ÔN TẬP CHƯƠNG 5
I. TRẮC NGHIỆM
1. Độ lớn của áp suất chất khí tạo lên thành bình chứa phụ thuộc vào:
A. Khối lượng hạt B. Nhiệt độ C. Mật độ hạt D. Tất cả các câu trên
2. Phương trình trạng thái tổng quát của khí lí tưởng được biểu diễn bởi hệ thức nào?
A. p/T = hằng số B. V/T = hằng số C. pV/T = hằng số D. pV = hằng số
3. Đồ thị nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt?
4. Một cái bơm chứa 200cm
3
không khí nhiệt độ 27
o
C và áp suất 10
5
Pa. Tính áp suất không khí trong bơm
khi không khí bị nén xuống còn 20cm
3
và nhiệt độ là 40
o
C
A. 104,3.10
5
Pa B. 0,1043.10
5
Pa C. 1,043.10
5
Pa D. 10,43.10
5
Pa
5. Ngưởi ta điều chế được 80cm
3
khí oxi ở áp suất 740mmHg và nhiệt độ 37
o
C. Hỏi thể tích của lượng khí
oxi trên ở đktc là bao nhiêu. Biết điều kiện tiêu chuẩn Po = 760mmHg và To = 273K
A. 68,6cm
3
B. 0,686dm
3
C. 68,6m
3
D. 686mm
3
6. Các vật ở thể (trạng thái)_____ có thể tích và hình dạng riêng xác định.
A. Lỏng B. Rắn C. Vô định hình D. Khí
7. Trong quá trình đẳng tích, đại lượng nào thay đổi?
A. thể tích B. khối lượng khí C. Nhiệt độ D. Số phân tử khí
8. Câu nào sau đây không đúng? Số Avôgađrô có giá trị bằng:
A. Số phân tử chứa trong 18g nước lỏng B. Số phân tử chứa trong 16g oxi
C. Số nguyên tử chứa trong 22,4l khí ở 0
o
C và áp suất 1atm D. Số nguyên tử chứa trong 4g khí hêli
9. Một khối lượng khí lí tưởng xác định có áp suất 1atm được làm tăng áp suất lên đến 4atm ở nhiệt độ
không đổi thì thể tích biến đổi một lượng 3lít. Thể tích ban đầu của khối khí là?
A. 12 lít B. 8 lít C. 4 lít D. 16 lít
10. So sánh tính dễ nén của các trạng thái của chất: khí, lỏng, rắn
A. Rắn > Khí > Lỏng B. Khí > Lỏng > Rắn C. Khí > Rắn > Lỏng D. Lỏng > khí > rắn
11. Trong các trạng thái: khí, lỏng, rắn, trạng thái nào thường có hình dạng của bình chứa?
A. Khí, rắn B. Khí, lỏng C. Rắn, lỏng D. cả 3
12. Chất khí được xem như khí lí tưởng khi nào?
A. Các phân tử khí tương tác với nhau khi va chạm B. Các phân tử được coi là chất điểm
C. Các phân tử gây ra áp suất lên thành bình D. Cả A và B
13. Khi nén đẳng nhiệt thì số phân tử trong đơn vị thể tích
A. Tăng tỉ lệ thuận với áp suất B. Không đổi
C. Giảm tỉ lệ thuận với áp suất D. Tăng tỉ lệ với bình phương áp suất
14. Áp suất của chất khí được nhốt trong xilanh là p = 2.10
5
Pa. Nếu pít-tông đi xuống ¾ chiều cao của
xilanh mà không làm thay đổi nhiệt độ của khí thì áp suất của chất khí sẽ là:
A. 6.10
5
Pa B. 8.10
5
Pa C. 4.10
5
Pa D. 5.10
5
Pa
15. Nếu nhiệt độ khi đèn tắt là 25
o
C, khi đèn sáng là 323
o
C thì áp suất khí trơ trong bóng đèn khi đèn sáng
tăng lên là:
A. 12,92 lần B. 1,5 lần C. 2 lần D. 10,8 lần
16. Ở nhiệt độ 273
o
C thể tích của một lượng khí là 10 lít. Thể tích lượng khí đó ở 546
o
C khi áp suất không
đổi là:
A. 5 lít B. 10 lít C. 20 lít D. 15 lít
17. Dạng chuyển động của các phân tử khí gọi là chuyển động gì?
A. thẳng đều B. cong C. hỗn loạn D. tròn
18. Khi nói về vị trí của các nguyên tử, phân tử trong chất rắn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí xác định và chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân
bằng xác định đó.
B. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí xác định và không dao động
C. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí xác định, sau một thời gian nào đó chúng lại chuyển sang một
vị trí khác
D. Các nguyên tử, phân tử không có vị trí cố định mà luôn thay đổi
19. Khi làm nóng một lượng khí có thể tích không đổi thì
A. Số phân tử trong một đơn vị thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ
B. Áp suất khí không đổi
C.Số phân tử trong một đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với nhiệt độ
D. Số phân tử trong một đơn vị thể tích không đổi
20. Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất khí tăng bao nhiêu lần? Cho g = 9,8m/s
2
A. 1,5 lần B. 2,5 lần C. 2 lần D. 4 lần
21. Xét 0,1 mol khí ở áp suất p1= 2atm, nhiệt độ t1= 0
o
C có thể tích V1= 1,12 lít. Làm nóng khí đến nhiệt độ
t2 = 102
o
C và giữ nguyên thể tích khối khí. Áp suất p2 của khối khí là:
A. 2,13 atm B. 3,75 atm C. 3,20 atm D. 2,75 atm
22. Một lượng không khí có thể tích 240 cm
3
bị giam trong 1 xi lanh có pít-tông đóng kín, diện tích là 24
cm
2
. Áp suất khí trong xi lanh bằng áp suất bên ngoài là 100kPa. Cần một lực bằng bao nhiêu để dịch
chuyển pít-tông sang trái 2cm? sang phải 2cm?. Bỏ qua ma sát giữa pít-tông và thành xi lanh. Coi quá trình
xảy ra là đẳng nhiệt.
A. 60 N, 20 N B. 40N, 60N C. 40N, 80N D. 60N, 40N
23. Một bình chứa N=3,01.10
23
phân tử khí hêli. Tính khối lượng khí hêli chứa trong bình?
A. 4g B. 2g C. 8g D. 6g
24. Trong hệ tọa độ (p,V) đưởng đẳng nhiệt là đưởng:
A. Hyperbol B. thẳng C. parabol D. tròn
25. Nếu áp suất của một lượng khí lý tưởng xác định biến đổi 2.10
5
Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất
của một lượng khí đó biến đổi 5.10
5
Pa thì thể tích biển đổi 5 lít. Biết nhiệt độ không đổi. Áp suất và thể tích
ban đầu của khí là:
A. 2.10
5
Pa, 8 lít B. 4.10
5
Pa, 9 lít C. 2.10
5
Pa, 12 lít D. 4.10
5
Pa, 12 lít
26. Trong các hệ thức sau đây, hệ thức nào không phù hợp với định luật Sác-lơ?
A. p ~ T B. p ~ t C. p/T = hằng số D. p
1
/T
1
= p
2
/T
2
II. Tự luận
1. Tính khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ 1000C và áp suất 2.105Pa. Biết khối lượng riêng của
không khí ở 00C và 1,01.105 Pa là 1,29kg/m3.
2. Một bóng thám không được chế tạo để có thể tăng bán kính lên tới 10m khi bay ở tầng khí quyển có áp
suất 0,03atm và nhiệt độ 200K. Hỏi bán kính của bóng khi bơm, biêt bóng được bơm khí ở áp suất 1 atm và
nhiệt độ 300K?
3. Tính khối lượng khí oxi đựng trong bình thể tích 10 lit dưới áp suất 150atm ở nhiệt độ 0oC. Biết ở đều
kiện chuẩn khối lượng riêng của oxi là 1,43 kg/m3.