Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 25 trang )

SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ:
Nơi công tác:
Ngày 9 tháng 03 năm 2015
- 1 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG

Tên SKKN, tên tác giả, môn,
đơn vị đang công tác
Trang bìa
Tên SKKN, tên tác giả, môn,
đơn vị đang công tác
Trang 1
Mục lục Trang 2
Phần I: Thực trạng Trang 3,4
Phần II: Giải pháp
Trang 5, 6,7,8,9,10,11,12,
13,14,15,16,17,18,19
Phần III: Kết luận


Trang 20, 21, 22, 23
Nhận xét đánh giá của hội đồng
khoa học các cấp
Trang 24, 25
giả và
- 2 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
PHẦN I: THỰC TRẠNG
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con
người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con
người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Môi trường gắn liền với con người, những yếu tố của môi trường ảnh hưởng trực
tiếp, gián tiếp đến sức khoẻ, sự phát triển của giống nòi. Nhưng hiện nay môi
trường đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố
mang tính chất tự nhiên như là đất, nước, không khí, hệ động thực vật. Môi
trường ngày càng suy thoái và có những biến động cực kì phức tạp như: hạn
hán, lũ lụt, sạt lở đất, xâm thực của thuỷ triều, sóng thần, động đất, Tình trạng
môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia cũng
như trên toàn cầu. Chưa bao giờ môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng như bây
giờ, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng hổi trên toàn cầu.
Ở Việt Nam trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập
trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc
gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Môi
trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đó là các ô
nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn Những
năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước
không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô
cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất

kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống
kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng
nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc
hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Vấn đề này
ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự
tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Theo Nghị quyết số 41 của trung
ương ngày 15-11 – 2004 của bộ chính trị về môi trường trong thời kỳ công
- 3 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã chỉ rõ: Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng tới
hình thành môn học chính khoá đối với cấp học phổ thông. Xuất phát từ quan
điểm chỉ đạo trên, giáo dục bảo vệ môi trường được Bộ Giáo Dục Đào tạo đã ra
chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường xác định nhiệm
vụ trọng tâm từ nay đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh
kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp
trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khoá, xây dựng mô hình
nhà trường xanh-sạch-đẹp phù hợp với các vùng, miền.
Thực tế tại địa phương tôi nhận thấy ý thức của người dân nói chung và
học sinh trường THCS Tam Hưng nói riêng về bảo vệ môi trường chưa cao,
chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường chung. Bên cạnh
sự ảnh hưởng của lượng khí thải, rác thải từ các nhà máy, tình trạng vứt rác bừa
bãi trên sân trường, ao, hồ, kênh, mương vẫn phổ biến rộng rãi trong người dân
và học sinh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan, cũng như ảnh

hưởng đến sức khoẻ người dân nói chung và học sinh nói riêng.
Hiện nay ở cấp học trung học cơ sở giáo dục bảo vệ môi trường chưa phải
là môn học chính khoá; Đặc biệt môn Hóa học chưa có chương trình tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường. Trong công tác giảng dạy nhiều giáo viên chưa chú
ý tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong tiết dạy, thậm chí bản thân còn không
xử lí hóa chất trước khi thải ra ngoài môi trường Vì vậy kiến thức về môi
trường, bảo vệ môi trường trong học sinh còn hạn chế, các em chưa thực sự hiểu
hết được những tác hại khôn lường mà từ việc ô nhiễm môi trường gây ra.
Xuất phát từ thực tế đó, bám sát vào chương trình dạy học, tôi nhận
thấy: Môn Hóa học ở trường trung học cơ sở có khả năng tích hợp các nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường bởi lẽ Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự
biến đổi và ứng dụng của chúng. Thông qua giảng dạy môn Hóa học, giáo viên
có thể cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, sự ô nhiễm
môi trường… tăng cường sự hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa con
người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở
học sinh ý thức và đạo đức mới đối với môi trường từ đó có thái độ và hành
động đúng đắn để bảo vệ môi trường.
- 4 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
PHẦN II. GIẢI PHÁP
Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gần một triệu
giáo viên, cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy. Việc trang bị các kiến thức về môi
trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho số đối tượng này là cách nhanh nhất làm
cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môi trường. Đây cũng chính là lực
lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường
cho gia đình và cộng đồng dân cư của khắp các địa phương cả nước.
Để góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường
trong toàn xã hội, giáo viên phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức

tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường. Các em phải
hiểu ô nhiễm môi trường là làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường, làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đặc tính vật lí,
hóa học, sinh học… của bất kì thành phần nào trong môi trường. Chất gây ô
nhiễm chính là nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại hoặc có tiềm ẩn
nguy cơ gây độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe con người và sinh vật trong môi
trường. Từ đó ý thức được rằng giữ gìn bảo vệ môi trường sống phải từ các hoạt
động bình thường, ngay trong lớp học, giờ chơi, lúc nghỉ ngơi, sinh hoạt trong
gia đình, nơi công cộng, xa hơn nữa lúc làm việc trên đồng ruộng, trồng rừng,
trong nhà máy công sở và có khả năng cải tạo môi trường xung quanh bằng
những việc làm đơn giản mà hiệu quả, cũng có thể nảy sinh những ý tưởng mới
mẻ về bảo vệ môi trường trong học sinh. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh thông qua một số bài dạy trong môn Hóa học là việc làm có tác
dụng rộng lớn, sâu sắc và bền vững. Muốn thực hiện được điều đó giáo viên
nên sử dụng ba giải pháp lớn sau:
1. Giải pháp thứ nhất là khâu lựa chọn nội dung tích hợp:
Giáo viên cần xác định nội dung kiến thức bảo vệ môi trường mục tiêu
tích hợp, địa chỉ tích hợp vào bài giảng sao cho hợp lí, hài hòa, thống nhất bởi
kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không phải muốn đưa vào bài học nào
cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan với vấn đề
môi trường mới có thể tích hợp được. Dưới đây là nội dung chương trình tích
hợp mà bản thân tôi đã lựa chọn vận dụng vào giảng dạy:
- 5 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
- 6 -
Môn Bài Tên bài Nội dung giáo dục
1
Mở đầu môn

hóa học
- Sản xuất và sử dụng một số hóa chất
như phân bón, thuốc trừ sâu cũng có
thể gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh
hưởng đến sức khỏe.
2 Chất
- HS biết cách sử dụng chất thích hợp,
tránh gây hại cho người và gây ô
nhiễm môi trường.
4
Nguyên tử
- Tác hại của chất phóng xạ với cơ thể
con người và các sinh vật khác.
7
Bài thực hành 2
Sự lan tỏa của chất
- Ý thức không đổ hóa chất bừa bãi
gây hại môi trường.
12 Sự biến đổi chất
- Trong tự nhiên, dưới tác động của
con người một số chất bị biến đổi gây
tác hại tới môi trường và con người.
13 Phản ứng hóa học
- Trong đời sống, trong công nghiệp
khi sử dụng các phản ứng hóa học để
sản xuất một số chất đôi khi tạo ra cả
những sản phẩm không mong muốn
gây ô nhiễm môi trường.
24 Tính chất của oxi
- Vai trò của oxi trong quá trình hô

hấp, sự sống của con người và môi
trường.
- Khí oxi phản ứng với một số chất
khác tạo ra một số chất gây hại cho
môi trường, gây độc cho cơ thể người
như CO, SO
2
.
25
Sự oxi hóa- Phản
ứng hóa hợp-
Ứng dụng của oxi
- Tạo môi trường không khí trong
sạch bằng cách tạo ra nhiều khí oxi-
trồng nhiều cây xanh.
28
Không khí sự cháy
- Ô nhiễm không khí, ảnh hưởng của
ô nhiễm không khí đến sức khỏe con
người.
36
Nước
- Ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng
của ô nhiễm nước đến sức khỏe con
người. Biện pháp bảo vệ môi trường
nước.
2
Một số oxit quan
trọng
-Tiết 1: CaO có vai trò quan trọng

trong việc cải tạo môi trường, trung
hòa axit dư,
- Tiết 2: Ô nhiễm không khí, tạo ra
mưa axit.
4 Một số axit quan
- Mưa axit, ô nhiễm nguồn nước,
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
2. Giải pháp thứ hai là khâu chuẩn bị, sử dụng các thiết bị, đồ dùng:
Ai cũng biết 60% chất lượng giờ dạy phụ thuộc vào khâu chuẩn bị, chỉ có
40% thuộc kinh nghiệm và tài năng sư phạm của từng người. Thiết bị đồ dùng
dạy học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảng dạy, nhất là giảng dạy bộ
môn Hoá học trong các nhà trường phổ thông. Có thể nói rằng các thiết bị, đồ
dùng dạy học là một bộ phận cấu thành, không thể thiếu được trong cách tổ chức
dạy học. Thiết bị dạy học vừa là công cụ, là phương tiện, vừa là đối tượng của
nhận thức. Nó là thành tố không thể thiếu được của quá trình sư phạm, nó góp
phần quyết định đến chất lượng giờ dạy. Giáo viên nên sử dụng máy chiếu để
khai thác các tư liệu về môi trường. Quan trọng nhất là giáo viên phải biết chọn
lựa các tranh ảnh, clip, phóng sự có nội dung giáo dục môi trường sinh động
phong phú về số lượng, hình ảnh âm thanh tốt sẽ có tác dụng gây ấn tượng sâu
sắc nhất cho học sinh.
3. Giải pháp thứ ba là phương pháp tích hợp:
Vấn đề quyết định chất lượng hiệu quả giờ dạy đó là cách dạy. Bác Hồ
nói: “Dạy học phải nhẹ nhàng, cởi mở, vui vẻ động viên, thuyết phục bằng tình
cảm, bằng tài trí chuyên môn của mình”. Hiện nay người ta nói nhiều tới yêu
cầu 4 T đối với người giáo viên đó là Tầm – Tâm – Tài – Trí. Trước hết người
thầy giáo phải có cái “tầm”, đó là tầm hiểu biết đối với chương trình và nội dung
sách giáo khoa. Tầm hiểu biết về vấn đề ô nhiễm hiện nay. Học sinh sẽ rất ngạc
nhiên, hứng thú và khâm phục sự hiểu biết của thầy. Cái “Tâm” của người thầy

chính là tâm hồn trong sáng cao đẹp, là lòng thương yêu thông cảm, là trách
nhiệm, là sự tận tình với học sinh thông qua sự toàn tâm toàn ý với bài giảng.
Hiện nay, một số người trong một số môn coi công việc giảng dạy như một công
việc kiếm sống thường nhật cốt hoàn thành khối lượng công việc để không vi
phạm, không bị lãnh đạo chê trách chứ không gửi gắm tâm hồn tình cảm mình
vào công việc. Vì vậy nhiều tiết dạy khô cứng, không khí làm việc căng thẳng
giữa thầy và trò. Còn “tài” và “trí” là tài năng trí tuệ. Đó là 2 yêu cầu không thể
thiếu đối với người dạy học. Đó là năng lực về nghiệp vụ sư phạm, năng lực cá
biệt hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức bài giảng; là năng lực xử lý các
tình huống sư phạm muôn màu muôn vẻ nảy sinh trong quá trình giảng dạy.
Tùy điều kiện từng bài giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp sau
để tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong phạm vi một tiết học:
phương pháp giảng dạy dùng lời (minh họa, giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu);
- 7 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
Phương pháp thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp sử dụng các thí
nghiệm, các tài liệu trực quan trong giờ dạy; Phương pháp khai thác các kiến
thức về giáo dục bảo vệ môi trường từ những bài thực hành thí nghiệm trong
phòng thí nghiệm, thậm chí từ những bài kiểm tra thường xuyên và định kì.
Giáo viên có thể sử dụng các hình thức lồng ghép: lồng ghép toàn phần, lồng
ghép một hoặc nhiều bộ phận, lồng ghép liên hệ mở rộng bài học. Tùy thuộc
điều kiện, mục tiêu bài học, cấu trúc nội dung bài học để có thể lựa chọn hình
thức lồng ghép phù hợp đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
Tôi thiết nghĩ với sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp trên thì việc tích
hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường với nội dung bài dạy sẽ thành công.
Và còn giúp bài dạy trở nên sinh động, ấn tượng và tạo hứng thú cho việc học
tập của học sinh hơn.
Trong bài viết này, tôi xin trình bày một số ví dụ về bài dạy mà bản thân

tôi đã áp dụng tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
BÀI 28: KHÔNG KHÍ SỰ CHÁY
- Giáo viên chọn nội dung tích hợp: thế nào là ô nhiễm không khí, nguyên nhân,
ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người, biện pháp bảo vệ
không khí trong lành tránh ô nhiễm vào phần 3 tiết 1 của bài.
- Giáo viên chuẩn bị trước một clip có nội dung về nguyên nhân, thực trạng ô
nhiễm, tác hại của ô nhiễm không khí. Giáo viên sử dụng phương tiện là máy
chiếu.
- Phương pháp sử dụng:
+ Giáo viên chiếu clip:
( Một số hình ảnh sau được cắt ra từ clip)

- 8 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC




- 9 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC

- 10 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
Phần lời dẫn của clip: “Trong một công bố mới đây, Tổ chức Y tế thế giới WHO

ước tính, năm 2012 có tới 7 triệu ca tử vong liên quan tới ô nhiễm không khí
trên toàn cầu. Trong đó, 3,3 triệu ca tử vong bắt nguồn từ ô nhiễm trong nhà,
còn ô nhiễm ngoài trời cướp đi 2,6 triệu sinh mạng, tập trung tại các quốc gia
có thu nhập thấp và trung bình ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. WHO
xác nhận không khí ô nhiễm đang trở thành nguy cơ môi trường lớn nhất đe dọa
sức khỏe toàn cầu khi dẫn ra thống kê, cứ 8 ca tử vong thì có một ca liên quan
tới vấn đề ô nhiễm. Tiến sĩ Maria Neira từ WHO cho biết, rủi ro từ ô nhiễm
không khí đã vượt xa hiểu biết của chúng ta nghĩ tới trước đây, đặc biệt là đối
với các bệnh tim mạch và đột qụy. Theo bà, bằng chứng này báo hiệu sự cấp
thiết phải có hành động phối hợp để làm trong sạch môi trường mà chúng ta hít
thở hàng ngày, giảm thiểu ô nhiễm không khí có thể cứu hàng triệu sinh mạng
mỗi năm"
+ Học sinh quan sát, lắng nghe thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Câu hỏi 1: Thế nào là ô nhiễm không khí? Hậu quả của ô nhiễm không
khí?
- Câu hỏi 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
- Câu hỏi 3: Các biện pháp bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm
+ Học sinh các nhóm báo cáo, bổ sung nêu bật được:
* Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không
khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa
mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và
sinh vật.
* Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:
1. Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng.
2. Công nghiệp: Quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra:
CO
2
, CO, SO
2
, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất

thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay
hơi, bụi.
3. Giao thông vận tải: Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt
nhiên liệu động cơ: CO, CO
2
, SO
2
, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di
chuyển.
4. Sinh hoạt: chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu.
* Biện pháp bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm : Bảo vệ rừng,
trồng rừng, trồng nhiều cây xanh: cản bụi, điều hòa thành phần không khí; Sử
- 11 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
dụng các nguồn năng lượng tự nhiên; Tuyên truyền cho mọi người cùng có ý
thức bảo vệ bầu không khí
+ Giáo viên nhận xét bổ sung.
BÀI 36: NƯỚC
- Giáo viên chọn nội dung tích hợp: thế nào là ô nhiễm nguồn nước, nguyên
nhân, ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe con người, biện pháp
bảo vệ nguồn nước.
- Muốn tích hợp tốt nội dung giáo dục môi trường thông qua bài này: GV nên
chuẩn bị trước một clip có nội dung về nguyên nhân, thực trạng ô nhiễm. Giáo
viên sử dụng phương tiện là máy chiếu.
- Sau khi học sinh học xong phần II - Tính chất của nước, Học sinh nêu được vai
trò của nước trong đời sống và sản xuất, giáo viên chiếu clip:
(Hình sau được cắt ra từ clip).



+ HS xem clip.
+ HS thảo luận nhóm tìm: nguyên nhân, hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước
hiện nay và đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm.
+ Học sinh báo cáo, bổ sung cho nhau.
* Một số nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước:
1. Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người.
- Rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua xử
lý.
- 12 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
- Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con
người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt
nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn…
- Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, san ruộng cất nhà
làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất và còn gây ngập lụt, lở đất.
2. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp
- Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý
thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ
thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào
đất dễ gây ô nhiễm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm.
- Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt sông rạch đã
làm ô nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự
khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt.
- Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây
nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu …
- Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các
loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội

đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.
- Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất
thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.
3. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ
- Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô
lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản
xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng
khác nhau tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật
độ khai thác nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt
nguồn nước và sụp lún đất.
- Các chất thải công nghiệp như khói, bụi…tạo nên mưa axít không những làm
thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường
sinh thái.
- Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa
được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Thậm
chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc
- 13 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng
nước dưới đất.
4. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác:
- Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các
vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu
thoát của dòng nước.
- Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch
nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch.
- Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các
tàu bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển.

- Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng
bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng.
*Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước:
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và
mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư…
ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc
nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô
nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các
hộ nuôi trồng thủy sản
* Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước:
- Sử dụng hợp lý nguồn nước.
- Sử dụng tiết kiệm nước.
- Vệ sinh môi trường: không được vứt rác bừa bãi nhất là ra ao, hồ, sông, suối,
nên thu gom và phân loại rác thải. Không nên rửa rau, vo gạo, tắm giặt trong ao,
hồ. Thường xuyên vệ sinh nhà ở, vệ sinh chuồng trại, khu dân cư, thu gom và xử
lý phân, nước tiểu, diệt ruồi, muỗi, gián, chuột ở nhà cũng như nơi công cộng.
Không được đập phá đường ống dẫn nước tránh các tác nhân gây bệnh xâm
nhập vào nước sinh hoạt.
- Vệ sinh thân thể: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh,
thường xuyên vệ sinh cá nhân. Đây là một việc làm đơn giản nhưng nếu các bạn
thực hiện một cách nghiêm túc cũng góp phần phòng được ô nhiễm nguồn
nước.
- 14 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
- Phát hiện và mạnh dạn tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong sử dụng và
bảo vệ tài nguyên. Tham gia các phong trào kêu gọi toàn dân hành động vì mục
đích bảo vệ tài nguyên và môi trường.
+ GV nhận xét bổ sung.

BÀI 28: CÁC OXIT CỦA CACBON
- Giáo viên chọn nội dung tích hợp: - Hiệu ứng nhà kính; ô nhiễm môi trường do
dùng than để đun nấu, nhiệt điện.
- Giáo viên chuẩn bị trước các tranh ảnh và sử dụng máy chiếu.
- Nội dung kiến thức bài này khá dài nên sau khi học xong, giáo viên trình chiếu
tranh ảnh và giới thiệu: " Theo tổng cục môi trường: Khí CO
2
gây hiệu ứng nhà
kính;Nhiệt độ Trái Đất tăng lên làm băng ở 2 cực tan, nước biển dâng cao từ
0.2 - 0.9m sẽ làm ngập chìm những vùng đất thấp ở ven biển, nhấn chìm một số
đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. Tình trạng sa mạc hóa, hán hán và lũ lụt sẽ xảy ra
trên diện rộng làm diện tích đất trồng bị thu hẹp, mùa màng thất bát. Tình trạng
thiếu nước ngọt sẽ diễn ra mạnh ở một số khu vực như Trung Á, Trung Đông,
Châu phi, Ô-Xtrâylia Hiện nay diện tích băng ở Bắc Cực đã giảm từ 15% -
20% (trong vòng 30 năm qua) và có thể bị biến mất vào mùa hè cuối của thế kỉ
này. Điều này khiến mực nước toàn cầu sẽ dâng lên 10cm, ảnh hưởng đến cuộc
sống của khoảng 4 triệu người. Xóa sổ ít nhất 226 loài chim, trên 40% loài cá ở
châu Âu có thể bị đe dọa. Gấu Bắc Cực có thể bị xóa sổ vào năm 2100. Sự gia
tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt
của môi trường trái đất:
- Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như
vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng
bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển.
- Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của
các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ
thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu
diệt.
- Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay
đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- 15 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
- Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan
tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm".


- HS quan sát và lắng nghe.
- Giáo viên vấn đáp:
? Các em đã biết tác hại của hiệu ứng nhà kính, vậy làm thế nào để hạn chế hiện
tượng này?
- 16 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
- Học sinh báo cáo: hạn chế thải khí CO
2
, bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng nhiều
cây xanh
BÀI 28: NHÔM
- Giáo viên chọn nội dung tích hợp: giáo dục học sinh có thái độ yêu quê hương
đất nước với những nguồn tài nguyên và bức xúc trước hiện trạng khai thác bừa
bãi gây ô nhiễm môi trường của một số nhà máy, xí nghiệp từ đó có ý thức bảo
vệ tuyên truyền cho những người xung quanh trách nhiệm bảo vệ môi trường.
- Giáo viên sử dụng máy chiếu.
- Nội dung kiến thức bài này khá dài nên sau khi học xong, giáo viên trình chiếu
tranh ảnh và giới thiệu.
- Giáo viên chọn chiếu hình ảnh sau:


Nhà máy bô-xít Tân Rai đã hoạt động từ cuối năm 2012 và cho ra những mẻ Alumin đầu tiên. Việc khai thác
và xử lý quặng bô-xít đồng nghĩa với việc thải bùn đỏ ra môi trường hồ chứa.
- 17 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
Những nương chè, cà phê xanh tốt nay nhường chỗ cho khai thác bô-xít.
Với giá bán hiện nay là 340 USD/tấn, 6 tấn bô-xít mới bằng 1 tấn cà phê.
- Học sinh quan sát.
- Sau đó giáo viên vấn đáp:
- Cảm nghĩ của em thế nào trước những hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra
môi trường?
- Em cần làm gì để ngăn chặn những hành vi này?
BÀI 41- NHIÊN LIỆU
GV có thể tổ chức dạy dưới dạng hội thảo lồng ghép toàn bộ vào nội dung
bài dạy.
- Tiết học trước giáo viên giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh cả lớp tìm hiểu trước
về các nguồn nhiên liệu, những vấn đề về ô nhiễm do khai thác sử dụng nhiên
liệu không đúng cách; hậu quả của việc nhà máy nhiệt điện thải khí bụi ra môi
trường không qua hệ thống lọc đề xuất biện pháp khắc phục.
- Các nhóm sưu tầm tranh ảnh về nhiên liệu hoặc phóng sự và viết báo cáo
chuyên đề của tổ mình dưới dạng giáo án điện tử ( Vì khá nhiều học sinh giỏi
môn tin học)
- Đại diện các tổ báo cáo bằng việc lên tự giới thiệu trình chiếu kết quả sưu tầm
của nhóm mình.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh thảo luận bổ xung cho nhau.
- Sau đó giáo viên tổng kết nhận xét học sinh chốt lại.
- Lưu ý giáo viên vẫn phải chuẩn bị dự phòng một clíp với nội dung như đã yêu
cầu HS chuẩn bị vì nếu HS chuẩn bị không chu đáo giáo viên sẽ trình chiếu.

(Hình sau được cắt ra từ clip).
- 18 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC


PHẦN III. KẾT LUẬN
Sáng kiến trên áp dụng thực hiện cho học sinh trường THCS Tam Hưng
năm học 2012- 2013; 2013-2014, đã được rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
Giáo viên đã tiến hành khảo sát trong học sinh thông qua những bài kiểm tra,
qua những hoạt động thường ngày của các em ở tại lớp, tại trường, gia đình qua
kênh thông tin phụ huynh Và qua kết quả làm phiếu thăm dò của học sinh như
sau:
Câu 1. Sau thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí SO
2
trong giờ thực
hành, cần phải khử khí độc này bằng chất nào sau đây để không làm ô nhiễm
môi trường?
A. Nước
B. Dung dịch muối ăn
C. Axit clohiđric
D. Nước vôi
Câu 2. Để loại khí Clo dư sau thí nghiệm với khí Clo nên dùng:
A. Dung dịch NaCl
B. Nước nguyên chất
C. Dung dịch kiềm dư
D. Dung dịch AgNO
3
Câu 3. Sau khi làm thí nghiệm, em xử lí hóa chất còn dư trong các ống nghiệm

như thế nào?
A. Đổ trực tiếp ra rãnh nước
B. Đổ vào lọ hóa chất
- 19 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
C. Đổ vào nước vôi trước khi đổ ra rãnh nước
D. Đổ ra vườn trường
Câu 4. Thực trạng môi trường nước, không khí nơi em đang sinh sống như thế
nào?
A. Trong sạch
B. Bình thường
C. Ô nhiễm
D. Ô nhiễm nghiêm trọng
Câu 5. Trước hành vi vứt rác bừa bãi, phá rừng, em xử sự như thế nào?
A. Đồng tình
B. Không làm gì
C.Thẳng thắn góp ý
D.Tố cáo với chính quyền
Câu 6. Thái độ của em với việc học tập môn hóa học:
A. Không thích
B. Bình thường
C. Yêu thích
D. Say mê
Kết quả điều tra cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt với học sinh
trường THCS Tam Hưng so với những năm học chưa áp dụng sáng kiến: số
lượng các em có thái độ kiên quyết với việc bảo vệ môi trường, số lượng các em
yêu thích say mê học tập môn Hóa học tăng lên rất nhiều; Các em đã tích lũy
được nhiều hơn về mặt kiến thức, kĩ năng, phẩm chất cụ thể:

Về mặt kiến thức: Học sinh biết được các nội dung kiến về môi trường
như: Thành phần môi trường, ô nhiễm và suy thoái môi trường Vị trí, vai trò,
mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.
Kỹ năng: Học sinh biết thu thập thông tin phán đoán, đánh giá hiện trạng
môi trường: Sạch hay không sạch ô nhiễm hay không ô nhiễm; Kỹ năng thực
hiện một số hành động trong trường học: giữ ghìn vệ sinh lớp học, sân trường,
biết gom rác bỏ vào thùng, đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh, lau bảng bằng khăn
ẩm, đặc biệt biết xử lí hóa chất đúng cách; Kỹ năng tuyên truyền cho những
người khác bảo vệ môi trường.
- 20 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
Về phẩm chất: Từ chỗ nắm vững kiến thức môi trường các em chuyển
thành thái độ biết cách cư xử với môi trường, bức xúc với những hành vi gây ô
nhiễm môi trường. Có ý thức bảo vệ giữ gìn tài nguyên môi trường, biết yêu
quý, chăm sóc bảo vệ cây cối trong sân trường, không bẻ cành vặt lá. Biết bảo
vệ các sinh vật trong hệ sinh thái, các địa danh thắng cảnh của quê hương đất
nước. Học sinh có những hiểu biết về khoa học, về thế giới sống, kể cả con
người trong mối quan hệ với môi trường, có tác dụng tích cực trong việc giáo
dục thế giới quan nhân sinh quan khoa học, hình thành cho các em có những
kiến thức về môi trường, mối quan hệ con người và môi trường, tài nguyên và
môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường. Có thái độ, có ý thức, có
hành động bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, có tình
cảm yêu quý thiên nhiên, đất nước tôn trọng những vẻ đẹp thiên nhiên, di sản
văn hoá, có thái độ thân thiện với môi trường có biện pháp khôi phục môi
trường, bảo vệ thiên nhiên để phát triển bền vững
Đặc biệt hơn học sinh không những có những nhận thức, hành vi đúng
đắn về môi trường mà còn yêu thích hứng thú say mê với việc học tập bộ môn
Hoá học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy:

- Số lượng học sinh đăng kí tham gia thi học sinh giỏi môn Hóa tăng nhiều và
đều đạt kết quả tương đối cao trong các kì thi:
Năm học Môn
Hóa học
Học sinh giỏi
cấp huyện
Học sinh giỏi
cấp thành phố
2012-2013 8 04
9 05 02
2013- 2014 8 05
9 06 02
- Chất lượng đại trà:
Năm học Khối/ số
HS
Số HS yếu/
tỉ lệ %
Số HS TB/
tỉ lệ %
Số HS khá/
tỉ lệ %
Số HS giỏi/ tỉ
lệ %
2012-2013 Khối 8
78 HS
02
2,56%
29
37,18%
21

26,93%
26
33,33%
Khối 9
63HS
00
0%
20
31,75%
21
33,33%
22
34,92%
2013- 2014 Khối 8
87HS
01
1,15%
25
28,74%
33
37,93%
28
32,18%
Khối 9
76HS
01
1,32%
27
35,53%
20

26,32%
28
36,84%
- 21 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
Để nâng cao hiệu quả của việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào
giảng dạy mỗi giáo viên cần cố gắng bằng tất cả tâm huyết nỗ lực của người
thầy, bằng những cố gắng không mệt mỏi của bản thân. Mỗi giáo viên phải chịu
khó sưu tầm tư liệu về môi trường tìm tòi các biện pháp thích hợp, sáng tạo
trong tổ chức các hoạt động dạy học; Tích cực sử dụng các phương tiện trực
quan sẽ giúp tiết học sinh động và ấn tượng với học sinh hơn, các em tiếp thu
một cách nhẹ nhàng, hào hứng hơn và giúp nâng cao được cả chất lượng chung
trong công tác giảng dạy. Ngoài ra giáo viên có thể phối hợp với các giáo viên
bộ môn khác bởi không chỉ riêng ở bộ môn hóa học mà còn có các bộ môn khác
như: Sinh học, Vật lí, Ngữ văn, Mĩ thuật, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp
cũng khai thác được nội dung bảo vệ môi trường. Từ đó các em có ý thức hơn
trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường học, khu dân cư,
đường phố Có thái độ, hành vi ứng xử thân thiện với môi trường.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi
quốc gia và toàn cầu. Bảo vệ môi trường không chỉ là giải pháp trước mắt mà
mỗi hành động có ích sẽ tích lũy thành giải pháp hoàn chỉnh. Hàng ngày, mỗi
chúng ta đều có những hành động để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trường,
lớp, nơi công cộng và tiêu dùng tiết kiệm đó chính là lúc chúng ta đóng góp một
phần vào việc cứu nguy cho Trái đất – Ngôi nhà chung của mọi người hôm nay
và cho thế hệ tương lai bởi một sự thật không thể bác bỏ là sẽ không bao giờ có
cuộc sống thật sự tốt đẹp, một đường phố đẹp và thậm chí là cả một thành phố
được xem là đẹp sẽ trở nên vô nghĩa nếu sự nghiệp bảo vệ môi trường sống bị
lảng tránh. Mọi người hãy chung tay, đồng lòng, để giữ gìn, bảo vệ môi trường

sống – món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Sự nghiệp bảo vệ
môi trường không chỉ để cho hiện tại mà còn cho thế hệ mai sau.

Tam Hưng, ngày 9/03/2015
Người viết
CHU THỊ NHUNG
- 22 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
SKKN "tích hợp nội dung giáo dục môi trường thông qua giảng dạy môn Hóa học"
I. TRƯỜNG THCS TAM HƯNG










II. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THỦY NGUYÊN





















III. SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
- 23 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC



































- 24 -
SKKN:

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC





.
- 25 -

×