Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TIM HIEU 80 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG ĐOÀN THANH NIÊN CS HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.86 KB, 9 trang )

Họ và tên: Mai Hương Ly
Ngày sinh: 19/12/1995
Lớp: 10 chuyên Toán
Trường: THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ
CUỘC THI TÌM HIỂU “80 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG
CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập ngày, tháng, năm nào? Do ai sáng
lập? Bạn hãy cho biết về 8 đoàn viên TNCS đầu tiên?
Trả lời:
Ngày 15/771924, Đại hội Quốc tế Thanh niên Cộng sản lần thứ IV diễn
ra trọng thể tại Hội trường Công đoàn ở Matxcơva. Nguyễn Ái Quốc với tư cách
là Uỷ viên Đoàn chủ tịch Đại hội mang thẻ đại biểu số 94, đại biểu duy nhất của
thanh niên Đông Dương và cũng là đại biểu duy nhát của toàn thể thanh niên các
nước thuộc địa từ Á sang Phi đã nhiều lần phát biểu tại các phiên họp ở hội
trường. Song, giờ phút đáng nhớ và gây xúc động nhất chính là lúc Nguyễn Ái
Quốc trình bày bản dự thảo “Luận cương về thanh niên thuộc địa” do chính
Người chủ trì biên soạn. Chỉ một năm sau, tác giả của “Luận cương về thanh
niên thuộc địa” nổi tiếng ấy lại có mặt ở Quảng Châu. Giữa năm 1925, Nguyễn
Ái Quốc bắt đầu quá trình chuẩn bị một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động Việt Nam cùng một tổ chức thanh niên cộng sản yêu nước
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy Bác Hồ đã dạy “Khi nói đến lịch sử
của Đoàn chúng ta nên đi ngược lên đến năm 1925”. Đây là sự kiện quan trọng
của Đảng và dân tộc. Trường huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc chủ trì
cùng với các cộng sự: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn đã thu hút
nhiều lớp thanh niên yêu nước vượt biên giới đến học rồi trở về nước hoạt động
và xây dựng tổ chức.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), Đảng đã thấy rõ tầm
quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn. Tại hội nghị BCH Trung ương lần
thứ 2 họp từ ngày 20- 26/3/1931 Trung ương Đảng đã giành một ngày trong thời
gian hội nghỉ để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng trong công tác vận
động thanh niên của Đảng. Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt ấy, được sự đồng ý của


Bộ chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III họp từ ngày 22-
25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn.
+ 8 đoàn viên TNCS đầu tiên ?
Mùa hè năm 1926, Nguyễn Ái Quốc lúc này mang bí danh là Lý Thuỵ cử
Hồ Tùng Mậu, người đồng chí thân thiết của mình trở lại Thái Lan chọn một số
thiếu niên con em các gia đình yêu nước đưa sang Quảng Châu đào tạo nhằm
chuẩn bị cho việc xây dựng Thanh niên cộng sản Đoàn. Việc lựa chọn được
thanh niên rất thận trọng. Nhóm thiếu niên học sinh người Việt từ Đông Bắc
Thái Lan đến Quảng Châu rất vui mừng được gặp ngay đồng chí Lý Thuỵ. Để
đảm bảo tính bí mật, cả nhóm có bí danh và đều mang họ Lý, đó là:
1. Lê Hữu Trọng – mang bí danh Lý Tự Trọng.
2. Đinh Chương Long – mang bí danh Lý Văn Minh.
3. Vương Thúc Thoại – mang bí danh Lý Thúc Chất.
4. Hoàng Tự - mang bí danh Lý Anh Tợ (hoặc Lý Anh Tự).
5. Nguyễn Sinh Thản - mang bí danh Lý Nam Thanh.
6. Ngô Trí Thông – mang bí danh là Lý Trí Thông.
7. Ngô Hậu Đức – mang bí danh Lý Phương Đức (nữ).
8. Nguyễn Thị Tích – mang bí danh Lý Phương Thuận (nữ).
Qua thử thách trong đấu tranh thực tiễn, 8 học sinh Việt Nam đều lần
lượt được kết nạp Đoàn. Lý Tự Trọng là người đoàn viên thứ 8 do đến năm
1929, Trọng mới đủ 18 tuổi. 8 đoàn viên ấy – “tám cháu hiếm hoi từ bước đầu”
do Bác Hồ kính yêu bồi dưỡng, đào tạo mãi là 8 đoá hoa ngát hương trong rừng
hoa rực rỡ của triệu, triệu chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi hiến dâng tuổi thanh xuân
vì lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ.
Câu 2: Từ khi thành lập đến nay Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã mấy lần đại
hội? Đại hội Đoàn diễn ra vào các năm nào? Bạn hãy cho biết nội dung của
phong trào “ 4 Đồng hành với thanh niên lập thân – 5 xung kích phát triển kinh
tế- xã hội và bảo vệ Tổ quốc”?
Trả lời
Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp

bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp
với cách mạng nước ta, đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của
Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ
chức Đoàn. Từ khi thành lập đến nay tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trải
qua 9 lần Đại hội.
1. Đại hội Toàn quốc lần thứ I: Từ ngày 7/2 – 14/2/1950
Đại hội được tổ chức tại xã Cao Văn, Đại Từ, Thái Nguyên thời gian từ
ngày 7 đến ngày 14-2-1950.
- 400 đại biểu từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau đã về dự.
- Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm bí thư.
2
- Đồng chí Hoàng Quốc Việt đến dự và nói chuyện với Đại hội
- Đây là Đại hội thể hiện ý chí:” Tất cả cho Tiền tuyến, tất cả cho đánh
thắng giặc Pháp xâm lược”.
* Những phong trào tiêu biểu:
+ Phong trào chiến tranh du kích, tham gia lực lượng vũ trang
+ Phong trào sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
+ Phong trào thi đua lập công trong các lực lượng vũ trang và dân quân du
kích.
2. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II, từ ngày 25/10 – 4/11/1956.
Đại hội tổ chức tại Nhà hát Thành phố Hà Nội từ ngày 25-10 đến 4-11-
1956
- 479 đại biểu thay mặt cho 50 vạn đoàn viên Miền Bắc đã về dự (Đoàn
đại biểu Miền Nam họp bí mật).
- Bác Hồ và đồng chí Trường Chinh đến dự và huấn thị Đại hội.
- Đại hội bầu BCH Trung ương gồm 30 đồng chí.
- Đồng chí Nguyễn Lam là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn
- Đây là Đại hội của thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc, làm cơ sở vững
chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.
* Những phong trào tiêu biểu:

+ Những phong trào đoàn tham gia công cuộc khôi phục và phát triển kinh
tết nổi bật là phong trào “Lao động kiến thiết Tổ quốc” năm 1956 và
Phong trào:”Thi đua trở thành người lao động tiên tiến” năm 1960.
+ Phong trào đấu tranh chính trị của thanh niên miền Nam.
3.Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III, từ ngày 23/3 – 25/3/1961.
Đại hội tổ chức tại Hà Nội, thời gian từ ngày 23 đến 25 tháng 3 năm 1961
- 677đại biểu thay mặt gồm 14 triệu đoàn viên thanh niên (tính riêng ở
miền Bắc) đã về dự.
- Đại hội quyết định lấy ngày 26/3/1931 làm ngày kỉ niệm thành lập
Đoàn.
- Ban chấp hành Trung ương gồm 71 đồng chí, trong đó có 15 đồng chí uỷ
viên thường vụ, 5 đồng chí là bí thư Trung ương Đoàn.
- Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
Sau Đại hội một thời gian đồng chí Nguyễn Lam được Đảng phân công công tác
khác. Đồng chí Vũ Quang được cử làm bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
- Đây là Đại hội của thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải
phóng miền Nam.
* Những phong trào tiêu biểu:
+ Phong trào “Những người tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất ( 1961 -1965)”
+ Phong trào “3 sẵn sàng” ở miền Bắc.
3
+ Phong trào “quyết thắng’.
+ Phong trào “5 xung phong” ở miền Nam.
+ Phong trào “ Ba xung kích làm chủ tập thể “.
4.Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV, từ ngày 20/11 – 22/11/1980
Đại hội tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.
- Thời gian từ ngày 20 đến 22 tháng 11 năm 1980.
- 630 đại biểu thay mặt cho 4 triệu 30 vạn đoàn viên thanh viên cả nước
đã về dự.

- Ban chấp hành Trung ương Đoàn gồm 113 đồng chí, trong đó bí thư có
13 đồng chí.
- Đồng chí Đặng Quốc Bảo được bầu làm bí thư thứ nhất Trung ương
Đoàn. Sau một thời gian, đồng chí Đặng Quốc Bảo được Đảng điều động sang
công tác khác, đồng chí Vũ Mão được bầu làm Bí thư thứ nhất trung ương Đoàn.
- Đây là đại hội của thời kỳ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam XHCN.
*Những phong trào tiêu biểu:
+Giáo dục truyền thống cách mạng qua cuộc “Hành quân theo bước chân
những người anh hùng” và vận động xây dựng nếp sống mới trong thanh niên
qua cuộc “Hành quân theo chân Bác”.
+Cuộc vận động “Xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa”.
5.Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V, từ ngày 27/11 – 30/11/1987
Đại hội được tổ chức tại thủ đô Hà Nội.
- Thời gian từ ngày 27 đến 30 tháng 11 năm 1987.
- 741 đại biểu thay mặt cho 17 triệu đoàn viên, thanh niên cả nước đã về dự.
- Ban chấp hành trung ương Đoàn gồm 150 đồng chí, trong đó Ban
thường vụ có 25 đồng chí, Ban bí thư có 9 đồng chí.
- Đồng chí Hà Quang Dự được bầu làm bí thư thứ nhất Trung ương
Đoàn.
* Những phong trào tiêu biểu:
+ Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng an ninh, chính sách xã hội
qua các phong trào “Xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ”, “Thực hiện sáu điều Bác
dạy”, “Vì điểm tựa tiền tiêu”, “Vì Trường Sa thân yêu”
+ Phong trào thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy
6.Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI từ ngày 15/10 – 18/10/1992.
Đại hội tổ chức tại Hội trường Ba Đình – Hà Nội
- Thời gian từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 10 năm 1992.
- 800 đại biểu thay mặt cho hơn 21 triệu đoàn viên thanh niên cả nước về
dự Đại hội.

4
- Ban chấp hành trung ương Đoàn gồm 91 đồng chí, Ban thường vụ 14
đồng chí.
- Đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
Đến hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 10 (khoá VI), đồng chí
Hồ Đức Việt được Đảng phân công nhiệm vụ mới, đồng chí Vũ Trọng Kim
được bầu làm bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn.
* Các phong trào tiêu biểu:
+ Phong trào “Thanh niên lập nghiệp”.
+ Phong trào “ Tuổi trẻ giữ nước”
+ Đoàn với chương trình giải quyết việc làm cho thanh niên.
+ Đoàn với phong trào “ Chất lượng, kiểu dáng, tiết kiệm” và phong traà
thanh niên công nhân.
+ Đoàn với cuộc vận động thực hiện 3 mục tiêu: Dân số- sức khoẻ- môi
trường, kết hợp giải quyết việc làm nâng cao thu nhập.
7.Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII, từ ngày 26/11 – 29/11/1997.
Đại hội tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.
- Thời gian từ ngày 26 đến ngày 29/11/1997.
- 899 đại biểu thay mặt cho hàng triệu cán bộ, đoàn viên thanh niên và
tuổi trẻ cả nước về dự Đại hội.
- Ban chấp hành trung ương Đoàn gồm 125 đồng chí, Ban thường vụ 23
đồng chí.
- Đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm bí thư thứ nhất Trung ương
Đoàn.
*Những phong trào tiêu biểu:
+ Công tác giáo dục chính trị, định hướng lý tưởng cho thanh niên,
+ Phong trào” Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu
nước mạnh xã hội công bằng văn minh”.
+ Phong trào thanh niên lập nghiệp ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH
đất nước.

+ Tiếp tục phát triển các phong trào trước
8.Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, từ ngày 8 – 11/12/2002.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày
8 đến 11/12/2002 với 898 đại biểu tham dự. Là đại hội đầu tiên của Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh trong thế kỉ mới, đánh dấu sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt
Nam trong thế kỷ XX, mở ra giai đoạn phát triển mới của công tác Đoàn và
phong trào TTN trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Đây là Đại hội” Đoàn
kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện”, thể hiện ý chí của tuổi trẻ Việt Nam vì sự
nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước
tiến lên CNXH.
+ Những phong trào tiêu biểu:
5
Đại hội đã quyết định phát triển sâu rộng trong các đối tượng thanh thiếu
nhi phong trào “ Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Đại hội đã bầu BCH Trung ương Đoàn gồm 134 uỷ viên, Ban Thường vụ
gồm 24 đồng chí, Ban Bí thư gồm 6 đồng chí. Đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy
viên BCH Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đoàn ( khoá VIII),
đồng chí Đào Ngọc Dung được bầu làm bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thay
đồng chí Hoàng Bình Quân nhận công tác mới. Tại hội nghị lần thứ 11 của Ban
chấp hành Trung ương Đoàn khoá VIII, đồng chí Võ Văn Thường, Uỷ viên dự
khuyết BCH Trung ương Đảng khóa X được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung
ương đoàng thay đồng chí Đào Ngọc Dung nhận công tác mới.
9.Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX từ ngày 17– 21/12/2007.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày
17 đến 21/12/2007 với 1035 đại biểu là đại diện tiêu biểu nhất trên tất cả các
lĩnh vực với nhiều tầng lớp và nhiều dân tộc, đến từ 68 tỉnh, thành Đoàn và
Đoàn trực thuộc. Trong đó có 8 đại biểu đang học tập và công tác ở nước ngoài
cũng về dự .
Đại hội đã bầu Ban chấp hành T.Ư Đoàn khoá IX gồm 145 đồng chí có

đủ tiêu chuẩn, nhiệt huyết và uy tín trong thanh niên, tiêu biểu cho tuổi trẻ cả
nước, gánh vác trọng trách to lớn mà cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước giao
phó.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng
khoá X tiếp tục được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
*Những phong trào tiêu biểu:
Hai phong trào lớn là “ 5 xung kích phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ
tổ quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”.
+Nội dung của “4 đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp”:
- Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn
chuyên môn nghiệp vụ.
- Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm.
- Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao nhận sức khoẻ thể chất
và đời sồng văn hoá tinh thần
- Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội.
+Nội dung của 5 xung kích phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ Tổ quốc
- Xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế xã hội.
- Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
- Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội.
- Xung kích thực hiện cải cách hành chính
- Xung kích trong hội nhập kinh tế Quốc tế.
6
Hai phong trào trên vừa phát huy mạnh mẽ tiềm năng của thanh niên, góp
phần bảo vệ chăm lo lợi ích chính đáng của thanh niên, vì phát triển của
thanh niên và đất nước.
Câu 3: Bạn hãy nêu những truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam và
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 80 năm qua?
Trả lời:
● Suốt 80 năm cống hiến và trưởng thành dưới ngọn cờ của Đảng quang

vinh và Bác Hồ kính yêu, tổ chức Đoàn và tuổi trẻ nước ta đã xây đắp nên
những truyền thống vẻ vang.
Đó là:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, trung thành tuyệt
đối với Đảng, với nhân dân, với chế độ XHCN.
Truyền thống quý báu này đã tạo nên động lực vô giá xuyết suốt các thời
kì lịch sử được thể hiện trong hành động cách mạng, nhất là ở những bước ngoặt
của lịch sử.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, tuyệt đại bộ phận thanh niên
ta luôn siết chặt hàng ngũ xung quanh đảng lãnh đạo, chấp hành nghiêm chỉnh
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy những
nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn, gian khổ, dám suy nghĩ sáng
tạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ:”Đầu cần thanh niên có, đâu khó có
thanh niên đi đầu”, thế hệ trẻ luôn nêu cao tinh thần hăng hái sẵn sàng xung
phong đến những nơi Tổ quốc cần, dù đó là biên cương hay hải đảo, dù công
việc đó là mới mẻ hay khó khăn.
+ Truyền thống gắn bó đoàn kết trong lớp người cùng lứa tuổi, trong các
tổ chức Đoàn và Hội; đoàn kết gắn bó với nhân dân; thương yêu giúp đỡ lẫn
nhau trong hoạn nạn, đặc biệt là những thời điểm phải đối mặt với kẻ thù hay
thiên tai.
Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế luôn hoà quyện với nhau, thông
cảm và đồng tâm hợp lực vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại.
+ Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để tự mình nâng cao trình độ
chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, quản lý và nhân sự say mê sáng tạo
trong hoạt động thực tiễn, để cống hiến cho sự nghiệp cho sự nghiệp của dân tộc
và của Đảng.
Học ở nhà trường, học trong cuộc sống, học để làm người có ích cho xã
hội luôn được các thế hệ thanh niên ta phấn đấu, thực hiện ngày càng tốt hơn.

Phát huy những truyền thống quý báu nêu trên, các thế hệ đoàn viên, hội
viên, thanh niên, đội viên thiếu niên và nhi đồng ở nước ta đã tiếp bước theo
nhau góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của nước ta ngày càng phát triển mạnh
mẽ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách đạt nhiều thắng lợi hết sức to lớn, những
7
kỳ tích vẻ vang trong thế kỷ XX làm cho tổ quốc XHCN của chúng ta có vị thể
xứng đáng trong cộng đồng quốc tế, vững bước tiến vào thế kỉ XXI.
Câu 4: Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”
được phát động năm nào? Bạn hãy viết thật ngắn gọn về một tấm gương ( có
thật) mà bạn cho rằng đó là “Học tập và làm theo lời Bác”?
Trả lời:
Ngày 7/11/2006, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị số 06 – CT/TW về tổ chức
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.Mục
đích của cuộc vận động là: Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về
những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và
làm theo tấm gương đạo đức của Ngườil; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội X của Đảng Cuộc vận động được phát động rộng rãi trong toàn
xã hội, bắt đầu từ ngày 3/2/2007 và tổng kết vào ngày 3/2/2011. Hưởng ứng sự
kiện này, ngày 27/2/2007, Ban bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh phát động cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời
Bác”.
Tấm gương: Ông Bùi Văn Sòn, xóm Cóc 1 ,xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc, Hòa
Bình)là điển hình tiên tiến làm theo lời Bác. Trong khi ở đâu đó vẫn còn những
mỗi quan hệ bất hòa vì tranh chấp đất đai hay gây sách nhiễu với cấp ủy, chính
quyền đòi hỏi quyền lợi thì ở miền quê nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn này
lại có con người tình nguyện hiến trên 3.600 m
2
đất sản xuất của gia đình để xây

dựng trường học cho con trẻ. Là bộ đội phục viên sau chiến dịch biên giới, trở
về với đời thường cuộc sống còn chồng chất khó khăn nhưng ông luôn đau đáu
lời dạy của Bác là không được trông chờ, ỷ lại, không nên ngại khó, ngại khổ,
làm được đến đâu thì cứ cố gắng làm. Chính vì vậy, ông luôn là hội viên CCB
gương mẫu thực hiện các quy ước của làng xóm và nhiệt tình tham gia các
phong trào phát động trên địa bàn. Ông bộc bạch: “Xóm Cóc 1 cách trung tâm
xã hơn 10 km, đường dốc gập gềnh hiểm trở, trước đây nhiều trẻ phải bỏ học
giữa chừng do đi lại vất vả. Vì không ăn, không học nên nghèo đói, lạc hậu cứ
đeo bám mãi. Vì tương lai của con em, tôi đã tình nguyện hiến đất, giải quyết
khó khăn về mặt bằng cho địa phương đầu tư xây dựng trường học.” Giờ đây,
nhìn 6 phòng học được xây dựng khang trang hàng ngày ríu rít tiếng nói cười,
tiếng đọc bài của học trò niềm vui như được nhân đôi lòng người lính cựu Bùi
Văn Sòn.
Câu 5: Từ thực tế học tập, công tác của mình, bạn có hiến kế gì để làm
tốt công tác tập hợp thanh niên trong giai đoạn hiện nay?
Trả lời : Lênin cho rằng : Ai nắm được Thanh niên người đó làm chủ thế
giới. Chính vì vậy cần có những phương pháp thiết thực để thực sự đưa Thanh
niên vào hoạt động từ đó phát huy được tính sáng tạo của mình để họ góp sức
mình cho Tổ quốc.
8
Từ những lí do trên chúng ta thấy rằng công tác tập hợp đoàn kết Thanh
niên là vấn đề mang tính cấp thiết.Trước hết, ta thấy rằng muốn công tác tập hợp
thanh niên hoạt động tốt,ta cần phải cho thanh niên thấy những ý nghĩa, lợi ích
của việc hoạt động này.Thu hút thanh niên tham gia các hoạt động đoàn.Ðể làm
được như vậy, tổ chức Ðoàn, Hội nên có nhiều hình thức khác nhau trong công
tác tập hợp, đoàn kết thanh niên: Cần đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng mà
trọng tâm là lý tưởng sống cho ÐVTN, định hướng và thắp sáng ước mơ, hoài
bão của họ. Các cơ sở Ðoàn, Hội cần quan tâm bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho ÐVTN.
Hiện nay, thanh niên nước ta có khao khát được làm giàu chính đáng. Ðể biến

khát vọng đó trở thành hiện thực, họ cần có năng lực về chuyên môn, có tay
nghề vững chắc, nhất là thanh niên nông thôn. Cần tạo cho họ môi trường được
tự học, được giao lưu và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ. Muốn vậy, các lớp đào
tạo, hướng nghiệp và dạy nghề cần được mở rộng và hoạt động thực chất hơn
nữa,và bắt đầu ngay từ các trường THPT.
Trong công tác tập hợp thanh niên, các cơ sở Ðoàn cần tạo ra những hoạt động
để ÐVTN bộc lộ, phát huy và tự phát huy những năng lực còn tiềm ẩn trong họ.
Muốn vậy, cần xây dựng môi trường giúp thanh niên có cơ hội được nói, được
làm, được cống hiến.
Một trong những điểm cần lưu ý trong công tác tập hợp và đoàn kết thanh
niên hiện nay là đẩy mạnh hơn nữa công tác giúp những bạn trẻ lầm lỡ trở lại
với cuộc sống tốt đẹp. Trong những năm gần đây, số lượng ÐVTN mắc các tệ
nạn xã hội chiếm tỷ lệ khá cao, ÐVTN mắc các sai lầm trong cuộc sống cũng
không phải là ít. Do vậy, đứng trước một thanh niên mắc lỗi thì vai trò của tổ
chức Ðoàn, Hội cần giúp họ nhận ra lỗi lầm của mình, thấy được vấn đề cần
phải khắc phục để có được cuộc sống đúng đắn.
Ngoài các giải pháp trên, theo tôi, các cơ sở Ðoàn, Hội cần làm tốt công tác thi
đua khen thưởng, nhất là kịp thời phát hiện và biểu dương những bạn trẻ điển
hình trên các lĩnh vực và nhân rộng điển hình ấy.
9

×