Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

câu hỏi ôn tập hệ thống thông tin có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.02 KB, 30 trang )

Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày các nguy cơ gây mất an toàn và bảo mật Hệ thống thông
tin.
2. Khi HTTT bị xâm hại, doanh nghiệp nên sử dụng công cụ nào để
đanm bảo tính an toàn và bảo mật HTTT
3. Khái niệm về ERP? Mục đích ứng dụng hệ thống ERP trong doanh
nghiệp?
4. Nêu và phân tích những đặc điểm của hệ thống ERP?
5. Phân tích những lợi ích và thách thức khi ứng dụng ERP vào hệ
thống thông tin doanh nghiệp?
6. Những bên nào cần có mặt tham gia vào quá trình triển khai hệ
thống ERP cho doanh nghiệp? Quy trình triển khai hệ thống ERP
bao gồm những giai đoạn chính nào?
7. Trình bày và phân tích những xu hướng của các hệ thống ERP hiện
nay?
8. Tại sao nói việc tích hợp các mô đun trong hệ thống thông tin
doanh nghiệp thành một hệ thống duy nhất là tất yếu trong thời đại
toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh hiện nay?
9. Khái niệm về CRM? Những lợi ích cơ bản của hệ thống CRM đối
với doanh nghiệp?
10. Phần mềm CRM và hệ thống CRM giống và khác nhau như thế
nào? Nêu các phần mềm CRM hiện nay?
11. Trình bày các chức năng chính trong một phần mềm CRM?
12. Các hệ thống CRM chủ yếu hỗ trợ các hoạt động nào của doanh
nghiệp? Vì sao?
13. Trình bày và phân tích các tiêu chí để đánh giá một hệ thống CRM
hiệu quả ?
14. Vì sao thời gian gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp được coi
là một tiêu chí không thể thiếu trong đánh giá một hệ thống CRM
hiệu quả?
15. Nói rằng CRM là một phân hệ trong ERP đúng hay sai? Vì sao?


16. SCM là gì? Trình bày các đặc trưng của quá trình quản lý chuỗi
cung ứng ?
17. Trình bày và phân tích các thành phần chính trong một hệ thống
quản lý chuỗi cung ứng?
18. Tại sao việc quản lý thông tin trong doanh nghiệp lại gắn liền với
việc quản lý chuỗi cung ứng?
19. Các ứng dụng của quản lý chuỗi cung ứng hiện nay?
20. So sánh sự giống nhau và khác nhau của SCM và logictics
Tâmk47h1
Page 1
21. Trình bày các tiêu chí trong đánh giá chuỗi cung ứng hiệu quả?
22. Nói rằng SCM là một phân hệ trong ERP đúng hay sai? Vì sao?
23. So sánh mạng internet, intranet, extranet
24. Mạng máy tính được phân loại như thế nào? Trình bày kiến trúc
mạng và việc chuẩn hóa mạng
25. Giao thức của mạng máy tình là gì? Cho ví dụ và giải thích về các
giao thức này?
26. Trình bày khái niệm mạng máy tính và một số thiết bị của mạng
máy tính.
27. Cách thức tổ chức dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của hệ thống thông
tin quản lý có ưu điểm gì so với tổ chức dữ liệu trên các tập tin truyền
thống?
Câu 1, trình bày các nguy cơ gây mất an toàn và bảo mật hệ thống
thông tin
Nguy cơ là những sự kiện có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của hệ
thống
Có thể chia làm 4 nguy cơ:
1. Tiết lộ thông tin/ truy xuất thông tin trái phép
2. Phát thông tin sai/ chấp nhận thông tin sai
3. Phá hoại/ ngăn chặn hoạt động của hệ thống

4. Chiếm quyền điều khiển từng phần hoặc toàn bộ hệ thống
Mỗi nhóm có các nguy cơ nhỏ là:
 Nghe lén, hay đọc lén là một trong những phương thức
truy xuất thông tin trái phép. Các hành vi thuộc phương
thức này có thể đơn giản như việc nghe lứn một cuộc
đàm thoại, mở một tập tin trên máy của người khác, hoặc
phức tạp hơn như là xen vào một kết nối mạng để ăn cắp
dữ liệu, hoặc cài các chương trình ghi bàn phím để ghi lại
những thông tin quan trọng được nhập từ bàn phím.
 Nhóm nguy cơ phát thông tin sai/ chấp nhận thông tin sai
bao gồm những hành vi tượng tự như nhóm ở trên nhưng
mang tính chủ động, tức là có thể thay đổi thông tin gốc.
nếu thoog tin bị thay đổi là thông tin điều khiển hệ thống
thì mức đội thiệt hại sẽ nghiêm trọng hơn nhiều bởi vì khi
đó, hành vi này không chỉ gây ra sau sữ liệu mà còn có
Tâmk47h1
Page 2
thể làm thay đổi các chính sách an toàn của hệ thống hoặc
ngăn chặn hoạt động bình thường của hệ thống.
 Trong thực tế tấn công xen giữa là một dạng của phương
thức phát thông tin sai/ chấp nhận thông tin sai. Hoạt
động của hình thức tấn công này là xen vào một kết nối
mạng, đọc lén thông tin và thay đổi thông tin trước khi
gửi đến cho nơi nhận
 Giả danh cũng là một dạng hành vi thược nhóm nguy cơ
phát thông tin sai lệch/ chấp nhận thông tin sai. Hành vi
này thực hiện việc trao đổi thông tin với một đối tác bằng
cách giả danh một thực thể khác.
 Phủ nhận hành vi là một phuowgn thức gay sai lệch thông
tin bằng thương thức này, một thực thể thực hiện hành vi

phát ra thông tin, nhưng sau đó lại chối bỏ hành vi này,
tức không công nhận nguồn gốc của thông tin, và do đó
vi phạm yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin.
 Ví dụ một người chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng thanh
toán từ tài khoản của mình. Mọi thông tin đều chính xác
và ngân hàng đã thự hiện lệnh. Tuy nhiên sau đố người
chủ tài khaonr lại phủ nhận việc mình đã đưa ra lệnh
thanh toán. Khi đó, thông tin đã bị sai lệch do nguồn gốc
của thông tin không còn xác định
 Phá hoại ngăn chặn của hệ thống:Nhóm nguy cơ thứ ba
bao gồm các hành vi có mục điachs ngăn chặn hoạt động
bình thường của hệ thống bằng cách làm chậm hoặc gián
đoạn dịch vụ của hệ thống tấn công từ chối dịch vụ hoặc
virus là nguy cơ thuộc nhóm này
 Chiếm quyền điều khiển hệ thống gây ra nhiều mức độ
thiệt hại khác nhau, từ việc lấy cắp và thay đổi dữ liệu
trên hệ thống, đến việc thay đổi các chính sách bảo mật
và vô hiệu hóa các cơ chế bảo mật đã được thiết lập.
 Ví dụ là các phương thức tán công nhàm chiếm quyền
root trên các máy tính chạy unix hoặc linux bằng cách
khai thác các lỗi phần mềm hoặc lỗi cơ cấu hệ thống. tấn
công bộ đệm là cách thường dùng nhất để chiếm quyền
root trên hệ thống linux vốn được xây dựng trên nền tảng
của ngôn ngữ lập trình.
Tâmk47h1
Page 3
Câu 2. Khi hệ thống thông tin bị xâm hại, doanh nghiệp nên sử dung
công cụ nào để đảm bảo tính an toàn và bảo mật hệ thống thông tin.
- Các công cụ để đảm bảo tính an toàn và bảo mật hệ thống thông tin
là:

1) Kiểm soát truy cập
2) Bảo mật mạng có dây và không dây
3) Mã hóa
+ Kiểm soát truy cập:
 Mức vật lý: kiểm soát truy cập vào máy chủ, bang/ đĩa
lưu trữ và sử dụng các tính năng an ninh như: camera.
Còi, báo động
 Mức logic: định danh, mật khẩu sinh trắc học,
CPTCHA( kí tự kiểm tra người dùng), tường lửa, hệ
thống phát hiện xâm nhập, phần mềm diệt vius:
- Hệ thống tường lửa: thực hiện các chức năng
separator (tách rời giữa mạng nội bọ và mạng công
cộng), restricter ( chỉ cho phép một số lượng giới
hạn các loại lưu lượng được phép xuyên qua tường
lửa, analyzer( theo dõi các thông tin này lại theo
yêu cầu của người quản trị để phục vụ cho các
phân tích để đánh giá mức độ an toàn của hệ thống.
- Hệ thống phát hiện xâm nhập:IDS ( phát hiện các
dấu hiệu của tấn công xâm nhập bằng theo dõi,
phân tích hai nguồn thông tin chủ yếu là ( thông tin
về các thao tác thực hiện trên máy chủ được lưu
trong nhật kí hệ, lưu lượng đang lưu thông trên
mạng) và phát hiện, dự đoán thậm trí là phản ứng
tấn công.
+ Mã hóa:
- Mã hóa khóa đối xứng( 1 khóa)
- Mã hóa khóa công khai( 2 khóa: bí mật và công
khai)
- Chứng chỉ số, hạ tầng khóa công khai PKI
+ Bảo mật mạng có dây và không dây:- có dây thì SSL, không dây giao

thức WEP,VPN,WPA
Tâmk47h1
Page 4
Câu 3. Khái niệm hệ thống quản lí nguồn nhân lực (ERP) ? mục đích
ứng dụng hệ thống ERP trong doanh nghiệp?
ERP là một hệ thống thông tin quản ly tích chợp các nguồn lực của doanh
nghiệp, bao trùm lên toàn bộ các hoạt động chức năng chính của doanh
nghiệp như :
 Kế toán:quả lí sổ sách, sổ phụ tiền mặt sổ phụ ngân hàng
 Quản lí nhân sự : quản lí lương, quản lí giờ làm, kĩ năng nghề
nghiệp
 Quản lý sản xuất: lập kế hoawchj xản xuất, nguyên vât liệu, phân
phối
 Quản lí hậu cẩn: quản lí kho, quản lí giao nhận, quản lí nhà cung
ứng
 Quản lí bán hàng: quản lí yêu cầu đặt hàng dự báo lập kế hoawch
bán hàng
ERP là một hệ thống tích hợp các quy trình kinh doanh trọng yếu của
doanh nghiệp dựa trên sự tích hợp gồm các mô đun phần mềm và hệ
thống CSDL tác nghiệp tập trung của doanh nghiệp
 Phần mểm ERP bao gồm một tập hợp các mô đun phụ thuộc lẫn
nhau, hỗ trợ các hoạt đông nghiệp vụ cơ bản trong doanh nghiệp
 CSDL tác nghiệp tập trung được thu thập từ nhiều nguồn khác
nhau được phân tích và xử lý tức thời dựa trên các phần mêm thích
hợp giúp doanh nghiệp giải quyết hiệu quả những vấn đề xảy ra
trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Mục đích ứng dụng của hệ thống quản lí nguồn nhân lực ERP:
 Vì ai cũng đang nói về ERP, cần phải hợp thời trang
 Chuẩn hóa các quy trình kinh doanh
 Đảm bảo yêu câu quản lý trong giai đọng phát triển mới

 Là một lý do tố để bắt đầu quá trình thực hiện cải tổ dn
 Tập trung kiểm soát các bộ phận, phòng ban của công ty trong hệ
thống thông tin thống nhất.
 Kết nối các công ty con, các bộ phận ở nhiều vị trí địa lý khác nhau
 Là một công cụ nhằm marketing hình ảnh công ty trong mắt nhà
đầu tư và đối tác kinh doanh
 Tăng độ chính xác và kịp thời của các thông tin về quản lý, kinh
doanh, tài chính kế toán.
 Kiểm soát rủi ro
Tâmk47h1
Page 5
 Tăng hiệu quả hoạt động kinh doan
 Tiết kiệm chi phí
4. Nêu và phân tích những đặc điểm của hệ thống ERP?
Trả lời:
Hệ thống ERP là một hệ thống quản lý với quy trình hiện đại theo
tiêu chuẩn quốc tế gồm có 5 đặc điểm chính sau:
1. ERP là một hệ thống tích hợp quản trị sản xuất kinh doanh
(Integrated Business Operating System). Tích hợp là mọi công
đoạn, mọi phòng ban mọi người chức năng đều được liên kết
cộng tác phối hợp với nhau trong một quá trình hoạt động kinh
doanh thống nhất. Tính tích hợp thể hiện ở chỗ sử dụng chung
một cơ sở dữ liệu, không có dữ liệu nào phải nhập 2 lần vào
cùng một hệ thống. Khi sử dụng chung một hệ cơ sở dữ liệu sẽ
tránh được sai sót khi nhiều người cùng nhập dữ liệu, tăng tốc
độ dòng công việc, tập trung dữ liệu và dễ dàng kiểm soát.
2. ERP là một hệ thống do con người làm chủ với sự hỗ trợ của
máy tính (People system supported by the computer). Những
cán bộ, các nghiệp vụ mới là chủ yếu còn máy tính các phần
mền chỉ là để hỗ trợ. Người sử dụng phải được đào tạo một cách

cẩn thẩn, tính tích cực của từng nhân viên là những yếu tố quyết
định.
3. ERP là một hệ thống liên kết các phòng ban của công ty với
nhau (Communication among departments). Các phòng ban làm
việc trao đổi cộng tác với nhau chứ không phải mỗi phòng ban
là một cát cứ.
4. ERP là một hệ thống hoạt động theo quy tắc. (Formal system)
tức là hệ thống phải hoạt động theo quy tắc và kế hoạch rõ ràng.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập ra theo tuần, tháng,
quý, năm. Hệ thống không thể hoạt động khi không có kế
hoạch. Các quy tắc, quy trình xử lý phải được đặt ra từ trước.
5. ERP là một hệ thống với các trách nhiệm được xác định
(defined responsibilities). Ai làm việc gì, trách nhiệm ra sao
phải được quy định rõ từ trước.
Câu 5 phân tích những lợi ích và thách thức khi ứng dụng ERP vào
hệ thống thông tin doanh nghiệp?
Tâmk47h1
Page 6
Những lợi ích khi ứng ứng dụng ERP:
1. Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy
2. Công tác kế toán chính xác hơn
3. Cải tiến quản lý hàng tồn kho
4. Tăng hiệu quả sản xuất
5. Quản lý nhân sự hiệu quả hơn
6. Các quy trình kinh doanh được xác định rõ rang hơn
7. Tích hợp thông tin đặt hàng của khách hàng
Phân tích:
 Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy. ERP giúp các nhà
quản lý dễ dàng tiếp cận các thông tin quản trị đáng tin cậy
để có thể đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở cosd dầy

dduer thông tin chính xác. Nếu không có hệ thống ERP, một
cán bộ quản lý cấp cao phải dựa vào nhiều nguồn khác nhau
và có thể thấy nhiều số liệu khác nhau( tài chính kế toán có
con số doanh thu riêng, kinh doanh có một con số khắc và
những đơn vị khắc có thể có số liệu khác để tổng hợp thành
doanh thu của cả công ty) với hệ thoogns eRp chỉ có một
kiểu sự thật, không thắc mắc, không nghi ngờ bởi vì tất cả
phòng ban nhân viên đều sử dụng chung một hệ thống trong
thời gian thực. hệ tống erp tập trung các dữ liệu từ mỗi phân
hệ vào một cơ sở quản lý dữ liệu chung giúp cho các phân hệ
riêng biệt có thể chia sẻ thông tin với nhau một cách dễ
dàng.
 Công tác kế toán chính xác:
 phần mềm kế toán hoặc phân hệ kế toán của phần mềm
erp giúp công ty giảm bớt những sai sót mà nhân viên
thường mắc phải trong cách hạch toán thủ công.
 Phân hệ kế toán cũng giúp các nhân viên kiểm toán nội
bộ và các cán bộ quản lý cấp cao kiểm tra tính chính xác
của các tài khoản. hơn nữa một phân hệ kế toán được
thiets kế tốt sẽ hỗ trợ các quy trình kế toán và các biện
pháp kiểm soát nội bộ chất lượng
 Cải tiến quản lý hàng tồn kho: phân hệ quản lý hàng tồn kho
trong phần mềm erp cho phép các công ty theo dõi hàng tồn
kho chính xác và xác định được mức hàng tồn kho tối ưu
Tâmk47h1
Page 7
nhờ đó mà giảm nhu cầu vốn lưu động và đồng thời giúp
tăng hiệu quả kinh doanh
 Tăng hiệu quả sản xuất: phân hệ hoạch định và quản lý sản
xuất của phần mềm erp giúp các công ty sản xuất nhận dạng

và laoij bảo những yếu tố kiếm hiệu quả trong quy trình sản
xuất. chẳng hạn, nếu công ty không sử dugnj phần mềm erp
mà lên kế hoawchj sản xuất một cách thủ công dẫn đến tính
toán sai và điều này gây nên các điểm thắt cổ chai trong quá
trình sản xuất và do đó thường sử dụng không hết công suất
của máy móc và nhân. Nói cách khác điều này có nghĩa là áp
dụng một hệ thống hoạch định sản xuất hiệu quả có thể làm
giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm.
 Quản lý nhân sự hiệu quả hơn:
 phân hệ quản lý nhân sự và tính lương hỗ trợ tất cả các
nghiệp vụ quản lý nhân viên sắp xếp hợp lý các quy
trình quản lý nhân sự và tính lương, giúp sử dụng
nhân sự hiệu quả, đồng thời giảm thiểu sai sót và gian
lận trong hệ thống tính lương.
 Đặc biệt ở các công ty có nhiều đơn vị kinh doanh
khác nhau, bộ phận hành chính nhân sự có thể không
có phương pháp chung và đơn giản để theo dõi giờ
giấc của nhân công và hướng dẫn hộ về các nghĩa vụ
và quyền lợi . ERp có thể giúp bạn đảm đương việc đó
 Các quy trình kinh doanh được xác định rõ rang hơn:
 các phân hệ ERP thường yêu cầu công ty xác định rõ
rang các quy trình kinh doanh để giúp phân công công
việc rõ ràng và giảm bớt những rối rắm và các vấn đề
liên quan đến các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của
công ty, việc ứng dụng phần mềm này có thể giảm bớt
thời gian tối đa cho một đơn hàng từ 15 ngày xuống
khoảng thời gian tối thiểu là 2 ngày, cải tiến các dịch
vụ đáp ứng khách hàng từ 50% lên 90% ra tawgn năng
lực kinh doanh, doanh số và lợi nhuận , giảm chi phí.
Đó là những hữa hẹn hấp dẫn mà các doanh nghiệp

mong muốn
 Tích hợp thông tin đặt hàng của khách hàng: với hệ thống
erp đơn đặt hàng của khách hàng đi theo một lộ trình tự động
Tâmk47h1
Page 8
hóa từ khoảng thời gian nhân viên dịch vụ khách hàng nhận
đơn hàng cho đến khi giao hàng cho khách hàng và bộ phận
tài chính xuất hóa đơn, chẳng thà bạn lấy thông tin từ chung
một hệ thống còn hơn nhận thông tin rời rạc từ các hệ thống
khác nhau của từng phòng ban. Hệ thống phần mềm erp giúp
công ty bạn theo dõi đơn hàng một cách dễ dàng hơn, giúp
phối hợp giữa bộ phận kinh doanh, kho và giao hàng ở các
địa điểm khác nhau trong cùng một thời điểm.
Những thách thức khi ứng dựng ERP :
- Nhiều chi phí cao khi thiết lập HT ERP: thời gian, tiền bạc, nhân
lực
- Thực hiện ERP khó: phải thay đổi nhiều chu trình nghiệp cụ và chu
trình gửi nhận thông tin trong hệ thống
- Mức độ riêng tư trong HT ERP
- Tốn thời gian để nhận ra các lợi ích của ERP: khoảng 8 tháng sau
khi thực hiện
- Đào tạo tốn rất nhiều chi phí
- Vấn đề kiểm soát nhân viên: chia sẻ thông tin, ra quyết định, chống
đối, dư thừa, lỗi
- Khoản ½ HT ERP thực hiện đều thất bại…
Câu 6: những bên nào cần có mặt tham gia vào quá trình triển khai
hệ thống ERP cho doanh nghiệp? quy trình triển khai hệ thống ERP
bao gồm những giai đoạn chính nào?
- Các bên cần có mặt tham gia vào quá trình triển khai hệ thống ERP
là :

1. Nhà cung cấp hệ thống ( người tạo ra phần mềm)
 nhà cung cấp lớn, giá thành vài triệu USD: SAP;
oracle
 nhà cung cấp nhỏ, giá thành vài tram nghìn usd
2. công ty tư vấn: xuất thân từ các đơn vị tư vấn quản trị, dựa
trên các mô tả về yêu cầu của hệ thống mà doanh nghiệp cần
đẻ giới thiệu cho họ hệ thống ERP thích hợp ( nước ngoài:
accentor)
3. khách hàng:
 thành lập ban chỉ đạo . giám đốc, phó giám đốc
Tâmk47h1
Page 9
 chọn chủ nhiệm dự án: thiết lập các đối thoại, điều
động nguồn lực dự án, điều phối ngân sách dự án, theo
dõi tiến độ.
4. Nhà tư vấn triển khai:
 chọn tư vấn chính phụ trách triển khai, đảm bảo đúng
yêu cầu, đúng đắn
 chọn các nhà tư vấn khác: quản lý, hệ thống, kỹ thuật
các giai đoạn triển khai ERP: cái này t làm giống trong slide của cô, ko
giống cả 2 đứa nhá
- giai đoạn 1: triển khai các phân hệ liên quan đến kế toán tài chính.
Các phân hệ này nói chung cung cấp các chức năng của một phần
mềm kế toán như hiện nay nhiều doanh nghiệp đã dùng. Vì vậy
giai đoạn 1 sẽ tương đối dễ dàng.
- Giai đoạn 2: triển khai các phân hệ liên quan đến hạu cần như:
quản lý kho, quản lý việc giao nhận hàng,…các phân hệ này sẽ lập
tức tích hợp vào các phân hệ kế toán. Sau giai đoạn náy ERP đã
quản lý gần như mọi phòng ban trong doanh nghiệp chỉ trừ dưới
phân xưởng.

- Giai đoạn 3: đối vwois các doanh nghiệp sản xuât, giai đoạn này sẽ
triển khai các phân hệ liên quan đến quản lý sản xuất. tùy từng hệ
thống ERP, việc quản lý sản xuất có thể rất chi tiết đến từng giờ
máy và giờ công lao động.
Giai đoạn 1 và 2 nói chung có thể triển khai tại nhiều doanh
nghiệp, cond giai đoạn 3 đòi hỏi việc sản xuất của doanh nghiệp
phải tương đối quy củ và hiện đại. có thể doanh nghiệp chỉ chọn áp
dụng ERP đến giai đoạn 2 nếu thấy việc quản lý phân xưởng của
mình còn quá nhiều yếu tố phi chuẩn.
câu 7. Ko biết kiểu gì Trình bày và phân tích những xu hướng của
các hệ thống ERP hiện nay?( câu này tớ không chắc )
Trong những năm gần đây, chúng ta thường thấy những dự đoán công
nghệ xoay quanh điện toán đám mây, truy cập thiết bị di động, tương tác
xã hội, dữ liệu lớn, Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp
(ERP) cũng không nằm ngoài những xu hướng này. Hãy cùng chúng tôi
điểm qua những xu hướng nổi bật của ERP trong ngành sản xuất năm
2014.
Tâmk47h1
Page 10
Điện toán đám mây
Với mức độ nhận biết của doanh nghiệp sản xuất về điện toán đám mây
ngày càng lớn, các hệ thống ERP trên đám mây (Cloud ERP) chắc chắn
sẽ ngày càng phát triển mạnh. Rất nhiều công ty quan tâm đến việc hạ
thấp chi phí sở hữu, giảm sự phụ thuộc vào bộ phận IT và tận dụng những
lợi ích khác bằng việc sử dụng Cloud ERP. Tận dụng xu hướng này,
thương hiệu Plex nổi lên như nhà dẫn đầu cung cấp một hệ thống SaaS
thực sự. Tiếp nối thành công đó, Infor, SAP, Oracle, Epicor, Microsoft
Dynamics và những công ty khác đã cung cấp các giải pháp điện toán
đám mây thay thế cho mô hình cũ.
Vì thế, khi nói đến hệ thống ERP trong ngành sản xuất trong năm 2014,

chúng tôi dự đoán rằng xu hướng điện toán đám mây sẽ tiếp tục phát triển
và ngày càng mở rộng. Trong năm sắp tới, các nhà cung cấp ERP sẽ tiếp
tục phản ứng và định vị những sản phẩm của họ trên thị trường bằng cách
đưa ra cơ sở dữ liệu đám mây hoặc SaaS.
Điện toán di động
Trong năm vừa qua, xuất phát từ xu hướng BYOD (Bring your own
device), sử dụng thiết bị cá nhân giải quyết công việc, hầu hết các nhà
cung cấp hệ thống ERP lớn đều cải tiến sản phẩm với việc tích hợp truy
cập từ điện thoại di động, máy tính bảng, điện thoại thông minh. Khi trò
chuyện với các khách hàng trong ngành sản xuất, chúng tôi đã nhận thấy
có rất nhiều CEO đang triển khai ERP nhằm cải thiện khả năng truy cập.
Lý do chính cho xu hướng này là do các nhà quản lý trong ngành sản xuất
luôn mong muốn nhận được phản hồi nhanh chóng để có thể thay đổi các
điều kiện hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
hiện nay đang vấp phải trở ngại trong việc truy cập vào các quy trình sản
xuất, vận chuyển, chất lượng, thông tin tài chính v v cho dù họ ở trong
nhà máy, tại cơ sở khách hàng, làm các dự án nhiệm vụ từ xa (off-site)
hoặc bất cứ nơi nào ngoài văn phòng.
Dự đoán cho thấy xu hướng kết nối di động này ngày càng phát triển, cho
phép người dùng có thể phản hồi ở bất cứ đâu và trên mọi cấp độ. Khi trò
chuyện với các nhà sản xuất ở phân khúc thị trường trung cấp, chúng tôi
nhận thấy khách hàng chú ý nhiều hơn đến việc truy cập dữ liệu tức thời
vào dữ liệu hệ thống của ERP. Có thể thấy rằng, việc tích hợp dữ liệu,
truy cập các báo cáo BI (business intelligence) bằng di động, cải tiến giao
Tâmk47h1
Page 11
diện truy cập trên thiết bị di động sẽ được các nhà cung cấp hệ thống ERP
tiếp tục tăng cường.
Mạng xã hội
Năm 2013 là năm mà chúng ta đều nghe rất nhiều về cộng tác và các hệ

thống ERP tích hợp mạng xã hội. Các nhà cung cấp chính như Infor, SAP,
Orable đang bắt đầu tích hợp mạng xã hội trong hệ thống ERP của mình,
thông qua việc nâng cao trải nghiệm - nhìn và cảm nhận giúp người dùng
sử dụng dễ dàng hơn. Dự kiến chúng ta sẽ còn thấy được những cải tiến
này từ các nhà cung cấp khác. Một cột mốc đáng lưu ý trong năm vừa qua
đó là việc Infor chính thức cung cấp khái niệm cộng tác mạng xã hội. Sản
phẩm Infor ERP LN kết hợp được các chức năng như gắn kết, cộng tác,
và những cuộc trao đổi trong thời gian thực cùng những chức năng khác
được đưa vào giao diện sử dụng của người dùng ERP.
Bằng cách nâng cao cộng tác mạng xã hội, các doanh nghiệp có thể cải
thiện và hoàn thiện quá trình đưa ra quyết định. Cùng với Infor và các hệ
thống khác, toàn doanh nghiệp (kể cả những dây chuyền cung ứng mở
rộng) có thể giao tiếp, cộng tác và theo dõi con người, công việc cũng
như các quá trình khác. Cấp độ cộng tác này thông qua việc nâng cấp hệ
thống ERP và mạng xã hội chắc chắn sẽ là xu hướng trong năm tới.
Câu 8 tại sao nói việc tích hợp các mô đun trong hệ thống thông tin
doanh nghiệp thành một hệ thống là tất yếu trong thời đại toàn cầu
hóa hoạt động kinh doanh hiện nay?
Trước hết chúng ta cần hiểu tích hợp là gì? Tích hợp nghĩa là tập
hợp và tích cóp nhóm gọn một hoặc nhiều thành phần riêng lẻ vào
cùng một diện tích. Diện tích ở đây là trong một hệ thống thông tin
của doanh nghiệp. Module ở đây hiểu là những bộ phận nhỏ đảm
nhiệm những chức năng khác nhau trong hệ thống thông tin. Việc
tích hợp các mô đun trong hệ thống thông tin doanh nghiệp thành
một hệ thống duy nhất là việc tập hợp và tích cóp nhóm gọn các bộ
phận đảm nhiệm các chức năng khác nhau trong doanh nghiệp như
kế toán, kho hàng, bán hàng, mua hàng…vào trong một hệ thống
thông tin duy nhất và hệ thống này chính là ERP. ERP là một hệ
thống tích hợp và phối hợp hầu hết các quy trình tác nghiệp chủ
yếu của doanh nghiệp. Việc áp dụng ERP trong các doanh nghiệp

là tất yếu trong thời đại toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh hiện
nay bởi những nguyên nhân sau:
Tâmk47h1
Page 12
1.Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của nhân loại và nó kết nối mọi
lĩnh vực mọi hoạt động của con người với nhau nhất là trong quá
trình hoạt động kinh doanh. ERP đáp ứng được nhu cầu này của
toàn cầu hóa.
2.Hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa xuất hiện càng nhiều các
công ty đa quốc gia mà ERP có mục đích kết nối các chi nhánh của
công ty đa quốc gia lại với nhau. Điều này thuận lợi cho lãnh đạo
công ty quản lý doanh nghiệp.
3.ERP với những lợi ích và ưu thế của nó với đặc tính tích hợp đã
nâng cao hiệu quả quản lý của lãnh đạo và khả năng tác nghiệp của
nhân viên điều này rất có lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
4. Các xu hướng của ERP phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa hiện
nay.
Câu 9 khái niệm CRM ? những lợi ích cơ bản của hệ thống CRM đối
với doanh nghiệp
 Khái niệm CRM:
- Quản trị quan hệ khách hàng :
• Quản lý phân tích thị trường, lập kế hoawchj tiếp thị và bán
hàng, các hoạt động và chến dịch tiếp thị.
• Quản lý các đơn hàng, quản lý các hoạt động chăm sóc
khách hàng
• Phân tích nhiều chiều trên khách hàng để định hướng các
hoạt động phát triển sản phẩm và bán hàng
- CRM là viết tắt của customer relationship management là hệ thống
quản lý mối quan hệ với KH - CRM là một hệ thống tích hợp giúp
quản lý và liên kết toàn diện các quan hệ khách hàng thông qua

nhiều kênh và bộ phận chức năng khác nhau. CRM là một hệ thống
nhằm phát hiện ra khách hàng tiềm năng biến họ thành khách hàng
và giữ chân họ ở lại công ty.
 Lợi ích:
+ Những lợi ích cơ bản của hệ thống CRM đối với doanh nghiệp
là:
1. Tối ưu hóa các chu trình dịch vụ
2. Thiết lập mối quan hệ có lợi hơn với khách hàng
- Tăng mức độ hài lòng của khách hàng với DN
- Giảm tỷ lệ KH rời khỏi doanh nghiệp
Tâmk47h1
Page 13
3. Giảm chi phí hoạt động
- Chi phí tiếp cận KH mới
- Chi phí thu hút và lưu giữ KH
4. Tăng doanh thu cho DN nhờ việc xác định khách hàng và phân
đoạn có khả năng sinh lợi để marketing, bán hàng chéo, bán
hàng có giá trị cao hơn.
Câu 10: Phần mềm CRM và hệ thống CRM giống và khác nhau như
thế nào? Nêu các phần mềm CRM hiện nay.
Phần mềm CRM là phần mềm máy tính sử dụng chủ yếu cho các tập
đoàn, công ty, tổ chức kinh doanh nhằm mục đích quản trị mối quan hệ
khách hàng một cách có tổ chức.
Hệ thống CRM là hệ thống nhằm phát hiện ra các đối tượng tiềm năng,
biến họ thành khách hàng và sau đó giữ chân họ lại với doanh nghiệp.
• Giống nhau về mục đích cốt lõi là nhằm quản trị tốt mối quan hệ
của doanh nghiệp đối với khách hàng.
• Khác nhau:
- Phần mềm CRM là phần mềm chuyên dụng về quản lý quan hệ
khách hàng, là phần mềm nên nó chỉ là các chương trình cài đặt

trong hệ thống, thực hiện công việc xây dựng một cơ sở dữ liệu
chi tiết về khách hàng và mô tả các thông tin về khách hàng
như: đặc điểm, lĩnh vực hoạt động, các sản phẩm đã mua, chu kì
mua hàng,… . Các nhân viên bán hàng, người cung cấp dịch vụ,
…sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu này để lên kế hoạch sản phẩm, nhắn
nhở khách hàng, theo từng điều kiện cụ thể.
- Hệ thống CRM là sự kết hợp, tương tác của các yếu tố: con
người, chiến lược CRM, văn hóa doanh nghiệp và công nghệ
CRM- phần mềm CRM là một bộ phận của công nghệ CRM-
tức là phần mềm CRM chỉ là một phần nhỏ, nhưng quan trọng
trong hệ thống CRM của doanh nghiệp.
 Sự phân biệt này có nghĩa là: có phần mềm không hẳn là đã
có hệ thống CRM. Phần mềm muốn "chạy" thì phải có dữ
liệu, có nghĩa là phải cập nhật thường xuyên thông tin về quá
trình tiếp cận và giao dịch với khách hàng vào phần mềm.
Điều đó cũng đồng nghĩa phải có một qui trình quản lý quan
Tâmk47h1
Page 14
hệ khách hàng thật sự trong tổ chức thì mới áp dụng phần
mềm có hiệu quả- tức là có một hệ thống CRM toàn diện và
hiệu quả.
Câu 11:Phần mềm CRM hướng chức năng đến việc Quản trị mối
quan hệ khách hàng, mỗi phần mềm CRM khác nhau có thể có tập
hợp chức năng khác nhau nhưng đều tập trung vào các chức năng
chính sau đây:
o Hỗ trợ bộ phận tiếp thị của doanh nghiệp xác định và nhắm mục
tiêu khách hàng tốt nhất của họ, quản lý các chiến dịch/ chương trình
tiếp thị và chỉ ra các đầu mối liên hệ có chất lượng cho đội ngũ bán
hàng.
o Hỗ trợ để có thể tổ chức tốt việc bán hàng từ xa. Trong đó hệ thống

phần mềm được sử dụng bởi nhiều tài khoản và các thông tin khách
hàng được chia sẻ lẫn nhau, giữa các đơn vị con, các nhân viên bán
hàng khác nhau ở các địa điểm khác nhau để tinh giản quy trình.
o Cho phép hình thành các mối quan hệ cá nhân với khách hàng
thông qua các đầu mối liên hệ, mục đích là để cải thiện sự hài lòng của
khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận. Xác định các khách hàng có lợi
nhuận cao nhất và chuẩn bị được sự đáp ứng dịch vụ cao nhất.
o Cung cấp tự động các thông tin khách hàng cho đội ngũ nhân viên.
Nhờ vậy đội ngũ nhân viên có phản ứng tức thời đối với các giao dịch
khách hàng, xây dựng mối quan hệ hiệu quả giữa các công ty, cơ sở
khách hàng và đối tác.
o Hỗ trợ tự động hóa các tác vụ thường niên trong việc giao dịch với
khách hàng, tự động hóa các chương trình marking trực tuyến internet,
điện thoại di động v.v
Câu 12: Các hệ thống CRM chủ yếu hỗ trợ các hoạt động nào của
doanh nghiệp? vì sao?
Các hệ thống CRM tập trung vào các quá trình marketing, bán hàng và
dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
Điều này rất dễ hiểu, do mục tiêu của bản thân hệ thống CRM là nhằm
phát hiện ra những khách hàng tiềm năng, biến họ thành khách hàng
thật sự của doanh nghiệp và sau đó giữ chân họ lại. CRM quản lý danh
mục khách hàng, các thông tin cơ sở như địa chỉ, điện thoại, email,
Tâmk47h1
Page 15
người liên hệ của khách hàng, phân tích quá trình giao dịch với khách
hàng, từ những cuộc tiếp xúc đầu tiên đến lần mua hàng gần nhất, phân
tích nhu cầu của khách hàng để đề xuất chào hàng tiếp theo
Muốn làm được điều này, CRM tập trung vào hoạt động marketing
nhằm tìm ra được phân khúc thị tường mục tiêu, những khách hàng
tiêm năng, phân loại khách hàng. Trên cơ sở dữ liệu thu được từ quá

tình này, tiến hành những giải pháp sản phẩm , giải pháp bán hàng cụ
thể để thỏa mãn nhu cầu khách hàng=> thu hút khách hàng cho doanh
nghiệp.
Mặt khác, để giữ chân khách hàng thì doanh nghiệp thường xuyên có
những dịch vụ hỗ trợ khách hàng, để nắm bắt bắt những thay đổi trong
xu hướng, thị hiếu của khách hàng để đưa ra những điều chỉnh kịp thời.
Đồng thời trong quá trình hỗ trợ khách hàng cũng có thể giúp tăng hiểu
biết, tăng mức độ tín nhiệm của khách hàng về DN, về thương hiêụ của
doanh nghiệp => cơ sở để gây dựng khách hàng trung thành, truyền
thống cho doanh nghiệp.
Câu 13: các tiêu chí đánh giá một hệ thống CRM hiệu quả.
Đánh giá bên trong
• Giá trị đạt được từ KH:
Phân tích giá trị của KH nhằm xác định cách thức thay đổi về giá cả,
chất lượng của SP để tác động đến thị trường và là một kênh thông tin
chủ yếu cho đánh giá bên ngoài của CRM
• Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu đề ra: đây là một trong những chỉ tiêu định
lượng, giúp doanh nghiệp xác định được cụ thể mức độ hiệu quả của hệ
thống CRM . Mục tiêu đề ra ở đây có thể là: doanh số bán hàng, số
lượng khách hàng mới, giảm giá thành,…
• Khoảng thời gian từ thu nhận, xử lý thông tin đến khi ra quyết định
thực hiện: cho thấy mức độ chuyên nghiệp trong việc thu nhận, tổng
hợp, phân tích các thông tin liên quan đến khách hàng để ra các quyết
định về sản phẩm, chính sách marketing,
Nếu khoảng thời gian này càng ngắn, tức là doanh nghiệp tiếp nhận, xử
lý thông tin từ khách hàng một cách nhanh chóng, từ đó đưa ra được
các quyết định thay đổi kịp thời phù hợp với nhu cầu của khách hàng,
sẽ tạo ra trong mắt khách hàng hình ảnh một doanh nghiệp làm việc
chuyên nghiệp, linh hoạt đồng thời mang lại cảm giác được quan tâm
cho khách hàng.

Tâmk47h1
Page 16
• Tỷ lệ trao đổi, sử dụng thông tin về KH đối với các bộ phận có liên
quan:
Tiêu chí này cho thấy mức độ quan tâm đến khách hàng của doanh
nghiệp. Nếu tỷ lệ này cao, tức là doanh nghiệp đang cố gắng đặt khách
hàng vào vị trí trung tâm, với mong muốn nhu cầu của khách hàng ( từ
những thông tin về khách hàng) sẽ là cơ sở cho các quyết định đồng bô
cuat tất cả các bộ phận liên quan=> hệ thống CRM đồng bộ trong toàn
thể doanh nghiệp => nâng cao hiệu quả hoạt động CRM.
Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp cho thấy doanh nghiệp chưa thật quan
tâm đến khách hàng một cách đồng bộ giữa các phòng ban, lãng phí
những thông tin thu thập được của khách hàng => một hệ thống CRM
kém hiệu quả.
• Tỷ lệ bán hàng cho cùng một đối tượng.
• Khả năng tiếp nhận thông tin KH.
Càng cao cho thấy hê thống CRM càng hiệu quả trong công tác xây
dựng và phân tích cơ sở dữ liệu về khách hàng.
 Đánh giá bên ngoài
Đánh giá bên ngoài nhằm xác định phản ứng của KH đối với TC/DN và
sản phẩm (SP) của họ. Những số liệu thống kê thể hiện tính hiệu quả
của chiến lược kinh doanh đang triển khai, trong đó, bao hàm cả kết
quả xây dựng thương hiệu của TC/DN
• Tỷ lệ chuyển từ quan tâm sang mua sản phẩm: tức là tỷ lệ chuyển từ
khách hàng tiềm năng trở thành khách thật sự của sản phẩm của doanh
nghiệp, cho thấy mức độ thành công trong việc thuyết phục, thu hút
khách hàng của hệ thống.
• Mức độ tin cậy của KH đối với DN: thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ
Mức độ này cao chứng tỏ khách hàng tin tưởng vào sản phẩm, thương
hiệu của doanh nghiệp, là nền tảng tạo ra lực lượng khách hàng trung

thành cho doanh nghiệp => hệ thống CRM đã phát huy được hiệu quả.
• Tỷ lệ thay đổi các thành phần của sản phẩm theo yêu cầu KH:
Thể hiện mức độ linh hoạt của doanh nghiệp trong việc phát triển, cải
tiến sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của khách hàng=> tạo lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp.
• Thời gian gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp.
Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để phản ánh hệ thống CRM của
doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Bởi quản trị quan hệ khách hàng
không chỉ là thu hút, gia tăng số lượng khách hàng cho doanh nghiệp
Tâmk47h1
Page 17
mà quan trọng hơn là phải tạo độ tin tưởng lâu dài, xây dựng được mối
quan hệ bền vững với khách hàng để đảm bảo rằng, khách hàng không
bị thu hút bới sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nếu thời gian gắn bó
của khách hàng đối với doanh nghiệp là dài chứng tỏ rằng hệ thống
CRM đang hoạt động hiệu quả, tạo ra được mối quan hệ tốt với khách
hàng, điều này ảnh hưởng tích cực đến thị trường tương lai của doanh
nghiệp.
Ngược lại, nếu thời gian gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp là
ngắn, cho thấy các giải pháp trong hệ thống CRM của doanh nghiệp chỉ
phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, còn trong dài hạn hệ thống này của
doanh nghiệp chưa thể giữ chân khách hàng ở lâu với doanh nghiệp.
• Tỷ lệ không hài lòng của KH đã sử dụng sản phẩm (theo tổng số KH)
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp không đáp ứng
được đa số nhu cầu thị trường, tức là sản phẩm của doanh nghiệp kém
cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh. Điều này xảy ra, có thể là do một số
khâu, bộ phận trong hệ thống CRM hoạt động không hiệu quả, chẳng
hạn: quá trình tiếp nhận thông tin khách hàng chậm, tương tác khách
hàng, tiếp thị kém,…
Câu 14: Thời gian gắn bó của khách hàng đối với doanh nghiệp là

một tiêu chí không thể thiếu trong đánh giá một hệ thống CRM hiệu
quả vì:
Mục tiêu đặt ra của hệ thống CRM là phát hiện ra các đối tượng tiềm
năng, biến họ thành khách hàng, sau đó giữ chân các khách hàng này ở lại
với công ty.
Tức là không chỉ thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp, hệ thống
CRM phải xây dựng được mối quan hệ tốt đối với khách hàng bằng việc
thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp:
chẳng hạn kết hợp chương trình khuyến mãi, xúc tiến với tư vấn khách
hàng, chính sách hậu đãi khách hàng, từ đó xây dựng hình ảnh đẹp của
doanh nghiệp trong mắt khách hàng=> giữ chân được khách hàng ở lại.
Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt, nếu hệ thống quản trị quan hệ khách
hàng không tốt, khách hàng sẽ sẵn sang bỏ doanh nghiệp để đi tìm những
nhà cung cấp khác, đầy rẫy trên thị trường mà theo họ là hệ thống quan
Tâmk47h1
Page 18
hệ khách hàng tốt hơn và đương nhiên doanh nghiệp không duy trì được
những nhóm khách hàng truyền thống=> rủi ro về đầu ra trong tương lai.
Do vậy, một hệ thống CRM hiệu quả là hệ thống thu hút được nhiều
khách hàng đến với doanh nghiệp, nhưng quan trọng hơn là phải giữ chân
được khách hàng ở lại lâu dài với doanh nghiệp.
Câu 15: Có thể nói rằng CRM là một phân hệ trong ERP. Vì:
ERP là một hệ thống thông tin quản lý tích hợp các nguồn lực của doanh
nghiệp, bao trùm lên toàn bộ các hoạt động chức năng chính của doanh
nghiệp.
ERP là một hệ thống tích hợp các quy trình kinh doanh trọng yếu của
doanh nghiệp dựa trên sự tích hợp gồm các mô đun phần mềm và hệ
thống CSDL tác nghiệp tập trung của một doanh nghiệp.
- ERP bao gồm một tập hợp các mô đun phụ thuộc lẫn nhau, hỗ
trợ các hoạt động nghiệp vụ cơ bản trong doanh nghiệp.

- CSDL tác nghiệp tập trung được thu thập từ nhiều nguồn khác
nhau, được phân tích và xử lý tức thời dựa trên các phần mềm
thích hợp giúp doanh nghiệp giải quyết hiệu quả các vẩn đề xảy
ra trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Mặt khác, CRM- hệ thống quản lí quan hệ khách hàng là một trong số các
hoạt động chức năng chính, là một quy trình kinh doanh trọng yếu của
doanh nghiệp nên nó nằm trong ERP- hệ thống bao trùm toàn bộ các hoạt
động chức năng chính của doanh nghiệp. Thêm vào đó,CSDL tác nghiệp
tập trung được thu thập từ nhiều nguồn, trong đó có nguồn thu thập từ
quá trình quản trị quan hệ khách hàng, tức là nguồn CSDL của CRM
đóng góp vào CSDL của ERP.
Câu 16: SCM là gì? Trình bày các đặc trưng của quá trình quản lý
chuỗi cung ứng ?
SCM là viết tắt của hệ thông qly chuoi cung ứng ( Supply Chain
Management): Là mạng lưới các tổ chức nhà cc, nhà sx, nhà lắp ráp nhà
phân phối vào các trang thiết bj hậu cần.
Nhằm thực hiện các chức năng:
- Thu mua nguyên liệu vật liệu
- Chuyển thành các sp trung gian và cuối cùng thành thành phẩm
Tâmk47h1
Page 19
- Phân phối các sp đến KH.
• Các đặc trưng của quá trình qly chuỗi cung ứng:
- Phối hợp all các hđ và các thông tin lquan đên vc mua NVL sản
xuất và phân phối sp.
- Đề cập đến mối lk chặt chẽ và sự phối hợp hđ lquan đến mua tạo ra
sp và vận chuyển sp đến NSD. Nó tích hợp các quy trình kinh
doanh để tăng tốc độ TT, sp vốn để giảm bớt tgian, công sức cần
thiết và chi phí Hàng tồn kho.
Đặc điểm của SCM:

- Các thành phần cơ bản của SCM: dây chuyền cung ứng được cấu
tạo từ 5 thành phần cơ bản. các thành phần này là nhóm chức năng
khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng:
- Sản xuất( làm j, ntn. Khi nảo)
- Vận chuyển( khi nào, vận chuyển như thế nào)
- Tồn kho( chi phí sản xuất và lưu chữ)
- Định vị( nơi nào tốt nhất để làm cái j)
- Thông tin ( cơ sở để ra quyết định)
+ sản xuất: sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và
lưu trữ sản phẩm. phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết
bị chủ yếu của thành phần này. Trong quá trình sản xuất, các nhà
quản trị thường phải đối mặt với các vấn đề cân bằng giữa khả
năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của
doanh nghiệp
+ vận chuyển:đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vẩn chuyển
nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dầy chuyền
cung ứng. ở đây sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và
hiệu quả công việc được biểu thị trong việc sự lựa chọn phương
thức vận chuyển. thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ
bản: Đường biển, Đường sắt, Đường bộ, Đường hàng không, Dạng
điện tử, Đường ống.
+ tồn kho: tồn kho là việc hàng hóa được sản xuất ra tiêu thị như thế
nào. Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của
công ty bạn. nếu tồn kho ít tức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra
bao nhiêu sẽ tiêu thị hết bấy nhiêu, từ đó chứn tỏ hiệu quả sản xuất
của ocong ty bạn ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa.
Tâmk47h1
Page 20
+ định vị: bạn tìm kiếm các nguồn nguyên liệu sản xuất ở đâu? Nơi
nào là địa điểm tiêu thị tốt nhất? đây chính là những yêu tố quyết định

sự thành công của dây chuyền cung ứng.định vị tốt sẽ giúp quy trình
sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
+ thông tin: thông tin chính là nguồn dinh dưỡng cho hệ thống SCM
của bạn, nếu thông tin chuẩn xác hệ thống SCM sẽ đem lại những kết
quả chuẩn xác. Ngược lại nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ
không thể phát huy tác dụng. bạn cần khai thác thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều nhất lượng thông tin cần
thiết.
Câu 17: Trình bày và phân tích các thành phần chính trong một hệ
thống quản lý chuỗi cung ứng?
Hệ thống qly chuỗi cung ứng là HT nhằm phối hợp các quy trình nghiệp
vụ nhằm tăng tốc độ thông tin, sản phẩm và thanh toán nhằm giảm tgian,
giảm nỗ lực dư thừa và chi phí lưu kho.
Các thành phần trong hệ thống: nhà sản xuất, nhà cung ứng, hãng vận tải,
kho bãi, người bán lẻ và khách hàng. Trong đó, các thành phần chính là:
- Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phầm, dịch vụ là nguyên liệu
đầu vào và cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông
thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu
trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành
phẩm. các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được
gọi là nhà cung cấp.
- Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp
dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các
nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm
tăng hieeujq ủa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tao nên sự thông
suốt của dây chuyền cung ứng.
- Khách hàng: là người sử dụng sản phầm của đơn vị sản xuất
Hệ thống qly chuoi cung ứng tự động hóa nguồn thông tin từ 1 cty tới các
đối tác trong chuỗi cung ứng.
Tâmk47h1

Page 21
Hệ thống lập kế hoạch chuỗi cung ứng, tạo các dự báo về nhu cầu sp ( lập
kế hoạch nhu cầu) và giúp phát triển các kế hoạch sản xuất và nguồn lực
cho sp đó.
Hệ thống thực thi chuỗi cung ứng: qly sp chuyển qua các trung tâm Phân
phối và các kho hàng đảm bảo sp sẽ dc đến đúng địa điểm theo các hiệu
quả nhất.
Câu 18: Tại sao việc quản lý thông tin trong doanh nghiệp lại gắn
liền với việc quản lý chuỗi cung ứng?
Thông tin là “nguồn dinh dưỡng” của hệ thống SCM nó đóng vai trò
quan trọng trong SCM. Nếu thông tin mà chính xác thì hệ thống sẽ
đưa ra kết quả chính xác. Nếu thông tin mà không chuẩn xác hệ thống
sẽ mất khả năng phát huy tác dụng. Ví dụ như việc cung cấp thông tin
của doanh nghiệp về công suất sản xuất, hiện trạng về nguồn lực và
những thông tin về khách hàng một cách chuẩn xác cho hệ thống
SCM sẽ góp phần giúp SCM đưa ra kết quả về kế hoạch sản xuất sao
cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng…
SCM là một hệ thống tích hợp nhằm quản lý và liên kết các bộ phận
sản xuất, nhà cung ứng và khách hàng. Muốn quản lý và liên kết được
các bộ phận này cần phải có thông tin từ doanh nghiệp. Việc quản lý
thông tin về doanh nghiệp một cách chặt chẽ sẽ giúp cho quá trình
quản lý chuỗi cung ứng được tốt hơn.
Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng cung cấp khả năng hiển thị thông
tin mở một cách nhanh chóng được chia sẻ giữa các bộ phận trong
chuỗi cung ứng, tự động hóa luồng thông tin giữa doanh nghiệp với
các đối tác khác của nó để đưa ra quyết định tốt hơn nhằm tăng hiệu
suất.
Quản lý chuỗi cung ứng là quản lý từ nhà cung cấp đến phân phối,
quản lý thông tin là việc quản lý các thông tin về nhà cung cấp về bộ
phận sản xuất, bộ phận vận chuyển, bộ phận lưu kho của doanh

nghiệp.
Chính vì vậy mà quản lý thông tin doanh nghiệp luôn gắn liền với
quản lý chuỗi cung ứng.
Câu 19: Các ứng dụng của quản lý chuỗi cung ứng hiện nay?
Tâmk47h1
Page 22
Hệ thống quản trị chuỗi cung cấp được ứng dụng để theo dõi việc lưu
hành của sản phẩm và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng (nhà sản
xuất, đại ly, hệ thống bán lẻ… ).
SCM cũng được sử dụng để quản lý các yêu cầu, nhà kho, lưu vận, lưu
hành, các yêu cầu liên quan khác và cả các cách sản phẩm đến được với
khách hàng cuối cùng.
Các chức năng cơ bản của SCM bao gồm việc tối ưu hóa chuỗi cung cấp,
quản ly các biến cố, quản ly tồn kho, quản lý RFID, quản lý lưu hành.
Ngoài ra SCM có thể còn bao gồm việc quản lý thương mại quốc tế, mối
quan hệ giữa các nhà cung cấp.
Các ứng dụng của quản lý chuỗi cung ứng hiện nay bao gồm:
1. Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng: tự động hóa dòng thông tin của
1 công ty với các đối tác khác trong chuỗi cung ứng.
2. Hệ thống lập kế hoạch chuỗi cung ứng: tạo các dự báo nhu cầu
của 1 sản phẩm (lập kế hoạch nhu cầu) giúp cho triển khai kế
hoạch phát triển sản xuất và nguồn lực của sản phẩm đó.
3. Hệ thống thực thi chuỗi cung ứng: quản lý dòng sản phẩm luân
chuyển qua các trung tâm phân phối và các kho hàng đảm bảo sản
phẩm sẽ đến được đúng địa điểm theo cách hiệu quả nhất.
Câu 20: So sánh sự giống nhau và khác nhau của SCM và logictics?
• Quản trị Logictics là 1 phần của quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm
việc hoạch định thực hiện việc kiểm soát vận chuyển và dự trữ hiệu
quả hàng hóa, dịch vụ cũng như thông tin liên quan từ nơi xuất
phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Quản trị logictics cơ bản bao gồm: quản trị vận tải hh bao gồm xuất và
nhập, quản lý đội tàu kho bãi, NVL,thực hiện đơn hàng thiết kế mạng
lưới logictics, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu, quản trị nhà cung
cấp dịch vụ thứ 3.Ở 1 số mức độ khác nhau các chức năng của logictics
bao gồm việc tì nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất đóng gói dịch vụ,
khách hàng.
• SCM là viết tắt của hệ thông qly chuoi cung ứng ( Supply Chain
Management): Là mạng lưới các tổ chức nhà cc, nhà sx, nhà lắp
ráp nhà phân phối vào các trang thiết bj hậu cần.
Nhằm thực hiện các chức năng:
- Thu mua nguyên liệu vật liệu
Tâmk47h1
Page 23
- Chuyển thành các sp trung gian và cuối cùng thành thành phẩm
- Phân phối các sp đến KH.
 Giống nhau: Đều hoạch định, thực hiện, kiểm soát các hoạt động
vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như thông
tin từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu khách
hàng
 Vài khác biệt giữa Quản trị logistics (Logistics Management-
LM) và Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management
-SCM):

- Về tầm ảnh hưởng: LM có tầm ảnh hưởng ngắn hạn hoặc trung
hạn, còn SCM có tầm ảnh hưởng dài hạn.

- Về mục tiêu: LM mong muốn đạt đến giảm chi phí logistics
nhưng tăng được chất lượng dịch vụ còn SCM lại đặt mục tiêu ở
giảm được chi phí toàn thể dựa trên tăng cường khả năng cộng tác
và phối hợp, do đó tăng hiệu quả trên toàn bộ hoạt động LM.

- Về công việc: LM quản trị các hoạt động bao gồm vận tải, kho
bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng… Còn SCM
bao gồm tất cả các hoạt động LM và quản trị nguồn cung cấp, sản
xuất, hợp tác và phối hợp các đối tác, khách hàng…

- Về phạm vi hoạt động: LM chủ yếu quản trị bên trong doanh
nghiệp còn SCM quản trị cả bên trong lẫn bên ngoài.
câu này ko chắc nàyCâu 21: Trình bày các tiêu chí trong đánh giá
chuỗi cung ứng hiệu quả?
Để đáp ứng nhu cầu quản lý của công ty có hệ thống mở rộng, mô hình
quản lý đánh giá chuỗi cung ứng hiệu quả phải đảm bảo các chỉ tiêu:
- Tốc độ và quy mô ngày càng lớn với các kênh phân phối và đại lý
bán hàng ngày càng lớn.
- Số lượng giao dịch nhiều, nhu cầu quản lí số liệu tập trung đồng
nhất, khả năng tổng hợp và phân tích DL từ các nguồn như tồn kho,
doanh số bán hàng, công nợ phải thu/ phải trả một cách nhanh
chóng tức thời và chinh xác.
Tâmk47h1
Page 24
Câu 22: Nói rằng SCM là một phân hệ trong ERP đúng hay sai? Vì
sao
Là đúng bởi vì ERP – Hệ thống hoạch định các nguồn lực của doanh
nghiệp (Enterprise resources Planning) là bộ giải pháp công nghệ thông
tin có khả năng tích hợp toàn bộ các ứng dụng quản lý sản xuất kinh
doanh vào một hệ thống duy nhất nhằm tự động hoá các quy trình quản
lý….
Với ERP, mọi hoạt động của công ty từ quản trị nguồn nhân lực, quản
lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ, đến
việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với đối tác, khách hàng… đều
được thực hiện trên một hệ thống duy nhất. ERP được xem là một giải

pháp quản trị doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới hiện nay.
Trước hết, ERP tính toán và dự báo các khả năng có thể phát sinh
trong quá trình điều hành sản xuất/kinh doanh của công ty. Chẳng hạn,
ERP giúp nhà máy tính toán chính xác kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu
cho mỗi đơn hàng dựa trên tổng nhu cầu nguyên vật liệu, tiến độ, năng
suất, khả năng cung ứng… Cách làm này cho phép công ty luôn có đủ vật
tư sản xuất, mà vẫn không để lượng tồn kho quá lớn gây đọng vốn. ERP
còn là công cụ hỗ trợ trong việc lên kế hoạch cho các nội dung công việc,
nghiệp vụ cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như
hoạch định chính sách giá, chiết khấu, các hình thức mua hàng, hỗ trợ
tính toán ra phương án mua nguyên liệu, tính được mô hình sản xuất tối
ưu…
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng hệ thống ERP sẽ cung cấp các
công cụ và tạo điều kiện cho các dây chuyền cung ứng (cả đơn giản
và phức tạp) thành công. Như vậy SCM chính là một phân hệ con của
ERP và đảm nhiệm chức năng quản lý chuỗi cung ứng của hệ thống.
Câu 23: So sánh mạng internet, intranet, extranet?
Internet Intranet extranet
Khái niệm Mạng internet là
mạng của các
mạng và có
phạm vi toàn
cầu, sử dụng
nhiều loại
phương tiện
truyền thông
khác nhau và
Mạng riềng cho
1 DN nhưng đc
thiết lập dựa trên

chuẩn web và
truyền thông qua
mạng internet.
Hai mạng
intranet liên kết
trao đổi thông
tin với nhau
được gọi là
mạng extranet
giưa 2 DN
Tâmk47h1
Page 25

×