Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài 14 thực hành đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.41 KB, 4 trang )

Bài 14- Thực hành- đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu
trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu rõ sự phân hóa các đới khí hậu trên Trấi Đất.
* Nhận xét kiểu phân hóa các kiểu khí hậu ở đới khí hậu nhiệt đới chủ yếu
theo vĩ độ, ở đới ôn hòa chủ yếu theo kinh độ.
* Hiểu rõ một số kiểu khí hậu tiêu biểu của 3 đới.
2. Kĩ năng: Đọc bản đồ: xác định ranh giới của các đới, sự phân hóa các kiểu
khí hậu ở nhiệt đới và ôn đới.
* Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu nhiệt đới gió
mùa, cận nhiệt Địa trung hải, ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.
II/ Đồ dùng dạy - học: Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất (bản đồ khí hậu
trên thé giới)
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận
nhiệt địa trung hải, ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.
III/ Hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao khu vực Bắc Phi có vĩ độ như nước ta nhưng Bắc
Phi có khí hậu nhiệt đới khô, hoang mạc phát triển còn ở nước ta lại có khí
hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều?
3. Bài mới:
Mở bài: Chúng ta đã biết khí hậu trên Trái Đất có sự phân hóa ra các đới và
các kiểu khác nhau. Để củng cố hơn nhận thức về sự phân hóa đó, trong bài
thực hành hôm nay chúng ta sẽ tiến hành đọc, phân tích các bản đồ, biểu đồ
khí hậu của một số địa điểm tiêu biểu cho các kiểu khí hậu trên thế giới.
Hoạt động1:
đọc bản đồ các đới khí hậu trên trái đất
Hoạt động dạy và học Nội dung
GV yêu cầu HS nêu tên và xác định vị trí
cụ thể của các đới khí hậu trên bản đồ.
HS dựa vào hình 14.1 để làm bài. lưu ý:


- Ranh giới khí hậu trên bản đồ có màu đỏ.
- Phạm vi một số đới không được liên tục
từ đông sang tây.
Đại diện HS lên bảng trình bày, GV chuẩn
xác.
1. Đọc bản đồ các đới khí hậu
trên Trái Đất:
a) Các đới khí hậu:
Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu
là:
Em có nhận xét gì về vị trí các đới khí hậu
trên bản đồ? HS rút ra được: Các đới khí
hậu phân bố gần đối xứng qua đường xích
đạo.
- Đới khí hậu ôn đới, cận nhiệt và nhiệt
đới bị phân hóa thành các kiểu khí hậu
nào?
HS quan sát hình 14.1 để xác định các
kiểu khí hậu của từng đới.
- Sự phân hóa khí hậu ở ôn đới và nhiệt
đới có gì khác nhau?
HS quan sát kĩ bản đồ, chú ý xem ranh
giới giữa các kiểu khí hậu trong mỗi đới
chạy theo chiều dọc hay chiều ngang để
rút ra kết luận.
- Cực
- Cận cực.
- Ôn đới.
- Cận nhiệt.
- Nhiệt đới.

- Cận Xích đạo.
- Xích đạo.
b) Sự phân hóa khí hậu ở một
số đới:
- Đới khí hậu ôn đới chia ra 2
kiểu là:
+ Lục địa.
+ Hải dương.
- Đới khí hậu cận nhiệt: chia ra
3 kiểu là: + Lục địa.
+ Gió mùa.
+ Địa trung hải.
- Đới khí hậu nhiệt đới chia ra 2
kiểu là: + Lục địa.
+ Gió mùa.
c) Sự khác biệt trong phân hóa
khí hậu ở ôn đới và nhiệt đới:
- ở ôn đới, các kiểu khí hậu
phân hóa chủ yếu theo kinh độ.
- ở nhiệt đới, các kiểu khí hậu
phân hóa chủ yếu theo vĩ độ.
Hoạt động 2
phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu
2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu:
Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ theo trình tự như SGK.
Bước 2: Đại diện HS lên trình bày kết quả, các HS khác góp ý bổ sung, GV
chuẩn xác kiến thức.
GV kẻ sẵn bảng tổng hợp để HS tiện ghi kết quả đọc biểu đồ, sau đây là
bảng tổng hợp kết quả đã chuẩn xác:
Địa

điểm
Vị trí thuộc
Chế độ nhiệt trung bình
(
0
C)
Chế độ mưa
Đới
khí
hậu
Kiểu khí
hậu
Tháng
thấp
nhất
Tháng
cao
nhất
Biên độ
năm
Tổng
lượng
(mm)
Phân bố mưa
Hà Nhiệt Nhiệt 17,5 30 12,5 1694 - Chủ yếu vào mùa hè
Nội đới đới gió
mùa
(tháng 5 → 10)
- Chênh lệch lượng mưa
giữa 2 mùa rất lớn

Pa-
lec-

Cận
nhiệt
Cận
nhiệt địa
trung
hải
10,5 22 11,5 692 - Chủ yếu vào mùa thu -
đông (tháng10→4 năm sau)
- Chênh lệch lượng mưa
giữa 2 mùa khá lớn.
U-
pha
Ôn
đới
Ôn đới
lục địa
- 14,5 19,5 34 584 - Khá đều trong năm, song
nhiều hơn về mùa hạ.
Va-
len-
xi-a
Ôn
đới
Ôn đới
hải
dương
8 17 9 1416 - Mưa nhiều quanh năm.

- Mùa thu đông mưa nhiều
hơn mùa hè.
Bảng kiến thức kiểu khác:
Kiểu khí hậu
Đặc điểm
Nhiệt đới
gió mùa
Ôn đới lục
địa
Ôn đới hải
dương
Cận nhiệt địa
trung hải
Nhiệt
độ
Nhiệt độ cao nhất 30
0
C 19
0
C 16
0
C 22
0
C
Nhiệt độ thấp nhất 17
0
C -14
0
C 7
0

C 11
0
C
Biên độ nhiệt năm 13
0
C 33
0
C 9 11
0
C
Lượn
g mưa
Tổng lượngmưa
(mm)
1694 584 1416 692
Tháng mưa >100
mm
5->10 5->9 7->3 10->4
Tháng mưa <100
mm
11->4 10->4 4->6 5->9
b) So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của một số kiểu khí hậu:
Bước 1: GV hướng dẫn HS so sánh để rút ra những điểm giống nhau và khác
nhau của từng cặp biểu đồ đại diện cho các kiểu khí hậu.
Bước 2: Đại diện HS lên trình bày kết quả, HS khác góp ý bổ sung, GV
chuẩn xác kiến thức.
GV kẻ sẵn bảng tổng hợp để HS tiện ghi kết quả so sánh:
Nội dung so
sánh
Giống nhau Khác nhau

Kiểu khí hậu
ôn đới hải
- Nhiệt độ trung
bình năm ôn hòa.
- Ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng
thấp hất vẫn > 0
0
C, biên độ nhiệt năm
dương với kiểu
khí hậu ôn đới
lục địa
- Lượng mưa
trung bình năm ở
mức độ trung
bình.
nhỏ, mưa nhiều quanh năm song nhiều
hơn vào mùa thu đông.
- Ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng thấp
nhất < 0
0
C, biên độ nhiệt năm lớn, mưa
ít hơn ôn đới hải dương và mưa nhiều
về mùa hạ.
Kiểu khí hậu
nhiệt đới gió
màu với kiểu
khí hậu cận
nhiệt địa trung
hải
- Nhiệt độ trung

bình năm cao.
- Có một mùa
mưa và một mùa
khô.
- Nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ cao
hơn, lượng mưa nhiều hơn và mưa
nhiều về mùa hạ, mùa thu và đông khô
hoặc ít mưa.
- Cận nhiệt Địa trung hải có nhiệt độ
thấp hơn, mưa ít hơn và chủ yếu mưa
vào mùa thu đông, mùa hạ nóng, khô
IV/ Củng cố: Đặt các biểu đồ 1; 2; 3; 4 vào vị trí bất kì trên bản đồ khí hậu
thế giới. Để HS nhận dạng phân biệt đúng tên của các biểu đồ khí hậu đó và
trả về đúng vị trí xuất xứ của biểu đồ như tên người ta đặt cho nó.
- Tại sao mùa đông ở nước ta trồng được các cây rau vụ đông mà mùa đông
ở các nước ôn đới lại phải nhập rau quả vụ đông ở nước ta? Tại sao nước ta
đi du lịch mùa hè còn các nước ôn đới đi du lịch mùa đông?

×