợi ích chung, lợi ích công cộng
- Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác
biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước,
nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho
những mục đích đã định.
- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc
không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
1.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước
- Huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi
tiêu của nhà nước: Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của Ngân sách nhà
nước, để đảm bảo cho hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
xã hội đòi hỏi phải có những nguồn tài chính nhất định. Những nguồn tài chính này
được hình thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế . Đây là vai trò
lịch sử của Ngân sách nhà nước mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế
nào ngân sách nhà nước đều phải thực hiện.
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 2 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
- Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm
phát: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhà
doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là
cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị
trường. Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột
biến và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh
nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác.
Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế

phát triển không cân đối. Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng như
người tiêu dùng nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằm
bình ổn giá cả thông qua công cụ thuế và các khoản chi từ ngân sách nhà nước dưới
các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tài
chính. Đồng thời , trong quá trình điều tiết thị trường ngân sách nhà nước còn tác
động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ
tài chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia
mua bán chứng khoán trên thị trường vốn… qua đó góp phần kiểm soát lạm phát.
- Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng phát triển sản xuất: Để định hướng
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụ thuế và chi ngân sách.
Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác nhà nước sử
dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ góp phần kích thích
sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào những vùng
những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng đã định. Đồng
thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành
kinh tế mũi nhọn… nhà nước có thể tạo điều kiện và hướng dẫn các nguồn vốn đầu
tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp
lý.
- Ngân sách nhà nước là công cụ điểu chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư:
Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu
nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu
nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư.
Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều
tiết thu nhập, với các sắc thuế như thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt …
một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của
tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản chi của
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 3 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
ngân sách nhà nước như chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chương trình phát triển xã
hội: phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hoá gia

đình… là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp.
1.2 Những vấn đề thu,chi ngân sách nhà nước
1.2.1 Thu ngân sách nhà nước
1.2.1.1 Khái niệm thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu
từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức cá nhân,
các khoản viện trợ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.2.1.2 Phân loại thu ngân sách nhà nước
- Thu trong cân đối ngân sách nhà nước: thuế, phí, lệ phí, thu từ hoạt động kinh tế
của nhà nước
- Thu bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước: vay trong nước, viện trợ vay nước
ngoài, vay nợ nước ngoài.
1.2.1.3 Nội dung thu ngân sách nhà nước
- Thuế: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật pháp qui định
đối với các pháp nhân và thể nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu
chi tiêu của nhà nước. Thuế là hình thức phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của
xã hội, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, chiếm 80% đến 90% nguồn
thu ngân sách nhà nước. Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà
nước mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội.
- Lệ phí: là khoản thu mang tính chất thuế vì nó vừa mang tính cưỡng bách được
qui định trong những văn bản pháp luật của nhà nước nhưng đồng thời nó lại mang
tính chất phục vụ cho người nộp lệ phí về việc nhà nước thực hiện một số thủ tục
hành chính nào đó. Ví dụ: lệ phí trước bạ, lệ phí tòa án, lệ phí cấp giấy phép xây
dựng, lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lệ phí công chứng…
- Phí: là khoản thu mang tính chất thuế, là khoản thu mang tính bù đắp một phần
chi phí thường xuyên và không thường xuyên về các dịch vụ công cộng hoặc bù
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 4 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
đắp chi phí cho các hoạt động duy trì, tu bổ các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế

xã hội phục vụ cho người nộp phí.
- Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường nhà nước
tham gia các hoạt động kinh tế bằng việc đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh dưới
hình thức góp vốn vào các doanh nghiệp, công ty liên doanh, mua cổ phiếu của các
công ty cổ phần. Số vốn đầu tư của nhà nước vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh nói trên sẽ sinh lời và lợi tức thu được sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của
nhà nước, hiệu quả sản xuất kinh doanh và cơ chế phân phối lợi nhuận của doanh
nghiệp.
- Vay trong nước: vay nợ trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức
phát hành công trái. Công trái phiếu là chứng chỉ nhận nợ của nhà nước, là một loại
chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay dân cư, các tổ chức kinh
tế - xã hội và ngân hàng. Ở Việt Nam chính phủ thường ủy nhiệm cho Kho Bạc nhà
nước phát hành trái phiếu chính phủ dưới các hình thức: Tín phiếu kho bạc, trái
phiếu kho bạc, trái phiếu công trình. Trong đó, công trái là hình thức huy động vốn
có hiệu quả, qua các đợt phát hành với chính sách lãi suất và thời hạn hoàn trả hợp
lý đã huy động được nguồn vốn to lớn vào ngân sách nhà nước đáp ứng kịp thời
nhu cầu chi tiêu của nhà nước góp phần chống lạm phát và ổn định nền kinh tế xã
hội.
- Viện trợ và vay nợ nước ngoài bao gồm: viện trợ không hoàn lại và viện trợ có
hoàn lại với lãi suất thấp và thời hạn trả nợ dài hơn so với các khoản vay trên thị
trường quốc tế. Nhìn chung, viện trợ quốc tế là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho
nguồn vốn đang thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Vay nợ nước ngoài: là những khoản cho vay của nước ngoài theo điều kiện
thương mại và lãi suất thị trường. Vay nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình
thức: phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức
tín dụng xuất khẩu (khi nhà nước mua hàng của nước ngoài nhưng được hoãn trả
nợ trong một thời gian nhưng phải chịu lãi suất trên khoản nợ đó) và vay từ các
ngân hàng thương mại nước ngoài. Cũng giống như nguồn vốn viện trợ, vay nợ
nước ngoài là nguồn vốn quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điểm khác
nhau là do vay theo điều kiện thương mại phải chịu lãi suất tương đối cao, vì vậy

việc tính toán sử dụng nguồn vốn này cho có hiệu quả là hết sức cần thiết, khoản
vay nợ này sẽ trở thành gánh nặng cho ngân sách.
1.2.2 Chi ngân sách nhà nước
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 5 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
1.2.2.1 Khái niệm chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội,
đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, chi
trả nợ của nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của
pháp luật.
1.2.2.2 Phân loại chi ngân sách nhà nước
- Theo lĩnh vực chi: chi kinh tế, khoa học công nghệ…
- Theo tác động các khoản chi: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển,…
1.2.2.3 Nội dung chi ngân sách nhà nước
*Chi tiêu dùng thường xuyên
- Chi quản lý nhà nước (quản lý hành chính): Chi quản lý nhà nước bắt nguồn từ
sự tồn tại và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Đây là khoản chi
nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nưóc từ trung
ương đến địa phương, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và hoạt động của
các tổ chức chính trị xã hội. Khoản chi này bao gồm: Chi lương và phụ cấp lương,
chi về nghiệp vụ, chi về văn phòng phí, các khoản chi khác về quản trị nội bộ.
- Chi An ninh quốc phòng: An ninh và quốc phòng thuộc lĩnh vực tiêu dùng xã
hội, là những hoạt động bảo đảm sự tồn tại của nhà nước và cần thiết phải cấp phát
tài chính cho các hoạt động này từ ngân sách nhà nước. Khoản chi này được phân
làm hai bộ phận:
+ Khoản chi cho an ninh nhằm bảo vệ chế độ xã hội, an ninh dân cư trong nước.
+ Khoản chi cho quốc phòng để phòng thủ và bảo vệ nhà nước chống sự xâm

lược, tấn công và đe dọa từ nước ngoài.Chi về an ninh quốc phòng phải căn cứ vào
tình hình thực tế của đất nước trong từng thời kỳ. Hàng năm nhà nước phải dành ra

SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 6 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
một phần kinh phí đáng kể từ ngân sách để duy trì, củng cố lực lượng an ninh quốc
phòng. Nếu khoản chi này quá lớn thì sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế, ngược lại nếu
quá ít sẽ không đảm bảo được sự tồn tại của nhà nước và trật tự an toàn xã hội. Do
đó, bố trí ngân sách an ninh quốc phòng một mặt phải đảm bảo những chi phí cần
thiết cho phòng thủ và giữ gìn an ninh của đất nưóc trên cơ sở đó ổn định về kinh tế
xã hội, mặt khác phải thực hiện tiết kiệm và có hiệu qủa trong chi tiêu.
- Chi sự nghiệp: Bao gồm những khoản chi cho các dịch vụ và hoạt động xã hội
phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí của dân cư. Chi sự
nghiệp bao gồm các khoản: chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp nghiên cứu khoa
học và bảo vệ môi trường, sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp
văn hóa nghệ thuật , thể thao và sự nghiệp xã hội. Đây là các khoản chi quan trọng
nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất kết hợp với sức lao động có chất lượng cao.
Sự phát triển của sản xuất và khoa học công nghệ đòi hỏi ở người lao động phải có
một trình độ văn hóa, chuyên môn nhất định
+ Chi sự nghiệp kinh tế: Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế nhằm phục
vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho các
ngành kinh tế phát triển. Mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế
không phải nhằm vào lợi nhuận, do đó áp dụng chế độ cấp phát như các đơn vị dự
toán ngân sách. Chi sự nghiệp kinh tế liên quan hầu hết đến các ngành kinh tế và
bao gồm các khoản chi: sự nghiệp địa chính (điều tra đo đạc địa giới hành chính, đo
vẽ bản đồ…) sự nghiệp giao thông, sự nghiệp nông nghiệp, sự nghiệp thủy lợi, sự
nghiệp ngư nghiệp, sự nghiệp lâm nghiệp, sự nghiệp thị chính và một số hoạt động
sự nghiệp khác.
+ Chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học và công nghệ: Xuất phát từ yêu cầu và sự
cần thiết phải nhanh chóng tiếp cận với nền khoa học và công nghệ tiên tiến của thế
giới để khoa học và công nghệ trở thành một trong những động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội.
+ Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo: Đây là khoản chi mà tầm quan trọng của nó là

nhằm nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn kỷ thuật của mọi người dân trong xã
hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
+ Chi sự nghiệp y tế: Chi sự nghiệp y tế là khoản chi phục vụ công tác phòng
bệnh và chữa bệnh nhằm nâng cao mức sống cho mọi người dân trong xã hội. Hiện
nay, các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho hoạt động sự nghiệp y tế chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển của ngành y. Việc nâng cao chất lượng hoạt động
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 7 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
khám, chữa bệnh và tăng cường trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho một nền y học
hiện đại đòi hỏi bên cạnh nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp phát cần phải
huy động thêm các nguồn thu khác từ trong nước và nước ngoài.
+ Chi sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, thể thao: Mục tiêu của các hoạt động văn
hóa, nghệ thuật, thể thao là nhằm nâng cao tri thức và thẩm mỹ cho mọi tầng lớp
dân cư nhằm xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có nội dung nhân
đạo, dân chủ và tiến bộ, phát triển đạo đức xã hội và truyền thống dân tộc. Các mục
tiêu của các hoạt động này cho phép mỗi công dân phát triển toàn diện về chính trị,
tư tưởng và đạo đức. Vì tính chất quan trọng của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật,
thể thao nên việc thực hiện các mục tiêu của chúng gắn liền một khoản cấp phát từ
ngân sách nhà nước.
+ Chi sự nghiệp xã hội: Mục tiêu của khoản chi này là nhằm bảo đảm đời sống
của người lao động khi gặp khó khăn, tai nạn, già yếu, những người không có khả
năng lao động đồng thời giải quyết những vấn đề xã hội nhất định. Chi sự nghiệp
xã hội bao gồm: Chi thực hiện những chính sách đối với thương binh, gia đình liệt
sĩ, gia đình có công với cách mạng, chi để giúp đỡ đời sống nhân dân ở những vùng
xảy ra thiên tai và nhũng sự cố bất ngờ, chi cho các trại trẻ mồ côi, trại nuôi dưỡng
người già, các trại cải tạo.
* Chi đầu tư phát triển kinh tế
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản: là khoản chi tài chính nhà nước được đầu tư cho
các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ
lợi, năng lượng, viễn thông…) các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các

công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm
hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích qúa trình vận động
vốn của doanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Chi đầu tư xây dựng cơ bản có tầm
quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và xã hội, góp
phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý theo định hướng của nhà nước, tạo điều kiện
thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao năng suất lao động xã hội.
- Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước: là khoản chi gắn liền với
sự can thiệp của nhà nưóc vào lĩnh vực kinh tế. Với khoản chi này một mặt nhà
nưóc bảo đảm đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh cần thiết tạo điều
kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội, mặt khác nhằm hình thành một cơ cấu kinh tế
hợp lý.
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 8 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
- Chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực
cần thiết có sự tham gia của nhà nước: trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam các
công ty cổ phần được hình thành thông qua quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp
quốc doanh hoặc thành lập mới. Các doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên
cơ sở liên doanh liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau . Các doanh nghiệp này
tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế kể cả ở những lĩnh vực có vị trí trọng
yếu ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
- Chi cho các quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển: Quỹ hỗ trợ
đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia là những tổ chức tài chính có
tư cách pháp nhân, thực hiện chức năng huy động vốn và tiếp nhận các nguồn vốn
từ ngân sách nhà nước để cho vay đối với các chương trình , dự án phát triển các
ngành nghề thuộc diện ưu đãi và các vùng khó khăn theo quy định của chính phủ
(chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình phát triển kinh tế biển, phát triển rừng).
- Chi dự trữ nhà nước: Dự trữ quốc gia cho phép duy trì sự cân đối và ổn định
trong phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt
động của nền kinh tế và trong những trường hợp nhất định cho phép ngăn chặn, bù

đắp các tổn thất bất ngờ xảy ra đối với nền kinh tế, xã hội. Trong nền kinh tế thị
trường, hoạt động của các quy luật kinh tế có thể dẫn đến những biến động phức
tạp không có lợi cho nền kinh tế hoặc xảy ra thiên tai đòi hỏi phải có một khoản dự
trữ giúp nhà nước điều tiết thị trường, khắc phục hậu quả. Khoản dự trữ này được
hình thành bằng nguồn tài chính được cấp phát từ ngân sách nhà nước hàng năm.
Dự trữ quốc được sử dụng cho hai mục đích: một là điều chỉnh hoạt động của thị
trường, điều hòa cung cầu về tiền,ngoại tệ và một số mặt hàng thiết yếu: gạo, xăng
dầu … trên cơ sở đó bảo đảm ổn định cho nền kinh tế. Hai là giải quyết hậu quả các
trường hợp rủi ro bất ngờ xảy ra làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống .
* Chi trả nợ gốc tiền chính phủ vay
Chi trả nợ nhà nước bao gồm: Trả nợ trong nước là những khoản nợ mà trước
đây nhà nước đã vay các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác
bằng cách phát hành các loại chứng khoán nhà nước như tín phiếu kho bạc, trái
phiếu quốc gia. Trả nợ nước ngoài, là các khoản nợ nhà nước vay của các chính
phủ nước ngoài, các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
1.3 Cân đối ngân sách nhà nước
1.3.1 Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 9 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
Cân đối ngân sách nhà nước là một trong những cân đối vĩ mô quan trọng của
nền kinh tế, nó là một bộ phận của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối
quan hệ tương tác giữa thu và chi NSNN nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã
hội mà nhà nước đã đề ra ở tầm vĩ mô cũng như trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ
thể.
1.3.2 Nội dung cân đối ngân sách nhà nước
- Về nội dung cân đối ngân đối ngân sách nhà nước bao gồm cân đối giữa tổng
thu và tổng chi, cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước,
cân đối về phân bổ chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống ngân sách
nhà nước, đồng thời phải kiểm soát được tình trạng ngân sách nhà nước để qua đó
thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội ở tầm vĩ mô và trong từng

lĩnh vực, địa bàn. Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội ở tầm
vĩ mô và trong từng lĩnh vực, địa bàn cụ thể thì cân đối ngân sách nhà nước không
chỉ bao gồm cân đối giữa tổng thu và tổng chi, cân đối giữa các khoản thu và các
khoản chi ngân sách nhà nước mà còn phải đảm bảo cân đối về phân bổ chuyển
giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, đồng thời phải
kiểm soát được tình trạng ngân sách nhà nước. Trong đó, bội chi ngân sách nhà
nước là tình trạng cần được quan tâm đặc biệt. Bởi vì, nó biểu hiện cho sự thiếu hụt
nguồn lực so với nhu cầu, có tác động đa chiều đối với nền kinh tế và chứa đựng
nhiều mâu thuẫn nội tại. Chẳng hạn, chính sách chủ động bội chi trong phạm vi
kiểm soát được có thể đưa nền kinh tế thoát khỏi giai đoạn suy thoái. Song, bội chi
kéo dài sẽ làm cho nợ công gia tăng, kết quả là tạo sức ép đối với chính sách quản
lý nợ và chèn ép đầu tư đối với khu vực tư, áp lực gia tăng lạm phá… Nhưng cũng
như mọi sự vật và hiện tượng khác, cân bằng thu - chi ngân sách nhà nước là tương
đối chứ không tuyệt đối, luôn ở trạng thái vận động, cân bằng và không cân bằng
chuyển hóa lẫn nhau. Nói cách khác, bên cạnh xem xét theo từng tài khóa, việc
xem xét cân đối ngân sách nhà nước trong cả một chu kỳ là hết sức cần thiết; mặt
khác, nếu mức bội chi ở trong phạm vi kiểm soát được và tình trạng đó đảm bảo
cho ngân sách nhà nước thực hiện được các vai trò vốn có của nó, thì bội chi trong
trường hợp này là cần thiết, chủ động.
- Cân đối ngân sách nhà nước mang tính định lượng và tính tiên liệu.
+ Trong quá trình cân đối ngân sách nhà nước, người quản lý ngân sách nhà nước
cần phải tính toán cụ thể về mặt định lượng các con số thu, chi của ngân sách nhà
nước trên các góc độ: Tổng số thu, tổng số chi ngân sách nhà nước để xác định
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 10 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
trạng thái của ngân sách nhà nước và quy mô ngân sách nhà nước so với GDP. Chi
tiết hóa từng khoản thu, khoản chi ngân sách nhà nước hay từng nhóm thu,
chi ngân sách nhà nước nhằm thiết lập cơ chế phối hợp, cơ chế quản lý và sử
dụng nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi theo từng hoạt động của nhà nước. Quy mô
của ngân sách trung ương và quy mô của ngân sách các cấp địa phương để qua đó

một mặt đánh giá mức độ phân cấp tài chính giữa các cấp ngân sách trong hệ thống
ngân sách nhà nước, mặt khác có cơ sở để thực hiện phân bổ, chuyển giao nguồn
lực giữa các cấp ngân sách, qua đó các cấp chính quyền có thể thực hiện tốt chức
năng, nhiệm
vụ được giao.
+ Cân đối ngân sách nhà nước là cân đối mang tính kế hoạch, có tính chỉ đạo,tiên
liệu về kinh tế vĩ mô, phản ảnh quan hệ cân đối phân bổ nguồn lực. Cân đối ngân
sách nhà nước phải tiên liệu được khả năng thu, chi ngân sách nhà nước trong
ngắn
hạn và dài hạn để đảm bảo tính ổn định của chính sách tài khóa. Cân đối
ngân sách nhà nước cũng phải tiên liệu sự tác động của thu, chi ngân sách trên
phương diện tổng thể đồng thời chi tiết đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã
hội trong ngắn hạn và dài hạn.
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 11 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2011
ĐẾN NĂM 2013
2.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.1: Thu ngân sách nhà nước
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2011 2012 2013
Chênh lệch
2011/2012
Chênh lệch
2012/2013
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%)
Tổng thu
558.158 674.500 740.500 116.342 20.84 66.000 9.79
Thu nội địa
353.388 425.000 494.600 71.612 20.26 69.600 16.38

Thu từ dầu
thô
69.170 100.000 87.000 30.830 44.57 -13.000 -13.00
Thu từ XNK 130.100 138.700 153.900 8.600 6.61 15.200 10.96
Thu viện trợ
không hoàn
lại
5.500 5.000 5.000 -500 -9.09 0 0.00
(Nguồn:Bộ Tài Chính)
Trong giai đoạn 2011-2013, quy mô thu ngân sách nhà nước ngày càng gia
tăng từ 558.158 tỷ đồng (năm 2011) lên 740.500 tỷ đồng năm 2013. Cụ thể năm
2012 tăng 116.342 tỷ đồng với tỷ trọng 20.84 so với năm 2011, nhưng đến năm
2013 thì tỷ lệ tăng bị giảm xuống cụ thể năm 2013 tăng 66.000 tỷ với tỷ trọng là
9.79% so với năm 2012, đảm bảo điều kiện để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn này.
Kết quả thực hiện ở một số lĩnh vực thu cụ thể như sau:
2.1.1 Thu nội địa
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 12 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
Trong giai đoạn 2011-2013, Thu ngân sách nhà nước tăng 141.212 tỷ đồng
Bảng 2.2 Thu nội địa
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Thu nội địa 353.388 425.000 494.600
Thu từ doanh nghiệp nhà nước
111.922 130.601 155.378
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài (không kể dầu
thô)
62.821 81.123 97.748

Thu từ khu vực công thương
nghiệp, dịch vụ ngoài quốc
doanh
69.925 88.864 111.161
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
56 49 36
Thuế thu nhập cá nhân 26.288 37.161 46.333
Lệ phí trước bạ 12.594 14.701 15.969
Thu phí xăng, dầu 10.521 11.101 13.200
Các loại phí, lệ phí 7.700 8.131 8.967
Các khoản thu về nhà, đất 47.489 49.411 42.422
Các khoản thu khác 4.072 3.858 3.386
(Nguồn: Bộ Tài Chính)
Trong đó các lĩnh vực thu quan trọng như:
Thu từ doanh nghiệp nhà nước là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ
cấu nguồn thu nội địa của ngân sách nhà nước trung bình là 30% và đây là nguồn
thu ổn định nhất qua các năm. Trong giai đoạn này, do khủng hoảng kinh tế thế giới
đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh
tế nói chung, nhưng nguồn thu này vấn ít biến động do sự chỉ đạo quyết liệt, kịp
thời của Đảng và Nhà nước và sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân,
chúng ta đã sớm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ngăn chặn thành công đà suy
giảm kinh tế.Việc thực hiện các biện pháp miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho các
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 13 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh gặp khó khăn đã khuyến khích các doanh
nghiệp tích tụ vốn cho đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Do đó nguồn thu của
nhà nước vẫn tăng từ 111.922tỷ đồng (năm 2011) lên 155.378 tỷ đồng (năm 2013).
Và nguồn thu chiếm tỷ lệ không thấp của Nhà nước chính là nguồn thu thuế,có thể
được xem là nguồn thu chủ yếu.
Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: chiếm gần 20% trong tổng cơ cấu

thu nội địa của ngân sách nhà nước qua các năm và khoản thu này tăng từ 69.925 tỷ
đồng (năm 2011) lên 111.611 tỷ đồng (năm 2013).Khoản thu này tăng nhanh do số
lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong giai đoạn đã tăng lên nhanh chóng
và tham gia ngày càng tích cực vào thị trường, làm tăng sự sôi động trong nền kinh
tế.Điều này chứng tỏ vốn đầu tư dân cư và tư nhân đầu tư vào nền kinh tế tăng lên,
góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao
động. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tồn tại và phát triển là phần đóng góp to
lớn cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế và các khoản khác.
Thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm
tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nội địa của ngân sách nhà nước. Qua các năm tỷ trọng
của nguồn thu này có thay đổi nhưng thực chất là khoản thu này vẫn tăng qua các
năm từ 62.821 tỷ đồng (năm 2011) lên 97.748 tỷ đồng (năm 2013).
2.1.2 Thu từ dầu thô
Bảng 2.3:Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô
Đơn vị tính: tỷ đồng
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 14 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch
2011/2012
Chênh lệch
2012/2013
Số tiền Tỷ
trọng(%)
Số tiền Tỷ
trọng(%)
Thu từ
dầu thô
69.170 100.00
0
87.000 30.830 44.57 -13.000 -13

(Nguồn: Bộ Tài Chính)
Năm 2012, thu ngân sách dầu thô đạt 100.000 tỷ đồng tăng 30.830 tỷ đồng với
tỷ trọng 44,57% so với năm 2011,nhưng đến năm 2013 thì con số này giảm xuống
đang kể chỉ đạt 87.000 tỷ đồng , giảm 13.000 tỷ đồng so với năm 2012.Giá dầu thô
thế giới trong thời kỳ này đang tiếp tục biến động.
2.1.3 Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Bảng 2.4 Thu cân đối ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất, nhập khẩu
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Chênh lệch 2011/2012 Chênh lệch
2012/2013
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng(%)
Thu cân
đối ngân
sách từ
hoạt động
xuất khẩu,
nhập khẩu
130.10
0
138.700
153.90
0
8.600 6,61 15.200 10.96

(Nguồn: Bộ Tài Chính)
Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2013, thu cân đối ngân sách từ hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu tăng 23.800 tỷ đồng và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 15 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
thu ngân sách nhà nước. Điều này cho thấy thu ngân sách nhà nước từ hoạt động
xuất nhập khẩu đóng một vai trò rất quan trọng. Nhất là sau khi gia nhập WTO,
xuất khẩu của Việt Nam đã tăng liên tục và đến năm 2011 đã tăng lên hơn 96 tỷ
USD => tăng thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên trong giai đoạn này, hoạt động
xuất nhập khẩu của nước ta cũng gặp phải nhiều thách thức do tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế và khủng hoảng nợ công Châu Âu, làm
cho cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm (hơn 50% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản). Đồng thời, gánh
nặng nợ nần và chi phí nguyên liệu tăng lên đã làm nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ
từ đó ảnh hưởng xấu đến nguồn thu ngân sách.
Năm 2012, thu cân đối ngân sách cả năm đạt 138.700 tỷ đồng, vượt 6,61%
(8.600 tỷ đồng) so với năm 2011. Đến năm 2013 thì con số này tiếp tục tăng lên với
số tiền 15.200 tỷ đồng với tỷ trọng 10.96% so với năm 2012.
Số thu vượt khá so với dự toán nhờ các nguyên nhân chủ yếu sau:
-Trong năm đã thực hiện điều chỉnh chính sách thuế nhằm hạn chế nhập khẩu
một số mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu (ôtô nguyên chiếc, thiết bị điện tử,
vàng ) và hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô (dầu thô, than đá, quặng kim loại ).
-Do biến động (tăng) giá của một số mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá,
xăng dầu nhập khẩu, sắt thép, phân bón ), làm tăng thu từ thuế.
- Có sự thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu, nhất là mặt hàng chịu thuế suất cao
(hàng điện tử, điện thoại di động…).
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt khá chủ yếu do trị giá
hàng hoá nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế tăng lớn so với kế hoạch do giá thế giới
tăng và điều chỉnh tỷ giá. Bên cạnh đó, nhiều chính sách thu trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu cũng đã được thực hiện nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế nhập

SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 16 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
siêu, như: tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với 6 mặt hàng không khuyến
khích nhập khẩu (thuốc lá thuần nhất hoặc hoàn nguyên, thuốc lá bột để hít, bồn
tắm bằng sắt hoặc thép ), chỉ cho phép nhập khẩu các mặt hàng rượu, mỹ phẩm,
điện thoại di động qua 3 cảng biển quốc tế là Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ
Chí Minh nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, chống nhập khẩu
hàng giả, hàng kém chất lượng và tăng cường chống gian lận thương mại, tăng thuế
suất thuế xuất khẩu quặng sắt và tinh quặng sắt, gỗ và các sản phẩm từ gỗ để hạn
chế xuất khẩu tài nguyên thô Ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh thực hiện rà
soát, sửa đổi, bổ sung, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu thuế xuất
nhập khẩu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng cường các biện pháp chống buôn
lậu, gian lận thương mại. Qua đó, góp phần tăng thu cho NSNN.
2.1.4 Thu viện trợ
Bảng 2.5 Thu viện trợ
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Chênh lệch 2011/2012 Chênh lệch 2012/2013
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%)
Thu viện trợ không
hoàn lại
5.500 5.000 5.000 -500 -9,09 0 0
(Nguồn: Bộ Tài Chính)
Giai đoạn 2008-2012 là một giai đoạn đầy khó khăn và thách thức đối với
nền kinh tế thế giới do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và
khủng hoảng nợ công Châu Âu. Vì vậy, nhiều quốc gia đã thi hành chính sách thắt
lưng buột bụng, cắt giảm chi tiêu, đồng nghĩa với việc giảm nguồn viện trợ cho các
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 17 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
nước nghèo. Hơn nữa, vào năm 2010 Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát

triển có mức thu nhập trung bình thấp. Điều này đã khiến cho nguồn thu viện trợ
của Việt Nam giảm xuống 500 tỷ đồng từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể, ngày
1/3/2011, Bộ trưởng Phát triển quốc tế Anh, ông Andrew Mitchell đã tuyên bố 16
nền kinh tế đang vươn lên, trong đó có Việt Nam, bị đưa ra khỏi danh sách nhận
viện trợ trực tiếp từ Anh do đã không còn thuộc nhóm nước nghèo khổ nữa.
2.2 Tình hình chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2013
Nhìn chung, chi ngân sách nhà nước giai đoạn này tăng nhanh từ 671.370 tỷ
đồng (năm 2011) lên 903,100 tỷ đồng (năm 2013). Trong đó lĩnh vực chi tăng nhiều
nhất là chi thường xuyên.Chi đầu tư phát triển qua các năm có biến động nhưng
không nhiều
Bảng 2.6: Chi ngân sách nhà nước
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch
2011/2012
Chênh lệch 2012/2013
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Chi cân đối
NSNN
671.370 796.000 903.100
124.630 18.56 107.100 13.45
Chi thường
xuyên
385.082 491.500 542.000
106.418 27.64 50.500 10.27
Chi đầu tư phát
triển
172.710 175.000 180.000

2.290 1.33 5.000 2.86
Chi trả nợ và
viện trợ
80.250 101.000 100.000
20.750 25.86 -1.000 -0.99
Các khoản chi
khác
33.328 28.500 81.100
-4.828 -14.49 52.600 184.56
(Nguồn: Bộ Tài Chính)
Trong giai đoạn 2011-2013, số tiền sử dụng cho chi thường xuyên đã tăng lên
nhanh, cụ thể số chi này năm 2013 tăng 231.730 tỷ đồng với tỷ trọng 34,52%.
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 18 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
Trong đó, tăng lên liên tục trong 3 năm , năm 2012 tăng 106.418 tỷ đồng với
tỷ trọng 27,64% so với năm 2011.Trong năm 2013 chi thường xuyên đạt 542.000 tỷ
đồng tăng 50.500 tỷ đồng so với năm 2012 đảm bảo các nhu cầu chi theo dự toán
đã được Quốc hội quyết định, đồng thời đã tập trung nguồn lực thực hiện các chính
sách về an sinh xã hội để giảm bớt khó khăn về đời sống cho nhân dân, tập trung
trước hết cho người nghèo, đồng bào dân tộc, người lao động có thu nhập thấp và
các đối tượng chính sách khác, góp phần duy trì sự phát triển kinh tế và ổn định
chính trị - xã hội. Nhìn chung các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã
nghiêm túc thực hành tiết kiệm, chi trong phạm vi dự toán được giao, hạn chế tối
đa việc bổ sung ngoài dự toán.
Năm 2011,Chi đầu tư phát triển đạt 172.710 tỷ đồng tập trung chủ yếu cho
việc thực hiện an sinh xã hội, tăng cường khả năng phòng chống, giảm nhẹ nhẹ tác
hại thiên tai như: bổ sung vốn đầu tư xây dựng các công trình xử lý sạt lở đê, kè,
phòng chống lụt bão; bổ sung vốn cho các dự án đầu tư thuộc chương trình 135 và
các dự án hỗ trợ phát triển vùng; tăng đầu tư cơ sở hạ tầng và xử lý nợ xây dựng cơ
bản của các địa phương.Đến năm 2013 thì con số này lại tiếp tục tăng với mức

tăng là 7.290 tỷ đồng so với năm 2011 do được bổ sung nguồn từ gói kích thích
kinh tế, nguồn dự phòng ngân sách nhà nước, nguồn được sử dụng theo quy định
của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện,
quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư đã được sửa đổi từ thẩm tra trước sang
kiểm tra sau để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn
Bên cạnh đó, qua chính sách kích cầu đầu tư, nhất là giải pháp hỗ trợ lãi suất vay
vốn tín dụng ngân hàng, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng đảm bảo
được vốn trong quá trình thực hiện các dự án, do đó việc triển khai các dự án nhìn
chung có tiến bộ hơn so với các năm trước, tập trung ưu tiên đầu tư cho nông
nghiệp nông thôn, các công trình giao thông cấp thiết; các công trình y tế, giáo dục
phục vụ an sinh xã hội; các dự án phục vụ an ninh, quốc phòng đáp ứng yêu cầu
trong tình hình mới trong đó tập trung đầu tư cho các công trình, dự án lớn cần
đẩy nhanh tiến độ đưa vào hoạt động nhằm mang lại hiệu quả đầu tư; chi cấp bù
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 19 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư Nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi đối với
hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách; cho vay ưu đãi theo
chính sách xã hội của nhà nước (người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện
nhà ở, phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động ); đầu tư thực hiện các chương trình
mục tiêu quốc gia; chi dự trữ quốc gia để ứng phó với diễn biến phức tạp của biến
đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ,
Chi trả nợ và viện trợ đã tăng lên nhanh chóng tăng từ 80.250 tỷ đồng năm
2011 lên 101.000 tỷ đồng năm 2012 và giảm còn 100.000 tỷ đồng vào năm 2013.
Việc chi trả nợ và viện trợ tăng để đảm bảo các khoản nợ tăng thêm do tăng huy
động vay trong nước để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và ngăn chặn suy
giảm kinh tế; việc thanh toán nợ được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đúng cam kết,
đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, kể cả
yếu tố tác động tăng chi do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ đối với các khoản
trả nợ nước ngoài; đồng thời, trong năm đã bố trí hoàn trả một phần các khoản vay
ngắn hạn đến hạn thanh toán, để đảm bảo chi trả các khoản nợ trong và ngoài nước

đến hạn. Đồng thời vẫn phải thực hiện biện pháp phát hành để đảo nợ và giãn trả
các khoản vay từ các quỹ tài chính Nhà nước.
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 20 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
2.3 Cân đối ngân sách nhà nước năm 2011- 2013
Bảng 2.7 cân đối ngân sách nhà nước
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
558.158 674.500 740.500
Thu nội địa
353.388 425.000 494.600
Thu từ dầu thô
69.170 100.000 87.000
Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu
130.100 138.700 153.900
Thu viện trợ không hoàn lại
5.500 5.000 5.000
TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
671.370 796.000 903.100
Chi thường xuyên 385.082 491.500 542.000
Chi đầu tư phát triển 172.710 175.000 180.000
Chi trả nợ và viện trợ 80.250 101.000 100.000
Các khoản chi khác 33.328 28.500 81.100
BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 113.212
121.500
162.600

VAY BÙ ĐẮP BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
113.212
121.500
162.600
(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài chính)

SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 21 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
Xuyên suốt giai đoạn 2011-2013, Việt Nam luôn trong tình trạng bị bội chi
ngân sách, mức bội chi ngân sách giai đoạn 2011-2012 có nhiều biến động và
không ổn định. Cụ thể năm 2012 bội chi ngân sách là 121.500 tỷ đồng tăng 8.288
tỷ đồng so với năm 2011 và năm 2013 tăng 41.100 tỷ đồng so với năm 2012.Tình
hình bội chi ngân sách cứ tăng lên là do :
+ Nguyên nhân khách quan: Do nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng làm
cho nguồn thu vào ngân sách nhà nước bị giảm sút, nhưng nhu cầu chi tiêu lại gia
tăng để giải quyết những vấn đề khó khăn mới về kinh tế- xã hội như: trợ cấp xã
hội, các khaonr chi để phục hồi nền kinh tế, Điều đó dễ dẫn đến tình trạng thu
không đủ chi và ngân sách nhà nước bị thâm hụt. Ngược lại, khi kinh tế ở giai đoạn
phồn thịnh, thu vào ngân sách nhà nước liên tục tăng lên mà không phải chi các
khoản chi bất thường thì ngân sách nhà nước tăng lên và đảm bảo thực hiện tốt dự
toán đã được đề ra. Qua đó, ta thấy suy thoái và khủng hoảng kinh tế là một trong
những nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, thiên tai và
tình trạng bất ổn về an ninh chính trị của quốc gia, thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn
đến ngân sách nhà nước. Do nhu cầu chi tiêu cho quốc phòng và an ninh trật tự xã
hội tăng lên và phải chi nhiều để khắc phục hậu quả thiên tai.
+Nguyên nhân chủ quan: Do quản lý, điều hành ngân sách nhà nước bất hợp
lý. Biểu hiện qua những vấn đề sau: Tác động từ chính sách cơ cấu thu chi của nhà
nước, việc khai thác và đánh giá nguồn thu chưa tốt, phân bổ và sử dụng ngân sách
nhà nước còn niều bất cập, gây thất thoát và lãng nguồn lực tài chính của nhà

nước, vấn đề phân cấp quản lý ngân sách nhà nước chưa khuyến khích địa phương
nỗ lực trong khai thác nguồn thu và phân bổ chỉ tiêu hiệu quả. Điều đó đã làm
nguồn thu vào ngân sách nhà nước bị thất thoát, hoạt động thu không hiệu quả và
không đủ cho hoạt động chi của nhà nước. Ngoài ra do nhà nước chủ động sử dụng
bội chi ngân sách nhà nước như là một công cụ để thực hiện chính sách đẩy mạnh
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 22 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
đầu tư, kích thích tiêu dùng tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế, khắc phục tình
trạng suy thoái của nền kinh tế.
Việt Nam thời gian qua con số bội chi ở mức khoảng 5%, Nhà nước đã tìm
mọi biện pháp để con số bội chi này không tăng lên. Nguyên nhân của tình hìn bội
chi này, do nước ta liên tục phải đối mặt với cả những nguyên nhân khách quan và
chủ thể của vấn đề bội chi ngân sách nhà nước như: ảnh hưởng của sự khủng hoảng
và suy thoái của nền kinh tế của nền kinh tế thế giới, sự bất ổn về chính trị của một
số nước trong khu vực, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên, thực hiện nhiều chín
sách hỗ trỡ trong nước ở các lĩnh vực, hệ thống thu chưa tốt, chi tiêu còn lãng phí,
tham nhũng nhiều, … đã làm cho ngân hàng nhà nước phải chi tiêu rất nhiều để
đảm bảo ổn định xã hội và phát triển kinh tế đất nước, nhưng nguồn thu lại bị thất
thoát và không ổn định. Và nước ta phải chấp nhận ở mức bội chi như vậy.
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 23 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
3.1 Mục tiêu và định hướng cân đối ngân sách nhà nước
3.1.1 Mục tiêu cân đối ngân sách nhà nước
Với tư cách là công cụ quan trọng của chính sách tài khóa, cân đối ngân sách nhà
nước phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu của chính sách này, qua đó giúp Nhà
nước thực hiện tốt hơn vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội, cụ thể:
- Đảm bảo chính sách tài khóa có đóng góp tích cực vào quản lý vĩ mô nền kinh
tế- xã hội trên cơ sở duy trì nguồn thu với hệ thống thuế suất hợp lý và ổn định,

phân bổ chi tiêu hiệu quả
- Kiểm soát được mức bội chi ngân sách nhà nước, kiểm soát tốt nợ công: chi trả
nợ đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ nợ trong và ngoài nước để nâng cao uy tín
của quốc gia trên trường quốc tế.
3.1.2 Định hướng cân đối ngân sách nhà nước
Cân đối ngân sách nhà nước phải hướng đến đạt được tính bền vững để qua đó
ổn định kinh tế vĩ mô, đối phó với những bất ổn trong bối cảnh hội nhập và toàn
cấu hóa nền kinh tế. Đánh giá và khai tác tốt nguồn thu, phân bổ và sử dụng nguồn
lực hợp lý để đạt được mục tiêu của chính sách tài khóa, phần còn thiếu sẽ thực
hiện vay nợ trong và ngoài nước được đặt trong một khuôn khổ quản lý nợ tối ưu.
Chừng nào chưa khai thác tốt nguồn thu, nguồn lực chưa được phân bổ hợp lý và
chi tiêu còn thất thoát lãng phí thì chính sách vay nợ cần được xem xét lại. Để cân
đối ngân sách nhà nước cần đạt được những tính bền vững sau:
- Tính bền vững của thu ngân sách nhà nước: phụ thuộc vào chuyển dịch cơ cấu
thu theo hướng giảm mức độ phụ thuộc vào các nguồn thu có liên quan đến hoạt
động ngoại thương và dầu khí, tăng tỉ trọng các nguồn thu từ hoạt động kinh tế
trong nước, khả năng dự báo tác động của sự biến động giá trong và ngoài nước lên
thu và chi ngân sách nhà nước.
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 24 Lớp L14NH
Tài chính công GVHD: Ngô Đức Chiến
- Tính bền vững trong chi ngân sách nhà nước: thể hiện qua mức độ xảy ra
những rủi ro có thể gặp phải trong chi tiêu công làm gia tăng các nghĩa vụ chi của
nhà nước. Đặc biệt là các nghĩa vụ chi bất thường công khai (liê quan đến bảo lãnh
vay vốn của Chính phủ cho các doanh nghiệp) và nghĩa vụ chi bất thường ngầm
(chủ yếu liên quan đến cung cách xử lý các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng
thương mại quốc doanh làm ăn thua lỗ). Ảnh hưởng của biến động giá thế giới
cũng là rủi ro đáng quan tâm. Do vậy, mức độ thành công của công cuộc cải cách
khu vực này trong thời gian tới và việc xây dựng mô hình dự báo ảnh hưởng của
giá cr đến chi ngân sách nhà nước sẽ có ý nghĩa quyết định đối với mức độ bền
vững trong chi tiêu công của Việt Nam.

- Tính bền vững về nợ: được đánh giá thông qua các tiêu chí tỷ lệ nợ/ GDP hiện
tại và khả năng kiểm soát nó trong trung và dài hạn, khả năng thanh toán nhanh, có
tồn tại nợ động hay không, tính minh bạch và toàn diện, khôn khổ quản lý nợ…
Trên cơ sở đó trong thời gian tới tính bền vững về nợ của nước ta có được duy trì
khuôn khổ quản lý nợ.
- Đánh giá về khả năng quản lý tài chính công của quốc gia: được thực hiên qua
việc tổ chức, xây dựng thể chế, cung cấp thông tin, sử dụng các công cụ để khai
thác, động viên và phân bổ nguồn lực tài chính công tối ưu, tạo ra các đầu ra và kết
quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Từ đó, nỗ lực nâng cao khả năng
quản lý tài chính công là một công việc quan trọng để góp phần cân đối ngân sách
nhà nước Việt Nam bền vững.
3.2 Các giải pháp hoàn thiện cân đối ngân sách nhà nước
Qua tình hình thực hiện thu chi ngân sách nhà nước Việt Nam những năm gần
đây ở chương 2, ngân sách nhà nước ta trong những năm này bội chi, giải quyết
tình trạng này vừa rất nhạy cảm vừa rất cần thiết, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến
cân đối ngân sách nhà nước mà còn tác động đến nền kinh tế và sự phát triển bền
vững của đất nước. Trong nền kinh tế biến động như hiện nay, Nhà nước cần phải
lựa chọn những giải pháp xử lý bội chi hợp lý, có chiến lược lâu dài thúc đẩy kinh
tế phát triển, khơi dậy các tiềm năng kinh tế và phân bố hiệu quả các nguồn lực của
xã hội. Bên cạnh đó cũng cần thực hiện các chính sách điều chỉnh quan hệ phân
phối nguồn lực tài chính nhà nước như: tăng thuế, cắt giảm chi tiêu, phát hành tiền,
vay nợ.
SVTH: Võ Thị Kiều Nhi Trang 25 Lớp L14NH

×