Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Luận văn Laser và ứng dụng (Bộ môn vật lý trường đại học hồng đức)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.72 KB, 44 trang )

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô giáo trong tổ
bộ môn Vật lý trường Đại học Hồng Đức đã giúp tôi có những kiến thức cần
thiết để hoàn thành khóa luận của mình.
Lời tiếp theo,cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Trịnh Xuân
Long – người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
Đồng thời, cho tôi gửi lời cảm ơn tới tất cả các anh (chị) khóa trước, các thầy
cô giáo đã và đang giảng dạy ở các trường phổ thông và các bạn sinh viên lớp
K10 ĐHSP Lý – Hóa Trường Đại học Hồng Đức đã có những ý kiến đóng
góp giúp tôi hoàn thiện khóa luận của mình.
Cuối cùng em xin gửi lời chúc đến tất cả các thầy giáo, cô giáo và các
bạn có sức khỏe, công tác tốt.

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học và công nghệ. Sự phát triển của khoa
học công nghệ như vũ bão đã tạo ra một khối lượng lớn của cải vật chất, làm
cho đời sống con người ngày càng được nâng cao. Tạo nên sự phát triển mạnh
mẽ đó là sự đóng góp của tất cả các lĩnh vực, các ngành khoa học, trong đó
vật lý học đóng một vai trò không nhỏ. Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành
kỹ thuật quan trọng, sự phát triển của khoa học vật lý gắn bó chặt chẽ và có
tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật. Những phát
minh, những thí nghiệm trong vật lý học đã được ứng dụng rộng rãi trong đời
sống. Trong đó phải kể đến sự ra đời, phát triển và ứng dụng to lớn của công
nghệ laser. Laser, một phát minh vĩ đại của thế kỷ XX đã và đang chứng tỏ
vai trò của mình trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như các ứng
dụng khác nhau của nhiều nền kinh tế. Có thể nói laser có tầm ảnh hưởng sâu
rộng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống: y học, quân sự, giải trí, khoa học,
khí tượng, đo lường….laser gần gũi với tất cả mọi người, hầu hết chúng ta
đều nghe nhắc đến cụm từ này ít nhất một vài lần. Đặc biệt các em nhỏ không
thể quên được bộ phim “Chiến tranh giữa các vì sao” một bộ phim khoa học


viễn tưởng, những chiếc máy ánh sáng thần kỳ gợi lên bao niềm mơ ước cho
trẻ em, các nhà khoa học cũng như các kỹ sư. Ngày nay laser hiện diện ở
nhiều nơi nhưng khách quan mà nói chúng ta hiểu biết về chúng rất hạn chế.
Vật lý học được coi là một khoa học thực nghiệm, có nhiều ứng dụng trong
đời sống, sản xuất và khoa học. Đặc biệt trong thời kì hiện nay, khi khoa học
kỹ thuật phát triển rất mạnh thì bộ môn vật lý và các kiến thức vật lý lại càng
quan trọng đối với nhiều ngành kỹ thuật và là cơ sở để giải quyết nhiều vấn
đề trong đời sống xã hội. Do đó việc nâng cao kiến thức vật lý là một vấn đề
quan trọng mang nhiều ý nghĩa.
Là một giáo viên vật lý tương lai làm công tác giáo dục thì việc hiểu biết
về laser và những ứng dụng của nó không chỉ trau dồi vốn hiểu biết cho bản
thân mà còn phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy. Báo cáo chính trị của
Đại hội Đảng toàn quốc khóa VII đã nêu rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Vấn đề
nguồn lực con người, có phẩm chất đạo đức có sức khỏe và năng lực trí tuệ,
biết vận dụng xử lý linh hoạt và thích ứng với sự phát triển nhanh của khoa
học kỹ thuật, kinh tế xã hội là yếu tố then chốt quyết định cho sự thành công
của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Như vậy, một người
giáo viên thực hiện việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, đó không chỉ là
những kiến thức vật lý phổ thông cơ bản mà cả những ứng dụng quan trọng
nhất của vật lý trong đời sống và trong sản xuất. Việc tìm hiểu và cung cấp
cho học sinh những ứng dụng gắn liền với cuộc sống hằng ngày và hướng dẫn
học sinh tự thiết kế dụng cụ thí nghiệm để quan sát các hiện tượng vật lý sẽ
làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động hơn, tạo được hứng thú trong
học tập cho học sinh góp phần tăng hiệu quả dạy học.
Với tất cả những lý do trên tôi chọn đề tài “ Laser và ứng dụng” làm đề
tài nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu nguyên tắc phát quang của laser.
- Tìm hiểu một số ứng dụng quan trọng của tia laser.

- Tìm hiểu một số biện pháp an toàn khi sử dụng tia laser.
- Thiết kế dụng cụ đo bước sóng tia laser.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tia laser, các ứng dụng của nó và thí nghiệm đo bước sóng tia laser.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về tia laser trong phạm vi cơ sở lý thuyết, ứng dụng cơ bản
của tia laser.
5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Tài liệu và nguồn thông tin về laser
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự phát quang.
- Nghiên cứu lịch sử quá trình phát minh ra laser.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết hình thành tia laser.
- Nghiên cứu ứng dụng phổ biến của tia laser.
- Thiết kế dụng cụ đo bước sóng tia laser.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tài liệu về laser, các tài liệu về phương pháp thiết kế và sử
dụng thí nghiệm.
- Tham khảo ý kiến thầy cô và tìm kiếm thông tin trên mạng internet.
8. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Bao gồm các nội dung sau đây:
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Sự phát quang
2. Các dạng phát quang
3. Các định luật phát quang
CHƯƠNG 2: LASER
1. Laser là gì?
2. Nguyên tắc phát quang của laser
. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Sự lượng tử hóa
2.1.2. Tiên đề Borh
2.1.3. Phát xạ cảm ứng
2.1.4. Sự đảo mật độ
2.1.5. Dùng buồng cộng hưởng
2.2. Nguyên tắc hoạt động
2.3. Các tính chất của chùm tia laser
2.4. Cấu tạo của một máy phát laser
2.4.1. Hoạt chất
2.4.2. Buồng cộng hưởng
2.4.3. Bộ phận kích thích hay bơm
3. Phân loại laser
3.1. Laser rắn
3.2. Laser khí
3.3. Laser lỏng
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA LASER
1. Ảnh toàn ký (Holography)
2. Nghiên cứu plasma nóng và các phản ứng nhiệt hạch
3. Nghiên cứu hóa sinh hiện đại
4. Trong công nghệ gia công kim loại
5. Trong đo lường tiêu chuẩn
6. Trong y học

7. Trong khí tượng
8. Trong khoa học kỹ thuật
9. Đo khoảng cách bằng tia laser
10. Trong đời sống
CHƯƠNG 4: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG LASER
1. Phân loại độ an toàn của tia laser
2. Các nguyên tắc khi sử dụng laser
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM ĐO BƯỚC SÓNG TIA LASER
1. Cơ sở lý thuyết
2. Thiết kế thí nghiệm
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Sự phát quang
Sự phát quang là một dạng phát ánh sáng rất phổ biến trong tự nhiên. Có
một số chất (ở thể rắn, lỏng hoặc khí) khi hấp thụ năng lượng dưới một dạng
năng lượng nào đó, thì có khả năng phát ra các bức xạ điện từ trong miền ánh
sáng nhìn thấy.
Các hiện tượng đó gọi là sự phát quang.
Sự phát quang của đom đóm, sự phát sáng của phôtpho bị oxi hóa trong
không khí, sự phát sáng của một số chất hơi và chất rắn khi được chiếu sáng
bằng tia tử ngoại … là những ví dụ điển hình về sự phát quang. Không phải
mọi sự phát sáng đều là sự phát quang. Chẳng hạn sự phản xạ, tán xạ ánh sáng
và bức xạ nhiệt cũng là sự phát sáng nhưng không phải là sự phát quang.
Để phân biệt hiện tương phát quang với các hiện tượng phát sáng khác ta
cần chú ý đến các đặc điểm sau đây của nó:
- Ở cùng miền nhiệt độ và đối với cùng một miền quang phổ thì bức xạ phát
quang có cường độ lớn hơn nhiều so với cường độ của bức xạ nhiệt. Chẳng
hạn, kết quả thực nghiệm cho thấy ở nhiệt độ phòng rất nhiều chất phát quang

phát sáng nhìn thấy hoặc tử ngoại; trong khi quang phổ của bức xạ nhiệt ở
nhiệt độ này thực tế nhiều khi không chứa các bức xạ đó. Điều này khẳng
định sự phát quang không phải là bức xạ nhiệt.
- Sau khi ngừng kích thích, sự phát quang của một chất còn tiếp tục kéo dài
thêm một khoảng thời gian nào đó rồi mới ngừng hẳn. Khoảng thời gian từ
lúc ngừng kích thích đến lúc ngừng phát quang gọi là thời gian phát quang.
Tùy theo chất phát quang mà thời gian phát quang có thể kéo dài từ 10
-10
s đến
vài ngày. Đặc điểm này cho phép phân biệt sự phát quang với sự phản xạ và
tán xạ ánh sáng vì sự phản xạ và tán xạ sẽ ngừng tức thời khi ngừng chiếu
sáng.
- Bức xạ phát quang là bức xạ riêng của vật: mỗi chất phát quang có một
quang phổ đặc trưng cho nó. Nói cách khác quang phổ phát quang phụ thuộc
vào cấu tạo nguyên tử, phân tử của chất phát quang. Điều này cũng cho phép
phân biệt sự phát quang với bức xạ nhiệt.
Từ các đặc điểm trên Vavilov đã đưa ra định nghĩa về sự phát quang như
sau: Sự phát quang của một chất là sự phát ra những bức xạ dư ngoài bức xạ
nhiệt do chất đó phát ra và có thời gian phát quang lớn hơn nhiều so với chu
kì dao động sáng (10
-14
÷ 10
-15
s).
2. Các dạng phát quang
2.1. Phân loại theo thời gian phát quang
Tùy theo thời gian phát quang, người ta chia sự phát quang thành hai
dạng sau:
a. Sự huỳnh quang: là sự phát quang có thời gian phát quang ngắn (dưới 10
-6

s)
b. Sự lân quang là sự phát quang có thời gian phát quang dài (10
-6
s trở lên)
2.2. Phân loại theo phương pháp kích thích phát quang
Ngoài ra người ta cũng phân loại sự phát quang theo phương pháp kích
thích phát quang như sau:
a. Khi các chất phát quang được kích thích bằng bức xạ quang học (tia X; tia
tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy…) thì sự phát quang được gọi là quang phát
quang.
Thí dụ: Chiếu ánh sáng tử ngoại vào kẽm sunfua (ZnS) nó sẽ phát ánh sáng
màu lục.
b. Nếu chất phát quang được kích thích bằng cách đặt nó trong điện trường thì
sự phát quang được gọi là điện phát quang.
c. Nếu chất phát quang được kích thích bằng cách bắn vào nó một chùm
electron, thì sự phát quang gọi là âm cực phát quang.
d. Nếu chất phát quang được kích thích bằng năng lượng lấy từ các phản ứng
hóa học thì sự phát quang được gọi là hóa phát quang. Sự phát quang của cây
mục, sự phát quang của photpho bị oxi hóa trong không khí, sự phát quang
của đom đóm và một số vi sinh vật trong nước biển chính là dạng phát quang
này.
e. Sự phát quang do kích thích bằng sản phẩm của sự phân rã phóng xạ như
hạt α, hạt β, tia
χ
bằng chùm hạt notron hay proton được gọi là phóng xạ phát
quang.
3. Các định luật phát quang
Hiện tượng phát quang của các phân tử phức tạp đã được Stokes nghiên
cứu (1852) và nêu ra định luật sau:
Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng lớn hơn bước sóng của ánh

sáng mà chất phát quang hấp thụ.
Thí dụ: Khi chiếu ánh sáng tử ngoại vào cadimi sunfua (CdS) thì nó sẽ phát
sáng màu da cam.
Thực nghiệm chứng tỏ, định luật Stokes không phải luôn luôn được thỏa mãn.
Trong hiện tượng phát quang người ta đã quan sát được cả những bức xạ có
bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích. Lômmen đã đưa ra
một số định luật tổng quát như sau: Toàn bộ phổ phát quang và cực đại của nó
bao giờ cũng dịch chuyển về phía sóng dài so với toàn bộ phổ hấp thụ và cực
đại của nó.
Định luật này được gọi là định luật Stokes – Lômmen.
Phần phổ phát quang gồm những bức xạ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của
ánh sáng kích thích gọi là phần đối Stocker, còn phần có bước sóng lớn hơn
bước sóng của ánh sáng kích thích gọi là phần Stockes.
Thực nghiệm cho thấy ở nhiệt độ thấp cường độ của bức xạ đối Stockes rất
nhỏ so với cường độ của bức xạ Stockes.
Khi tăng nhiệt độ, cường độ phần bức xạ đối Stockes tăng lên nhưng vẫn nhỏ
hơn phần Stockes.
Định luật Stockes – Lômmen có thể giải thích dễ dàng nhờ thuyết photon.
Giả sử một phân tử của chất phát quang ở trạng thái cơ bản hấp thụ một
photon
ht
h
γ
và phát xạ một photon phát quang
pq
h
γ
Trong quá trình này một
phần năng lượng A của photon hấp thụ bị hao phí và biến thành nhiệt năng.
Theo định luật bảo toàn năng lượng ta có:


Ahh
htpq
−=
γλ
Giá trị của A luôn dương, do đó
htpq
hh
γγ
<
nghĩa là
htpq
γγ
<
hay
htpq
λλ
>
Trường hợp này định luật Stockes được thỏa mãn
Trong trường hợp phân tử hấp thụ ánh sáng đang ở trong một tráng thái
kích thích nào đó thì nó sẽ chuyển lên một trạng thái kích thích có năng lượng
cao hơn, và từ đó chuyển về trạng thái cơ bản phát ra một photon phát quang
có năng lượng lớn hơn năng lượng của photon hấp thụ.
Trong trường hợp này
htpq
hh
γγ
>
nên
htpq

γγ
>
hay
htpq
λλ
<
Nghĩa là xảy ra bức xạ đối Stockes.
Khi nhiệt độ thấp hầu hết các phân tử đều ở trạng thái cơ bản, do đó cường độ
của bức xạ đối Stockes rất nhỏ. Khi nhiệt độ tăng lên số phân tử ở trạng thái
kích thích tăng lên nhưng vẫn nhỏ hơn số phân tử phân tử ở trạng thái cơ bản.
Điều đó giúp ta giải thích tại sao cường độ của bức xạ đối Stockes tăng khi
nhiệt độ tăng nhưng vẫn nhỏ hơn cường độ của bức xạ Stockes.
CHƯƠNG 2: LASER
1. Laser là gì?
Laser là thuật ngữ phiên âm từ tiếng Anh, đó là từ ghép của các chữ cái
đầu tiên của cụm từ tiếng Anh “Light Amplification by stimulated Emission
of Radiation” có nghĩa là sự khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ cảm ứng (còn
gọi là phát xạ kích thích).
Năm 1916, sau khi được bầu vào viện hàn lâm khoa học Đức, A.Einstein
bằng tư duy trừu tượng cao, đã nêu thuyết: Nếu chiếu những nguyên tử bằng
một làn sóng điện từ, sẽ có thể xảy ra một bức xạ “được kích hoạt” và trở
thành một chùm tia hoàn toàn đơn sắc, ở đó tất cả những photon (quang tử)
phát ra sẽ cùng một bước sóng. Đó là một ý tưởng khoa học. Nhưng chưa có
ai chứng minh nên lý thuyết đó gần như bị lãng quên trong nhiều năm. Mãi
tới năm 1951, giáo sư Charles Townes thuộc trường đại học Columbia của
thành phố New York mới chú ý đến sự khuếch đại của sóng cực ngắn (vi
sóng). Ông thực hiện một thí nghiệm mang tên Maser (maze) là khuếch đại vi
sóng bằng bức xạ cảm ứng. Chữ Maser cũng là chữ đầu tiên của nghĩa đó
bằng tiếng Anh: Microwave Amplification by stimulated Emission of
Radiation. Ông đã thành công tuy phải chi phí khá tốn kém trong phòng thí

nghiệm. Cũng vào thời gian này, ở một phương trời khác hai nhà khoa học Xô
Viết là N.Batsov và A.Prokhorov cũng phát minh ra máy khuếch đại vi sóng
và gần như cùng một dạng nguyên lý. Vì thế cả ba nhà khoa học nói trên đều
được nhận giải Nobel vật lý vào năm 1964.
Tuy nhiên các nhà khoa học trên chỉ dừng lại ở việc đạt tới việc khuếch
đại của các sóng cực ngắn mà không dấn thêm vào các sóng phát sáng.
Nhà khoa học Theodora Maiman là nhà khoa học của phòng thí nghiệm
Huyher tại Malibu bang Califonia đã dựa vào lý thuyết và nền tảng thực
nghiệm của Towner và Schawlow đã công bố, Maiman dành thêm hai năm đi
sâu thêm, mở rộng thêm và trở thành người đầu tiên tìm ra tia laser.
Ngày 16-5-1960 T.Maiman chính thức tạo laser từ thể rắn hồng ngọc.
Tia sáng do ông tìm ra là những luồng ánh sáng rất tập trung và có độ hội tụ
lớn hoàn toàn thẳng, rõ nét, thuần khiết, mầu đỏ lộng lẫy và bề dài bước sóng
đo được là
m
µ
694,0
.
Như vậy, giả thuyết mà Einstein nêu ra cách ngày ấy 54 năm đã được
chứng minh. Những năm tiếp theo, các nhà khoa học khắp nơi đã nối dài
thành quả của laser ra thành nhiều loại, bằng cách: Đưa vào thanh hoạt chất
thể khí (ví dụ như CO
2
, hoặc He, Ne, Ar…) ta có tia laser từ thể khí; đưa vào
đó asenniure (từ gllium) thì có tia laser từ bán dẫn; đưa vào đó dung dịch các
chất nhuộm mầu hữu cơ thì cho ta laser lỏng; sử dụng Oxy-iot vạn năng ta có
laser hóa học, rồi laser rắn…
Điều kì diệu là tùy theo hoạt chất mà tạo ra những mầu sắc khác nhau
làm cho tia laser trở nên lung linh huyền ảo, ví dụ như tia laser từ Helium-
Neon cho ta mầu đỏ; tia laser của Argon cho ta mầu xanh đậm và màu xanh lá

cây.
2. Nguyên tắc phát quang của laser
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Sự lượng tử hóa
Sự lượng tử hóa trong nguyên tử làm cho các nguyên tử có mức năng
lượng gián đoạn. Sự chuyển mức năng lượng này sang mức năng lượng khác
phải xảy ra cùng với sự phát xạ ánh sáng.
2.1.2. Tiên đề Borh
Theo tiên đề Borh: Nếu nguyên tử hay phân tử nằm ở trạng thái năng
lượng cao hơn năng lượng ở trạng thái thấp nhất hay trạng thái cơ bản có thể
tự phát rơi xuống mức năng lương thấp hơn mà không cần kích thích từ bên
ngoài. Một kết quả có thể xảy ra với sự rơi làm giảm trạng thái năng lượng là
giải phóng năng lượng dư thừa (ứng với hiệu hai mức năng lượng) dưới dạng
một photon ánh sáng. Nguyên tử hay phân tử kích thích có một thời gian phát
xạ đặc trưng đó là thời gian mà chúng vẫn giữ được trạng thái năng lượng
kích thích cao hơn trước khi chúng chuyển xuống mức năng lượng thấp hơn
và sinh ra photon.
2.1.3. Phát xạ cảm ứng
Năm 1917 khi nghiên cứu lý thuyết phát xạ, Einstein đã chứng minh
rằng: ngoài hiện tượng phát xạ tự nhiên còn có hiện tượng phát xạ mà ông gọi
là phát xạ cảm ứng. Hiện tượng đó như sau:
Nếu một nguyên tử đang ở trạng thái kích thích sẵn sàng phát ra một
photon có năng lượng
hf=
ε
bắt gặp một photon có năng lượng
,
ε
đúng bằng
hf

bay lướt qua nó, thì lập tức nguyên tử này cũng phát ra photon
ε
. Photon
ε
có cùng năng lượng và bay cùng phương với photon
,
ε
. Ngoài ra sóng điện
từ ứng với photon
ε
hoàn toàn cùng pha với sóng điện từ ứng với photon
,
ε
.
Nhờ đó có thể tạo ra chùm sáng song song có cường độ mạnh gần các photon
kết hợp.
Như vậy nếu một photon ban đầu bay qua một loạt nguyên tử đang ở
trạng thái kích thích thì số photon sẽ tăng lên theo cấp số nhân.
Các photon này có cùng năng lượng (ứng với sóng điện từ có cùng bước
sóng do đó tính đơn sắc của chùm sáng rất cao). Chúng bay theo cùng một
phương (tính định hướng của chùm sáng rất cao). Tất cả sóng điện từ trong
chùm sáng do các nguyên tử phát ra đều cùng pha (tính kết hợp của chùm
sáng rất cao). Ngoài ra, vì số photon bay theo cùng một hướng rất lớn nên
cường độ chùm sáng rất mạnh.
2.1.4. Sự đảo mật độ
Vấn đề quan trọng nhất trong việc thu được phát xạ laser cưỡng bức là
dưới những điều kiện cân bằng nhiệt động lực học bình thường thì số nguyên
tử hoặc phân tử ở mỗi mức năng lượng không thuận lợi cho việc phát xạ
cưỡng bức do các nguyên tử có xu hướng tự rơi xuống các mức năng lượng
thấp hơn nên số nguyên tử hay phân tử ở mỗi mức sẽ giảm khi năng lượng

tăng.
Dưới những điều kiện bình thường thì năng lượng ứng với một quang
electron điển hình (1 eV) thì tỉ số giữa các nguyên tử ở trạng thái kích thích
mức cao với trạng thái cơ bản mức thấp vào khoảng 10
17
, hầu như tất cả các
nguyên tử hay phân tử ở vào trạng thái cơ bản đối với sự chuyển mức năng
lượng ánh sáng khả kiến.
Một lí do khiến sự phát xạ cưỡng bức khó thu được trở nên hiển nhiên
khi xem xét các sự kiện có khả năng xảy ra quanh sự phân hủy của một
electron từ một trạng thái kích thích với sự phát xạ sau đó và tự phát. Ánh
sáng phát xạ có thể kích thích sự phát xạ từ các nguyên tử bị kích thích khác
nhưng một số có thể gặp phải nguyên tử ở trạng thái cơ bản và bị hấp thụ chứ
không phải gây ra phát xạ.
Do số nguyên tử ở trạng thái kích thích ít hơn nhiều số nguyên tử ở trạng
thái cơ bản nên photon phát xạ có khả năng hấp thụ nhiều hơn bù lại số
photon cưỡng bức không đáng kể so với phát xạ tự phát (ở trạng thái cơ bản
nhiệt động lưc học).
Muốn quá trình hấp thụ ánh sáng xảy ra, phải làm cho số nguyên tử ở
trạng thái kích thích nhiều hơn số nguyên tử ở trạng thái cơ bản, sao cho số
photon có khả năng gây kích thích phát xạ nhiều hơn là bị hấp thụ. Do điều
kiện này là nghịch đảo trạng thái cân bằng nên được gọi là sự nghịch đảo dân
cư, tức là tạo ra sự đảo mật độ trong môi trường. Khi có nhiều nguyên tử ở
trạng thái năng lượng cao hơn nhiều so với nguyên tử ở trạng thái năng lượng
thấp hơn, thì phát xạ cưỡng bức sẽ lấn át và thu được dòng thác photon.
Photon phát xạ ban đầu sẽ kích thích sự phát xạ của nhiều photon hơn những
photon này sau đó lại kích thích sự phát xạ ra nhiều photon hơn nữa, cứ thế
tiếp diễn làm cho dòng thác photon tăng lên. Kết quả là ánh sáng phát xạ được
khuếch đại. Nếu sự nghịch đảo dân cư chấm dứt (nguyên tử ở trạng thái cơ
bản lấn át) thì phát xạ tự phát lại trở thành chủ yếu.

Sự nghịch đảo dân cư có thể tạo ra qua hai cơ chế cơ bản: Hoặc tạo ra số
dư thừa số nguyên tử hay phân tử ở trạng thái năng lượng cao, hoặc làm giảm
dần số ở trạng thái nặng lượng thấp.
Nhưng đối với hoạt động laser liên tục phải chú ý vừa làm tăng dân cư ở
mức năng lượng cao vừa làm giảm dân cư ở mức năng lượng thấp. Nếu quá
nhiều nguyên tử hay phân tử tích tụ ở mức năng lượng thấp thì sự nghịch đảo
dân cư sẽ không còn và hoạt động laser sẽ ngừng lại.
Để tạo ra sự nghịch đảo dân cư cho hoạt động laser thì phải kích thích có
chọn lọc các nguyên tử hay phân tử lên một mức năng lượng đặc biệt. Ánh
sáng và dòng điện là cơ chế kích thích được chọn cho phần lớn laser. Ánh
sáng hoặc các electron có thể cung cấp năng lượng cần thiết để kích thích các
phân tử hay nguyên tử lên các mức năng lượng cao được chọn. Sau đó sẽ rơi
xuống mức laser cao.
Thời gian mà một nguyên tử hay phân tử tồn tại ở trạng thái kích thích
quyết định nó bị cưỡng bức phát xạ và tham gia vào dòng thác photon hay
mất đi năng lượng qua việc phát xạ tự phát. Các trạng thái kích thích thường
có thời gian sống khoảng nano giây trước khi chúng giải phóng năng lượng
một thời gian không đủ lâu để chúng bị kích thích bởi các photon khác. Do
vậy mức năng lượng cao phải có thời gian sống lâu hơn (trạng thái siêu bền).
Với thời gian sống trong trạng thái này (khoảng micro giây đến mili giây) các
nguyên tử bị kích thích có thể tạo ra một lượng đáng kể phát xạ cưỡng bức.
Ở mỗi loại laze có một cách tạo ra sự đảo mật độ riêng. Dưới đây là một
cách ở laze Rubi.
Rubi (hồng ngọc) là tinh thể Al
2
O
3
có pha Cr
2
O

3
, màu đỏ của Rubi do Cr
tạo ra.Ta hãy quan tâm đến ba mức năng lượng E
1
, E
2,
E
3
của Cr. E
1
là mức cơ
bản, E
2
là mức năng lượng ứng với trạng thía kích thích giả - bền; thời gian
sống của Cr ở trạng thái này cỡ 5.10
-3
s, dài hơn hẳn thời gian sống ở trạng
thái kích thích khác cỡ 10
-8
s. Mức kích thích E
3
tương đối rộng nghĩa là
nguyên tử Cr có thể hấp thụ các photon có năng lượng lân cận giá trị 2,23eV.
Biểu diễn năng lượng Laser ba mức và bốn mức
Người ta
dùng ánh sáng
xanh (0,556mm;
ứng với năng
lượng 2,23eV) của một đèn xenon chiếu vào Rubi để làm cho phần lớn
nguyên tử Cr chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích E

3
. Sau
khoảng thời gian cỡ 10
-8
s chúng chuyển một cách tự phát về trạng thái E
2

sống ở đó trong khoảng 5.10
-3
s trong khoảng thời gian này có sự đảo lộn mật
độ khối Rubi. Khi chuyển từ trạng thái E
2
về trạng thái cơ bản thì nguyên tử
Cr phát ra ánh sáng đỏ ( 0,694
m
µ
, ứng với năng lượng 1,79eV).
2.1.5. Dùng buồng cộng hưởng
Ngoài việc tạo ra sự nghịch đảo dân cư, cũng cần yếu tố khác để khuếch
đại và tập trung ánh sáng thành chùm. Công việc này được thực hiện trong
một hộp cộng hưởng, nó phản xạ trở lại một số ánh sáng trở lại môi trường
laser và qua nhiều lần tương tác sẽ hình thành hay khuếch đại cường độ ánh
sáng. Muốn vậy người ta đặt khối chất nói trên giữa hai gương phẳng song
song với nhau, có mặt phản xạ quay vào nhau; gương G
1
phản xạ tốt, gương
G
2
bán mạ chùm tia laser được lấy từ gương G
2

. Sóng tới phản xạ là các sóng
kết hợp nên sẽ tạo thành sóng dừng.
Tại các gương G
1
và G
2
là các nút sóng. Như vậy khoảng cách giữa hai
gương phải bằng một số nguyên lần bước sóng.
G
1
G
2
= l =
2
λ
k
Hai gương G
1
và G
2
tạo thành một buồng cộng hưởng.
Sau khi phản xạ một số lần lên hai gương phần lớn photon sẽ đi qua
gương bán mạ và tạo thành tia laser.
Nguyên tắc hoạt động.
( : e ở mức cơ bản; : e ở mức kích thích; : quĩ đạo photon )
Bình thường các e ở mức cơ bản E
1
.
Sau đó cung cấp năng lượng ( bơm quang học) để tạo ra tình trạng đảo
ngược độ cư trú.

Gương
Môi trường
hoạt tính
Tia laser
(1) (2)
G
1
G
2
Gương
Lúc này các e đang ở trạng thái kích thích, chúng bức xạ cảm ứng phát ra
photon, các photon đầu tiên kích thích các e khác bức xạ. Một photon va
chạm với các e của nguyên tử khác để rồi tạo ra hai photon, hai photon tạo ra
bốn photon và cứ như thế số photon được nhân lên. Các photon sinh ra
chuyển động theo các hướng khác nhau.
Một lượng lớn chúng thoát ra khỏi ống, một số còn lại di chuyển dọc
theo trục ống. Khi đến hai đầu ống chúng bị hai gương phản xạ lại, va chạm
với các e của các nguyên tử khác đang ở trạng thái kích thích và khởi phát
thêm bức xạ cảm ứng. Số photon cứ như thế tăng lên không ngừng, tất cả các
sự kiện này diễn ra với tốc độ kinh hoàng, trong vài phần triệu giây.
Khi số photon chuyển động dọc theo trục ống tăng đến một cường độ
nhất định, thì các photon này sẽ đi qua gương bán mạ, và chúng ta thấy một
tia laser từ đó đi ra ngoài.
2.3. Các tính chất của chùm tia laser
Như chúng ta đã thấy, tia laser là loại sóng điện từ nhưng do nguồn laser
khác hẳn nguồn nhiệt, điện v.v…thông thường nên tia laser có những tính
chất đặc biệt khác với bức xạ điện từ thông thường.
Dưới đây trình bày những đặc chính của tia laser.
- Cường độ tia laser lớn gấp bội lần tia sáng nhiệt.
Để hiểu đặc điểm này hãy so sánh cường độ của bức xạ laser khi công

suất phát bình thường với bức xạ nhiệt.
Với laser khí He – Ne phát công suất cỡ 1mW ở chế độ liên tục và với
photon nằm trong miền thấy được (
m
µ
6328,0
) có năng lượng
Jh
19
10

=
γ
thì
photon laser phát trong một giây sẽ là:
16
19
3
10
10
10
===


γ
φ
h
P
N
(1)

Với một nguồn nhiệt có nhiệt độ cỡ
KT
0
1000

, bức xạ từ một diện tích
2
1cmA =∆
và cùng phát sóng trong vùng nhìn thấy được với độ rộng
0
1000A−∆
γ
thì số photon nhiệt tính theo công thức:
12
10
1
.


∆∆
=
λ
γ
kT
hc
n
e
A
N
(2)

Ở đây lấy
0
6000A≈
λ
.
So sánh (1) và (2) ta thấy số photon laser gấp một vạn lần. Nếu so sánh
với bức xạ laser công suất như của laser Ruby có công suất cỡ 1GW thì số
photon
φ
N
sẽ là 10
28
tức gấp số photon nhiệt hàng tỷ lần. Chính nhờ đặc điểm
này mà laser trở thành nguồn sáng quý giá trong nhiều ứng dụng cụ thể.
- Độ định hướng của laser là cao.
Nguồn sáng nhiệt bức xạ theo mọi phương trong không gian. Tuy nhiên,
nguồn laser có cơ cấu của buồng cộng hưởng quang học đặc biệt, chỉ phát các
dao động ngang và chúng tập trung trong một mặt phẳng phân cực. Công suất
phát được phân bố đều và phân bố đẳng pha trong toàn bộ khẩu độ của nguồn.
Với chùm laser sóng phẳng, bức xạ từ một buồng cộng hưởng với gương
có đường kính d (hoặc diện tích
4
2
d
A
π
=
). Sau gương chùm tia laser sẽ tán
xạ, do hiện tượng nhiễu xạ, dưới một góc nhiễu xạ
λ

θ
d
=∆
. Ở đây
λ
là bước
sóng laser và chùm tia sẽ bức xạ trong một góc khối
( )
22
2
2
λλ
θ
Ad
≈=∆=∆Ω
Giá trị góc khối
∆Ω
này rất nhỏ so với góc khối bức xạ của một nguồn sáng
nhiệt là cỡ
π
2
rad.
Độ định hướng cao cho sự tập trung năng lượng trong một góc khối nhỏ và
tạo nên cường độ lớn và do đó hai tính chất trên có mối quan hệ khăng khít
với nhau.
- Độ đơn sắc.
Theo định nghĩa độ đơn sắc của một chùm tia được đặc trưng bằng độ
rộng vạch của chùm. Khi độ rộng vạch của chùm bằng không thì chùm có độ
đơn sắc cao nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bức xạ có một độ rộng nhất
định.

Trong trường hợp gần đúng với buồng cộng hưởng quang học, độ rộng
vạch có thể xác định bằng công thức
π
τ
γ
γ
2.
1
4
2
0
P
h
c








=∆
Ở đây:
0
γ
là tâm tần số phát
P là công suất phát của bức xạ

c

τ
là thời sống của photon trong buồng cộng hưởng

c
c
τ
χ
1
=
là mất mát của buồng cộng hưởng
h là hằng số planck
Với laser công suất phát
WP
3
10

=
;
MHz
c
1
1

χ
ở vùng bước sóng đỏ sẽ có
Hz
3
10.5

≈∆

γ
. Đây là độ rộng rất bé.
2.4. Cấu tạo của một máy phát laser
Một máy phát laser gồm 3 bộ phận chính: Hoạt chất, buồng cộng hưởng
và bộ phận kích thích.
2.4.1. Hoạt chất
Đây là môi trường vật chất có khả năng khuếch đại ánh sáng đi qua nó.
Cho đến nay nhiều chất khí, rắn, lỏng, bấn dẫn vv…đã được dùng làm hoạt
chất laser.
Chúng ta có thể phân loại như sau:
- Hoạt chất là chất khí bao gồm:
+ Các khí đơn nguyên tử như ArI; XeI; NeI;…
+ Các ion khí đơn nguyên tử như ArII; KrII;…
+ Các khí phân tử như CO
2
; CO; N
2
; H
2
O;…
+ Các hỗn hợp khí đơn nguyên tử như He-Ne hay hỗn hợp khí phân tử
như CO
2
-N
2
-He; CO-N
2
-H
2
O;…

- Hoạt chất là chất rắn bao gồm dạng tinh thể hay thủy tinh (glass) được pha
trộn thêm các ion nguyên tố hiếm như: Sm
+3
; Eu
+3
; Nd
+3
; Cr
+3
; vv…laser rắn
điển hình là laser Ruby có hoạt chất là tinh thể Al
2
O
3
trộn thêm ion Cr
+3
hay
laser YAG có hoạt chất là Y
3
Al
5
O
12
trộn thêm ion Nd
+3
.
- Hoạt chất là bán dẫn như GaAs; PbS; PbTe;… Về cơ bản những hoạt chất
này phải là những chất phát quang.
- Hoạt chất là chất lỏng bao gồm các chất Chelaste như Peperidin Eu(BA)
4

hòa tan trong dung môi rượu ethol + methol và có thêm ít ion nguyên tố hiếm
Eu
+3
; Nd
+3
….
2.4.2. Buồng cộng hưởng
Thành phần chủ yếu là hai gương phản xạ. Một gương có hệ số phản xạ
rất cao cỡ 99,999% còn một gương có hệ số phản xạ thấp hơn để tia laser
thoát ra ngoài. Một trong các gương có thể được thay bằng lăng kính, cách tử
tùy theo yêu cầu. Vai trò chính của buồng cộng hưởng là làm cho bức xạ do
hoạt chất phát ra có thể đi lại nhiều lần qua hoạt chất để được khuếch đại lên.
Hai gương phản xạ có thể đặt xa hoạt chất hay gắn chặt với nó.
2.4.3. Bộ phận kích thích hay bơm
Đây là bộ phận cung cấp năng lượng để tạo được nghịch đảo độ tích lũy
trong hai mức năng lượng nào đó của hoạt chất và duy trì sự hoạt động của
laser. Tùy theo các loại laser khác nhau, nói chung có thể phân loại:
- Kích thích bằng ánh sáng hay gọi là bơm quang học, đây là loại kích thích
phổ biến. Hoạt chất thu năng lượng bơm qua quá trình hấp thụ.
- Kích thích bằng va chạm điện tử: năng lượng điện tử được gia tốc trong
điện trường được truyền cho các hệ nguyên tử hoạt chất nhờ quá trình va
chạm.
Sự truyền năng lượng kích thích này sang dạng năng lượng bức xạ của
laser thường xảy ra phức tạp tùy theo loại laser. Cả ba bộ phận kể trên không
thể tách rời và là cơ cấu chính của một máy phát laser.
Ví dụ: Cấu tạo của laser Ruby
Laser này gồm một thanh Ruby hình trụ (1) có chiều dài thỏa mãn
2
λ
kd =

. Hai mặt được mài nhẵn, vuông góc với trục của thanh. Mặt (3) được
mạ bạc, mặt (4) là mặt bán mạ. Một bóng đèn xeon (2) được quấn quanh
thanh Ruby. Khi laser hoạt động thì thanh Ruby sẽ rất nóng nên người ta phải
gắn nó vào những cánh tỏa nhiệt (5). Tuy vậy, laser Ruby cũng chỉ hoạt động
ở chế độ xung, lúc phát lúc nghỉ.
3. Phân loại laser
3.1. Laser rắn
Theo tài liệu được công bố, các laser rắn hoạt động ở chế độ phát xung
hay liên tục đều được chế tạo trên cơ sở tinh thể hay thủy tinh (glass) có đưa
vào các ion hoạt chất thuộc về các nhóm sau:
- Các ion kim loại của nhóm chuyển tiếp với lớp điện tử 3d
- Các ion đất hiếm với lớp điện tử 4f
- Các ion Actinic với lớp điện tử 5f
Laser rắn cho phép phát các xung có năng lượng lớn nên được sử dụng
rộng rãi không những trong mục đích nghiên cứu mà trong các ứng dụng.
Hiện nay có rất nhiều laser rắn khác nhau nhưng phổ cập vẫn là laser Ruby và
laser YAG Nd
+3
.
3.2 Laser khí
Là loại laser phát chủ yếu trong chế độ liên tục nên có nhiều ứng dụng
trong kỹ thuật. Chúng có một số ưu điểm nổi bật so với các loại laser khác ở
các điểm sau: dễ chế tạo, cấu trúc phổ năng lượng của các khí nguyên tử hay
phân tử đã được nghiên cứu kỹ, vùng bước sóng phát khá rộng từ vùng tử
ngoại đến vùng hồng ngoại.
Cho đến nay người ta phát hiện được rất nhiều chất khí có khả năng dùng
làm hoạt chất phát laser. Số vạch phát hiện đạt tới hàng nghìn nằm trong một
vùng rộng từ tử ngoại đến hồng ngoại xa. Có thể tạm phân các laser khí làm 5
loại.
- Loại khí đơn nguyên tử chủ yếu là các khí hiếm NeI; ArI; hoặc nguyên

nhóm Halogen như OI; NI…Đặc điểm chung của loại laser này là có thể kích
thích ở dòng phóng điện thấp và hầu hết làm việc ở chế độ làm việc liên tục.
Khi dùng hỗn hợp các khí đơn nguyên tử người ta có thể làm tăng hiệu suất
do tận dụng được sự truyền năng lượng công hưởng, điển hình của loại này là
laser He – Ne.
- Loại khí ion như laser ArII; ArIII;…KrIII; OIII; OIV; HgII…Có đặc điểm
chung là dùng phóng điện cao hàng chục ampe, có công suất phát lớn đến
hàng chục oát ở chế độ liên tục dễ dàng cho bước sóng phát nằm ở vùng thấy
được và tử ngoại chân không, trong khi các laser khí nguyên tử cho bước
sóng phát vùng hồng ngoại và dài hơn nữa.
- Laser khí phân tử hoạt động ở áp suất thường như N
2
; H
2
O; CO; CO
2

hay hỗn hợp của chúng. Phần lớn các laser này có bức xạ ở vùng hồng ngoại
xa và thuộc về dịch chuyển giữa các mức dao động của phân tử. Chúng có thể
cho công suất cao không chỉ ở dạng xung mà còn cả ở dạng liên tục. Khi có
sự dịch chuyển giữa các mức điện tử của phân tử, người ta co thể thu được
bức xạ vùng tử ngoại.
- Laser hơi kim loại là laser làm việc ở pha khí sau khi cho kim loại bốc hơi.
Loại laser này cho công suất phát lớn và thường phát ở vùng thấy được hoặc
tử ngoại xa.
- Laser excimer là loại laser khí phân tử có dịch chuyển giữa các mức điện
tử dao động và chủ yếu cho bức xạ vùng tử ngoại và tử ngoại chân không làm
việc ở áp suất cao.
3.3. Laser lỏng
Cũng như chất rắn và chất khí, chất lỏng cũng được làm hoạt chất phát

laser. So với hai loại trên laser lỏng có một số ưu điểm sau:
- Không đòi hỏi việc gia công chính xác và khó như đối với tinh thể. Như
chúng ta đã biết để có laser rắn đòi hỏi phải tạo được đơn tinh thể với độ tinh
thiết cao, phải gia công mặt bên mài nhẵn và cắt mặt thanh hoạt chất với góc
định hướng đối với quang trục tinh thể một cách chính xác…
- Dễ dàng tăng độ tâm kích hoạt và tăng khối lượng hoạt chất để tạo công
suất theo ý muốn.
- Dễ dàng làm lạnh hoạt chất nhờ sử dụng việc cho nước chảy qua hoạt chất.
- Dễ tiến hành nghiên cứu vì dễ thay đổi thành phần các hoạt chất trong
bình chứa. Laser lỏng có nhược điểm là hệ số dẫn nhiệt tương đố lớn nên hoạt
chất chóng nóng và dẫn tới sự không ổn định về tần số và công suất phát.
- Buồng cộng hưởng thường có kích thước không lớn cỡ 1mm – 4mm bằng
thạch anh để dễ dàng làm việc trong miền tử ngoại.
Hiện nay người ta phân laser lỏng ra làm 3 loại:
- Laser chelate hữu cơ – đất hiếm.
- Laser vô cơ oxy – neon – selen.
- Laser màu.
Các loại laser này đều dùng bơm quang học kích thích bằng đèn xung
hay bằng chính laser rắn dưới dạng xung.Trong ba loại laser lỏng trên laser
màu hiện đang có nhiều ứng dụng trong khoa học kỹ thuật.
Bảng dưới đây giới thiệu một số loại laser, công suất đỉnh, độ dài xung,
bước sóng và công dụng của nó.
Môi trường
khuyếch đại
Công suất
đỉnh
Độ dài xung Bước sóng Công dụng
Khí
He- Ne
Argon

CO
2
CO
2
TEA
10 nW
210W
200W
5MW
Liên tục
Liên tục
Liên tục
20 ns
633 nm
488nm
10.6µm
10.6 µm
Máy quét mã vạch
Tiêu khiển, y học
Cắt, hàn
Xử lý nhiệt
Bán dẫn
GaAs
Al GaAs
GaInAsP
5mW
50mW
20mW
Liên tục
Biến điệu

Biến điệu
840nm
760nm
1.3 µm
Đĩa laser
In laser
Truyền tin sợi
quang
Chất rắn
Hồng ngọc
Nd:YAG
Nd:YAG(QS)
Nd:YAG(ML)
Nd: thủy tinh
100MW
50W
50MW
2KW
100TW
10ns
Liên tục
20ns
60ps
11ps
694nm
1.06 µm
1.06 µm
1.06 µm
1.06 µm
ảnh toàn cảnh

gia công bán dẫn
áp dụng trong y
học
nghiên cứu xung
ngắn
nấu chảy bằng
laser
Chất lỏng
Chất màu
Rh6G
100mW
10KW
Liên tục
10fs
Có thể thay
đổi
600nm
Quang phổ
Nghiên cứu khoa
học
Hóa học Hf 50MW 50ns 3µm Làm vũ khí
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA LASER
1. Ảnh toàn ký (Holography)
Holography thường gọi là chụp ảnh khối, tuy nhiên chữ Hologaphy còn
có nghĩa rộng hơn. Nguyên lý của Holography được Gabor đề xuất từ năm
1948 nhưng do nguồn sáng để chụp không đủ mạnh nên không thu được kết
quả. Chỉ từ khi có laser người ta đã dụng nguồn sáng này để thu được ảnh
khối của vật và nghiên cứu về Holography được phát triển rất nhanh đã trở
thành một ngành khoa học riêng trong vật lý và quang học kỹ thuật. Trong
phạm vi đề tài tôi trình bày các giai đoạn trong Holography và một số ứng

dụng của Holography.
1.1.Các giai đoạn trong Holography
Về nguyên tắc trong Holography có hai giai đoạn: Giai đoạn chụp và
giai đoạn phục hồi ảnh.
.1.1. Giai đoạn chụp: sơ đồ nguyên tắc được trình bày trên hình a.

×