BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU
HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN
BẢN ĐỒ
1> Phương pháp ký hiệu.
Phương pháp ký hiệu được dùng để biểu hiện các đối tượng địa lý phân
bố những điểm cụ thể như, các điểm dân cư, trung tâm công nghiệp, các
mỏ khoáng sản, các hải cảng…
a> Các ký hiệu thường có 3 dạng chính.
- Phương pháp kí hiệu không chỉ cho thấy loại hình và sự phân bố của
đối tượng mà còn nêu được cả số lượng, chất lượng, quy mô và động lực
phát triển của đối tượng đó
Ví dụ: Để thể hiện nhà máy điện có công suất khác nhau, người ta dùng
những ngôi sao to nhỏ khác nhau.
Nhà máy thủy điện được thể hiện ngôi sao màu xanh, nhà máy thủy điện
đang xây dựng thể hiện ngôi sao màu trắng, nhà máy nhiệt điện là ngôi
sao màu đỏ.
2> Phương pháp ký hiệu đường chuyển động.
Là phương pháp thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên cũng
như các biểu hiện kinh tế - xã hội trên bản đồ.
Ví dụ: Trên bản đồ tự nhiên là hướng gió, dòng biển…
Trên bản đồ kinh tế - xã hội là các luồng di dân, sự trao đổi hàng hóa,
hành khách, đường hành quân…
- Phương pháp này không những biểu hiện được hướng di chuyển mà
còn thể hiện được cả tốc độ, khối lượng vận chuyển của các đối tượng
địa lí bằng mũi tên dài, ngắn hoặc dày, mỏng khác nhau.
3> Phương pháp chấm điểm.
Phương pháp chấm điểm biểu hiện các hiện tượng phân bố phân tán lẻ
tẻ, bằng các điểm chấm trên bản đồ.
Các điểm chấm là yếu tố cơ bản của phương pháp này, mỗi chấm có một
giá trị ( số lượng hoặc khối lượng ) nào đó.
Để biểu hiện sự phân bố dân cư, một chấm có thể tương ứng với 5000
người, biểu hiện diện tích gieo trồng, một điểm có thể tương ứng với
1000ha…
4 > Phương pháp khoanh vùng ( vùng phân bố)
Phương pháp khoanh vùng là biểu hiện trên bản đồ các đối tượng không
phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu vực nhất định,
đặc trưng của phương pháp này ở chỗ nó thể hiện sự phổ biến của một
loại đối tượng riêng lẻ, phương pháp này ta có thể phân biệt được vùng
này với vùng khác.
Ví dụ: Các vùng phân bố dân tộc khác nhau, các vùng phân bố rừng, các
đồng cỏ.
Nhiều cách khác nhau để khoanh vùng trên bản đồ như, dùng các đường
nét liền, đường nét đứt để tạo đường viền, dùng nét gạch ngang hoặc kí
hiệu, màu sắc để phân biệt các vùng.
5>Phương pháp bản đồ - biểu đồ.
Bản đồ - biểu đồ đó thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lý
trên một đơn vị lãnh thổ ( đơn vị hành chính).
Ngoài ra còn có các phương pháp khác biểu hiện các đối tượng địa lí
trên bản đồ, phương pháp ký hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng
trị, phương pháp nền chất lượng, phương pháp biểu đồ định vị.
CÂU HỎI TỰ LUẬN.
Dựa vào kiến thức đã học, bạn hãy điền những nội dung thích hợp và
bảng dưới đây.
Phương pháp biểu hiện
Thường dùng để
biểu hiện
Cách biểu
hiện
Nội dung
biểu hiện
1. Phương pháp kí hiệu
2. Phương pháp kí hiệu
đường chuyển động
3. Phương pháp chấm điểm
4. Phương pháp bản đồ -
biểu đồ
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
Câu 1:
Phương pháp nào không biểu hiện trong bản đồ phân bố dân cư châu Á?
a> phương pháp ký hiệu
b> Phương pháp ký hiệu đường
c> Phương pháp ký hiệu đường chuyển động
d> Phương pháp chấm điểm
Câu 2:
Xác định được vị trí, thể hiện được số lượng của đối tượng là phương
pháp.
a> kí hiệu
b> chấm điểm
c> khoanh vùng
d> nền chất lượng
Câu 3:
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường dùng để biểu hiện.
a> hướng di chuyển của gió, bão, dòng biển.
b> mạng lưới sông ngòi
c> mạng lưới giao thông
d> hướng núi
Câu 4:
Trong phương pháp ký hiệu, chỉ đặc tính chất lượng của đối tượng địa lí
trên bản đồ, người ta thường dùng phương pháp.
a> dạng ký hiệu
b> màu sắc ký hiệu
c> kích thước kí hiệu
d> ý A và B đúng
Câu 5:
Để biểu hiện sự phân bố không đồng đều của các đối tượng địa lý trên
bản đồ, người ta thường dùng phương pháp.
a> kí hiệu
b> chấm điểm
c> khoanh vùng
d> nền chất lượng.