Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài 2 một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.93 KB, 4 trang )

Bài 2- Một số phương pháp biểu hiện các Đối tượng địa lý trên bản đồ
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu và trình bày được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa
lý trên bản đồ.
- HS hiểu được rằng muốn đọc được bản đồ địa lý trước hết phải tìm hiểu
bảng chú giải (ước hiệu) của bản đồ,
2. Kĩ năng:
Qua các ước hiệu của bản đồ, HS nhận biết được các đối tượng địa lý thể
hiện ở từng phương pháp.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số bản đồ treo tường Việt Nam hoặc bản đồ các nước trên thế giới
trong đó có sử dụng phương pháp ký hiệu, phương pháp kí hiệu đường
chuyển động, phương pháp chấm điểm,
- phóng to các lược đồ, bản đồ trong bài.
III/ Hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Phép chiếu phương vị đứng thường được dùng để vẽ những loại bản đồ khu
vực nào? Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến của phép chiếu này có đặc điểm gì?
3. Bài mới:
Mở bài: Người ta dùng các phương pháp khác nhau để biểu hiện các đối
tương địa lý thường lên bản đồ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ về
một số phương pháp đó.
Hoạt động 1:
Phương pháp kí hiệu
Hoạt động dạy và học Nội dung
- Phương pháp kí hiệu được sử dụng để biểu
hiện các đối tượng địa lý phân bố như thế
nào ?
HS nghiên cứu SGK trang 9 và các bản đồ


treo tường để trả lời
Có các dạng kí hiệu chính nào?
HS quan sát hình 2,1 để trả lời
- Hãy đọc tên từng đối tượng mà kí hiệu thể
hiện ở dạng a và b ( hình 2.1.)
Yêu cầu nêu được:
1. Phương pháp kí hiệu:
Để biểu hiện các đối tượng
phân bố theo những điểm cụ
thể: các điểm dân cư, mỏ
khoáng sản, hải cảng.
- Có 3 dạng kí hiệu chính là:
+ Kí hiệu hình học
+ Kí hiệu chữ
+ Kí hiệu tượng hình
a) Sắt, than đá, crôm, kim cương, vàng,
nước khoáng đá quý.
b) Apatít, uraniom, bỗit, niken, thủy ngân,
antimony (Sb) , molipđen.
- Phương pháp kí hiệu có thể biểu hiện được
các thuộc tính nào của đối tượng địa lý ?
Lấy ví dụ chứng minh.
HS nghiên cứu SGK trang 9 để trả lời
Lấy ví dụ từ hình 2.2 “ Công nghiệp điện”
để chứng minh.
+ Thấy được vị trí các nhà máy nhiệt điện,
thủy điện.
+ Thấy được các nhà máy đã đưa vào sản
xuất và đang được xây dựng.
- Biểu hiện được tên, vị trí, số

lượng, (Quy mô) cấu trúc, chất
lượng và động lực phát triển
của đối tượng.
Hoạt động 2
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
Hoạt động dạy và học Nội dung
- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
được sử dụng để thể hiện những đối tượng
địa lý nào?
HS nghiên cứu SGK trang 11, 12 để trả lời
câu hỏi
- Đó là những hiện tượng nào trên bản đồ tự
nhiên và bản đồ kinh tế - xã hội?
Phải nêu được:
* Trên bản đồ tự nhiên là hướng gió, dòng
biển
* Trên bản đồ kinh tế – xã hội là các luồng di
dân, vận chuyển hàng hóa, hành khách
- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
có khả năng biểu hiện những gì?
HS nghiên cứu SGK trang 12 để trả lời.
- Ví dụ: Phương pháp kí hiệu đường chuyển
động có thể biểu hiện được những nội dung
gì của gió và bão trên bản đồ?
HS quan sát hình 2.3 để trả lời, qua đó ta
thấy được:
- Hướng chuyển động của gió, bão.
2. Phương pháp kí hiệu đường
chuyển động:
- Thể hiện những di chuyển của

các hiện tượng địa lý tự nhiên,
kinh tế -xã hội trên lãnh thổ.
- Biểu hiện được:
+ Hướng di chuyển
+ Khối lượng di chuyển
+ Tốc độ di chuyển
- Tần xuất có bão ở từng miền nước ta
Hoạt động 3
Phương pháp chấm điểm
Hoạt động dạy và học Nội dung
- Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối
tượng địa lý có sự phân bố như thế nào?
HS nghiên cứu SGK trang 12 để trả lời.
- Sử dụng phương pháp này như thế nào?
Nêu được: người ta đặt ra các chấm có
kích thước khác nhau, mỗi cỡ tương ứng
với một giá trị (số lượng, khối lượng ) nào
đó.
Trên hình 2.4 mỗi chấm có kích thước
khác nhau ứng với bao nhiêu người?
- Chấm lớn = 8 triệu người;
- Chấm trung bình = 5 triệu đến 8 triệu
người
- Chấm nhỏ = 500.000 người
3. Phương pháp chấm điểm:
- Thể hiện các đối tượng địa lý
phân bố phân tán, lẻ tẻ ( các
điểm dân cư nông thôn, các cơ
sở chăn nuôi ) bằng các điểm
chấm trên bản đồ.

Hoạt động 4
Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Hoạt động dạy và học Nội dung
Phương pháp bản đồ - biểu đồ có hình thức
như thế nào, tác dụng gì?
HS nghiên cứu SGK trang 13 và hình 2.5
để trả lời.
GV: Ngoài ra còn có các phương pháp
khác để biểu hiện các đối tượng địa lý trên
bản đồ.
HS nhận biết được một số phương pháp
khác:
- Kí hiệu theo đường.
4. Phương pháp bản đồ - biểu
đồ:
- Hình thức: sử dụng các biểu
đồ đặt vào phạm vi các đơn vị
lãnh thổ.
- Tác dụng: Thể hiện giá trị
tổng cộng của một hiện tượng
địa lý trên lãnh thổ đó.
- Đường đẳng trị.
- Khoanh vùng.
- Nền chất lượng
IV/ củng cố: Quan sát hình 2.2. , cho biết tên của phương pháp biểu hiện các
đối tượng trên bản đồ. Phương pháp này thể hiện được những nội dung nào
của đối tượng địa lý.

×