Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh thông qua giảng dạy môn sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.62 KB, 22 trang )

THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DẦU GIÂY

Mã số: ……………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢNG
DẠY MÔN SINH HỌC

Người thực hiện: BÙI THỊ THÚY LAM
Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Có đính kèm:
Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác 

Năm học: 2013 – 2014
1
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: Bùi Thị Thúy Lam
2. Ngày tháng năm sinh: 01/10/1964
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 188/3 Xuân Thạnh - Thống Nhất - Đồng Nai
5. Điện thoại:
Cơ quan: 061.3761229 Nhà riêng: 061.3762469 Di động: 01223604712
6. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Sinh – Công nghệ
7. Đơn vị công tác: Trường THPT Dầu Giây
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất: Cử nhân Sinh học
- Năm nhận bằng: 1988


- Chuyên ngành đào tạo: Sinh học
III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Sinh học
- Số năm có kinh nghiệm: 26 năm
- Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây:
• Những giải pháp làm tăng sự hứng thú cho học sinh đối với bộ môn
Sinh học
• Đa dạng hóa các phương pháp trong giảng dạy bộ môn Sinh học
• Những thay đổi trong thiết kế bài giảng Sinh học 12
• Làm tăng sự hứng thú cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa trong
bộ môn Sinh học
• Một số kinh nghiệm giải nhanh bài tập Sinh học
2
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
I. Lí do chọn đề tài 1
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn 2
1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT 2
1.1 Các khái niệm 2
1.1.1 Kỹ năng sống 2
1.1.2 Giáo dục kỹ năng sống 2
1.2 Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT 2
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNS cho học sinh 2
2. Hoạt động giảng dạy môn Sinh học với vấn đề giáo dục KNS cho học sinh 3
III.Tổ chức thực hiện các giải pháp
1. Giáo dục KNS cho học sinh qua đổi mới phương pháp dạy học 3
1.1 Tìm hiểu các phương pháp dạy học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 4
1.2 Thiết kế bài giảng tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 4
1.2.1 Đổi mới cách kiểm tra bài cũ 4

1.2.2 Đổi mới phương pháp giảng dạy 4
2. Giáo dục KNS cho học sinh qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chuyên
đề 8
2.1 Tổ chức đơn giản trong giờ ra chơi theo hình thức “rung chuông vàng” 8
2.2 Tổ chức ngoại khóa theo chuyên đề 8
IV. Hiệu quả 10
V. Đề xuất, khuyến nghị và khả năng áp dụng 11
VI Tài liệu tham khảo 13
VII Phụ lục 17
3
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
GIÁO DỤC MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, với sự bùng nổ về công nghệ thông tin
và sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội đã có những tác động đa chiều,
phức tạp, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ
trẻ, đặc biệt là các em đang ngồi trên ghế nhà trường.
Lứa tuổi trung học phổ thông là giai đoạn có rất nhiều thay đổi về thể chất, tinh
thần. Ở lứa tuổi này các em rất ham tìm tòi, khám phá cái mới. Các em biết sống
tích cực, có niềm tin cũng như mục tiêu để vươn tới, nhưng bên cạnh đó phần
nhiều các em học sinh lại rơi vào tình trạng thiếu tự tin, sống ích kỉ và thiếu trách
nhiệm, các em muốn bứt phá khỏi sự kiểm soát, ràng buộc để tự thể hiện mình.
Tuy nhiên khi có cơ hội được thể hiện thì các em tỏ ra rụt rè, e ngại hoặc không thể
xử lí tình huống gặp phải trong cuộc sống, dù là thật đơn giản. Thực tế này khiến
nhiều nhà giáo dục đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ
trẻ, trong đó có học sinh trung học phổ thông.
4
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
Tôi thiết nghĩ việc dạy kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết nhằm trang bị cho

các em kiến thức cũng như kỹ năng giải quyết một cách chủ động, tích cực và hiệu
quả các tình huống, yêu cầu của cuộc sống khi các em phải đối mặt.
Tuy nhiên hiện nay chưa có chương trình giáo dục kỹ năng sống cụ thể, thiết thực,
thiếu giáo viên chuyên dạy kỹ năng sống. Các giáo viên phổ thông hiện nay phải
kiêm nhiệm vì nội dung giáo dục kỹ năng sống chủ yếu được tích hợp trong các
môn học, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Về kiến thức, họ có thể truyền đạt nhưng đã
gọi là kỹ năng thì đòi hỏi phải thực hành thao tác. Hầu hết giáo viên rất lúng túng
vì họ chưa thành thạo trong việc sử dụng các phương pháp đa dạng để huấn luyện
học sinh tiến hành các kỹ năng, chưa kể, bản thân họ cũng chưa sở hữu một số kỹ
năng được yêu cầu dạy cho học sinh.
Vì vậy người giáo viên thông qua nội dung bài học, xác định những kỹ năng sống
cần được hình thành cho các em học sinh, từ đó lựa chọn phương pháp dạy học
phù hợp, giúp các em học sinh có cơ hội tiếp xúc, cảm nhận, trải nghiệm trước sự
vật, hiện tượng đã và đang diễn ra trong tự nhiên cũng như trong đời sống hàng
ngày. Những kiến thức hiểu biết xã hội, kỹ năng giải quyết tình huống được Thầy,
Cô truyền thụ qua con đường giáo dục sẽ giúp học sinh tích cực, tự giác biến nó
thành “ chất” của mình, lúc đó học sinh sẽ biết cách tự điều chỉnh những hành vi
của mình sao cho đúng đắn, phù hợp với phạm trù đạo đức, biết thích nghi với lối
sống hiện tại, biết chăm sóc, bảo vệ bản thân, biết nhận biết đúng sai và bảo vệ lẽ
phải.
Trong phạm vi đề tài, thông qua giảng dạy bộ môn Sinh học trong giờ chính khóa
và hoạt động ngoại khóa, tôi mong muốn góp một phần vào việc giáo dục một số
kỹ năng sống cho học sinh chủ yếu là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lí tình huống,
kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, đó là lý do mà tôi chọn đề tài này
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung
học phổ thông
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Kỹ năng sống:
Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng

dạy hoặc kinh nghiệm, trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi
thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người
Theo quan niệm của UNESCO kỹ năng sống là “kỹ năng làm cho hành vi và sự
thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm
soát, quản lí có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng
ngày”. Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích
nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và
kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng
tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các
5
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán,
cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.
1.1.2 Giáo dục kỹ năng sống:
Là một quá trình với những hoạt động cụ thể nhằm tổ chức, điều khiển để học sinh
biết cách chuyển dịch kiến thức (cái học sinh biết) và thái độ, giá trị (cái học sinh
nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành hành động thực tế (làm gì và làm cách nào) một
cách tích cực mang tính chất xây dựng.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em cách sống tích cực
trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng
tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên
cơ sở giúp học sinh có tri thức, thái độ và kỹ năng phù hợp.
1.2 Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là yêu cầu tất yếu được đặt ra theo các yêu cầu
xã hội, theo quan điểm giáo dục, theo góc độ văn hóa, chính trị, theo yêu cầu của
sự phát triển bền vững.
Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống, đều
đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện kỹ năng sống

cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi
tình huống, thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội,
Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân,
phòng ngừa tai nạn giao thông và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh việc hình
thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh
hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
- Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT
- Các yếu tố thuộc về chương trình giáo dục THPT
- Các yếu tố thuộc về môi trường và xã hội
2. Hoạt động giảng dạy môn Sinh học với vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trung học phổ thông
Kiến thức Sinh học rất đa dạng, phong phú. Nhiều nội dung trong chương trình
Sinh học phổ thông nếu nắm bắt được sẽ giúp các em có thêm kỹ năng để giải
quyết tình huống khi gặp phải trong đời sống, như các nội dung bảo vệ môi trường,
phòng chống HIV- AIDS, sức khỏe sinh sản trẻ vị thành niên….
Tuy nhiên nếu giáo viên không có phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ dẫn đến học
sinh hiểu biết vấn đề mơ hồ, khiến các em không thể vận dụng để giải quyết, dễ
dẫn đến mắc sai lầm không thể sửa được, ví dụ có học sinh vì thiếu hiểu biết về
giới tính, sinh sản khiến em phải làm mẹ khi tuổi còn quá nhỏ. Mặt khác việc chỉ
áp dụng các phương pháp dạy học quen thuộc trước đây như thuyết trình, vấn đáp
xuyên suốt cả tiết dạy khiến đa số học sinh rất yếu về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
xử lí tình huống
Để khắc phục những hạn chế trên tôi thiết nghĩ cần phải đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có
tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông
6
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
tin trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học
tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp, của

trường. Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được trình
bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao
tiếp kém, qua đó góp phần tích lũy kỹ năng sống cho các em.
Sự phối hợp nhịp nhàng, nhuần nhuyễn các phương pháp trong dạy học sẽ có tác
dụng kép vừa để các em chủ động tìm ra kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cần thiết
vừa tạo được niềm vui và sự hứng thú cho các em trong quá trình học tập.
Ngoài ra việc tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa theo chuyên đề ở phạm vi lớp,
khối của mình sẽ góp phần rất lớn rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua đổi mới phương pháp dạy học
1.1 Tìm hiểu các phương pháp dạy học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
1.1.1 Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
Giáo viên tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề
gặp phải trong học tập. Phương pháp này giúp học sinh vừa nắm được tri thức mới
vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng
tạo, một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, khuyến khích học sinh phát hiện
và tự giải quyết vấn đề.
1.1.2 Dạy học với lý thuyết tình huống
Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề, học sinh độc lập hoạt động để giải quyết
vấn đề, khi học sinh không thể giải quyết vấn đề, giáo viên can thiệp thông qua các
câu hỏi gợi ý
1.1.3 Dạy học với hình thức hợp tác, thảo luận theo nhóm nhỏ
Các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân cùng
nhau xây dựng nhận thức mới. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau, chứ
không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên,
vì vậy giáo viên phải là người biết tổ chức và biết chọn lọc ra những nội dung phù
hợp, hoạt động nhanh, tránh mang tính hình thức. Trong hoạt động nhóm, tư duy
tích cực của học sinh phải được phát huy và ý quan trọng của phương pháp này là

rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.
1.1.4 Dạy học với hình thức tổ chức hội thảo
Người dạy tổ chức và điều khiển các thành viên trong lớp học trao đổi ý kiến và tư
tưởng của mình về nội dung học tập, qua đó đạt được mục đích dạy học.
1.1.5 Dạy học theo hình thức tổ chức dự án
Là hình thức tổ chức dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập
phức hợp gắn bó với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch,
thực hiện và đánh giá kết quả. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu
như bài viết, tập tranh ảnh, các đoạn phim.
1.2 Thiết kế bài giảng tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
1.2.1 Đổi mới cách kiểm tra bài cũ
7
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
Trước đây việc kiểm tra bài cũ do giáo viên chủ động đưa ra câu hỏi, học sinh trả
lời. Giáo viên dựa trên phần trả lời của học sinh để cho điểm
Cách làm này mới kiểm tra được những kiến thức mà học sinh tiếp thu được mà
chưa phát huy được tính chủ động của học sinh
Việc kiểm tra bài cũ được tôi thay đổi hình thức như sau: Gọi 2 học sinh lên bảng,
các em tự đặt ra câu hỏi cho bạn trả lời và đánh giá phần trả lời của bạn ( giáo viên
có thể gọi học sinh khác nhận xét.Giáo viên nhận xét chung và cho điểm ( gồm
điểm nội dung trả lời, nội dung câu hỏi và khả năng diễn đạt)
Cách làm này dần dần giúp các em tự tin hơn khi đặt và giải quyết các vấn đề gặp
phải, đồng thời kỹ năng giao tiếp của các em sẽ ngày càng được tốt hơn
1.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học
Trước đây trong các tiết dạy phương pháp chủ đạo là vấn đáp.Với phương pháp
này giáo viên không cần nhiều thời gian đầu tư cho tiết dạy, học sinh vẫn nắm
được kiến thức.Tuy nhiên một số em vốn rụt rè, sống khép mình thì phương này
chưa giúp các em mạnh dạn, tự tin cũng như chưa rèn cho các em kỹ năng giao tiếp
là một kỹ năng rất quan trọng cho các em sau này. Vì vậy tôi thiết nghĩ giáo viên
cần đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu ,chuẩn bị thiết kế các bài giảng có nhiều

phương pháp mới giúp học sinh chủ động, tích cực nêu và giải quyết các vấn đề
xảy ra,có như vậy các em mới làm chủ được bản thân, đương đầu với với những
cảm xúc cũng như khó khăn gặp phải trong cuộc sống
Đây là 2 ví dụ minh họa cho việc đưa những phương pháp mới vào dạy học qua đó
góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Ví dụ 1: Đưa phương pháp dạy học với hình thức tổ chức hội thảo vào phần dạy
HIV/AIDS
Tiết 33- Bài 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Chuẩn:
-Kể tên các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut à nêu được các sự kiện
chính trong mỗi giai đoạn
- Nêu được đặc điểm của virut HIV, các con đuờng lây truyền bệnh và biện pháp
phòng ngừa
Trên chuẩn:
Phân biệt virut độc với virut ôn hòa, chu trình tan với tiềm tan
2.Kỹ năng:
-Trình bày ý kiến trước nhóm, lớp
- Quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm khi hội thảo
- Phản biện lại ý kiến của các nhóm khác
- Phân tích kênh hình
- Phòng tránh nhiễm HIV
3.Thái độ:
8
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
Có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS, cách phòng tránh và thái độ với những bệnh
nhân nhiễm HIV, tránh để bệnh lan ra trong cộng đồng
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:

- H.30/SGK, hình ảnh về virut HIV, bệnh nhân nhiễm HIV
- Hình động về chu trình nhân lên của virut
- Máy tính, máy chiếu, màn hình
- Kiểm tra hệ thống câu hỏi chuẩn bị của các tổ, định hướng giúp đỡ cho những tổ
còn yếu
2. Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị
-5 câu hỏi trắc nghiệm , 1 câu hỏi tự luận để hỏi đội bạn ( các câu hỏi trắc nghiệm
được ghi sẵn lên bảng phụ)
- Đọc SGK, tham khảo trên mạng về các thông tin liên quan đến HIV để tham gia
hội thảo
III.Trọng tâm bài giảng:
Chu trình nhân lên của virut
IV.Phương pháp:
- Vấn đáp tìm tòi qua quan sát tranh ,hình
- Dạy học với hình thức tổ chức hội thảo
V.Hoạt động lên lớp:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
(?) Trình bày cấu tạo của virut
3.Giảng bài mới:
Mở bài: Các em có biết hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do loại virut nào
gây ra hay không?
Quá trình nhân lên của virut nói chung và HIV nói riêng diễn ra như thế nào? Làm
thế nào để phòng tránh HIV/AIDS? Để trả lời vấn đề trên chúng ta cùng tìm hiểu
qua bài học hôm nay.
.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1:
Gv chiếu hình động về chu trình nhân
lên của virut cho Hs quan sát, đặt câu

hỏi:
(?) Chu trình nhân lên của virut gồm
mấy giai đoạn chính?
(?) Mỗi giai đoạn diễn ra như thế nào?
Hs quan sát hình động để trả lời. Gv
bổ sung, hoàn chỉnh.
Ở mỗi giai đoạn giáo viên yêu cầu Hs
quan sát kĩ kênh hình, liên hệ kiến thức
cũ, suy luận để trả lời các câu hỏi giáo
I.Chu trình nhân lên của virut: gồm 5
giai đoạn:
1.Sự hấp phụ
2.Xâm nhập
9
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
viên đưa ra
Giai đoạn hấp phụ
(?) Vì sao mỗi loại virut chỉ xâm nhập
vào một số loại tế bào nhất định?
Giai đoạn xâm nhập
Sự xâm nhập của virut động vật có gì
khác với phagơ?
Giai đoạn sinh tổng hợp
Vi rút không có bộ máy tổng hợp , vậy
làm sao để chúng tổng hợp các thành
phần của virut?
Gv sử dụng hình ảnh virut HIV minh
họa về enzim riêng (ez phiên mã ngược)
Giai đoạn lắp ráp
Có phải lúc nào việc lắp ráp này cũng

thành công hay không? Nếu không thì
dẫn đến kết quả như thế nào?
Giai đoạn phóng thích
Phân biệt chu trình tan với tiềm tan?
Virut độc với virut ôn hòa?
Hs suy nghĩ trả lời, Hs khác nhận
xét.Gv hoàn chỉnh câu trả lời
Hoạt động 2:
Gv tổ chức cho lớp hội thảo về chủ đề
HIV/ AIDS mà các tổ đã chuẩn bị nội
dung
-Gv phân công chỗ ngồi của 4 tổ
-Gv hướng dẫn cho lớp trưởng tổ chức
cho các tổ trao đổi ý kiến với nhau
-Mỗi tổ lần lượt xen kẽ đưa các câu hỏi
của tổ mình chuẩn bị cho các tổ khác trả
lời
-Thành viên tổ khác giành quyền trả lời
- Đại diện Tổ đưa ra câu hỏi sẽ nhận xét
đánh giá phần trả lời của đội bạn
(Có thể phản biện lại)
-Gv nhận xét phần hoạt động trao đổi
các vấn đề liên quan giữa các đội, tuyên
dương những tổ có phần chuẩn bị chu
đáo, có các câu hỏi hay, trình bày tốt
-Gv chốt lại các ý chính, lưu ý các em
về thái độ đúng đắn không kì thị với
những bệnh nhân nhiễm HIV
3.Sinh tổng hợp à SGK/tr119
4. Lắp ráp

5.Phóng thích
II. HIV/AIDS:
1.Khái niệm HIV:
- HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở
người
- HIV xâm nhâp và phá hủy một số tế
bào của hệ thống miễn dịch
2.Ba con đường lây truyền HIV:
- Qua đường máu: truyền máu, tiêm
chích,
- Qua quan hệ tình dục
- Mẹ truyền qua thai nhi hoặc truyền cho
con qua sữa mẹ
3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh:
- Giai đoạn sơ nhiễm (“cửa sổ”)
- Giai đoạn không triệu chứng à SGK,
tr120
- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS
10
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
4.Biện pháp phòng ngừa:
Thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh
y tế, loại trừ tệ nạn xã hội
4.Củng cố: GV cho HS đọc mục “em có biết’ trang 128.
5.Dặn dò: Ôn tập theo nội dung bài 33.
Ví dụ 2: Đưa phương pháp dạy học theo hình thức tổ chức dự án vào bài dạy
Tiết 35-Bài 33:
THỰC HÀNH: XEM PHIM TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT
I/ Mục tiêu bài học:
Học sinh phải phân tích được các dạng tập tính của động vật (Tập tính kiếm ăn, tập

tính sinh sản, tập tính lãnh thổ, tập tính bầy đàn)
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
+Máy chiếu, máy tính, màn hình, CD về vài dạng tập tính động vật.
+Trước tiết học 2 tuần hướng dẫn học chuẩn bị cho tiết thực hành (sưu tập phim,
viết thuyết trình)
Học sinh:
+Phân công thành viên trong tổ sưu tập tập tính động vật (mỗi thành viên mỗi loại
tập tính)
+ Cắt phim, sắp xếp các đoạn phim để trình chiếu trong thời gian 10 phút
+ Thuyết trình cho các tập tính thu thập được
III/ Nội dung và cách tiến hành:
Hoạt động của Trò Hoạt động của Thầy
-Ổn định chỗ ngồi theo tổ
-Từng tổ cử đại diện lên trình bày cho
cả lớp xem về clip tập tính động vật,
một học sinh của nhóm thuyết trình về
các tập tính động vật mà tổ mình đã
chuẩn bị.
-Xem phim tóm tắt biểu hiện của từng
loại tập tính, lưu ý đến các câu hỏi mà
giáo viên đã gợi ý
- Các nhóm nhận xét phần trình bày,
chuẩn bị của nhóm khác
-Đưa ra một số câu hỏi gọi ý trước khi
xem phim:
+ Động vật rình mồi, vồ mồi, rượt đuổi
con mồi, giết chết con mồi như thế nào?
+ Động vật ve vãn, giành con cái, giao
hoan, làm tổ ấp trứng, chăm sóc con

non như thế nào?
+ Động vật bảo vệ lãnh thổ(cách đe
dọa, tấn công, cách đánh dấu lãnh
thổ…) như thế nào?
+ Các tập tính trên là tập tính bẩm sinh
hay học được
-Gv tổ chức cho từng nhóm HS lên
bảng trình bày
-Gv nhận xét phần chuẩn bị, trình bày
của các nhóm, tuyên dương những
nhóm làm tốt, biểu dương tinh thần hợp
11
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
-Hs viết bài thu hoạch: Tóm tắt biểu
hiện của một số tập tính
tác làm việc có hiệu quả của các thành
viên trong mỗi nhóm
2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa
theo chuyên đề
Tổ chức hoạt động ngoại khoá Sinh học là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn
vừa có ý nghĩa khoa học. Tuy nhiên, để tổ chức tốt hoạt động này cần phải có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức và nghiên cứu kĩ về chương trình. Căn cứ vào
tình hình thực tế ở nhà trường phổ thông và nhu cầu học tập của bộ môn, tôi xin đề
xuất một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá Sinh học cho đối tượng là học
sinh trung học phổ thông như sau:
Có thể tổ chức bằng hai hình thức sau:
1.1 Tổ chức đơn giản trong giờ ra chơi theo hình thức “RUNG CHUÔNG
VÀNG”:
1.1.1 Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của Giáo viên:

+ Giới hạn nội dung cho học sinh nghiên cứu
+ Đồng hồ bấm giây
+ Bảng đen, phấn trắng, khăn lau bảng(để trong một túi)
+ Những câu hỏi trắc nghiệm với nội dung ngắn gọn
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến nội dung mà giáo viên đã giới hạn
+ Mỗi lớp cử 5 học sinh tham gia
1.1.2. Hình thức tổ chức:
Giáo viên bộ môn Sinh kết hợp với Giáo viên bộ môn khác để thực hiện
+ Tổ chức thi theo từng khối lớp
+ Học sinh ngồi trên những ghế nhựa giữa sân trường mà giáo viên đã xếp sẳn
+ Mỗi câu hỏi Giáo viên đưa ra học sinh chỉ được suy nghĩ trả lời trong 10 giây
+ Có 3 giáo viên tham gia điều khiển:
Một giáo viên đọc to nội dung các câu hỏi, hai giáo viên bấm đồng hổ,kiểm tra
việc trả lời của học sinh .Những học sinh nào chọn đáp án sai hoặc chậm sẽ bị loại
+ Qua 10 câu hỏi từ dễ đến khó, những học sinh còn ngồi lại sẽ được nhận một
phần thưởng (3 cuốn vở)
+ Tiếp tục thi đấu 3 học sinh còn lại cuối cùng sẽ được nhận phần thưởng cao hơn
(5 cuốn vở)
1.2. Tổ chức ngoại khóa theo chuyên đề:
Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa sẽ giúp các em có điều kiện tìm hiểu, tiếp cận đối với
các kiến thức về HIV/AIDS, về sinh sản, giới tính Các em có thể nói lên những
suy nghĩ của mình cũng như lắng nghe ý kiến của các bạn. Đây là một sân chơi
lành mạnh và rất cần thiết với các em, đặc biệt là học sinh bậc trung học phổ thông
1.2.1 Ngoại khóa về giới tính, sức khỏe vị thành niên
12
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
Tổ chức các buổi thuyết trình và thi tìm hiểu về sức khoẻ sinh sản cho học
sinh theo khối lớp:
Để làm rõ đặc điểm của tuổi dậy thì, biện pháp tránh thai an toàn những vấn đề

về tình bạn, tình yêu, tâm sinh lý tuổi dậy thì, vấn đề giới, thông tin về kế hoạch
hoá gia đình và tránh thai, thông tin về các bộ phận thân thể, các bệnh lây nhiễm
qua dường tình dục là những điều mà hiện nay học sinh chưa được trang bị kiến
thức một cách đầy đủ, khiến các em rất tò mò mong muốn được tìm hiểu. Những
nội dung này khó có thể thực hiện được trong giờ chính khoá. Vì vậy giáo viên có
thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo các chuyên đề như:
Chuyên đề “ Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và trách nhiệm làm cha mẹ”
Chuyên đề “ Giới tính, sức khỏe, sinh sản vị thành niên”
Từ những kiến thức nắm được sẽ giúp các em làm chủ được bản thân, làm chủ
được gia đình sau này
Để hoạt động ngoại khóa thu hút được nhiều học sinh tham gia thì nội dung phải
phong phú, đến phải hướng những vấn đề mà thế hệ trẻ hiện nay đang rất quan
tâm, đó là vấn đề giới tính, tình bạn, tình yêu.
a)Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của Giáo viên:
+ Lập kế hoạch, dự trù kinh phí gởi cho Ban giám hiệu vào đầu năm học.
+ Tổ chuyên môn phân công giáo viên chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm cho
chuyên đề trên.
+ Giáo viên chọn một số vấn đề để các em thi thuyết trình.
+ Cùng với Đoàn trường hướng dẫn các em tập một số tiểu phẩm liên quan đến
chuyên đề.
+ Thành lập Ban giám khảo chấm thi thuyết trình và tiểu phẩm.
Chuẩn bị của Học sinh:
+ Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến chuyên đề.
+ Cử 1 học sinh thi thuyết trình và nhóm học sinh thi tiểu phẩm.
b) Hình thức tổ chức: Giáo viên kết hợp với đoàn trường để tổ chức:
- Tổ chức thi theo từng khối lớp theo 2 phần riêng.
- Thi loại trực tiếp, chọn 6 lớp vào bán kết sau đó chọn 3 lớp vào thi chung kết.
c) Phần thực hiện chương trình: Trong thời gian 90 phút:
+ Lời khai mạc: Giới thiệu chương trình,mục đích ý nghĩa của chương trình

(5phút)
+ Phần thi thuyết trình của của học sinh xen kẻ với tiểu phẩm (75 phút)
+ Tổng kết: (10 phút) Ban tổ chức đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, trao quà cho
học sinh có bài thuyết trình hay nhất và tiểu phẩm xuất sắc nhất
1.2.2 Ngoại khóa về môi trường :
Dựa vào tâm lý của học sinh hiện nay, tôi cho rằng ngoài việc tổ chức đơn giản
theo hình thức “Rung chuông vàng” thì cần đưa giáo dục môi trường vào trường
học dưới hình thức các tiết học ngoại khóa. Ở đó các em vừa được chơi các trò
chơi thú vị chứa các thông điệp về bảo vệ môi trường, vừa được cung cấp thêm rất
nhiều kiến thức bổ ích về môi trường, bảo vệ môi trường mà trong trường học chưa
13
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
đáp ứng đủ. Hoạt động ngoại khóa này làm cho học sinh biết được tầm quan trọng
của việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính mình.Từ đó học sinh có ý
thức và thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng
như bảo vệ môi trường sống.
a) Chuẩn bị :
- Chuẩn bị của giáo viên :
+ Giới hạn nội dung cho học sinh nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến môi
trường, ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên, sức khỏe con người …
+ Giáo viên chọn một số vấn đề để các em thi thuyết trình và thi đố em
+ Cùng với Đoàn trường hướng dẫn các em vẽ tranh cổ động liên quan đến bảo vệ
môi trường
+ Thành lập Ban giám khảo chấm thi thuyết trình, đố em và thi vẽ tranh
- Chuẩn bị của học sinh :
+Tham khảo sách, báo, truyền hình, mạng internet để sưu tầm nội dung có liên
quan đến chủ đề
+ Giấy, bút màu
b) Hình thức tổ chức: Giáo viên kết hợp với đoàn thanh niên để tổ chức
+ Tổ chức thi thuyết trình và đố em loại trực tiếp theo từng khối lớp vào sáng thứ

hai
+ Mỗi khối chọn 1 đội
c) Phần thực hiện chương trình: Trong thời gian 100 phút
+ Lời khai mạc: Giới thiệu chương trình, mục đích ý nghĩa của chương trình
(5phút)
+ Phần thi thuyết trình của học sinh xen kẻ với một vài tiết mục văn nghệ về chủ
đề môi trường (50 phút)
+ Phần thi vẽ tranh cổ động liên quan đến chủ đề bảo vệ môi trường (20phút)
+ Phần thi đố em dành cho 3 đội( 15phút)
+ Tổng kết: (10 phút) Ban tổ chức đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, trao quà cho
học sinh có bài thuyết trình hay nhất và tiểu phẩm xuất sắc nhất
d)Thời gian tiến hành: Đây là một hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn
nên tiến hành vào tuần đầu tháng 3
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
-Việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đã giáo dục cho các em một số kỹ
năng rất cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lí tình huống. Các em dần dần
đã mạnh dạn hơn khi trình bày một vấn đề trước tập thể, tính tích cực chủ động của
mỗi cá nhân đã được nâng cao.
Qua phiếu khảo sát được tiến hành vào đầu và cuối năm học sau khi đã tiến hành
các giải pháp thu được kết quả sau:
Kết quả
Trước khi thực hiện các
giải pháp
Sau khi thực hiện các giải
pháp
14
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
Kỹ năng giao tiếp 50 % 70,2 %
Kỹ năng xử lý tình huống
40,47 % 62,79 %

Kỹ năng vận dụng 60,9 % 86,28 %
-Việc đưa phương pháp dạy học với hình thức tổ chức hội thảo vào tiết dạy ở bài
30 – chương trình Sinh học 10: “Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ” đã giúp
các em trao đổi ý kiến và tư tưởng của mình về phòng chống HIV-AIDS, qua đó
giúp các em có có nhận thức đúng đắn hơn về căn bệnh thế kỉ
- Áp dụng phương pháp dạy học với hình thức tổ chức dự án qua bài thực hành
“Xem phim tập tính Động vật” đã giúp đa số học sinh từ mặc cảm tự ti rụt rè khi
phải đứng trước đám đông, thì nay đã hòa nhập, biết cách phát biểu, trình bày một
vấn đề mà nhóm, tổ đã giao cho.
-Với hình thức tổ chức sinh động, đa dạng nên các hoạt động ngoại khóa theo
chuyên đề luôn thu hút được nhiều học sinh tham gia, góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục đạo đức truyền thống, lối sống cho học sinh qua đó các em tự rèn cho
mình một số kỹ năng sống cần thiết cho bản thân
Cuộc thi “Rung chuông vàng” với chủ đề “chúng em với bảo vệ môi trường” diễn
ra trong giờ chào cờ đã giúp các em có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh
trường lớp
Với chuyên đề “ Sức khỏe, sinh sản vị thành niên” được các em chuyển tải thành
công qua phần thuyết trình và phần thi đố em giữa các tổ, qua đó các em đã nêu
bậc những vướng mắc tâm sinh lí tuổi mới lớn, từ đó khẳng định một điều: Nếu
không có những hiểu biết cơ bản về tâm sinh lí lứa tuổi có thể bạn sẽ phải trả một
cái giá rất đắt . “Hãy sống hiểu biết và lành mạnh” là thông điệp mà các em muốn
gởi đến tất cả các học sinh trong trường
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
-Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua giảng dạy môn Sinh học đã
được tôi tiến hành trong những năm gần đây tại trường THPT Dầu Giây. Khi tiến
hành có gặp một số trở ngại về thời gian và kinh phí thực hiện. Có chuyên đề phải
tiến hành vào cuối năm học khi các em đã hoàn thành xong các kì thi, có hoạt động
ngoại khóa đã lên kế hoạch nhưng khi thực hiện gặp phải khó khăn do có liên quan
đến hoạt động khác của trường. Vì vậy để đề tài thực hiện mang hiệu quả cao cần
phải:

+ Có kế hoạch hoạt động cụ thể, rõ ràng trình lên Ban giám hiệu duyệt vào đầu
năm học
+ Có sự phối hợp, nhịp nhàng với hoạt động của Đoàn thanh niên và giáo viên chủ
nhiệm các lớp
+ Có sự thống nhất cao trong tổ chuyên môn về đổi mới phương pháp
+ Các giáo viên khi lên lớp cần đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu nội dung bài
học trước khi thiết kế bài giảng, để lựa chọn ra những phương pháp dạy học phù
hợp với nội dung của từng phần khác nhau trong bài, phù hợp các đối tượng khác
15
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
nhau, nên ưu tiên lựa chọn những phương pháp dạy học giúp phát triển các kỹ
năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng giải quyết tình huống cho học sinh
+Giáo viên nên có kế hoạch làm, chuẩn bị các phương tiện dạy học từ đầu năm học
và thực hiện theo kế hoạch, đặc biệt để dạy tiết thực hành theo phương pháp mới
giáo viên phải có sự định hướng, tuỳ vào năng lực của từng nhóm.
Đổi mới một cách toàn diện và có hiệu quả về phương pháp dạy học để tiết dạy
thêm sinh động, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập.Đề tài
này có thể đưa ra áp dụng ở các môn học khác nhau trong nhà trường, tạo sự đồng
bộ, thống nhất cao giúp cho việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng
được tốt hơn.
Dầu Giây ngày 9/4/2014
Người viết sáng kiến
Bùi Thị Thúy Lam

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên – môn sinh
2. Sách giáo viên sinh 10
3. Sách giáo viên sinh 11
4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học lớp 11
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học lớp 10

VII. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG
(chuẩn bị cho trò chơi “Rung chuông vàng”)
Câu 1: Ngày thế giới không hút thuốc lá là ngày nào?
A. 31/5 B. 30/5 C. 30/6 D. 31/6
Câu 2:Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ pH
A. < 5.6 B. < 6.5 C. < 7 D. < 5
Câu 3:Hình thức xử lí rác thải phổ biến nhất ở nước ta hiện nay là
A. chôn lấp B. đốt cháy C. tái chế D. dùng chất phân hủy
Câu 4: Khí thải phát sinh chủ yếu nhất ở các bải rác là
A. CH
4
B. NH
3
C. NO
2
D. SO
2
Câu 5: Bộ phận nào của cây tích tụ độ độc cao nhất khi cây sống trong môi
trường bị nhiễm độc?
A. Vỏ cây B. Rễ cây C. Hoa quả D. Ngọn cây
Câu 6:Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng lũ lụt và hạn hán ngày càng gia
tăng là:
A.Phá rừng B. Mưa axit
C. Hiệu ứng nhà kính D. Sương mù quang hóa
Câu 7: Ở đồng Nai khu vực nào bị nhiễm chất độc điôxin cao nhất:
16
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
A.Sân bay Biên hòa B. Căn cứ chiến khu D
C. Tổng kho Long Bình D. Thị trấn Xuân Lộc

Câu 8: Dự án thành lập khu bảo tồn Động vật quý hiếm SaoLa của Việt Nam
thuộc tỉnh nào:
A. Thừa Thiên –Huế và Đà Nẵng B. Quảng Bình
C. Đồng Nai D. Quảng Trị
Câu 9: ngày môi trường thế giới là ngày:
A. 5/6 B. 6/5 D. 22/12 D. 1/12
Câu 10:Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO
2
trong khí quyển là:
A.Làm tăng bức xạ nhiệt trên trái đất, dễ dàng thoát ra ngoài
B. làm tăng chu trình cacbon trong hệ sinh thái
C. Kích thích quá trình quang hợp của cây xanh
D. Làm cho trái đất nóng lên gây nhiều thiên tai
Câu 11: Hãy cho biết tên viết tắt của chương trình môi trường liên hợp quốc:
A. WED B.UNICEF C.UNEP D. UNIDO
Câu 12:Việt Nam từng tiến hành “dự án 327” nhằm:
A.cải tạo bờ biển B. Cải tạo đất ngập mặn
C. cung cấp nước sạch D. Trồng rừng
Câu 13: nguyên tắc “PPP” trong công tác quản lí môi trường là:
A. Hướng tới sự phát triển bền vững B. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
C. Người gây ô nhiễm phải trả tiền
D. Kết hợp với các mục tiêu quốc tế- quốc gia- vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư
trong việc quản lí môi trường
Câu 14:Để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học của nguồn nước, người ta dùng:
A.Chỉ số pH B. DO,BOD,COD C. Độ đục D. Chỉ số Coliform
Câu 15: Các tai biến môi trường nào sau đây thuộc loại trường diễn:
A. Động đất, cháy rừng B.Sóng thần, lũ lụt
C.Lũ lụt , hạn hán D. Nhiễm mặn, sa mạc hóa
Câu 16. Những tiêu chuẩn nào sau đây không được xem là tiêu chuẩn môi
trường.

A. T/c liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá.
B. T/c liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học.
C. Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ
D. Tiêu chuẩn liên quan đến quy định trong khai thác khoáng sản, kim loại
Câu 17: Sự gia tăng nhiệt độ Trái đất do hiệu ứng nhà kính có thể gây ra
những tác động nào sau đây?
A. Tan băng ở hai cực B. Dâng cao mực nước biển
C. Biến đổi khí hậu D. Dịch cúm A H5N1
Câu 18: Rừng Nam Cát Tiên nằm ở địa phận 3 tỉnh nào sau đây?
A. Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương
B. Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương
C. Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai
D. Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước
17
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
Câu 19: Túi nilon rất “khó tái sử dụng”, nếu không có sự tác động bởi nhiệt
độ cao của mặt trời, phải mất bao lâu mới có thể phân hủy?
A. 10 – 15 năm B. 100- 200 năm C. 500- 1000 năm D. 200-500 năm
Câu 20: Vệ tinh Landsat được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu địa chất và
môi trường là của nước nào phóng lên:
A.Pháp B. Mỹ C. Anh D. trung Quốc
PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ HIV/AIDS
Các nhóm học sinh chuẩn bị cho hội thảo ( mỗi tổ 5 câu)
Câu 1: HIV không lây truyền qua con đường nào dưới đây?
A. giao tiếp thông thường(ôm hôn, bắt tay) B. Đường máu
C. đường tình dục D. mẹ truyền sang con
Câu 2: Ở nước ta hiện nay, tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất nằm trong độ tuổi nào?
A.20-29 B.30-39 C. dưới 20 D. trên 40
Câu 3: Theo bạn, thời gian dự phòng lây nhiễm HIV tốt nhất là trong thời
gian nào?

A. Ngay sau 2-3 giờ đầu. B. Sau 1 tuần. C. Sau 10 ngày.
D. Khi xác định rõ nguồn lây nhiễm HIV của người lây nhiễm.
Câu 4: Bạn hãy cho biết, thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV ( ARV) cho
bệnh nhân AIDS là bao lâu?
A. suốt đời B. 3 năm. C. 5 năm. D. 1 năm
Câu 5:Khi bị bơm kim tiêm dính máu đâm vào tay, bạn cần làm gì ngay sau
đó?
A. Nặn máu, rửa tay bằng xà phòng nhiều lần dưới vòi nước chảy rồi đến ngay
Trung tâm phòng, chống HIV/ AIDS
B. Uống ngay kháng sinh và đến cơ sở y tế nơi gần nhất
C. Băng kín vết thương bằng băng vô trùng D. Không cần xử trí.
Câu 6:Bạn hãy cho biết, giai đoạn cửa sổ trong nhiễm HIV thường kéo dài
bao lâu
A. Từ 2 tuần đến 3 tháng B. Dưới 1 tháng;
C. Từ 4- 6 tháng; D. Từ 6 đến 12 tháng.
Câu 7: Khi bạn bị tai nạn rủi ro lây nhiễm HIV ( Kim tiêm người nhiễm HIV
đâm vào tay, bị máu hoặc dịch của người nhiễm HIV bắn vào niêm mạc hoặc
vết thương hở). Bạn có thể được điều trị dự phòng phơi nhiễm ở đâu?
A. Tại trung tâm phòng, chống HIV/ AIDS của tỉnh.
B. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh.
C. Tại bệnh viện đa khoa khu vực. D. Tại trung tâm y tế dự phòng của tỉnh.
Câu 8: Bạn hãy cho biết dấu hiệu lâm sàng chính của AIDS?
A. Sút cân, sốt, tiêu chảy kéo dài B. Sốt, phát ban, sổ mũi
C. Ho, ớn lạnh, sốt D. Sổ mũi, ho, đau họng
Câu 9:Bạn hãy cho biết ở nước ta hiện nay, tỷ lệ nhiễm HIV giữa nam và nữ
như thế nào?
A. Nam cao hơn nữ 4 đến 5 lần B. Tỷ lệ nữ cao hơn nam
18
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
C. Tỷ lệ nam nữ ngang nhau D. Nam cao hơn nữ 2 lần

Câu 10:Ngày quốc tế phòng chống HIV/AIDS là ngày:
A. 1/12 B. 31/12 C. 31/11 D. 30/12
Câu11: Ở Việt Nam hiện nay, xét nghiệm kháng thể khẳng định nhiễm HIV
trẻ em có thể tiến hành khi nào?
A.Trẻ em dưới 6 tháng tuổi B. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên
C. Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên D. Trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên
Câu12:Hãy cho biết khả năng điều trị HIV/AIDS hiện nay của y học
A.Chữa khỏi được bằng tây y B. Chữa khỏi được bằng đông y
C. Chưa hữa khỏi được D. Chữa khỏi một thời gian sau đó lại tái phát
Câu 13: Ý nào sau đây chưa đúng khi nói về biện pháp phòng ngừa HIV
A.Thực hiện lối sống lành mạnh B.Vệ sinh y tế
C. Loại trừ tệ nạn xã hội D. Chủng vacxin
Câu 14: HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người vì
A. HIV gây nhiễm và phá hủy tế bào của hệ thống miễn dịch
B. HIV gây nhiễm và phá hủy các tế bào hồng cầu
C. HIV tấn công gây tổn thương các hệ cơ quan
D. HIV làm người bệnh sốt kéo dài, sút cân, tiêu chảy,…
Câu 15: Điều nào dưới đây là không đúng về HIV/AIDS?
A. HIV có thể lây qua các vật trung gian như ruồi, muỗi,
B. HIV có thể được tìm thấy trong máu, tinh dịch hoặc dịch nhầy âm đạo của
người bệnh
C. Ba con đường lây truyền HIV là: đường máu, đường tình dục và đường mẹ
truyền sang con
D. Giai đoạn sơ nhiễm thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ
Câu 16: Các bệnh cơ hội xuất hiện ở người bị nhiễm HIV vào giai đoạn nào
sau đây ?
A. giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS
B. giai đoạn cửa sổ
C. giai đoạn sơ nhiễm
D. giai đoạn không triệu chứng

Câu 17: Hoạt động nào sau đây không lây nhiễm HIV?
A. Bắt tay, nói chuyện, ăn chung bát đĩa
B. Dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV
C. Quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV
D. Con bú sữa của mẹ bị nhiễm HIV
Câu 18: HIV không thể lây truyền theo con đường sau đây:
A. qua vết đốt của côn trùng B. qua đường máu
C. qua quan hệ tình dục không an toàn D. qua nhau thai, qua sữa mẹ
Câu 19:Phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. HIV có thể được tìm thấy trong máu, tinh dịch hoặc dịch nhầy âm đạo của
người bệnh
B. HIV có thể lây qua các vật trung gian như ruồi, muỗi,
19
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
C. HIV dễ lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa
D. Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công vào tế bào hồng cầu
Câu 20: Trường hợp nào sau đây ít có nguy cơ bị nhiễm HIV?
A. Những người chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV.
B. Người có quan hệ tình dục không an toàn.
C. Những người tiêm chích ma túy D. Gái mại dâm.
Câu hỏi tự luận:
1.Thế nào là hội chứng suy giảm miễn dịch? Tại sao nói HIV gây hội chứng suy
giảm miễn dịch?
2.Cần phải có thái độ và nhận thức như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?
3.Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật cơ hội?
4.Tại sao nhiều người không biết mình đang bị nhiễm HIV? Điều đó nguy hiểm
như thế nào đối với xã hội?
PHỤ LỤC 3: BÀI THUYẾT TRÌNH VÀ CLIP PHIM TẬP TÍNH ĐỘNG
VẬT CỦA TỔ 3 –LỚP 11A1
( sản phẩm của phương pháp dạy học bằng hình thức tổ chức dự án)

I/ Đặt vấn đề:
Cuộc sống thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng.Trong suốt chiều dài tiến
hóa của tự nhiên đã tồn tại và phát sinh hàng ngàn, hàng triệu loài động vật.Đi
cùng với bao biến chuyển, đổi thay, những loài động vật đó đã không ngừng phát
tiển, hoàn thiện để phù hợp với môi trường xung quanh.Có thể nói, yếu tố đóng vai
trò không nhỏ đó là những tập tính thích nghi của chúng.Và hôm nay để cùng tìm
hiểu tập tính động vật trong vô vàn những tập tính của chúng, chúng ta sẽ đi vào 2
tập tính cơ bản đó là tập tính sinh sản và tập tính kiếm ăn.
Và sau đây, xin mời các bạn hãy chú ý về phía màng hình để cùng mình tham gia
chuyến phiêu lưu vào thế giới hoang dã nhé
II/ Nội dung
1.Tập tính kiếm ăn
*Đoạn phim
Hình ảnh mà các bạn đang xem là cuộc săn mồi khá ngoạn mục của loài hổ Nam
Phi
Thông thường, những khu vực đầm hồ, bờ sông là điểm ưa thích của nhiều loài
động vật ăn cỏ trong những ngày thời tiết nóng bức hay lúc có nhu cầu về
nước.chú hổ này rất khôn ngoan khi mon men tới đây tìm thức ăn.Không còn sai
lầm gì nữa.Đây chắc chắn sẽ là một bữa ăn thịnh soạn.Con hổ đã vồ được mồi
nhanh nhẹn và khéo léo nó cắn mạnh vào cổ con vật, cú cắn chuẩn xác và dứt
điểm đã làm cho con mồi không còn thời gian để chống cự.
*Đoạn phim
Chúng ta sẽ rời mặt đất để cùng sải cánh theo chú chim đại bàng to lớn này săn tìm
thức ăn.Những hình ảnh các bạn đang xem đây là cuộc đụng độ giữa loài chim
khổng lồ này với loài rắn biển.Hãy cùng xem nhé.
2.Tập tính sinh sản
20
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
Đến một độ tuổi nhất định, động vật sẽ bước vào thời kì động dục.Ở mỗi loài,
chúng có một cách thu hút bạn tình riêng, như tiết mùi hương đặc biệt hay dùng

điệu múa của loài công hoặc dùng tiếng kêu của mình như ở loài ếch mà các bạn
đang xem trên đây.
*Đoạn phim
Sau một thời gian thụ thai, những đứa con hay những quả trứng xinh xắn sẽ ra
đời.Tiếp tục giữa đại dương mênh mông, những thước phim sau đây sẽ giúp chúng
ta tìm hiểu về quá trình sinh sản của một loài cá đặc biệt- cá ngựa. Nếu ở các loài
khác, con cái thường đảm nhận nhiệm vụ mang thai và sinh con thì ngược lại, ở
loài này con đực sẽ đảm nhận công việc khó khăn và vất vả này.
*Đoạn phim
Những đứa con sau khi ra đời còn non nớt và yếu đuối.Chúng sẽ dễ dàng trở thành
con mồi cho các loài khác.Do vậy ở nhiều loài động vật, còn có tập tính bảo vệ con
như loài ếch trong đoạn phim sau:
*Đoạn phim
Dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, nước trong mương rút cạn, lũ nòng nọc con đang
rơi vào tình thế nguy hiểm. Để cứu con, ếch bố đã dùng chân gắng sức đào một lối
thông dẫn nước vào.Tình cảm của ếch bố thật cảm động các bạn nhỉ?
3. Tập tính khác
Song song, như đã giới thiệu, sinh sản và kiếm ăn chỉ là hai trong rất nhiều tập tính
động vật.Bên cạnh đó, các tập tính đáng chú ý khác như tập tính vị tha ở kiến, bảo
vệ lãnh thổ ở loài sư tử. Mời các bạn cùng xem
*Đoạn phim
Phần trình bày của tổ 3 đến đây là hết.Cám ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
PHỤ LỤC 4
CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH.
1.Bạn có thấy tự tin khi đứng trước lớp để trả lời câu hỏi hay không?
a. Có
b. Không
2.Theo bạn những giải pháp nào hiệu quả nhất trong việc giáo dục thanh niên
về đạo đức, lối sống lành mạnh
a.Tổ chức các hội thảo, ngoại khóa về đạo đức, lối sống của thanh niên

b.Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống,giáo dục pháp luật cho thanh niên
c.Cung cấp tài liệu liên quan
3.Bạn có thích tham gia các hoạt động xã hội hay không?
a. Có
b. không
4.Bạn có thích trao đổi ý kiến về bài học với các bạn trong lớp hay không?
a. Có
b.Không
21
THPT Dầu Giây GV: Bùi Thị Thúy Lam
5. Kiến thức học được ở trên lớp được bạn vận dụng vào thực tiễn đời sống
như thế nào:
a.Tốt
b. bình thường
c.chưa vận dụng được
6. Khi trình bày một vấn đề trước đám đông, khả năng diễn đạt của bạn như
thế nào?
a. Tốt
b. Khá
c. Rất lúng túng, không diễn đạt được
7.Khi gặp phải một tình huống trong thực tế, bạn có thái độ như thế nào?
a. Bình tĩnh, tìm cách giải quyết
b. Hoảng sợ, không biết giải quyết bằng cách nào
8.Bạn có khả năng đặt ra câu hỏi cho một vấn đề cần giải quyết hay không?
a.Có
b. Không
9.Bạn có thích hình thức hợp tác để cùng giải quyết một công việc hay không?
a.Có
b.Không
10.Bạn có khả năng tìm kiếm, phân tích, xử lí thông tin mà Thầy, cô giáo yêu

cầu hay không?
a.Có
b.Không
22

×