Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

báo cáo thực tập: Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.01 KB, 44 trang )

MỞ ĐẦU
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được biết
đến như là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của các quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á. Thành lập vào năm 1967,ASEAN hoạt
động dựa trên nguyên tắc về song phương và đa phương: tôn trọng chủ
quyền và không can thiệp vào nội bộ của nhau với mục đích chung là giữ
vững hoà bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một khu cộng đồng, hợp
tác để cùng nhau phát trỉên kinh tế-xã hội.Cho đến nay, ASEAN đã bao gồm
10 thành viên là: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt
Nam, Lào, Myanmar, Campuchia.
Myanmar gia nhập ASEAN khá muộn so với các nước cùng trong
khu vực (tháng 7 năm 1997). Trước giai đoạn này, Myanmar đã có một thời
gian dài trải qua thời kì khủng hoảng kinh tế rất trầm trọng. Kể từ khi thi
hành bãi bỏ chính sách tập trung hoá nền kinh tế, tự do hoá một số ngành và
lĩnh vực, mở rộng quan hệ với các nước láng giềng, tham gia vào các tổ
chức trong khu vực mà đầu tiên là ASEAN, nền kinh tế Myanmar đã dần đi
vào ổn định và phát triển theo chiều hướng tich cực và mở cửa hơn. Đối với
Việt Nam, chúng ta đặt quan hệ ngoại giao với Myanmar từ năm 1975
nhưng chỉ từ khi Myanmar gia nhập ASEAN, các hoạt động trao đổi hợp tác
về kinh tế, văn hoá của hai bên mới trở nên rõ rang và được thúc đẩy.
Myanmar là nước giàu về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào và
không giống nhiều nước trong khu vực, nền kinh tế Myanmar có những lợi
thế khác Việt Nam, hứa hẹn sự hợp tác tích cực và có lợi giữa hai bên. Bởi
vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về đất nước Myanmar, các điều
kiện tự nhiên, các điều kiện kinh tế, mối quan hệ với các nước trong khu vưc
và với Việt Nam của Myanmar từ trước đến nay là một nhu cầu cần thiết.
Xuất phát từ quan điểm đó, chúng em đã chọn Myanmar làm đề tài cho bài
nghiên cứu này. Thông qua đề tài này, hi vọng góp phần tạo ra một cái nhìn
toàn cảnh về quốc gia láng giềng này cũng như đưa ra những kiến nghị cho
mối quan hệ về kinh tế giữa hai nước.
NỘI DUNG


Chương 1.Giới thiệu chung về đất nước Myanmar.
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của đất nước Myanmar.
Myanmar là quốc gia có một lịch sử rất lâu đời.
Trở về cội nguồn của đất nước Myanmar,Người Môn được cho là nhóm
người đầu tiên di cư tới vùng hạ lưu châu thổ sông Ayeyarwady (ở phía nam
Myanma) và tới khoảng giữa thập niên 900 trước Công nguyên họ đã giành
quyền kiểm soát khu vực này

.
Sau đó, vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Pyu di cư tới đây và
tiến tới xây dựng các thành bang có quan hệ thương mại với Ấn Độ và
Trung Quốc. Trong đó, mạnh nhất là vương quốc Sri Ksetra, nhưng nó bị từ
bỏ năm 656. Sau đó, một quá trình tái lập quốc diễn ra, nhưng đến giữa thập
niên 800 thì bị người Nam Chiếu xâm lược.
Vào khoảng trước những năm 800, người Bamar (người Miến Điện) bắt
đầu di cư tới châu thổ Ayeyarwady từ Tây Tạng hiện nay. Tới năm 849,
vương quốc họ đã thành lập xung quanh trung tâm Pagan trở nên hùng
mạnh. Trong giai đoạn Anawratha trị vì (1044-1077), người Miến Điện đã
mở rộng ảnh hưởng ra khắp Myanma hiện nay. Tới thập niên 1100, nhiều
vùng lớn thuộc lục địa Đông Nam Á đã thuộc quyền kiểm soát của vương
quốc Pagan, thường được gọi là Đế chế Miến Điện thứ nhất với kinh đô tại
Mandalay. Tới cuối thập niên 1200, Hốt Tất Liệt đã thống lĩnh quân Mông
Cổ xâm lược Vương quốc Pagan, nhưng tới năm 1364 người Miến Điện đã
tái lập vương quốc của họ tại Ava, nơi văn hoá Miến Điện bắt đầu bước vào
giai đoạn phát triển rực rỡ. Tuy nhiên, vào năm 1527 người Shan cướp phá
Ava. Trong lúc ấy người Mon thiết lập địa điểm mới của họ tại Pegu, nơi
này đã trở thành một trung tâm tôn giáo và văn hoá lớn.
Những người Miến Điện đã phải chạy trốn khỏi Ava thành lập Vương
quốc Toungoo năm 1531 tại Toungoo, dưới quyền Tabinshwehti, người đã
tái thống nhất Miến Điện và lập ra Đế chế Miến Điện thứ hai. Vì sự ảnh

hưởng ngày càng tăng từ Châu Âu ở Đông Nam Á, Vương quốc Toungoo
trở thành một trung tâm thương mại lớn. Bayinnaung đã mở rộng đế chế
bằng cách chinh phục các quốc gia Manipur, Chiang Mai và Ayutthaya.
Những cuộc nổi loạn bên trong cũng như sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên
cần thiết để kiểm soát các vùng mới giành được dẫn tới sự sụp đổ của
Vương quốc Toungoo. Anaukpetlun, người đã đẩy lùi cuộc xâm lăng của Bồ
Đào Nha, đã lập nên một vương triều mới tại Ava năm 1613. Cuộc nổi dậy
trong nước của người Mon, với sự trợ giúp của Pháp, khiến vương quốc sụp
đổ năm 1752.
Alaungpaya thành lập nên Triều đại Konbaung và Đế chế Miến Điện
thứ ba vào khoảng thập niên 1700
.
Năm 1767, Vua Hsinbyushin chinh phục
Ayutthaya dẫn tới việc văn hoá Thái Lan có ảnh hưởng lớn tới văn hoá Miến
Điện. Nhà Thanh (Trung Quốc) lo ngại sự lớn mạnh của Miến Điện, đã bốn
lần xâm lược nước này trong khoảng thời gian từ 1766 đến 1769 nhưng
không lần nào thành công. Các triều đại sau này mất quyền kiểm soát
Ayutthaya, nhưng chiếm thêm được Arakan và Tenasserim. Dưới thời cai trị
của Vua Bagyidaw, năm 1824, Mahabandoola chiếm Assam, sát lãnh thổ
Anh ở Ấn Độ, gây nên một cuộc chiến tranh. Trong các cuộc chiến tranh
Anh-Miến (1823-26, 1852-53 và 1885-87), Miến Điện mất một số lãnh thổ
vào tay người Anh và trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. Ngày 1
tháng 4 năm 1937, Miến Điện trở thành một thuộc địa hành chính riêng biệt,
độc lập khỏi quyền hành chính Ấn Độ. Trong thập niên 1940, Ba mươi chiến
hữu, do Aung San lãnh đạo đã lập nên Quân đội Miến Điện độc lập

. Ba
mươi chiến hữu được huấn luyện quân sự tại Nhật Bản
.
Trong Thế chiến thứ hai Miến Điện trở thành một mặt trận chính tại

Mặt trận Đông Nam Á. Sau những thắng lợi ban đầu của Nhật Bản trong
Chiến dịch Miến Điện, trong đó người Anh bị đẩy lùi khỏi đa phần Miến
Điện, Đồng Minh đã phản công. Tới tháng 7 năm 1945 họ đã chiếm lại toàn
bộ nước này. Người Miến Điện chiến đấu cho cả hai phía trong cuộc chiến.
Họ chiến đấu trong Đội quân Miến Điện Anh năm 1941-1942. Năm 1943,
Chin Levies và Kachin Levies đã được thành lập ở các quận biên giới Miến
Điện và vẫn thuộc quyền kiểm soát của người Anh. Đội quân Miến Điện
chiến đấu trong thành phần Chindit dưới quyền Tướng Orde Wingate từ
1943-1945. Ở giai đoạn sau của cuộc chiến, người Mỹ đã lập ra Đội biệt
kích Kachin-Hoa Kỳ cũng chiến đấu cho quân Đồng Minh. Nhiều người
Miến Điện khác chiến đấu trong lực lượng SOE của Anh. Quân đội Miến
Điện độc lập dưới quyền chỉ huy của Aung San và Quân đội quốc gia
Arakan đã chiến đấu với Nhật Bản từ 1942-1944, nhưng đã nổi lên chống lại
người Nhật năm 1945.
Năm 1947, Aung San trở thành Phó chủ tịch Uỷ ban hành pháp Miến
Điện, một chính phủ chuyển tiếp. Tuy nhiên, trong tháng 7 năm 1947, các
đối thủ chính trị đã ám sát Aung San và nhiều thành viên chính phủ khác
[3]
.
Ngày 4 tháng 1 năm 1948, quốc gia này trở thành một nước cộng hoà độc
lập, với cái tên Liên bang Miến Điện, với Sao Shwe Thaik là tổng thống đầu
tiên và U Nu là thủ tướng. Không giống như đa số các thuộc địa của của
Anh, nước này không trở thành một thành viên của Khối thịnh vượng chung
Anh bởi vì họ đã giành lại độc lập trước khi Khối thịnh vượng chung cho
phép các nước cộng hoà trở thành một thành viên của nó. Một hệ thống
chính trị lưỡng viện được thành lập gồm Viện đại biểu và Viện quốc gia

.
Vùng địa lý hiện nay của Myanma có thể suy ngược từ Thoả ước Panglong,
là toàn bộ Miến Điện gồm Hạ Miến Điện và Thượng Miến Điện và Các

vùng biên giới, đã từng được quản lý hành chính độc lập bởi Anh Quốc

.
Năm 1961 U Thant, khi ấy là Đại biểu thường trực của Miến Điện tại
Liên hiệp quốc và cựu Thư ký Thủ tướng, được bầu làm Tổng thư ký Liên
hiệp quốc; ông là người đầu tiên không xuất thân từ phương Tây lãnh đạo
bất kỳ một tổ chức quốc tế nào cho tới lúc ấy và sẽ đảm nhiệm chức vụ này
trong vòng mười năm

. Trong số những người Miến Điện làm việc tại Liên
hiệp quốc khi ông đang giữ chức Tổng thư ký có cô gái trẻ Aung San Suu
Kyi.
Giai đoạn dân chủ kết thúc năm 1962 với một cuộc đảo chính quân sự
do Tướng Ne Win lãnh đạo. Ông này sẽ cầm quyền trong 26 năm và theo
đuổi chính sách xã hội chủ nghĩa. Năm 1974, đám tang của U Thant dẫn tới
một cuộc biểu tình chống chính phủ đẫm máu.
Năm 1988, Cuộc nổi dậy 8888 đẩy đất nước tới bờ vực cách mạng. Để
đối phó, Tướng Saw Maung tiến hành một cuộc đảo chính. Ông thành lập
Uỷ ban Luật pháp Quốc gia và Vãn hồi Trật tự (SLORC). Năm 1989, thiết
quân luật được ban bố sau những cuộc biểu tình rộng lớn. Các kế hoạch bầu
cử Quốc hội đã hoàn thành ngày 31 tháng 5 năm 1989

. Năm 1990, lần đầu
tiên các cuộc bầu cử tự do được tổ chức trong vòng 30 năm. Liên đoàn Quốc
gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi, thắng 392 trong tổng số 485
ghế, nhưng các kết quả của cuộc bầu cử đã bị SLORC huỷ bỏ và họ từ chối
giao lại quyền lực

. SLORC đổi tên Miến Điện (Burma) thành Myanmar năm
1989. Dưới sự lãnh đạo của Than Shwe, từ năm 1992 chính quyền quân sự

đã tiến hành các thoả thuận ngừng bắn với các nhóm du kích thiểu số. Năm
1992, SLORC tiết lộ các kế hoạch thành lập một hiến pháp mới thông qua
Hội nghị Quốc gia, bắt đầu ngày 9 tháng 1 năm 1993
.
Năm 1997, Uỷ ban
Luật pháp Quốc gia và Vãn hồi Trật tự được đổi tên thành Uỷ ban Hoà bình
và Phát triển Quốc gia (SPDC). Ngày 23 tháng 6 năm 1997, Myanmar được
chấp nhận gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hội nghị Quốc gia
tiếp tục được triệu tập và hoãn lại. Nhiều đảng chính trị lớn, đặc biệt Liên
đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đã bị trục xuất và có ít tiến bộ đã được hoàn
thành
ss
. Ngày 27 tháng 3 năm 2006, hội đồng quân sự đã di chuyển thủ đô
đất nước từ Yangon tới một địa điểm gần Pyinmana, đặt tên chính thức cho
nó là Naypyidaw, có nghĩa "vùng đất của những ông vua"

1.2. Các điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển kinh tế Myanmar
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Myanmar (khi đó là thuộc địa của
Anh quốc), được coi là một trong số những nước phồn thịnh nhất Đông Nam
Á lúc bấy giờ với một nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở xuất khẩu các
sản phẩm nông nghiêp và các tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt Myanmar có
trữ lượng rất lớn về dầu lửa, khí đốt và các loại khoáng sản quý hiếm như:
vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, thiếc… Hiện nay, trải qua hàng thế kỷ của sự trì
trệ, thiếu quản lý và bị cô lập về kinh tế, Myanmar đang là một trong những
nớc nghèo nhất Đông Nam Á. GDP của Myanmar chỉ tăng khoảng
2,9%/năm – tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp nhất tiểu vùng sông Mê Kông.
1.2.1. Thuận lợi.
Các lợi thế so sánh của quốc gia đem lại nhờ các điều kiện tự nhiên qua
thời gian đã có nhiều thay đổi. Các ngành đem lại nguồn thu lớn nhất cho
Myanmar hiện nay là nông nghiệp, dệt may, sản xuất gỗ, vật liệu xây dựng,

ngọc đá quý, kim loại, dầu mỏ và khí tự nhiên.
a. Dầu mỏ và khí đốt.
Hiện nay, các mỏ dầu và khí đốt của Myanmar đang đợc khai thác dưới
mức tiềm năng (khoảng 25% công suất) và trong tương lai gần có thể chỉ đạt
tới 50%, tức là khoảng 1,5 đến 2 triệu thùng/năm. Với sản lượng này
Myanmar vẫn chưa thể tự cung cấp dầu cho chính mình mà phải nhập khẩu
thêm. Tình hình cụ thể như sau:
Việc khai thác dầu mỏ của Myanmar được tập trung tại 15 giếng dầu
trên đất liền ven biển với khoảng 75% trữ lượng dầu nằm ở vùng long chảo
trung tâm. Hiện Myanmar vẫn là nước nhập khẩu dầu mỏ với số lượng khá
lớn. Tuy nhiên, do việc phát hiện và phát triển các giếng dầu ngoài khơi
Myanmar những năm gần đây, đặc biệt là ở ngoài khơi biển Adaman và
vùng Vịnh Martaban, nơi dự tính sẽ thu hút khoảng 85% số vốn FDI vào
lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của Myanmar, nên Chính phủ nước này dự tính
rằng, trong tương lai từ 3 đến 5 năm tới , Myanmar có thể trở thành nước
xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt.
Cũng cần nói them rằng, hiện có 13 công ty đến từ các nước Austrailia,
Canada, Trung Quốc, Pháp, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái
Lan, Anh, Mỹ đang rất quan tâm đến việc thăm dò và khai thác dầu mỏ và
khí đốt tại Myanmar. Mặc dù vậy, do lệnh trừng phạt kinh tế của một số
nước phương tây áp đặt đối với Myanmar, nên đa hạn chế đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào lĩnh vực này. Người ta hy vọng, trong tương lai, lệnh trừng
phạt này sẽ được dỡ bỏ và lúc đó Myanmar sẽ trở thành thị trường đầu tư
khá hấp dẫn đối với nhiều nước trong và ngoài khu vực.
Hiện nay, việc thăm dò và khai thác mỏ khí đốt tầm cỡ thế giới nằm ở
ngoài khơi Vịnh Martaban khoảng 45 dặm (72,4km) đang được tiến hành
bởi liên doanh giữa một bên là công ty dầu mỏ và khí đốt Myanmar
(MOGE) và một bên là các đối tác nước ngoài gồm các công ty TOTAL
(Pháp), UNOCAL (Mỹ) và PTT Exploration & Production (Thái Lan). Công
việc chính của liên doanh là thăm dò và khai thác dầu khí, đồng thời tiến

hành xây dựng một đường ống dẫn dầu từ ngoài khơi vào bờ với dung lượng
khoảng 600 triệu feet khối dầu/ngày, một đường ống vận chuyển dầu dài
khoảng 669,3km có đường kính khoang 32inch, có khả năng vận chuyển tới
525 triệu feet khối dầu/ngày, chạy từ một doi đất ở miền nam Myanmar tới
vùng Ban-I-Trong trên biên giới Thái Lan-Myanmar, rồi sau đó tới
Ratchaburi (Thái Lan), và một đường ống dẫn dầu khác có đường kính nhỏ
hơn (khoảng 20 inch) có thể vận chuyển được 125triệu feet khối dầu/ngày
kéo dài từ giếng dầu ở Yadana tới gần thủ đô Yangon.
Một mỏ khí đốt khác là Yetakun cũng nằm trong vịnh Martaban được
hang dầu khí Mỹ Texaco phát hiện năm 1991 có trữ lượng nhỏ hơn so với
mỏ Yadana. Mỏ Yetakun hiện đang được các công ty Premier Oil (Anh),
Nippon Oil (Nhật Bản) và PTT Exploration & production (Thái Lan) thăm
dò và khai thác với sản lượng dự kiến khoảng 200 triệu feet khối/ngày và
cũng sẽ được bán cho Thái Lan.
Tuy Myanmar chưa khai thác hết công suất của các mỏ dầu và khí đốt,
và vẫn phải nhập khẩu thêm, nhưng với sản lượng trên đây cũng đã đem lại
cho Myanmar khoảng 350 triệu USD thu nhập về dầu mỗi năm, tức là vào
khoảng 30% lượng ngoại tệ có được từ tổng xuất khẩu hiện nay.
b. Tài nguyên khoáng sản.
Myanmar rất giàu tài nguyên khoáng sản và hiện đang khai thác rất
nhiều loại khoáng sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước và xuất
khẩu. Thời gian qua Chính phủ Myanmar đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận
quan trọng mà kết quả là đã quyết định cho phép các công ty nước ngoài có
những quyền nhất định trong việc liên doanh, liên kết để thăm dò và khai
thác các loại khoáng sản ở Myanmar. Chẳng hạn, mỏ đồng Monywa nằm ở
phía Tây Bắc thành phố Mandalay 104km được phát hiện vào năm 1955
hiện đang được khai thác bởi một liên doanh giữa một bên là Công ty khai
khoáng số 1 của Myanmar và một bên là Công ty Tvanhoe Myanmar
Holding Ltd (Canada). Mỏ đồng này có trữ lượng khoảng 1 tỷ tấn quặng với
hàm lượng đồng chiếm tới 0,7%-0,8% và có thể là mỏ đồng lớn nhất châu Á.

Một số mỏ quăng khác là mỏ Bawdwin nằm ở mé Đông Bắc thuộc
trung tâm Myanmar cách thành phố Mandalay hơn 120km đã được phát hiện
và khai thác từ thế kỷ XII nhưng không liên tục, nay lại được phép khai thác
tiếp bằng các thiết bị hiện đại của Công ty Mandalay Mining Company
(Australia) nhằm mục đích nâng sản lợng khai thác từ 1000tấn quặng/ngày
trước đây lên tới 5000tấn quặng/ngày hiện nay. Mặc dù mỏ quặng Bawdwin
chỉ thuộc cỡ trung bình nhưng hàm lượng thành phần: đồng, chì, bạc và
kẽm chứa trong một tấn quặng khai thác ở đây lại thuộc loại cao nhất trong
khu vực, nên rất hấp dẫn các nhà đầu tư.
Với sự gia tăng nhanh chóng sản lượng khai thác các kim loại màu
quý hiếm như: đồng, vàng, chì, bạc, thiếc, tungsten, kẽm…; cũng như các
loại đá quý như ruby, sapphia, ngọc bích…, phần đóng góp của lĩnh vực
khai thác và chế tác trong GDP của Myanmar ước tính đã tăng từ 1,5% năm
tài chính 1996/1997 lên tới 2,5%-3% GDP trong năm 1999/2000. Như vậy,
các dự án trong lĩnh vực khai thác có thể đóng góp khoảng 200-250 triệu
USD/năm cho nền kinh tế quốc dân Myanmar, hay bằng khoảng 50% số
ngoại tệ mà Myanmar thu được từ việc xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Tuy
nhiên, việc khai thác tài nguyên để thu ngoại tệ không phải là kế sách lâu dài
đối với Myanmar cũng như các nước đang phát triển khác. Sớm muộn,
Myanmar cũng phải tận dụng lợi thế giàu tài nguyên của mình để xây dựng
một nền kinh tế thị trường trên cơ sở sản xuất hàng hoá mang tính cạnh tranh
Myanmar cũng là nước xuất khẩu tới 75% tổng lượng gỗ tếch của thế
giới.
Về các loại đá quý nổi tiếng: Các nhà làm luật của Liên bang
Myanmar luôn dựa trên nguồn thu từ các loại đá quý như sapphia, ngọc
trai và ngọc bích để nuôi sống bộ máy của họ. Ruby là loại đá quý đem lại
nguồn thu lớn nhất, với 90% ruby của toàn thế giới đến từ Myanmar, đặc
biệt loại ruby hồng được mệnh danh là tinh khiết và có sắc hồng đặc biệt.
Thái Lan là nước mua phần lớn đá quý của Myanmar. “Thung lũng Ruby”
của Myanmar, nằm ở vùng núi Mogok (khoảng 200km về phía bắc của

Mandalay), nổi tiếng với loại Ruby đỏ và đá sapphia xanh.
c. Lúa gạo.
Đã từng có thời Myanmar là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
(khoảng những năm 1960). Tuy hiện nay gạo Myanmar không còn giữ vị trí
xuất khẩu số một trên thế giới, đây vẫn là sản phẩm nông nghiệp chủ đạo
của đất nước. Diện tích đất trồng gạo chiếm tới 60% tổng diện tích canh tác
nông nghiệp. Gạo chiếm tới 97% tổng khối lượng hạt của Myanmar. Thông
qua sự hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), 52 giống lúa
mới đã được áp dụng từ 1996 đến 1997, giúp làm tăng sản lượng gạo của
quốc gia từ 14 triệu tấn năm 1987 lên 19 triệu tấn năm 1997. Đến 1988, các
giống lúa mới đã được trồng ở một nửa diện tích trồng lúa của cả nước, bao
gồm 98% diện tích tưới tiêu.
d. Du lịch.
Myanmar có những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch,
đó là những bãi biển đẹp, những ngôi chùa nổi tiếng khắp thế giới. Con
người Myanmar mang tâm Phật hiền hoà luôn đem lại cảm giác yên bình
cho miền đất này. Tuy bị các đám mây đen của cấm vận, các vấn đề nhân
quyền bao phủ lên ngành công nghiệp còn non trẻ này, rất nhiều nỗ lực đã
được tạo ra nhằm phát triển ngành công nghiệp rất tiềm năng cho đất nước.
Nhiều tổ chức quốc tế đã đến để nâng cao nhận thức của người dân về phát
triển du lịch, về những lợi ích kinh tế mà nó mang lại cho đất nước. Khách
du lịch trước hết sẽ đem lại thu nhập cho người dân địa phương và các
ngành kinh doanh nhỏ, sau đó sẽ chứng minh cho thế giới về tiềm năng của
Myanmar.
1.2.2. Khó khăn.
a. Tình hình chính trị bất ổn.
Năm 1962, sau một cuộc đảo chính quân sự, tướng Ne Win lên cầm
quyền tại Myanmar, và theo sau lưng ông là một chính phủ quân sự. Trong
khoảng thời gian hơn một phần tư thế kỷ (1962-1989), nhân dân Myanmar
sống cách biệt với thế giới bên ngoài và chịu đựng nhiều cảnh thiếu thốn.

Năm 1992, Thống tướng Than Swe , người đứng đầu Ban lãnh đạo
Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Nhà nước (SLORC), đã chủ
trương đẩy nhanh việc cải thiện tình hình kinh tế, chính trị đất nước và vị thế
của Myanmar trong khu vực và trên thế giới bằng việc trả tự do cho hàng
loạt tù chính trị trong đó có bà Aung San Suu Kyi (con gái người anh hung
dân tộc Miến Điện- tướng Aung San); huỷ bỏ lệnh giới nghiêm và thực hiện
nhiều cải cách tiến bộ khác, đặc biệt là việc sa thải 15 thành viên của
SLORC bị cáo buộc là tham nhũng và nhận hối lộ.
Năm 1997, Myanmar gia nhập ASEAN bất chấp việc gây áp lực
chống đối của một số nước phương Tây. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan
trọng đặc biệt đối với Myanmar trong con mắt bạn bè quốc tế, đồng thời
đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trên con đường hội nhập với khu vực
và thế giới.
Tuy nhiên, tình hình chính trị bất ổn với những cuộc bạo động biểu tình
liên mien, tình hình đóng cửa và thiếu minh bạch của chính phủ Myanmar
vẫn là những trở ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia
vào thị trường Myanmar.
b. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn.
Hiện nay, đất nước đang trải qua sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng. Hàng
hoá sản xuất ra thường phải chuyên ra biên giới Thái Lan, nơi mà hầy hết
thuốc phiện được xuất khẩu và vận chuyển dọc theo song Ayeyarwady.
Đường sắt thì đã cũ hoặc chỉ mới đang trong giai đoạn xây dựng, mới chỉ
được sửa chữa trong những năm cuối thế kỷ 19. Đường cao tốc thì hầu như
trong tình trạng không được rải nhựa, trừ ở một vài thành phố lớn. Sự thiếu
thốn về nhiên liệu diễn ra phổ biến trên khắp đất nước, ngay cả ở thủ đô
Yangon. Đây là những cản trở rất lớn đối với sự phát triển của hầu hết các
ngành công nghiệp.
c. Lạm phát.
Lạm phát là một vần đề nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Vào tháng 4
năm 2007, Liên minh Dân tộc vì nền Dân chủ đã tổ chức hội thảo hai ngày

về kinh tế. Hội thảo đã đưa ra kết luận rằng lạm phát phi mã đã ngăn cản sự
phát triển kinh tế của Myanmar. Giá cả các mặt hàng thiết yếu đã tăng từ 30
đến 60% kể từ khi chính quyền quân đội khuyến khích tăng lương cho các
thành viên chính phủ vào tháng 4 năm 2006. Tác động xấu của lạm phát đối
với nền kinh tế Myanmar không dược phản ánh đầy đủ trong các bản báo
cáo chính thức của Chính phủ. Điều này đã gây khó khắn cho việc đánh giá
một cách chính xác nền kinh tế Myanmar hiện nay.
Lạm phát ở Myanmar cũng có liên quan tới tham nhũng. Lạm phát
chính là nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng kinh tế hiện nay ở
Myanmar. Tổ chức Minh bạch quốc tế, theo xếp hạng về chỉ số nhận thức
về tham nhũng năm 2007 (xuất bản 26/9/2007) đã xếp Myanmar vào nước
tham nhũng trầm trọng nhất thế giới, cùng với Somalia.
Chương 2. Các chính sách phát triển kinh tế của
Myanmar.
Mianma với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu lại áp
dụng cơ chế quan liêu bao cấp trong 30 năm khiến nền kinh tế Mianma ngày
càng trì trệ. Trong đó, sản xuất nông nghiệp thì năng suất thấp, tiểu thủ công
nghiệp thì thiếu vốn, phụ tùng và nguyên liệu thay thế; ngoài ra còn tình
trạng mất cân đối trong thu chi, xuất nhập khẩu, giá cả hàng tiêu dùng như
lương thực thực phẩm tăng đã tác động trực tiếp đế đời sống của người
nghèo và tầng lớp cán bộ công nhân viên có thu nhập thấp.
Tuy nhiên bắt đầu từ 1989 Mianma tiến hành công cuộc cải cách kinh
tế. Mianma bắt đầu thực hiện một số chính sách phát triển kinh tế thị trường
như: tư nhân hoá các xí nghiệp, ban hành luật đầu tư nước ngoài để tranh thủ
vốn và kỹ thuật của các nước đi trước, mở rộng quan hệ hợp tác và buôn bán
vùng biên giới với các nước láng giềng, gia nhập ASEAN năm 1997. Kể từ
đó, nền kinh tế Mianma dần ổn định và phát triển theo hướng tích cực. Sau
đây ta sẽ đi nghiên cứu một số chính sách thương mại và đầu tư của Mianma
đặc biệt là từ sau cải cách.
2.1. Chính sách thương mại quốc tế.

2.1.1 Những quy định về mậu dịch
Myanmar thực hiện việc kiểm soát và quy định mậu dịch thông qua Hội
đồng chính sách mậu dịch. Kể từ năm 1998 chính sách mậu dịch cũng trở
nên chặt chẽ hơn.
Từ vài năm qua Chính phủ Myanmar lúc thiết lập, lúc xóa bỏ những rào
cản hay chính sách mậu dịch khiến cho chính sách mậu dịch của nước này
thay đổi khó lường. Ba năm qua, Chính phủ Myanmar đã đánh thuế 10% vào
hang xuất khẩu nhằm giảm thiếu hụt ngoại tệ. Tuy nhiên, kết quả lại làm
thiệt hại dến mậu dịch hợp pháp.Trong bối cảnh mậu dịch ra tăng và môi
trường kinh doanh kém khiến cho nhiều công ty nước ngoài đã đóng cửa văn
phòng. Tình trạng buôn lậu và buôn bán chợ đen gia tăng mạnh mẽ.
Kể từ tháng 3-1998, Chính phủ Myanmar đã lập chính sách hạn chế
nhập khẩu, yêu cầu tất cả các mặt hàng nhập khẩu phải nằm trong danh sách
ưu tiên A hoặc B. Mặt hàng danh sách A được nhập khẩu với tỷ lệ ít nhất là
80% và danh sách B được nhập tối đa là 20% (hàng trong danh sách B chỉ
được nhập khẩu khi hàng trong danh sách A đã được hoàn tất.
Kể từ tháng 12-1998, Bộ Thương mại Myanmar đã quy định các mặt
hàng không bị hạn chế nhập khẩu nhưng không thuộc danh sách A và B
được kê vào danh sách B. Giấy phép nhập khẩu có thể được cấp sau khi nhà
nhập khẩu đưa ra được bằng chứng về doanh thu xuất khẩu. Do tình hình
chính trị bất ổn định nên việc giao dịch ngoại hối cũng bị ảnh hưởng nhiều,
hiện chỉ có Ngân hang Ngoại thương Myanmar và Ngân hàng Thương mại
và Đầu tư Myanmar là tiến hành các hoạt động giao dịch ngoại hối. Bất chấp
những quy định mậu dịch chặt chẽ trong thực tế việc buôn lậu vẫn diễn ra
mạnh mẽ ở cả trong và ngoài Myanmar, đặc biệt là các vùng biên giới.
Thuế và thuế nhập khẩu
Myanmar cũng thực hiện theo danh mục HS. Có 3 dạng thuế có thể áp
dụng đối với hàng nhập khẩu bao gồm: thuế nhập khẩu, thuế thương mại,
phí giấy phép. Sau khi gia nhập ASEAN năm 1997, Myanmar đã tiến hành
các biện pháp phù hợp với CEPT. Myanmar cũng đang thực hiện giảm thuế

theo CEPT trong giai đoạn 2001-2008 với tỷ lệ thuế hiện nay trong khoảng
từ 0% đến 40% đối với: ôtô, hang xa xỉ, đồ trang sức và những mặt hàng sản
xuất tại Myanmar phải chịu mức thuế cao. Thuế được áp dụng với hầu hết
các hàng hóa khác trong đó hàng tiêu dung chịu mức thuế cao nhất. Mức
thuế đối với đầu vào công nghiệp, máy móc và linh kiện phụ tùng trung bình
khoảng 15%. Tỷ lệ thuế công ty hàng năm khoảng 30% đối với lợi nhuận
của các công ty trách nhiệm hữu hạn.
Đánh giá của Hải quan:
Hải quan Myanmar đánh giá dựa trên giá CIF, sau khi cộng thêm phí
bến bãi tương đương khoảng 5% giá CIF. Đối với một số hàng hóa Hải quan
quy định giá trị hàng nhập khẩu. Hiện nay hàng nhập khẩu được định giá với
mục đích đánh thuế Hải quan với tỷ lệ từ 100-200Kyat/USD. Tỷ lệ này phụ
thuộc vào hàng hóa đó được coi là hàng cốt yếu hay hàng xa xỉ.
Giấy phép nhập khẩu
Theo cam kết của ASEAN, Myanmar sẽ phải xóa bỏ toàn bộ hạn chế về
số lượng hàng nhập khẩu. Theo Luật hiện nay (Luật kiểm soát xuất nhập
khẩu năm 1947) Chính phủ Myanmar có thể yêu cầu giấy phép xuất nhập
khẩu. Thực tế giấy phép XNK do Bộ Thương mại cấp đòi hỏi cho tất cả các
mặt hàng XNK. Vài năm qua việc xin phép giấy phép XNK ngày càng khó
khăn hơn và như vậy chúng trở thành những hàng hóa có giá trị cao. Do
đồng bản tệ Myanmar, Kyat, không phải là đồng tiền có giá trị chuyển đổi
nên hàng nhập khẩu phải thanh toán bằng USD.
Các yêu cầu về XNK tạm thời
Việc XNK tạm thời được chấp thuận cho mục đích xúc tiến thương mại
cùng với giấy tờ thích hợp của Cục Hải Quan.
Những yêu cầu đặc biệt đối với y tế và dược phẩm
Giấy tờ nhập khẩu phải nêu rõ lý do chứng minh các sản phẩm phù hợp
cho tiêu dùng của con người. Những sản phẩm này phải có giấy phép vệ sinh
dịch tễ giấy chứng nhận y tế, dược phẩm có đăng ký…
Nhãn mác

Xuất xứ hàng nhập khẩu không được từ CHDCNN Triều Tiên và Đài
Loan. Những hình ảnh như ảnh Phật hay quốc kỳ không được sử dụng trên
nhãn mác hoặc thương hiệu.
Hàng cấm nhập khẩu
Hội đồng chính sách mậu dịch giám sát danh mục hàng cấm nhập Danh
mục này được công bố trên các ấn phẩm và bản tin thương mại. Từ nhiều
năm qua Bộ Thương mại Myanmar vẫn duy trì danh mục hàng cấm nhập.
Hầu hết các quy định hiện nay đều được công bố vào tháng 11/99 và tháng
2/2000, cấm nhập khẩu các hàng hóa như bột gia vị, đồ uống nhẹ, bánh quy
hỗn hợp, kẹo cao su, bánh nướng, bánh xốp, sôcôla, mỳ đóng hộp, rượu bia,
thuốc lá và hoa quả. Các mặt hàng gia dụng bằng nhựa cũng bị cấm nhập
qua đường biên mậu.
Kiểm soát xuất khẩu
Hội đồng chính sách mậu dịch giám sát danh mục hàng cấm nhập. Tất
cả hàng xuất khẩu đều yêu cầu phải có giấy phép của bộ thương mại.
Nhà nước Myanmar độc quyền xuất khẩu gạo, gỗ tếch, xăng dầu, khí
gas, đá quý, ngọc bích, ngọc trai và các mặt hàng khác. Xuất khẩu các mặt
hàng như vậy do các bộ lien quan kiểm soát. Các nhà kinh doanh cho rằng
chỉ một cách duy nhất cho các công ty tư nhân xuất khẩu theo sự độc quyền
của chính phủ là xuất qua Myanmar Oconomic Holdings Ltd. (MOHL), hoặc
Myanmar Agriculture Produce Trading (MAPT). Các công ty quân đội và
chính phủ này nhận 11% hoa hồng phí giao dịch cũng như tỷ giá hối đoái
thích hợp mà họ có lợi trong vụ giao dịch này.
Ngày 26 tháng 11/99 Bộ thương mại Myanmar đã công bố sắc lệnh số
10/99 theo đó những mặt hàng sau là hạn chế xuất khẩu : gạo và sản phẩm
gạo, đường trắng, đỏ và nâu, lạc và dầu lạc, vừng và dầu vừng, mù tạc và
dầu mù tạc, hướng dương và dầu hướng dương, bánh lạc, bánh vừng bánh
mù tạc, bánh hướng dương, bông và sản phẩm bông, xăng dầu, đá quý và đồ
trang sức, vàng, ngọc bích, ngọc trai, kim cương, chì thiếc, tungsten, bạc,
đồng thau, kẽm, than và các kim loại khác, ngà voi, trâu, bò, voi, ngựa và

động vật quý hiếm, đồ da, tôm, cám, vũ khí, chất nổ, đồ cổ và cao su,. Gỗ
tếch hạn chế xuất khẩu qua đường mậu biên.
Ngoài ra, hiện nay, Myanmar đang xuất khẩu hải sản sang các nước
Arap ở Trung Đông thông qua Cooet như một điểm trung chuyển để xuất
tiếp các mặt hàng này sang các nước khác trong khu vực như Cata,
Gioocđani và các tiẻu Vương quốc ả rập thống nhất(UAE). Theo số liệu
thống kê, tromh tài khóa 2007/08 (kết thúc tháng 03/08) Myanmar đã xuất
43.640 tấn hải sản sang các nước Trung Đông, đạt doanh số 50,99 triệu
USD, tăeng so với 26,409 tấn và 29,5 triệu USD của tài khóa 2004/05.Cũng
như trong tài khóa này, Myanmar đã xuất khẩu sang các nước tổng cộng
352.652 tấn hải sản, đạt được 561 triệu USD tăng so với 234 triệu tấn của tài
khóa 2006/07, trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng hải lớn
nhất của Muyanmar tiếp theo là Thái Lan, Nhật Bản và Singapo.Các nhà
chức trách nghành ngư nghiệp Myanmar dự đoán giá trị xuất khẩu mặt hàng
này của Myanmar sẽ tăng 850 triệu USD trong tàì khóa 2008/09.
2.1.2.Khái quát chính sách nhập khẩu của mi –an –ma (từ năm
2002)
Chính sách quả lý nhập khẩu của Mi-an-ma trong năm 2002 nổi lên hai
vấn đề đáng lưu ý :
Năm 2001 và năm 2002, Mi-an-ma vẫn duy trì tiếp tục hạn chế NK để
khắc phục tình trạng thiếu ngoại tệ, thể hiện qua chính sách: Hạn chế cấp
giấy phép nhập khẩu; cấm nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ (ví dụ như xe
máy hai bánh); hạn chế nhập khẩu hàng trong nước sản xuất được như mỳ
ăn liền, xà phòng, bánh kẹo, xe tải cũ, một số mặt hàng khác như sắt thép, xi
măng chỉ cấp pháp cho Chủ đầu tư. Chính phủ quy định có xuất khẩumới có
nhập khẩu; ngân hàng không cấp tín dụng nhập khẩu cho bất kỳ doanh
nghiệp nào.
Ngày 6/8/2002,Bộ thương mại Mi-an-ma ra thong báo cáo chí thong
báo kể từ ngày 6/8/2002 toàn bộ các đơn hàng nhập khẩu Ximăng và thép
các loại đều phải trình lên Hội đồng chính sách thương mại Nhà nước xin

phê chuẩn trước khi Bộ thương mại cấp giấy phép nhập khẩu. Hội đồng
chính sách thương mại do một phó Chủ tịch Hội đồng Hòa Bình và Phát
triển Quốc gia đièu hành. Nếu không được Hội đồng phê chuẩn thì Bộ
Thương Mại không được cấp giấy phép nhập khẩu. Đầu tháng 9/2002,
Myanmarlaij đưa thêm mặt hàng dược phẩm và phân bón vào danh mục
hàng phải xin phê duyệt của Hội Đồng .
2.2. Chính sách đầu tư quốc tế.
Bên cạnh chính sách thương mại của Myanmar thì chính sách đầu tư
cũng có những điểm đáng lưu ý.
Trong số 10 nhà đầu tư hàng đầu vào Myanmar, có 5 nước là thành viên
của tổ chức ASEAN như: Singapore, Thái lan, Malaysia, Indonesia và
Philippines. Theo số liệu thống kê của chính phủ Myanmar, 7 nước châu Á
trong số 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Myanmar chiếm tới 85% tổng số
vốn đầu tư vào các lĩnh vực: nông nghiệp, xây dựng, bất động sản, giao
thông và viễn thông, chế tạo, chăn nuôi và đánh cá, du lịch và khách sạn.
Đa số các nhà phân tích kinh tế cho rằng, khủng hoảng tài chính tiền tệ
Đông Nam Á(1997) có tác động đến Myanmar, tuy nhiên không mạnh mẽ
như một số nước khác do Myanmar đang ở trong giai đoạn thấp của sự phát
triển. Cụ thể tác động đến đầu tư nước ngoài vào Myanmar là: do tăng
trưởng kinh tế của hầu hết các nước ASEAN trong mấy năm gần đây đều
suy giảm, nên đã dẫn đến việc trì hoãn các dự án đầu tư trực tiếp vào
Myanmar.
Trong kế hoạch phát triển trong dài hạn Chính phủ Myanmar hi vọng sẽ
tăng thu nhập ngoại tệ thông qua xuất khẩu các tài nguyên có sẵn trong lòng
đất và dưới lòng biển như: dầu lửa, hơi đốt, vàng bạc, đồng, chì, kẽm…
Nhằm đạt đựơc mục tiêu đó, Chính phủ Myanmar đã cho phép các công ty
nươc ngoài tham gia vào việc thăm dò và khai thác các loại khoáng sản trên
dưới hình thức liên doanh (giữa một bên là đối tác nước ngoài và bên kia là
các hãng của chính phủ Myanmar với tư cách là đối tác địa phương). Lượng
vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và khai khoáng, đặc biệt là dầu mỏ và

khí đốt, ngày càng gia tăng. Bộ Kế hoạch và Phát triển Mianma cho biết,
trong năm 2007, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Mianma đạt 504,8 triệu
USD, trong đó 474,3 triệu USD (hơn 90% lượng vốn) đổ vào lĩnh vực dầu
khí. Anh hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào ngành dầu khí Mianma,
tiếp theo là Ấn Độ và Xingapo. Ngoài ra, Chính phủ Myanmar cũng cho
phép các công ty nước ngoài có những nhượng quyền nhất định trong việc
liên doanh, liên kết để thăm dò và khai thác các loại khoáng sản ở Myanmar.
Chẳng hạn, mỏ đồng Monywa nằm ở phía tây bắc thành phố Mandalay
104km được phát hiện vào năm 1955 hiện đang được khai thác bởi một liên
doanh giữa một bên là công ty khai khoáng số 1 Myanmar và bên kia là
Công ty Ivanhoe Myanmar Holding Ltd. (Canada). Đây có thể là mỏ đồng
lớn nhất châu Á. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên để thu ngoại tệ không
phải là kế sách lâu dài đối với Myanmar cũng như các nước đang phát triển
khác. Sớm muộn, Myanmar cũng phải tận dụng lợi thế giàu tài nguyên của
mình để xây dựng một nền kinh tế thị trường trên cơ sở sản xuất hàng hoá
mang tính cạnh tranh.
Hiện nay Myanmar dự định thành lập sáu đặc khu kinh tế (SEZs) nhằm
thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp và nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh
tế.Tròng dó 6 đặc khu kinh tế đã được phác thảo gồm cảng Thilawa tại
Yagon, Mawlamyine ở bang Mon, myawaddy và hpa-an tại bang Kayuk phụ
huộc vào bang Rakhine và Pynin Ôlwin trong phan khu Mandalay, 6 đặc
khu kinh tế này sẽ tạo thành vòng tròn trong công nghiệp tại Myanmar.
Những nhân tố tiềm năng cũng đã được lên kế hoạch nhằm thu hút đầu
tư nước ngoài như sản xuất, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp, gia
súc,sản phẩm lâm nghiệp, vận tải, thông tin liên lạc, và các dịch vụ ngân
hàng. Cũng theo bài báo của Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore,và Thái Lan
được coi là những mảng đầu tư tiềm năng của 6 đặc khu kinh tế này. Cùng
lúc đó một bộ luật mới của SEZs đã được soạn thảo và ban hành trong thời
gian tới. Theo những số liệu chính thức gần đây nhất thì việc thu hút đầu
nước ngoài vào Myanmar đạt 14,6 tỷ đô laMỹ với 402 dự án kể từ khi quốc

gia này mở cửa đầu tư vào cuối năm 1988. Kể từ khi Mianma tiến hành tự
do hoá các quy định về đầu tư cuối năm 1988, nguồn vốn đầu tư nước ngoài
chủ yếu đổ vào ngành dầu khí và điện lực của nước này. Trong số 471,48
triệu USD vốn đầu tư nước ngoài mà ngành dầu khí của Mianma thu hút
được trong tài khóa 2006/07, có tới 240,68 triệu USD là từ Anh, tiếp đến là
Xingapo với hơn 160 triệu USD. Nga và Hàn Quốc cũng có số vốn đầu tư
lớn trong ngành dầu khí của Mianma. Cùng kỳ, ngành điện lực của Mianma
thu hút tới 36,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài, trong đó đều là vốn đầu tư
của Trung Quốc với 281,220 triệu USD.
2.3 . Một số kết quả đạt được.
Sau một thời gian thực hiện những chính sách trên theo hướng mở cửa
hơn với thị trường thế giới thì nên kinh tế Mianma đã có những bước biến
chuyển đáng kể.
Giai đoạn 2000-2005 GDP tăng bình quân 5-6%/năm, trong đó năm
2005 tổn sản phẩm quốc nội đạt 14,23 tỉ USD, và GNP/người đạt 765USD.
Về đầu tư, cho đến 2005 Mianma đã thu hút trên 10 tỉ USD đầu tư nước
ngoài từ 30 nước, vùng lãnh thổ với 350 dự án, trong đó lớn nhất là đầu tư
vào khí đốt, dầu lửa với gần 4 tỉ USD sau đó đến khu vực sản xuất với 3 tỉ
USD, còn lại là lĩnh vực khách sạn, du lịch, bất động sản, khai thác mỏ. Đầu
tư của các nước trong khối ASEAN vào Mianma cũng ngày một tăng, chiếm
trên 50% tổng đầu tư nước ngoài. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Mianma
giai đoạn 1980-2002 được thể hiện qua bảng sau:
1990 1995 1998 2000 2001 2005
GDP theo
giá thực tế
(triệukyat)
151.941 604.729 1.609.778 2.552.733 3.523.515 5.889.000
GDP theo
giá so sánh
50.260 66.742 79.460 100.275 992.400 117.000

tỉ giá hối
đoái
6.339 5.667 6.343 6.426 6.684 6.573
xuất khẩu
2.962 5.004 6.756 12.736 17.131
nhập khẩu
5.523 10.302 16.872 15.073 18.378
Cán cân
thương
mại
-2.561 -5.298 -10.116 -2.337 -1.247
sản lượng
thóc
(nghìn
tấn)
13.748 17.670 16.391 20.987 21.569
Theo bảng trên ta thấy các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của Mianma ngày
càng đựơc cải thiện qua các năm. Điều đó chứng tỏ các chính sách phát triển
kinh tế của đất nước này đã phần nào phát huy được tính tích cực của nó.
Hiện nay, Mianma đã có 18 khu công nghiệp, xây mới và nâng cấp trên
5 nghìn trường học, chính phủ cũng đầu tư xây dựng 100 đập, hồ chứa nước,
đảm bảo tưới tiêu cho 607,5 nghìn ha đất nông nghiệp. Trong vòng 11 năm
1988-1999, Mianma đã cho xây mới 5 cây cầu, 2000km đường sắt, 6000km
đường bộ, nâng tổng chiều dài đường bộ lên 29 000 km. Tóm lại là Mianma
đã chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông
nghiệp. Đây là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn đối với một nền kinh tế
nông nghiệp còn đóng một vị trí quan trọng và cơ sở hạ tầng còn hết sức yếu
kém nhất là ở vùng nông thôn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các chính
sách kinh tế vĩ mô khác phát huy tối đa tác dụng. Tuy nhiên, nền kinh tế
Mianma còn phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề như: tốc độ phát triển

kinh tế chưa thật cao, chưa đột phá, về cơ bản còn là nước nông nghiệp lạc
hậu; môi trường chính trị xã hội còn chưa ổn định, lạm phát cao, Mỹ và
phương tây lại thường gây khó khăn, chính những điều đó đã khiến cho các
nhà đầu tư phải ngần ngại khi quyết định đầu tư vào Mianma; hay khủng
hoảng tài chính tiền tệ khu vực có ảnh hưởng đáng kể đến tỉ giá đồng kyat,
xuất khẩu và đầu tư nước ngoài vào Mianma.
Với dân số trên 50 triệu người, với một đất nước có tiềm năng phát triển
nông nghiệp nếu có những chính sách hợp lý, nền kinh tế Mianma chắc chắn
sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ cao hơn trong những năm tới, hoà nhịp cùng
các nước trong khu vực.

×