Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, tình hình phát sinh gây hại của Bọ vòi voi hại Cói (Echinocnemus SP.) và biện pháp Phòng trừ Tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 107 trang )


1



























LỜI CAM ĐOAN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT


VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




ĐỖ XUÂN ĐẠT




“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH
HỌC, TÌNH HÌNH PHÁT SINH GÂY HẠI CỦA
BỌ VÒI VOI HẠI CÓI (ECHINOCNEMUS SP.)
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI XÃ NGA
THÁI, NGA SƠN, THANH HOÁ NĂM 2008”



Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10


LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Vượng





HÀ NỘI - 2008

2
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một
học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn và các thông tin tài
liệu trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu của luậ
n văn này.


Tác giả



Đỗ Xuân Đạt















3
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp
đỡ quý báu của các cấp lãnh đạo: Viện Bảo vệ thực vật, Ban Đào tạo sau đại học, Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt nam, UBND xã Nga Thái, các thầy cô giáo và bạn bè đồng
nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Vượng, người đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian th
ực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn
chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Viện Bảo vệ thực vật, tập thể cán bộ Bộ môn
Côn trùng, Viện Bảo vệ thực vật và nhóm Sinh thái Côn trùng, đặc biệt là ThS. Đặng Thị
Bình, ThS. Nguyễn Văn Chí đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Lời cảm ơn chân thành xin đượ
c gửi tới các Thầy, Cô giáo và tập thể cán bộ Ban Đào
tạo sau đại học - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã tận tình dạy bảo và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, Hợp tác xã Dịch vụ Nông ngiệp
và một số hộ nông dân xã Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho tôi thu
thập tư liệu cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Tác giả




Đỗ Xuân Đạt

4
MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
i
ii
iii
iv
ix
x
xi

MỞ ĐẦU
Trang
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2
2.1. Mục đích

2
2.2. Yêu cầu
2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3
3.1. Ý nghĩa khoa học
3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu
3
4.2. Phạm vi nghiên cứu
3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cở sở khoa học của đề tài
4
1.2. Giới thiệu chung về cây cói và tiềm năng cây cói ở Việt Nam
6
1.2.1. Giới thiệu chung về cây cói
6

5
1.2.1.1. Nguồn gốc và xuất xứ cây cói
1.2.1.2. Đặc điểm sinh vật học
6
1.2.1.3. Các giống cói 7

1.2.1.4. Thời vụ cấy và thu hoạch 8
1.2.1.5. Bón phân cho cói 9
1.2.2. Tiềm năng cây cói ở Việt Nam
9
1.2.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cói 9
1.2.2.2. Vai trò của cây cói trong sản xuất và đời sống 10
1.2.2.3. Đa dạng sinh học cây cói trước sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam 12
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
14
1.3.1. Tình hình nghiên cứu
ở nước ngoài
14
1.3.1.1. Các nghiên cứu về cây cói 14
1.3.1.2. Các nghiên cứu về vòi voi 14
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
16
1.3.2.1. Các nghiên cứu về cây cói 16
1.3.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học bọ vòi voi 18
1.3.3. Nghiên cứu về phòng trừ bọ vòi voi
22

Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
.
26
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

.
26
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
.
26
2.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 26
2.3.1. Vật liệu nghiên cứu . 26
2.3.2. Dụng cụ nghiên cứu
27
2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
27
2.4.1. Nội dung nghiên cứu
27

6
2.4.1.1. Điều tra thu thập thành phần sâu hại cói và thiên địch của chúng 27
2.4.1.2. Điều tra mức độ gây hại của chúng ngoài sản xuất 27
2.4.1.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ vòi voi
hại cói và đề xuất biện pháp phòng trừ
.
27
2.4.1.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bọ vòi voi theo hướng phòng trừ tổng
hợp
29
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu
29
2.4.2.1. Phương pháp điều tra thực trạng tình hình sản xuất cói tại vùng có dịch vòi
voi 29
2.4.2.2. Phương pháp điều tra thu thập thành phần sâu hại, thiên địch của chúng 29
2.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái

của bọ vòi voi hại cói
.
32
2.4.2.4. Phương pháp điều tra diễn biến số lượng bọ vòi voi 34
2.4.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu lực của một số thuốc trừ bọ vòi voi 35
2.4.2.6. Phương pháp xử lý số liệu . 35

Chương 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 37
3.1.1. Vị trí địa lý 37
3.1.2. Thời tiết khí hậu
37
3.1.3. Diện tích và dân số
38
4.1.4. Trình độ văn hoá xã hội
38
3.1.5. Tình hình kinh tế
38
3.2. Tình hình sản xuất cói vùng nghiên cứu
39
3.2.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất cói tại Nga Sơn, Thanh Hóa
39
3.2.2. Tình hình sản xuất cói tại xã Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hóa.
41
3.3. Thành phần sâu hại và thiên địch chính trên cây cói
43
3.3.1. Thành phần sâu hại trên cây cói
43

3.3.2. Một số đặc điểm hình thái và gây hại của một số loài sâu hại
47

7
3.3.2.1. Sâu đục thân cói 47
3.3.2.2. Rầy nâu 47
3.3.2.3. Sâu róm hại cói 48
3.3.2.4. Rầy búp hại cói 48
3.3.2.5. Châu chấu 48
3.3.3. Thành phần thiên địch sâu hại trên ruộng cói
50
3.4. Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ vòi voi hại cói
53
3.4.1. Đặc điểm hình thái của bọ vòi voi hại cói
53
3.4.2. Tập tính sinh sống gây hại và ký chủ của bọ vòi voi hại cói
.
57
3.4.2.1. Tập tính sinh sống và gây hại
.
57
3.4.2.2. Ký chủ của bọ vòi voi 60
3.4.3. Đặc điểm sinh học bọ vòi voi
60
3.4.3.1. Thời gian các pha phát dục và vòng đời của bọ vòi voi hại cói 60
3.4.3.2. Tỷ lệ trứng nở của bọ vòi voi 63
3.4.3.3. Khả năng sống sót của các pha phát dục bọ vòi voi hại cói 64
3.4.3.4. Khả năng đẻ trứng và thời gian đẻ trứng bọ vòi voi 65
3.4.3.5. Thời gian sống của trưởng thành bọ voi voi 66
3.4.4. Diễn biến số lượng bọ vòi voi h

ại cói tại vùng nghiên cứu
68
3.4.4.1. Diễn biến số lượng bọ vòi voi ở Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hoá 68
3.4.4.2. Diễn biến số lượng bọ vòi voi ở chân ruộng thấp và chân ruộng cao 70
3.4.4.3. Diễn biến số lượng bọ vòi voi trên ruộng cói mống và cói cựu 72
3.4.4.4. Diễn biến số lượng bọ vòi voi trên giống cói bông trắng và bông nâu 74
3.5. Các biện pháp phòng trừ bọ vòi voi hại cói
75
3.5.1. Phòng trừ bằng biện pháp hóa học
75
3.5.2. Phòng trừ bằng bi
ện pháp sinh học
76
3.5.3. Thử nghiệm phương pháp phòng trừ theo hướng phòng trừ 77
3.5.3.1. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình thử nghiệm 77
3.5.3.2. Hiệu quả kỹ thuật của các biện pháp áp dụng trong mô hình 79
3.5.3.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình . 81



8
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận 83
2. Đề nghị
84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng việt
85

2. Tài liệu nước ngoài
90

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số hình ảnh hoạt động nghiên cứu và sản phẩm từ cây cói tại vùng
nghiên cứu Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hoá….
92
Phụ lục 2: Quy trình canh tác cói mống và cói cựu ở Nga Thái, Nga Sơn, Thanh
Hoá ……………………………………………

95
Phụ lục 3: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Nga Sơn ,Thanh Hóa 2002
…………………………………………………
96





9
DANH MỤC CÁC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
ÂT
Q
RB
RN
RT
TP
SP


TL
DT
BVTV
TN
TXL
TLS
TB
SS
SĐT
DTBH
BMAT
ĐHNN
IPM
UBND
HTX DVNN
TSBG

Trưởng thành
Ấu trùng
Hiệu lực phòng trừ
Rầy búp
Rầy nâu
Rầy trắng
Trước phun
Sau phun
Mật độ
Tỷ lệ
Diện tích
Bảo vệ thực vật

Thí nghiệm
Trước xử lý
Tỷ lệ sống
Trung bình
Số sâu
Sâu đục thân
Diệ
n tích bị hại
Bắt mồi ăn thịt
Đại học Nông nghiệp
Quản lý dịch hại tổng hợp
Ủy Ban Nhân dân
Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp
Tần suất bắt gặp


10
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
3.1.
Diện tích và tỷ lệ diện tích cói bị hại do bọ vòi voi (Echinocnemus sp.) gây hại
tại một số xã trồng cói trọng điểm của huyện Nga Sơn 40
3.2.
Diện tích bị bọ vòi voi (Echinocnemus sp.) gây hại tại xã Nga Thái, Nga Sơn,
Thanh Hóa 41
3.3.
Số lượng và tỷ lệ loài sâu hại cói thu thập được tại Nga Sơn 43
3.4. Thành phần sâu hại trên cây cói tại Nga Sơn, Thanh Hoá 44
3.5.
Thành phần thiên địch sâu hại trên cây cói t

ại Nga Sơn 50
3.6.
Kích thước các pha phát dục của bọ vòi voi (Echinocnemus sp.) 57
3.7.
Kết quả đánh giá ký chủ của bọ vòi voi (Echinocnemus sp.) 60
3.8.
Thời gian các pha phát dục và vòng đời của bọ vòi voi hại cói (Echinocnemus
sp.) 61
3.9.
Tỷ lệ nở trứng của bọ vòi voi (Echinocnemus sp.) hại cói 63
3.10.
Khả năng sống sót của các pha phát dục bọ vòi voi (Echinocnemus sp.) hại cói
64
3.11.
Khả năng đẻ trứng và thời gian đẻ trứ
ng của bọ vòi voi hại cói (Echinocnemus
sp.) 65
3.12.
Thời gian sống của trưởng thành bọ vòi voi (Echinocnemus sp.) 67
3.13.
Hiệu quả trừ bọ vòi voi (Echinocnemus sp.) của một số thuốc BVTV hóa học
75
3.14.
Hiệu quả của một số chế phẩm sinh học trừ ấu trùng bọ vòi voi 76
3.15.
Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trên mô hình 77
3.16.
Kết quả của tác động các biện pháp kỹ thuật áp dụng phòng trừ 79
3.17.
Chi phí đầu tư của mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp

bọ vòi voi hại cói 80
3.18.
Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật 81
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình Trang
3.1.
Diện tích và tỷ lệ hại do bọ vòi voi (Echinocnemus sp.) gây ra tại một số xã
thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa 41

11
3.2.
Biến động thu nhập và cơ cấu thu nhập của người dân trồng cói Nga Thái,
Nga Sơn, Thanh Hóa năm 2005 – 2007
42
3.3.
Một số hình ảnh thành phần sâu hại trên ruộng cói …………… 49
3.4.
Một số hình ảnh thiên địch trên ruộng cói 52
3.5.
Hình ảnh các pha phát dục của bọ vòi voi hại cói 56
3.6.
Triệu chứng gây hại của ấu trùng và bọ trưởng thành vòi voi trên củ và thân
cói ……………………………………………… 59
3.7.
Vòng đời và thời gian các pha phát dục của bọ vòi voi (Echinocnemus sp.)
hại cói 68
3.8.
Biến động số lượng bọ vòi voi tại Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hoá 69
3.9.
Biến động số lượng bọ vòi voi tại chân ruộng thấp và chân ruộng cao

71
3.10.
Diễn biến số lượng bọ vòi voi trên ruộng cói mống và cói cựu 73
3.11.
Diễn biến số lượng ấu trùng bọ vòi voi trên giống bông trắng và giống bông
nâu tại Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hóa 74
3.12.
Diễn biến số lượng bọ vòi voi tại ruộng mô hình thử nghiệm 78
3.13.
K
ết quả áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ bọ vòi voi hại cói
80






12
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây cói là cây công nghiệp ngắn ngày thuộc họ Cyperaceae, bao gồm
hơn 4.000 loài phân bố khắp các vùng ẩm ướt trên toàn thế giới. Trong đó
cây cói Cyperus malaccensis Lamk. là loài có vai trò quan trọng nhất đã
được trồng từ rất lâu đời ở các vùng đất bãi ven biển ở Việt Nam. Cây cói có
nhiều công dụng như thân dùng để dệt chiếu, thảm, làm các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ như làn, mũ, võng, thừng loại cói ngắn (còn gọi là bổi)
dùng để lợp nhà, đ
un nấu, xay thành bột giấy làm bìa cứng [9]. Cây cói còn
là vị thuốc, theo Gs. Đỗ Tất Lợi (1977) [11], củ cói (thân rễ), dùng để chữa

bí tiểu tiện, thủy thũng, tích bụng báng, đau bụng, tiêu hóa kém. Ngoài ra
cây cói còn có vai trò vô cùng quan trọng là cải tạo chua mặn, bảo vệ đất,
chống sự xâm nhiễm mặn và thủy triều ở vùng đất ven biển.
Những năm cuối của thế kỷ 20, cây cói chỉ được trồng cho mục đích
tiêu dùng trong n
ước và nhiều hàng tiêu dùng được thay thế bằng các sản
phẩm polyme, giá cói thấp người trồng cói không quan tâm đến việc thâm
canh cói. Mỗi năm, cói chỉ được thu hoạch 1 vụ với năng suất thấp do không
được bón phân hoặc rất ít khi được bón phân hoá học. Những năm gần đây,
do nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu cói đột ngột tăng lên do được mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm từ cói ở trong nước cũ
ng như trên thế giới, người
trồng cói chú trọng đến việc mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và chất
lượng cói một cách tự phát. Cây cói được thu hoạch từ 2 đến 3 vụ/năm, bón
nhiều phân hoá học, một số hộ còn dùng phân bón lá hoặc chất kích thích
sinh trưởng để kéo dài chiều cao cây cói. Những kỹ thuật tự phát đầu tư và
bón phân không cân đối, đã dẫn đến nhiều đối tượng dịch h
ại bùng phát
nhanh trên quy mô rất rộng, làm cho cói chết hàng loạt, có nơi mất trắng.
Chính quyền địa phương lo lắng, người nông dân chưa có kỹ thuật và biện
pháp phòng chống để bảo vệ mùa màng, nên sâu hại bùng phát trên phạm vi

13
rộng và gây hại nặng nề. Để bảo vệ cây cói người sản xuất đã dùng tất cả
các loại thuốc hóa học có độ độc cao bón vào trong đất hoặc phun lên đồng
ruộng, nhưng vẫn không đạt được những kết quả mong muốn.
Trước đòi hỏi cấp bách của sản xuất trên đây, chúng tôi lựa chọn thực
hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặ
c điểm sinh học, tình hình phát sinh gây
hại của bọ vòi voi hại cói (Echinocnemus sp.) và biện pháp phòng trừ tại

xã Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hoá năm 2008 ”, nhằm tìm ra giải pháp
phòng trừ có hiệu quả, giúp địa phương cũng như người sản xuất cói hạn chế
thiệt hại do bọ vòi voi gây ra, để ổn định diện tích, nâng cao năng suất cói,
góp phần cải thiện đời sống cho các hộ gia đình trồng cói ở Việt nam nói
chung, vùng trồ
ng cói ven biển Nga sơn, Thanh Hóa nói riêng.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Xác định được thành phần sâu hại cói, những loài gây hại có ý nghĩa kinh
tế và thành phần thiên địch của chúng.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài vòi voi gây hại
quan trọng làm cơ sở nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trừ.
- Nghiên cứu tình hình phát sinh gây hại, diễn biến số lượng của bọ vòi voi
hại cói tại vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bọ
vòi voi hại cói theo hướng
phòng trừ tổng hợp phục vụ cho sản xuất.
2.2. Yêu cầu
- Có được thành phần sâu hại cói và thiên địch của chúng trên ruộng cói.
- Mô tả đặc điểm hình thái cơ bản các pha phát dục của bọ vòi voi, thời gian
các pha phát dục, tỷ lệ trứng nở, khả năng sống sót của các pha, thời gian
sống của trưởng thành, khả năng đẻ trứng, thời gian đẻ trứng. Từ
đó làm cơ

14
sở nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trừ theo hướng quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM).
- Đánh giá được mức độ gây hại, diễn biến số lượng, qui luật phát sinh, phát
triển và phân bố của bọ vòi voi tại vùng nghiên cứu.
- Xác định được thuốc hoá học và sinh học để phòng trừ bọ vòi voi có hiệu quả

cho sản xuất và thân thiện với môi trường.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã bổ sung các dẫn liệu khoa học mới về thành phần loài, một
số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài vòi voi gây hại quan trọng nhất trên
cói, làm phong phú thêm các tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa
học, cũng như công tác giảng dạy.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã góp phần đưa ra được một số biện pháp phòng trừ bọ vòi voi
hại cói có hiệu quả, giả
m thiệt hại do chúng gây ra, nâng cao hiệu quả sản
xuất và giảm ô nhiễm môi trường, góp phần phục vụ mục tiêu sản xuất nông
nghiệp bền vững và hiệu quả cho ngành sản xuất cói ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung xác định thành phần sâu hại cói, nghiên cứu một số
đặc điểm sinh học, tình hình phát sinh gây hại của bọ vòi voi hại cói làm cơ
sở nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học, sinh
học và theo hướng quản lý dịch hại tổng hợp có hiệu quả cho vùng sản xuất
cói ở Việt nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Vùng sản xuất cói trọng
điểm của Nga Sơn là xã Nga Thái, Nga Sơn,
Thanh Hóa.

15
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Nghề trồng cói là một ngành nghề kinh tế quan trọng và lâu đời của

những vùng nông thôn ven biển của Việt nam nói chung, Nga Sơn, Thanh
Hoá nói riêng, với hai loại sản phẩm chính là chiếu cói và các sản phẩm đan
bằng cói. Cây cói không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ven
biển mà còn tham gia vào việc hình thành chuỗi thức ăn của tự nhiên, cung
cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho các động vật sống ở vùng ngập nước lợ, nước
mặn. Thêm vào
đó, cây cói còn có vai trò trong việc cải tạo đất mặn thành
vùng đất phì nhiêu để trồng được nhiều loại cây trồng khác. Nghề trồng và
chế biến cói làm đa dạng và tăng thu nhập kinh tế cho vùng nông thôn, cây
cói còn góp phần bảo vệ bờ biển khỏi sạt lở do sóng thần và thuỷ triều gây
ra [9], [21].
Nga Sơn là huyện có diện tích trồng cói lớn nhất miền Bắc với 3.500,
ha chiếm 27% tổng diện tích cói của cả nướ
c với sản lượng khoảng 30.000
tấn/năm. Cây cói đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động
trong tỉnh và các tỉnh lân cận, do cói được dùng để làm các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ, đóng góp 60 - 75% thu nhập kinh tế hộ từ cây cói. Các sản
phẩm làm từ cói đã xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều
nước trên thế giới, cho thu nhập từ 150 - 160 tỷ đồng/năm [1], [7], [28].
Trong nh
ững năm gần đây, khi giá cói tăng cao, người sản xuất đã mở rộng
diện tích và thâm canh tối đa bằng việc sử dụng phân đạm vô cơ và phun
thuốc kích thích sinh trưởng với nồng độ cao để nâng chiều cao cây cói, tăng
thu từ 2 đến 3 vụ/năm. Các kỹ thuật sản xuất tự phát đã mang lại thu nhập
cho người trồng cói, nhưng cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề
khó giải

16
quyết, đó là rất nhiều loài dịch hại nguy hiểm như là bọ vòi voi, rầy nâu và
sâu đục thân phát sinh, phát triển với mật độ cao và gây hại nặng. Sự gây hại

của những đối tượng này đã làm cho sản xuất không ổn định, diện tích bị thu
hẹp, năng suất và chất lượng giảm nghiêm trọng, dẫn đến khó xuất khẩu và
mất dần thị trường tiêu thụ trên thế gi
ới [5], [20].
Cây cói ở huyện Nga Sơn nổi tiếng là sợi nhỏ, dai, óng mượt. Trải
qua hơn 150 năm tồn tại với những thăng trầm theo lịch sử, ngày nay cây cói
vẫn là loại cây trồng chủ lực có tính chất đặc thù cho vùng nước mặn ven
biển ở nước ta. Người Nga Sơn không đơn thuần chỉ dệt chiếu cói, nhiều sản
phẩm từ cói đã được những bàn tay tài hoa, khối óc tạo nên nhi
ều mặt hàng
thủ công mỹ nghệ với những đường nét, hoa văn khác nhau dành cho xuất
khẩu, góp phần quan trọng để thu ngoại tệ. Cây cói còn là cây xoá đói
nghèo, mang đậm bản sắc văn hoá vùng ven biển Việt nam. Vì vậy cần phải
nghiên cứu và tìm kiếm một mô hình phát triển ổn định và bền vững cho cây
cói, trong đó việc phòng chống sâu hại là công việc hết sức quan trọng để
bảo vệ ngành cói phát triển bền vữ
ng [17].
Những năm trước đây vì mục tiêu có đủ lương thực, cây cói không
được quan tâm đúng mức trong chiến lược phát triển nông nghiệp và nông
thôn. Nhưng trong những năm gần đây, Việt Nam không chỉ đủ lương thực
mà còn dư thừa để xuất khẩu. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tại
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định rõ: “Đẩy mạnh phát triển
công nghiệp và d
ịch vụ nông thôn, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều
lao động, coi đây là hướng chính để tạo nhiều việc làm mới, góp phần tăng
nhanh thu nhập cho nông dân”. Vì vậy nhiều địa phương đã chủ động tổ
chức, khôi phục sản xuất cây cói nói riêng và ngành nghề thủ công mỹ nghệ
truyền thống nói chung. Do vậy việc nghiên cứu thành phần loài, các đặc

17

điểm sinh học sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu hại tổng hợp (IPM) để
bảo vệ sản xuất cói là một trong những yêu cầu cấp bách của sản xuất hiện
nay [17].
Cây cói ít được quan tâm nghiên cứu, do đó chưa có các biện pháp
phòng chống sâu hại cói nói chung và bọ vòi voi hại cói nói riêng. Vì vậy
khi dịch vòi voi xảy ra đã gây thiệt hại cho sản xuất cói rất lớn. Cho đến thời
điểm này, mới chỉ có một s
ố các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh vật
học của cây cói và kỹ thuật thâm canh cói. Do vậy việc nghiên cứu về đặc
điểm sinh học, sinh thái của bọ vòi voi hại cói là vấn đề hết sức cần thiết,
đây là một vấn đề còn mới không chỉ với người sản xuất cói mà còn đối với
cả các nhà khoa học nghiên cứu bảo vệ thực vật, nhằm đưa ra đượ
c biện
pháp phòng trừ chúng có hiệu quả cao trong sản xuất.
1.2. Giới thiệu chung về cây cói và tiềm năng cây cói ở Việt Nam
1.2.1. Giới thiệu chung về cây cói
1.2.1.1.Nguồn gốc và xuất xứ cây cói
Cây cói thuộc họ cói Cyperaceae là cây công nghiệp hàng năm dùng
để dệt chiếu và sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mang bản sắc vùng
ven biển nhiệt đới. Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, cách đây
trên 5 thế kỷ nhân dân ta đã biết trồng cói và dệt chiếu, nghề dệt chiếu có từ
thời vua Lê Thánh Tông (1460- 1479) do Phạm Đôn Lễ đưa về
từ Quảng
Tây (Trung Quốc) [9].
Cây cói có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nhưng nay vùng phân bố đã
được mở rộng; phía Tây tới I Rắc, Ấn Độ, phía Bắc tới Nam Trung Quốc;
phía Nam tới Châu Úc và Indonesia. Cói cũng được nhập vào trồng ở Braxin
để làm nguyên liệu giấy và đan lát [4], [12].

18

1.2.1.2. Đặc điểm sinh vật học cây cói
Cấu tạo của cây cói gồm 2 phần chính: Phần dưới mặt đất có thân
ngầm và rễ. Thân ngầm mọc ngang, gồm 7 - 8 đốt, dài 1 - 1,5 cm, đốt thứ 5,
6 phình ra, mỗi đốt có 1 lá vẩy bao bọc. Rễ cói mọc xung quanh thân ngầm,
gồm rễ ăn sâu, rễ ăn ngang và rễ ăn nổi. Rễ cói có khả năng ăn sâu tới 1m,
nhưng tập trung đại bộ phậ
n ở tầng đất sâu 20cm [9], [51].
Phần trên mặt đất gồm lá bẹ, lá mác, thân, hoa, quả, hạt. Lá bẹ có từ 2
- 4 lá, làm nhiệm vụ quang hợp và bảo vệ phần non ở gốc thân. Thân cói là đốt
cuối cùng của thân ngầm vươn dài lên khỏi mặt đất, có thể mọc cao 1 - 2m.
Đâm tiêm là giai đoạn đầu của đẻ nhánh, khi đốt cuối cùng của thân
ngầm nhô lên khỏi mặt đầt từ 5 - 20cm (lá chưa xoè ra) gọi là cói đâm tiêm.
Sau khi tiêm mọ
c 5 - 7 ngày, lá mác xoè ra gọi là đẻ nhánh. Cây cói đẻ
nhánh liên tục nhưng chia thành từng đợt rộ, thường cứ 23 - 25 ngày có một
đợt đâm tiêm. Ở điều kiện thời tiết thuận lợi của vụ cói mùa ở miền Bắc, cứ
8 - 12 ngày có 1 đợt rộ. Ở nhiệt độ 12
o
C, tiêm hầu như không phát triển, trên
25
o
C cói đẻ nhánh thuận lợi. Đất có độ pH từ 6 - 7 và độ mặn 0,15 - 0,20%
thích hợp cho cói đẻ nhánh [9].
1.2.1.3. Các giống cói
Theo nghiên cứu về cói của Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996) [9], hiện
nay ở nước ta có 30 loại, gồm 240 loài, các loài được trồng phổ biến là loại
giống cói bông trắng (Cyperus tojet jormis) và giống cói bông nâu (Cyperus
corymbosus Rottb.) trong đó giống cói bông trắng có năng suất cao và phẩm
chất tốt hơn [4].
Theo kết quả nghiên cứu của bộ môn nghiên cứu cây cói (Vi

ện Cây
Công nghiệp và Cây thuốc) [51], [52], diện tích trồng cói đại trà của Hà
Nam Ninh cũ, giống cói bông trắng dạng xiên chiếm tỷ lệ trên 55%, dạng

19
đứng chiếm dưới 45%. Qua chọn lọc, khảo nghiệm, các tác giả đã phân lập
và đặt tên cho 2 dạng hình là VĐ71 (đứng) và VX71 (xiên). Dạng hình
VĐ71 có đặc tính ưu việt như: khả năng đâm tiêm, đẻ nhánh, cho số cây hữu
hiệu cao hơn, sinh trưởng tốt ở cả 2 vụ chiêm và mùa (ở vụ mùa dạng xiên
sinh trưởng kém hơn).
1.2.1.4. Thời vụ cấy và thu hoạch
Ở điều kiện khí hậ
u nhiệt đới của nước ta có thể trồng cói quanh năm.
Căn cứ đặc điểm sinh trưởng cây cói và đặc điểm vùng cói bãi, cói đồng. Ở
miền Bắc quy định thời vụ cấy như sau: Đối với cói bãi ngoài đê cấy vào
tháng 3, 4, 5 (chủ yếu tháng 4), thời gian này có nước nguồn về, nồng độ
muối giảm lại có mưa, trời ấm nên cói chóng bén rễ. Hoặc có thể cấy vào
tháng 9 - 10 ở
các chân bãi có sóng lớn. Đối với cói đồng, thời vụ tốt nhất là
tháng 3, 4 và 7, 8 [9], [40].
Ở Việt Nam đối với cói cựu (cói cựu là cói trồng từ những năm trước
gốc của chúng được lưu lại từ năm này qua năm khác, chăm sóc lại cho thu
hoạch mà không cần phải cấy hay dặm lại) mỗi năm có 2 vụ thu hoạch
chính: Vụ chiêm thu hoạch vào tháng 5 - 6; Vụ mùa thu hoạch vào trung
tuần tháng 9 cho đến cuối tháng 10. Tại Nga S
ơn, trong những năm 2005 -
2006 do nhu cầu về các sản phẩm từ cói và giá cả thị trường tăng đột biến,
người sản xuất cói thu hoạch đến 3 vụ/năm. Vụ thứ nhất cuối tháng 4 đầu
tháng 5, sau đó chăm sóc bón phân đến cuối tháng 7 đầu tháng 8 thu tiếp vụ
2, vụ thứ 3 thu hoạch vào tháng 11 đến tháng 12. Vụ thu hoạch tháng 7 - 8

cho năng suất cao nhất, khoảng 10 tấn cói khô/ha, vụ chiêm cói phát triển
kém hơn nên nă
ng suất chỉ đạt 8 tấn cói khô/ha [9], [21], [22].
Về thu hoạch và quy trình chế biến: Sau khi cắt, tiến hành chẻ cói và
phơi khô hoặc sấy, sắp bằng rồi bó tròn lại, có thể bảo quản ngoài đồng hoặc
trong nhà. Trong quá trình bảo quản, dùng bổi cói phơi khô phủ kín để

20
chống mưa bão làm ẩm, hoặc để những nơi khô ráo, thoáng mát, chống ẩm
mốc. Có hai quy trình sản xuất khác nhau để làm ra các sản phẩm từ cói.
Quy trình thứ nhất là cói được dệt chiếu, các tấm thảm hay để đánh lõi và
quy trình thứ hai là đan bằng tay thành các sản phẩm có kích thước nhỏ. Đây
là mặt hàng thủ công mỹ nghệ và có giá trị cao nhất từ cói [17], [21].
1.2.1.5. Bón phân
Cói là loại cây cần nhiều dinh dưỡng, muốn đạt n
ăng suất cao nhất
thiết phải bón đủ phân. Các loại phân khoáng như N, P, K tác động tốt đến
năng suất, phẩm chất cói. Bón đủ đạm làm cho cói đâm tiêm nhanh, nhiều,
chóng kín ruộng, sinh trưởng mạnh, thân cao to, lâu xuống bộ (ra hoa và lụi
- cói ngủ), năng suất tăng rõ rệt. Nhưng bón quá nhiều đạm làm cói mọc
lướt, cây to xốp, nhiều nước, sợi không bền. Bón lân có tác dụng làm tăng
phẩm chất rõ rệt (cây nhỏ sợi bề
n, tỷ lệ cói chẻ tăng) [9], [22].
Bón lót: Có ảnh hưởng lâu dài đến sinh trưởng cây cói trong những
năm sau, thường bón với số lượng lớn tuỳ theo điều kiện: 10 - 20 tấn phân
chuồng + 200 - 300 kg supe lân cho một ha, nên bón sâu bằng cách làm sạch
cỏ xong, rải phân đều rồi cày vùi phân.
Bón thúc: Bón 3 lần vào các thời kỳ đâm tiêm, đẻ nhánh và vươn cao
với lượng phân bón từ 400 – 500 kg đạm cho 1ha. Bón nhiều vào thời kỳ
đâm tiêm (sau khi trồng 20 ngày đến 30 ngày). Sau khi tiêm mọc cao 60 -

70cm, phát ngọ
n (nông dân gọi là phát éo) tạo điều kiện cho cói đâm tiêm
đồng đều hơn, làm sạch cỏ và bón thúc nuôi nhánh (lần 2). Lần bón này có
thể chia làm 2 đợt: Sau khi phát ngọn bón 2/3 số phân, sau đó 7 - 8 ngày bón
bổ sung những chỗ mọc không đều 1/3 chỗ phân còn lại [9].
1.2.2. Tiềm năng sản xuất cói ở Việt Nam
1.2.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cói

21
Theo thống kê năm 2007 [16], hiện nay có khoảng 26 tỉnh trồng cói
trên cả nước với tổng diện tích khoảng 13.800ha. Các vùng sản xuất cói tập
trung lớn là: Đồng bằng ven biển Bắc Bộ (Hải Phòng, Thái Bình, Ninh
Bình, Nam Định); vùng ven biển Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh ) và vùng ven biển Nam Bộ (Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang )
[41]. Trong đó vùng sản xuất cói lớn nhất cả nước là Bắc Trung Bộ với
5.500 ha, chiếm 40% (tập trung chủ yếu Nga S
ơn, Thanh Hóa). Đây là vùng
sản xuất cói và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng từ lâu đời. Tiếp
đến là vùng đồng bằng sông Cửu Long với 4.800 ha, chiếm 34,7% (chủ yếu
Vĩnh Long diện tích 1.400ha, chiếm 10,1%, Trà Vinh có 1.900 ha, chiếm
13,7% của cả nước); đồng bằng sông Hồng 1.600 ha, chiếm 11,5% (Thái
Bình, Ninh Bình, Nam Định); duyên hải Nam Trung Bộ 900 ha, chiếm 6,5%
diện tích cói của cả nước (chủ yếu Quảng Nam, Bình Định). Năng suất cói
trung bình của cả
nước đạt 69,1 tạ/ha, năm 2006 là năm đạt năng suất cao
nhất 74,1 tạ/ha. Trong những năm gần đây, do nhu cầu các sản phẩm từ cói
tăng, người sản xuất cói đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất
như giống, các biện pháp canh tác, bảo vệ thực vật nên sản lượng cói tiếp
tục tăng với tổng sản lượng 100.000 tấn/năm [22].
1.2.2.2. Vai trò của cây cói trong sản xuất và đời sống

Cói là cây công nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất các sản
phẩm phục vụ đời sống nhân dân cũng như xuất khẩu có giá trị. Nhìn chung,
sản phẩm của cây cói khi thu hoạch về có thể dùng toàn bộ vào sản xuất các
mặt hàng chiếu, thảm, làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Ngày nay, cây
cói càng có giá trị hơn khi xu hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ tự
nhiên, thay cho các sản ph
ẩm tổng hợp nhân tạo, vì chúng dễ dàng và nhanh
phân hủy sau khi không sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường như các

22
sản phẩm tổng hợp nhân tạo. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ
cói ngày càng tăng. Các mặt hàng làm từ cói không những tiêu thụ nội địa,
mà còn có giá trị xuất khẩu cao. Từ 1928 Việt Nam đã xuất khẩu 1.500 tấn
cói sang Hồng Kông. Trong suốt thập kỷ 60 và thập kỷ 80, nhiều hợp tác xã
được thành lập và thu hút một lực lượng lớn lao động ở nông thôn tham gia,
các mặt hàng cói bắt đầu
được xuất khẩu. Đến thập kỷ 90, việc mở rộng thị
trường đã đem lại sức sống mới cho các sản phẩm cói và số lượng xuất khẩu
đã tăng lên và xâm nhập thêm vào một số thị trường trên thế giới, đưa lại
hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất và chế biến cói [21], [33].
Hiện nay sản xuất cói giữ vị trí quan trọng trong nông nghiệp ở n
ước
ta. Đặc biệt đối với các vùng sản xuất truyền thống, cói là cây trồng đưa lại
nguồn thu nhập cao cho nông dân. Ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) từ 1991
tới nay, nghề trồng và chế biến cói được phục hồi và phát triển, sản xuất 1
ha cói đưa lại giá trị gấp 2 - 3 lần so với 1 ha lúa, nếu qua chế biến giá trị
này có thể gấp 5 lần, nếu chế biến và xuất khẩu giá trị kinh t
ế bằng 7 ha lúa,
hàng năm cói chỉ được xuất khẩu sang Trung Quốc, cói đan xuất sang Hàn
Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, chiếm 70% giá trị xuất khẩu của huyện. Năm

2007 giá trị hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cói đạt 133 tỷ đồng và
trung bình 5 năm trở lại đây đạt 108 tỷ đồng [10]. Trong khi đó, để đầu tư
cho 1 ha cói năm đầu mất khoảng 11 - 12 triệu (giống: 3 triệu/ha, làm
đất:
0,8 triệu/ha, phân bón: 5 triệu/ha, chăm sóc: 2,5 triệu/ha) nhưng sau đó
không phải đầu tư về giống và làm đất mà vẫn cho thu hoạch từ 3 - 5 năm
tiếp theo. Như vậy đầu tư chi phí cho cây cói thấp (7 triệu/ha/năm) trong khi
chi phí cho lúa mất 11,5 triệu, cho nuôi trồng thủy sản 24 triệu/ha. Do vậy
các hộ nông dân đều có điều kiện tham gia vào ngành sản xuất cói và đem
lại hiệu quả kinh tế cao [7], [21].

23
Cây cói là cây xóa đói giảm nghèo và giải quyết lực lượng lao động
nông nhàn cho vùng ven biển của nước ta. Người nghèo có điều kiện tham
gia nhiều vào việc trồng vùng nguyên liệu cũng như tham gia vào quá trình
sơ chế nguyên liệu cói. Bên cạnh đó, các hộ trồng cói có thể tổ chức sản
xuất tại gia đình và thường được tiến hành trong lúc nông nhàn, độ tuổi lao
động khá rộng từ 10 - 60 tuổi có thể tham gia sản xuất. Không kể gi
ới tính
nam hay nữ, trình độ cao hay trình độ thấp cũng có thể tham gia sản xuất
đem lại thu nhập bình quân từ 271.000 - 304.000 đồng/tháng, thu nhập này
cao hơn nhiều so với thu nhập từ nghề nông.
Theo kết quả điều tra của Bộ NN & PTNT cùng JICA (2004), hiện
nay cả nước có 39 tỉnh có nghề dệt cói với 281 làng nghề, chiếm 9,5% số
làng nghề trong cả nước. Số lượng lao động tham gia các làng nghề này lên
tới 233.000 người chiếm 17,3%. Như
vậy nghề trồng và chế biến cói đã giải
quyết một lượng lớn lao động ở nông thôn [17], [19].
Cây cói còn có vai trò to lớn trong ngành Y dược và chế biến thuốc
chăm sóc sức khỏe cho con người. Theo Gs. Đỗ Tất Lợi (1977) [11], bài

thuốc có củ cói dùng chữa trẻ em gầy yếu như sau: Củ cói sao vàng (40g),
vỏ chuối tiêu chín còn tươi (240g), bột thịt cóc (40g), sấy khô và tán nhỏ củ
cói và vỏ chuối thành bột, trộn đều với b
ột thịt cóc thêm mạch nha vào làm
thành viên. Mỗi viên 4g, ngày cho ăn 2 - 4 viên chia làm 2 lần. Bài thuốc
thứ hai, dùng củ cói (thân rễ) dùng để chữa bí tiểu tiện, thủy thũng, tích
bụng báng, đau bụng, tiêu hóa kém, ngày dùng 10 - 20 g dưới dạng thuốc
sắc [11], [51].
1.2.2.3. Đa dạng sinh học cây cói trước sự biến đổi khí hậu ở Việt nam
Cây cói là thực vật một lá mầm (Monocotyledones hay Liliopsida) bao
gồm cả cây trồng và cây hoang dại thuộc chi cói (Cyperus), họ cói
(Cyperaceae) trong bộ hòa thảo (Poales). H
ọ cói có khoảng 70 chi với

24
khoảng 4.000 loài phân bố rộng rãi khắp nơi ở các nước nhiệt đới châu Á và
Nam Mỹ, mọc ở hầu hết các vùng đất ẩm ướt, vùng đất phù sa bồi đắp gần
các cửa sông ven biển. Tại Việt Nam hiện biết họ cói lác có 28 chi với gần
400 loài chiếm khá nhiều trong các loài cỏ thường gặp. Việc phân biệt loài
này có rất nhiều khó khăn bởi vì nó rất giống nhau và các tài liệu mô tả cũng
không đồ
ng nhất [12].
Theo từ điển bách khoa nông nghiệp [45], hiện nay đã mô tả được
khoảng 45 loài thuộc 8 chi của họ cói, trong đó có loài cói trồng là Cyperus
malaccensis Lamk. và một số loài cói dại có quan hệ gần gũi với nó là cói
bàn tay, lác tía, C. digita Rox; cói đất chua C. halpan L.; cói bông lách U
dư thưa C. distans L.; cú rận, cói gạo, C. iria L.; lác giấy, C. papyrus L. Tuy
nhiên có 4 loài cói dại mọc rất phổ biến là: 1) Củ gấu (Cyperus rotundus L.)
cây cỏ nhỏ có thân rễ hình củ màu nâu đ
en, đây là loài cỏ dại ăn hại đất

vườn, nhưng củ của nó được dùng làm thuốc chữa bệnh phụ nữ tốt. 2) Cỏ
năn đốt (Eleocharis equsetina Perl.): thân tròn, có ngấn, cụm hoa hình tháp
bút ở ngọn. Thường gặp ở các ruộng chua hoặc bãi lầy; 3) Cỏ đầu ruồi
(Fimbristylis monostachya Hassk. Ex L.): thân khí sinh cứng, mọc thành búi
ở đất chua, trảng cỏ ven đường. 4) Cỏ bạc đầu (Kyllinga brevifolia Rottb):
cụm hoa hình đầ
u, màu trắng, thường mọc ở các bãi cỏ, bờ ruộng, lề đường.
Theo danh lục các loài thực vật ở Việt Nam [4], thì Chi Cyperus L. ở
Việt Nam có 61 loài, phân bố khắp cả nước từ miền núi cao, đồng bằng cho
đến ven biển, các loài cói này đều được nhân dân ta biết và đã sử dụng hàng
ngàn năm về trước.
Sự bảo tồn và phát triển nguồn gen cây cói ở nước ta đã và đang là
thách thức với các nhà khoa họ
c. Nhưng với sự phong phú và đa dạng nguồn
gen các cây trồng hoang dại có tính chống chịu cao với các điều kiện bất

25
thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thì tiềm năng sử dụng cây cói phục vụ
phát triển kinh tế xã hội của dân cư các vùng ven biển rất lớn nếu biết khai
thác và sử dụng có hiệu quả. Như vậy có thể khẳng định rằng họ cói trong
đó có chi Cyperus ở Việt Nam là nguồn tài nguyên di truyền quý giá để khai
thác cho các mục đích sử dụng trước sự biến đổ
i khí hậu (hạn hán, xâm nhập
mặn) đang xảy ra rất khốc liệt ở các tỉnh Bắc và Nam Trung Bộ [23], [57].
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.3.1.1. Các nghiên cứu về cây cói
Cây cói là cây trồng sống chủ yếu ở những vùng ẩm ướt trên thế giới
và yêu cầu về điều kiện nhiệt độ trên 12
o

C, chế độ mặn 0,15%, loại đất thịt
có tầng canh tác dầy trên 40cm, do đó cói chỉ có thể trồng được ở một số
vùng nhất định, đảm bảo những yếu tố thích nghi. Vì những lý do trên, mà
các nghiên cứu về cây cói nói chung và sâu bệnh hại cói nói riêng của luận
văn này thu được trên thế giới là rất hạn chế. Do đó, để có cơ sở nghiên cứu
cho đề tài, chúng tôi phải tìm hiểu các công trình nghiên cứu về bọ
voi voi
hại các cây trồng khác ở trong nước và trên thế giới.
1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu về bọ vòi voi
Họ vòi voi (Curculionidae) là họ lớn nhất thuộc bộ cánh cứng, có
khoảng trên 3.600 giống với hơn 41.000 loài. Các tác giả cũng cho biết hầu
hết họ này ăn thực vật ở cả pha trưởng thành và pha ấu trùng. Trưởng thành
ăn những phần còn non, ấu trùng thì phá hoại rễ, hoa, quả Ký chủ của vòi
voi rất rộng, chúng gây hại hầu h
ết các cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp,
cây thuốc và cây ăn quả. Triệu chứng gây hại của họ vòi voi thường là ăn
khuyết lá, ăn mầm, đục thân cành, đục hoa, đục quả và hạt giống [64], [67].

×