Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) xã Diễn Đồng - huyện Diễn Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.94 KB, 75 trang )

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai giữ vị trí và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tất cả các điều
kiện cần thiết trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất, là cơ sở cho sự tồn
tại và phát triển của xã hội loài người. Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối
tượng sản xuất của nông nghiệp và cũng là nơi xây dựng các công trình phục vụ
phát triển kinh tế, dân sinh và an ninh quốc phòng.
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới Luật, kỳ
quy hoạch được xác định là 10 năm, kỳ kế hoạch là 05 năm đối với việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu phải được
thực hiện đồng thời với việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối
của kỳ trước đó.
Để quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, thực hiện Kế
hoạch số 461/KH-UBND ngày 17/11/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
về việc triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm (2011-2015) các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, được sự chỉ
đạo của Uỷ ban nhân dân huyện Diễn Châu, Uỷ ban nhân dân xã Diễn Đồng tiến
hành “Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
kỳ đầu (2011 - 2015) xã Diễn Đồng - huyện Diễn Châu”
Căn cứ pháp lý để xây dựng quy hoạch:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
- Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư;
- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý,
sử dụng đất trồng lúa;


- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
- Kế hoạch số 461/KH-UBND ngày 17/11/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Nghệ An về việc triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 07/6/2013 của Chính phủ xét duyệt quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011
UBND xã Diễn Đồng
1
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
– 2015) tỉnh Nghệ An.
- Nghị quyết số …./NQ-HĐND ngày …/…/2013 của Hội đồng nhân dân
huyện về việc thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 – 2015) huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An.
Mục tiêu lập quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 05 năm (2011 - 2015) trên địa bàn xã Diễn Đồng:
(1) Tiến hành đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng sử
dụng và quản lý đất đai của xã để rút ra được những thành tựu và những hạn chế
trong việc sử dụng và quản lý đất đai.
(2) Phân bổ, sử dụng quỹ đất tiết kiệm, hợp lý, đúng mục đích, hiệu quả
cao, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của xã cho những
năm trước mắt và lâu dài.
(3) Làm cơ sở để UBND các cấp cân đối giữa các khoản thu ngân sách từ
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các loại thuế liên quan đến
đất đai và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo từng năm.
Nội dung của báo cáo gồm các phần sau đây:
Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai.

Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất
Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất.
Kết luận và kiến nghị
UBND xã Diễn Đồng
2
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Diễn Đồng thuộc vùng đồng bằng phía Tây Bắc của huyện Diễn Châu,
cách trung tâm huyện khoảng 4 km, có diện tích tự nhiên 468,46 ha, chiếm
1,53% diện tích của toàn huyện, vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp Xã Diễn Liên;
- Phía Nam giáp xã Diễn Quảng và Diễn Nguyên;
- Phía Đông giáp xã Diễn Xuân và xã Diễn Hạnh;
- Phía Tây giáp xã Diễn Thái và huyện Yên Thành
Với vị trí cách không xa thị trấn Diễn Châu và quốc lộ 1A, có tuyến tỉnh
lộ 538 nối quốc lộ 1A với các huyện miền núi chạy qua, xã có nhiều điều kiện
trong việc giao lưu đẩy mạnh phát triển kinh tế.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Diễn Đồng có địa hình tương đối bằng phẳng hướng nghiêng từ Tây sang
Đông với 3 dạng địa hình chính:
- Địa hình vàn cao: có diện tích khoảng 118 ha, độ cao trung bình của địa
hình từ 3,5 - 4,0 m. Nơi có địa hình cao nhất là 4,5 m, nơi có địa hình thấp nhất
từ 3,0 - 3,5 m. Dạng địa hình này chủ yếu thuận lợi cho phát triển kết cấu hạ
tầng, trồng màu các cây công nghiệp hàng năm.
- Địa hình vàn, vàn thấp: có diện tích khoảng 290 ha phân bố ở hầu khắp

các khu vực trên địa bàn xã. Độ cao địa hình trung bình từ 2 - 2,5 m. Đây là khu
vực có nguồn nước ngọt chủ động thuận lợi cho trồng lúa.
- Địa hình thấp - thấp trũng: có diện tích khoảng 30 ha chủ yếu phân bố
dọc các tuyến kênh mương trên địa bàn xã. Đây là khu vực thuận lợi cho phát
triển nuôi trồng thuỷ sản.
1.1.3. Khí hậu
Diễn Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt
đới gió mùa với một mùa nóng, ẩm, lượng mưa lớn (từ tháng tư đến tháng 10)
và một mùa khô lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Những đặc
điểm chính của khí hậu như sau:
* Chế độ nhiệt:
Diễn Đồng nằm trong khu vực có nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình
khoảng 23,4
0
C cao nhất vào các tháng 4 đến tháng 11 (giao động vào 29 - 32
0
C).
UBND xã Diễn Đồng
3
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
Nhiệt độ cao nhất khoảng 5 - 7
0
C vào các tháng 1 và tháng 2.
* Chế độ mưa, lượng bốc hơi, độ ẩm không khí:
+ Diễn Đồng có lượng mưa bình quân 1.690 mm/năm nhưng phân bố
không đều: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) lượng mưa chiếm tới 89% cả
năm, tập trung vào các tháng 8, 9, 10, dễ gây úng ngập ở những khu vực trũng
thấp; thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm
khoảng 11% lượng mưa cả năm. Đây là thời kỳ gây khô hạn trên những chân

đất cao.
+ Lượng bốc hơi bình quân của vùng 986 mm/năm. Các tháng 12, 1, 2
và tháng 3 lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa 1,9 - 2 lần gây khô hạn trong vụ
đông xuân. Các tháng 4, 5, 6 lượng bốc hơi tuy không lớn nhưng là thời kỳ có
nhiệt độ cao và gió Tây Nam khô nóng, gây hạn trong vụ xuân hè.
+ Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85%, thời kỳ độ ẩm không khí
thấp tập trung vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam khô nóng (độ ẩm
không khí có thể xuống tới 56%) hạn chế khả năng sinh trưởng của cây trồng.
* Chế độ gió, bão:
- Diễn Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng chính của của 2 hướng
gió chủ đạo: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc xuất
hiện từ các tháng 11 đến tháng 3 năm sau thường kèm theo nền nhiệt độ thấp
gây rét lạnh. Gió mùa Tây Nam xuất hiện từ trung tuần tháng 4 tới đầu tháng 9
thường kèm theo khô nóng, độ ẩm không khí thấp. Mỗi đợt kéo dài 10 - 15
ngày, gặp thời kỳ lúa trỗ bông sẽ hạn chế đáng kể tới năng suất cây trồng.
- Cũng như Nghệ An nói chung, Diễn Đồng bình quân mỗi năm có 1,8 cơn
bão đổ bộ vào đất liền gây thiệt hại lớn về người và của của nhân dân trong xã.
Nhìn chung về khí hậu, Diễn Đồng có nền nhiệt cao ổn định, lượng
mưa khá lớn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của xã. Tuy nhiên, do ảnh
hưởng của gió Tây khô nóng, lượng mưa tập trung theo mùa và bão gió gây
khó khăn không nhỏ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
1.1.4. Thuỷ văn
Mạng lưới sông ngòi của xã gồm có: sông đào Vách Nam chảy qua khu
vực phía Nam xã theo hướng từ Tây sang Đông, chiều dài qua địa bàn xã là
2,3 km; sông Đò Chè và sông Sở chảy theo hướng Bắc Nam cùng đổ vào
sông Vách Nam; ngoài ra còn có nhiều sông ngòi nhỏ và các ao hồ trên địa
bàn. Chế độ nước các sông phụ thuộc nhiều vào lượng mưa hàng năm và theo
mùa. Các tháng mùa mưa, nước các sông tập trung nhanh gây hiện tượng
ngập lụt cục bộ khu vực úng trũng, mùa khô nước các sông cạn kiệt khó khăn
về nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

UBND xã Diễn Đồng
4
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Đất đai của xã gồm 3 loại chính:
- Đất phù sa được bồi hàng năm: Phân bố chủ yếu ở khu vực ven sông
Vách Nam, sông Đò Chè và sông Sở. Đất có thành phần cơ giới thịt trung
bình, khá tơi xốp. Độ dầy tầng đất trên 100 cm, do phân bố ở chân vàn và
thường bị ngập nước nên có tính glây yếu. Hàm lượng các chất dinh dưỡng
của đất khá cao. Đất phù sa được bồi hàng năm thích hợp với nhiều loại cây
trồng đặc biệt là cây lương thực và cây màu.
- Đất phù sa không được bồi: có diện tích khoảng 425 ha phân bố ở hầu
khắp trên địa bàn xã. Đất được hình thành do quá trình bồi lắng của các sông
trên địa bàn. Đất có tầng dày trên 100 cm, thành phần cơ giới trung bình đến
thịt nhẹ. Hàm lượng các chất hữu cơ trong đất ở mức trung bình. Đất phù sa
không được bồi thuận lợi cho trồng lúa và các cây màu lương thực.
- Đất phù sa úng nước bị glây: có diện tích khoảng 25 ha chủ yếu ở các
khu vực có địa hình vàn thấp, thấp trũng. Đất có thành phần cơ giới thịt trung
bình. Do phân bố ở khu vực úng trũng nên có hiện tượng gley hoá. Hàm lượng
các chất dinh dưỡng trong đất khá cao. Diện tích đất phù sa úng ngập hiện chủ
yếu đang được nuôi trồng thuỷ sản và trồng lúa kết hợp nuôi cá.
Nhìn chung đất đai của xã phần lớn là đất phù sa có hàm lượng các chất
dinh dưỡng cao thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng như lúa, các cây
màu và cây lâu năm.
1.2.2. Tài nguyên nước
Nước mặt
Nguồn nước mặt quan trọng nhất cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân được cung cấp bởi các sông Vách Nam, sông Đò Chè, sông Sở

và các ao hồ trên địa bàn. Nhìn chung chất lượng nước tốt, thuận lợi cho sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân. Mặc dù vậy, do chế độ nước của các sông
phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm và theo mùa nên vào các tháng mùa khô
mực nước các sông xuống thấp gây khó khăn về nước tưới cho sản xuất
nông nghiệp.
Nước ngầm
Nguồn tài nguyên nước ngầm trên địa bàn xã khá phong phú phân bố ở 3
tầng địa chất khác nhau. Độ sâu có thể khai thác cho sinh hoạt dưới 10 m chất
lượng nước khá tốt đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt của nhân dân
1.2.3. Tài nguyên nhân văn
Diễn Đồng là vùng đất tinh thần đấu tranh bất khuất, ý chí cách mạng
UBND xã Diễn Đồng
5
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
quật cường. Trong những năm đấu tranh bảo vệ đất nước nhiều người con
ưu tú của xã đã hy sinh để dành lại độc lập cho đất nước. Cũng như Nghệ An
nói chung nhân dân Diễn Đồng có truyền thống hiếu học. Mặt bằng dân trí
của xã đạt ở mức khá cao so với cả nước. Đây là cơ sở đặc biệt quan trọng để
xã đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, nâng cao hàm lượng khoa học trong sản xuất trong giai đoạn tới.
1.3. Thực trạng môi trường
Là một xã hiện tại nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, môi trường của xã
chưa chịu ảnh hưởng của các hoạt động công nghiệp. Nguy cơ suy thoái về
môi trường vẫn còn tiềm ẩn nếu việc lạm dụng sử dụng các chất hóa học độc hại
trong sản xuất nông nghiệp chưa được hạn chế, việc nuôi nhốt gia súc, gia cầm
trong khuôn viên đất ở chưa có giải pháp xử lý môi trường hữu hiệu. Quá trình
đô thị hóa và phát triển công nghiệp -TTCN và thương mại dịch vụ của xã Diễn
Đồng đang trong giai đoạn khởi đầu, các vấn đề về ô nhiễm không khí, tiếng ồn
không đáng kể. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường nước đang diễn biến

xấu trong khi hệ thống thủy lợi chưa khoa học, thiếu đồng bộ. Thêm vào đó, sự
gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá cũng có tác động tiêu cực tới môi trường.
Môi trường nước ở các kênh, rạch đang có dấu hiệu bị ô nhiễm ngày càng tăng do
nước thải, rác thải sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật, nước thải từ các chuồng trại
chăn nuôi đổ xuống. Rác thải ở đây chưa được tổ chức thu gom triệt để, vẫn còn
các hộ gia đình tự chôn lấp hoặc xả trực tiếp xuống kênh rạch hoặc mặt đất.
Nhiều hộ gia đình chưa có nơi vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn.
Theo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nghệ An, huyện Diễn Châu nói chung
và xã Diễn Đồng năm trong khu vực có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh cùng
với sự phát triển các ngành công nghiệp - TTCN, thương mại, dịch vụ du lịch,
giao thông vận tải đang trở nên cấp thiết. Kèm theo đó là sự phát sinh các vấn
đề về vệ sinh môi trường như rác thải, hệ thống tiêu thoát nước khu dân cư Do
vậy, xã cần quan tâm và có chiến lược dài hạn trong công tác phòng tránh ô
nhiễm môi trường, có kế hoạch đầu tư giữ gìn và bảo vệ cảnh quan, môi trường
tự nhiên.
Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về môi trường tại đây còn nhiều
mặt hạn chế, nhiệm vụ bảo vệ môi trường chưa được xem trọng, chưa có nguồn
vốn đầu tư thỏa đáng cho công tác vệ sinh môi trường duy trì đa dạng sinh học.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua kinh tế của xã có đã có bước phát triển nhanh ổn
định. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 21,5%/năm cao
UBND xã Diễn Đồng
6
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
hơn mức bình quân chung của toàn huyện. Năm 2006 giá trị sản xuất của xã
đạt 37.249 triệu đồng, đến năm 2010 tổng giá trị sản xuất của xã đạt 81.203
triệu đồng, tăng gấp gần 2,18 lần so với năm 2006.

2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của xã đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng khu vực nông
nghiệp. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 đạt 34.958,7 triệu đồng;
ngành thương mại và các dịch vụ khác 30.210 triệu đồng; ngành xây dựng,
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là 16.034,3 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế
năm 2010 là:
+ Khu vực kinh tế nông nghiệp chiếm 43,05%;
+ Khu vực dịch vụ chiếm 37,20%;
+ Khu vực công nghiệp chiếm 19,75%
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong những năm qua mặc dù diện tích đất nông nghiệp của xã liên tục
giảm nhưng do chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và áp dụng các tiến bộ
khoa học vào sản xuất nên giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp liên tục tăng
ổn định và vẫn giữ vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế của xã. Năm 2006,
giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp của xã đạt 20.709 triệu đồng, đến năm
2010 đã đạt 34.968,7 triệu đồng. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp dần chuyển
dịch theo hướng sản xuất hàng hoá.
- Trồng trọt:
Ngành trồng trọt của xã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ về
nhiều mặt, hiệu quả sử dụng đất được nâng lên, hệ số sử dụng đất canh tác đạt
2,18 lần. Nhiều giống cây trồng, mô hình sản xuất cho năng suất hiệu quả cao
được đưa vào sản xuất như mô hình trồng lúa lai, mô hình lúa thơm, rau
Diễn Đồng là một trong những địa phương đứng đầu huyện về năng suất lúa.
Năm 2010, giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 18.050 triệu đồng, chiếm
51,63% giá trị sản xuất nông nghiệp, sản lượng lương thực quy thóc đạt
3.317,9 tấn, tăng 137,4 tấn so với năm 2009, bình quân đạt 677
kg/người/năm.
Trong trồng trọt sản xuất lương thực chiếm vai trò chủ đạo cả về diện tích

và sản lượng. Năm 2010 diện tích gieo trồng lúa của xã đạt 601 ha (diện tích đất
trồng lúa lai chiếm 86%, diện tích còn lại là các giống khác), trong đó: lúa đông
xuân 300,5 ha, năng suất bình quân đạt 6,3 tấn/ha, sản lượng lúa đông xuân đạt
1.893 tấn; diện tích lúa hè thu 300,5 ha, năng suất 4,4 tấn/ha, sản lượng lúa hè thu
UBND xã Diễn Đồng
7
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
đạt 1.322,2 tấn. Diện tích gieo trồng ngô có 24 ha, sản lượng đạt 90 tấn.
Diện tích gieo trồng nhóm cây rau, màu và công nghiệp hàng năm có
56 ha, trong đó diện tích đất trồng mía có 24 ha, đất trồng rau có diện tích 32 ha.
Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao phù hợp với nhu cầu của thị trường
thích hợp với vùng địa hình cao, vàn cao.
- Chăn nuôi:
Chăn nuôi của xã được chú trọng phát triển và đang dần trở thành
ngành chính trong khu vực kinh tế nông nghiệp. Năm 2010, giá trị sản xuất
ngành chăn nuôi của xã đạt 16.908,7 triệu đồng, chiếm 49,37% giá trị sản
xuất khu vực kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên số lượng đàn gia súc, gia cầm
diễn biến thất thường phụ thuộc vào giá cả thị trường và tác động của dịch
bệnh. Hiện nay tổng đàn gia súc của xã có 8.023 con, trong đó: đàn trâu, bò
có 423 con, đàn lợn có 7.600 con. Đàn gia cầm có 10.780 con, giảm 3.890
con so với năm 2009. Nhìn chung, chăn nuôi của xã phát triển khá nhanh
nhưng chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình theo hướng tận dụng các sản phẩm
phụ từ nông nghiệp Chăn nuôi hàng hoá chưa nhiều, chưa tương xứng với
tiềm năng của xã.
- Thuỷ sản:
Ngành thuỷ sản của xã phát triển khá nhanh khai thác tốt tiềm năng đất
đai của xã. Năm 2010 toàn xã có 22 ha nuôi trồng cá thâm canh và cá xen lúa,
trong đó có 4,98 ha đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cá thâm canh và 17,02
ha nuôi cá xen lúa, năng suất trung bình đạt 6 tạ/ha, tổng sản lượng nuôi trồng

thủy sản ước đạt 13,20 tấn. Việc sử dụng đất theo mô hình nuôi trồng thuỷ sản
và trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao cần nghiên
cứu nhân rộng.
Tổng giá trị sản xuất của lĩnh vực nông nghiệp năm 2010 đạt 34,96 tỷ
đồng.
2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Khu vực kinh tế công nghiệp của xã tuy đã có bước phát triển nhanh
trong những năm gần đây nhưng so với tiềm năng của xã vẫn còn hạn chế.
Năm 2006, giá trị sản xuất của xây dựng - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
đạt 4.900 triệu đồng, chiếm 13,20% tổng giá trị sản xuất Đến năm 2010, giá
trị sản xuất của lĩnh vực này đạt 16.034,3 triệu đồng, gấp 3,27 lần năm 2006
và chiếm 19,75% tổng giá trị sản xuất của xã. Tuy đã có nhiều giải pháp
khuyến khích đầu từ nhưng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn
tập trung ở trục đường 538 chủ yếu là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp quy mô
hộ gia đình hoạt động trong các lĩnh vực như xay xát, rèn, mộc, sửa chữa
nông cụ, gò hàn Thực hiện chủ trương mỗi xã mỗi nghề đến nay toàn xã đã
UBND xã Diễn Đồng
8
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
có 376 hộ gia đình có nghề phụ đạt 32,78% số hộ góp phần nâng cao thu nhập
giải quyết việc làm cho lao động lúc nông nhàn. Năm 2010 toàn xã có 11 xe ô
tô, 56 máy cày bừa, 6 xưởng cưa và nhiều phương tiện, máy móc phục vụ
cho sản xuất và vận chuyển hàng hóa.
Xây dựng cơ bản được các cấp các ngành, các tổ chức quan tâm đầu tư
phát triển, đến nay đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng các công trình thiết
yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân như giao thông, điện, bưu
chính viễn thông, y tế, trường học.
Tổng giá trị sản xuất của lĩnh vực kinh tế công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp và xây dựng năm 2010 đạt 16,03 tỷ đồng.

2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Năm 2010 trên địa bàn xã có 227 hộ hoạt động kinh doanh dịch vụ
thương mại tập trung ở khu vực tỉnh lộ 538 đáp ứng cầu hàng hoá cho tiêu
dùng, vật tư cho xây dựng và sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
Các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn
thông, dịch vụ tài chính đang dần từng bước phát triển đáp ứng nhu cầu phát
triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nhiều ngành nghề phụ vẫn duy trì
và phát triển như: thợ xây, bánh lá … Hiện nay toàn xã có 528 hộ gia đình có
nghề phụ, 72 người đi xuất khẩu lao động (năm 2010 có 32 người), lao động
đi làm ngoại tỉnh có 322 người.
Tổng giá trị ngành thương mại dịch vụ năm 2010 đạt 30,21 tỷ đồng.
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
2.3.1. Dân số
Năm 2006 dân số của xã có 4.934 người (mật độ dân số bình quân đạt
1.053,24 người/km
2
), với 1.209 hộ trong đó: Hộ nông nghiệp là 868 hộ, hộ phi
nông nghiệp là 341 hộ. Quy mô hộ bình quân đạt 4,08 người/hộ, phân bố tập
trung nhiều nhất ở các xóm 6, xóm 3, xóm 4 và xóm 1.
Trong các năm 2008, 2009 tốc độ tăng dân số có xu hướng đi lên. Do
đó, trong năm 2010 công tác này được chính quyền và các đoàn thể quan tâm
tuyên truyền, vận động tích cực bằng các hình thức khá phong phú, đây là
nguyên nhân quan trọng góp phần giảm tỷ lệ hộ sinh con thứ 3 xuống còn
11,56% (giảm 1,86% so với năm 2009), tỷ lệ gia tăng dân số năm 2010 còn
0,90%/năm (giảm 0,07% so với năm 2009).
2.3.2. Lao động và việc làm
Năm 2010 tổng số lao động trong độ tuổi của Diễn Đồng là 2.615
người, chiếm 53,00% dân số toàn xã. Nhìn chung lao động trên địa bàn xã
UBND xã Diễn Đồng
9

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
khá trẻ, có trình độ văn hoá. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các
trường chuyên nghiệp còn thấp khó khăn cho giải quyết việc làm. Đây là yêu
cầu đòi hỏi phải có sự quan tâm giải quyết từ nhiều cấp.
Trong những năm qua cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động cũng có những chuyển dịch tích cực. Năm 2010 tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp của xã chiếm 21,45% tổng số dân cư trong độ tuổi lao động. Xã đã tổ
chức đưa được 159 lượt người đi lao động ở nước ngoài và hiện tại đang làm
việc có 72 lao động. Từ năm 2005 đến 2010 đã có trên 322 người trong độ tuổi
lao động đi làm việc trong các khu công nghiệp, đô thị trên cả nước, tăng 66%
so với năm 2005, góp phần giải quyết tốt lao động nông nhàn.
2.3.3. Thu nhập và mức sống
Trong những năm qua, cùng với kinh tế có bước tăng trưởng nhanh, đời
sống nhân dân đang dần từng bước được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân
theo đầu người năm 2010 của xã đạt 16,46 triệu đồng/năm, cao hơn mức bình
quân chung của toàn huyện. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới tăng, đạt
14,32% (tăng 2,68% so với đầu năm 2010), ở mức thấp so với các xã trong
huyện. Các dịch vụ phục vụ đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hầu
hết các hộ gia đình đều có phương tiện nghe nhìn, 100% hộ dùng điện và số
hộ dùng điện thoại đạt 90,98%. Phần lớn nhà được kiên cố hoá, tầng hoá.
Nhiều gia đình có phương tiện đắt tiền phục vụ cho đời sống và sinh hoạt
2.4. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn.
Khu dân cư nông thôn xã Diễn Đồng có diện tích 86,70 ha, gồm 30,35
ha đất ở với 4.934 nhân khẩu, tập trung tại 7 xóm, từ xóm 1 đến xóm 7, trong
đó nhiều nhất ở xóm 6 có 912 nhân khẩu, xóm 4 có 900 nhân khẩu, ít nhất là
xóm 5 với 419 nhân khẩu.
Các điểm dân cư của xã phân bố khá tập trung với quy mô lớn. Tỷ lệ đất
phi nông nghiệp trong khu dân cư nông thôn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 63,84%
diện tích đất khu dân cư của xã, bằng 44,10% diện tích đất phi nông nghiệp). Tỷ

lệ đất dành cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản chiếm 31,47% diện
tích đất khu dân cư cho thấy hệ thống kết cấu hạ tầng trong nông thôn được đầu
tư khá đồng bộ. Hệ thống giao thông nông thôn được phân bố khá hợp lý với
diện tích được đầu tư bê tông hoá, nhựa hoá cao và được kết nối với hệ thống
giao thông đối ngoại đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Hệ thống các công trình phục vụ công cộng khác như trường học, bưu chính
viễn thông, y tế, nước sạch, điện, được quan tâm đầu tư đồng bộ đảm bảo
thuận lợi cho sinh hoạt và phát triển sản xuất của nhân dân.
2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.5.1. Giao thông
UBND xã Diễn Đồng
10
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
Mạng lưới giao thông đường bộ của xã được đầu tư xây dựng khá đồng
bộ, phân bố hợp lý với mật độ 4,70 km/km
2
được kết nối với các tuyến giao
thông đối ngoại của xã, thuận lợi cho lưu thông hàng hoá trên địa bàn.
Hệ thống giao thông đối ngoại của xã có tổng chiều dài 4,5 km trong
đó: tỉnh lộ 538 (tuyến giao thông đối ngoại quan trọng của huyện và của xã)
chạy theo hướng Đông - Tây dài 2,8 km, nền rộng trung bình 10 m, kết cấu bê
tông nhựa; tuyến Diễn Liên - Diễn Đồng - Diễn Quảng chạy theo hướng Bắc -
Nam có chiều dài 1,7 km, nền đường rộng trung bình 6,5 m kết cấu nhựa.
Hệ thống đường liên thôn, liên xóm và giao thông nông thôn của xã có
chiều dài 18 km trong đó trên 85% đã được nhựa hoá, bê tông hoá còn lại là
đường cấp phối.
Nhìn chung hệ thống giao thông của xã khá phát triển, có thể đáp ứng
tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm trước mắt nhưng chưa
đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
2.5.2. Thủy lợi
Hệ thống công trình thuỷ lợi của xã khá phát triển với 2,8 km kênh cấp I
(chạy theo hướng Đông – Tây) phục vụ tưới tiêu và trên 12 km kênh tưới nội
đồng và các trạm bơm tưới tiêu. Hệ thống kênh mương nội đồng đang dần
được đầu tư kiên cố hóa, nâng cao hiệu quả tưới tiêu. Đây là một trong những
nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng đất, tăng
hệ số quay vòng đất trong những năm vừa qua.
2.5.3. Cơ sở giáo dục
Nhằm phát huy tốt truyền thống hiếu học của địa phương công tác giáo
dục được chính quyền và nhân dân xã đặc biệt quan tâm phát triển và đã đạt
được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy
và học ngày càng được hoàn thiện. Thực hiện tốt chương trình giáo dục tiểu
học và trung học cơ sở đúng độ tuổi. Chất lượng dạy và học không ngừng
được nâng lên. Chất lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên đều
đạt chuẩn. Học sinh trúng tuyển trong 5 năm (2006-2010) là 161 em. Có 3
nhà trường đạt đơn vị văn hóa, có 2 trường đạt chuẩn quốc gia, 5 năm liền
Diễn Đồng đạt xã tiên tiến về giáo dục.
Công tác xã hội hoá giáo dục đạt được nhiều thành tựu quan trọng về
nhiều mặt. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường luôn ở mức cao so với
bình quân chung của huyện. Xã đã huy động được toàn xã hội tham gia phát
triển giáo dục thông qua các phong trào toàn dân đưa trẻ đến trường, xây
dựng các quỹ khuyến học, khuyến tài của xã, của các dòng họ
Chất lượng dạy và học đang từng bước được nâng lên. Năm học 2009–
UBND xã Diễn Đồng
11
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
2010 số học sinh 3 bậc học của xã là 1.052 em, trong đó: Bậc mầm non có
252 cháu, bậc tiểu học có 338 học sinh, bậc trung học cơ sở 462 học sinh. Tỷ

lệ học sinh trung học cơ sở đạt tốt nghiệp đạt 100%, tỷ lệ học sinh lên lớp các
cấp luôn đạt và cao hơn mức bình quân chung của huyện. Năm học 2009-
2010 toàn xã có 4 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, 55 em đạt
danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, 459 em học sinh trung học cơ sở và tiểu
học đạt danh hiệu học sinh giỏi và tiến tiến xuất sắc (chiếm 57,38%). Số học
sinh thi đỗ các trường đại học cao đẳng luôn ở mức cao so với toàn huyện,
trong năm học 2009-2010 xã có 24 học sinh thi đỗ đại học, 11 học sinh thi đỗ
vào các trường cao đẳng.
2.5.4. Cơ sở y tế
Cơ sở vật chất cho ngành y tế được chính quyền và nhân dân quan tâm
đầu tư. Trên địa bàn xã có 01 trạm y tế được xây dựng kiên cố với các trang
thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc gia, đáp ứng tốt yêu cầu khám chữa bệnh ban đầu
cho nhân dân. Đội ngũ cán bộ y tế gồm 1 bác sỹ, 5 y sỹ, y tá thường xuyên
được tập huấn nâng cao chuyên môn nghề nghiệp và y đức.
Ngành y tế của xã đã phối hợp với trung tâm y tế huyện triển khai và
thực hiện tốt các chương trình y tế trọng điểm của tỉnh, huyện như: tiêm
chủng mở rộng, thanh toán bệnh mắt hột, suy dinh dưỡng, phòng chống các
bệnh lao, uống vitamin chăm sóc sức khỏe sinh sản…Công tác tuyên truyền
phổ biến kiến thức y tế, phòng chống AIDS, phòng chống dịch bệnh được
triển khai thường xuyên với nhiều hình thức phong phú đến từng thôn xóm và
từng hộ dân.
2.5.5. Cơ sở văn hóa
Công tác văn hoá thông tin của xã được quan tâm sâu rộng, kịp thời
tuyên truyền các chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà
nước, phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật đến nhân dân.
Phong trào văn hoá, văn nghệ phát triển mạnh, các hoạt động văn hoá
văn nghệ được tổ chức thường xuyên nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của
đất nước và của địa phương với nhiều nội dung, hình thức phong phú góp
phần cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân. Phong trào xây dựng nếp
sống văn minh gia đình văn hóa và thôn làng văn hóa được nhân dân và các tổ

chức tích cực hưởng ứng, đến nay đã có 9/11 xóm, đơn vị được công nhận là
xóm, đơn vị văn hóa đạt 81,81%. Tỷ lệ số hộ dân được công nhận gia đình
văn hoá 993/1209 hộ, đạt 77,20%. Cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hoá
được quan tâm thoả đáng, 100% số xóm có nhà văn hoá phục vụ sinh hoạt
công đồng.
2.5.6. Cơ sở thể dục thể thao
UBND xã Diễn Đồng
12
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
Phong trào thể thao rèn luyện sức khoẻ được nhân dân trong xã tích cực
tham gia hưởng ứng như: phong trào rèn luyện sức khoẻ theo gương Bác Hồ
vĩ đại, Xã có sân thể thao đa môn và 7 sân thể thao mi ni tại các xóm. Các
thôn đều có các đội thể thao hoạt động khá sôi nổi, thường xuyên tập luyện và
tổ chức thi đấu góp phần nâng cao sức khoẻ và tinh thần cho người dân trong
xã. Các đội thể thao của xã thường xuyên tham gia và đạt giải cao trong các
giải thể thao phong trào do huyện tổ chức phát động. Duy trì tốt phong trào
toàn dân tham gia tập thể dục, các hoạt động bóng đá, bóng chuyền, cầu lông
vào các dịp lễ, tết, phong trào dưỡng sinh của hội người cao tuổi.
2.5.7. Năng lượng
Lưới điện phân phối phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
được đầu tư phát triển khá đồng bộ. Năm 2010 xã có 3 trạm hạ thế và hơn 20 km
đường dây phân phối điện cho 7/7 thôn xóm. 100% số hộ gia đình được sử
dụng điện từ lưới điện quốc gia. Nhìn chung hệ thống điện đáp ứng khá tốt
yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nước sạch cho sinh hoạt được đầu tư thoả đáng bằng nhiều hình thức
như nhà nước đầu tư, nhà nước và nhân dân cùng làm. Đến nay toàn xã đã có
1.200/ 1.209 hộ được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt đạt 99,25%.
2.5.8. Bưu chính - viễn thông
Kết cấu hạ tầng cho ngành bưu chính viễn thông của xã được đầu tư

thường xuyên, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Xã có 01
bưu điện văn hoá và mạng lưới viễn thông đã phủ kín 7/7 thôn xóm. Năm
2010 toàn xã có 1.100 máy điện thoại, tỷ lệ số hộ dùng điện thoại 1.100/1.209
đạt 22,3 máy/100 dân.
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN VIỆC SỬ
DỤNG ĐẤT
3.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới thời tiết
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhiệt độ cao nhất trong mùa khô của xã sẽ
gia tăng từ 1 - 2
0
C. Mùa khô kéo dài gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng hơn.
Tác động của biến đổi khí hậu làm cho lượng mưa trên địa bàn xã có
những thay đổi đáng kể. Lượng mưa đầu mùa hè thu sẽ giảm chừng 10 - 20% và
có thể bắt đầu trễ hơn khoảng 2 tuần lễ so với hiện nay. Vào tháng 9 - tháng 10,
lượng mưa có khuynh hướng gia tăng hơn kết hợp với lũ thượng nguồn làm cho
biên độ vùng ngập trong xã sẽ gia tăng. Mùa mưa tới muộn sẽ xuất hiện thường
xuyên vào thời điểm cuối tháng 7 đầu tháng 8 dương lịch cùng với nhiệt độ tăng
sẽ làm nước biển dâng gây ngập úng khu vực giáp biển cũng như toàn bộ địa
bàn xã.
UBND xã Diễn Đồng
13
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp và an ninh lương thực
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến nắng nóng kéo dài làm thiệt hại lớn
đến sản xuất và đảo lộn đời sống của người dân, phần lớn nguồn nước trên các kênh,
rạch bị cạn kiệt, dẫn đến thiếu nước trầm trọng. Do thiếu nước nên việc canh tác lúa
trên địa bàn xã gặp những khó khăn nhất định. Những khu vực cao do không đủ nước
để canh tác đã chuyển sang trồng cây lâu năm, cây hàng năm… Sự gia tăng nhiệt độ
mùa khô, lượng nước giảm sút có thể gây thêm khó khăn cho sản xuất nông

nghiệp, làm giảm sút số lượng và số loài cây con hoang dã, làm giảm đa dạng
sinh học.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện nay đã có một số diện tích nuôi tôm
trên địa bàn các thôn xóm giảm sút. Nhiều hộ gia đình năm nay đã bỏ kế hoạch nuôi
trồng thủy sản. Biến đổi khí hậu có tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng,
thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. Biến đổi khí
hậu ảnh hưởng tới sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, thủy sản. Ngành
nông nghiệp hiện đối mặt với nhu cầu lớn về phát triển giống cây trồng và vật
nuôi nhằm giảm thiểu rủi do biến đổi khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn làm tăng tần số, cường độ, tính biến động
và tính cực đoan của hiện tượng thời tiết nguy hiển như bão, tố, lốc, các thiên tai
liên quan tới nhiệt độ và mùa như thời tiết khô nóng, lũ, ngập úng, hạn hán, sâu
bệnh, làm giảm năng suất của cây trồng vật nuôi.
3.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới cơ sở hạ tầng
Tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng tiêu cực tới sự công nghiệp hóa
hiện đại hóa của xã. Biến đổi khí hậu làm tăng khó khăn trong việc cung cấp
nước và nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp và xây dựng. Các điều kiện
khí hậu khắc nhiệt cùng với thiên tai làm cho tuổi thọ của các máy móc, thiết bị
và các công trình giảm đi, đòi hỏi những chi phí cao để khắc phục.
Biến đổi khí hậu còn đòi hỏi các ngành phải xem xét lại quy hoạch, các
tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành nhằm thích ứng với khí hậu càng ngày
càng khắc nghiệt. Trong tương lai, nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội
của xã, kiểm soát và hạn chế sự tác động của hiệu ứng nhà kính, đòi hỏi các
ngành phải đổi mới và áp dụng các công nghệ ít chất thải và công nghệ sạch.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
VÀ MÔI TRƯỜNG
4.1. Thuận lợi
- Diễn Hồng có vị trí gần thị trấn Diễn Châu, có Quốc Lộ 1A chạy qua
nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

UBND xã Diễn Đồng
14
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
- Địa hình khá bằng phẳng, đất đai phần lớn có nguồn gốc phù sa, thích
hợp với nhiều loại cây trồng, có nguồn nước ngọt khá dồi dào thuận lợi cho
phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt cho phát triển sản xuất lương thực.
- Mặt bằng dân trí của xã khá cao, nguồn lao động dồi dào có trình độ
văn hoá, có thể đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ khoa
học mới. Đây là động lực quan trong nhất để xã đẩy nhanh phát triển kinh tế -
xã hội trong giai đoạn tới.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng khá đồng bộ thuận lợi
cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh ổn định, cơ cấu kinh tế bắt đầu có
bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ. Bộ mặt nông
thôn Diễn Hồng bắt đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại.
4.2. Khó khăn
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Bình quân đất sản xuất theo
đầu người thấp, mật độ dân số cao gây sức ép lên sử dụng đất đai của xã.
- Nền kinh tế của xã mặc dù đã có bước chuyển dịch song vẫn dựa
nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp phát triển chưa nhanh, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
UBND xã Diễn Đồng
15
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
PHẦN II
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1.1. Đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ

quy hoạch sử dụng đất
Theo chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài Nguyên &
Môi trường kết hợp với UBND xã Diễn Đồng đã triển khai đo đạc lập bản đồ địa
chính giúp cho công tác quản lý đất đai chính xác, khoa học và hiệu quả. Đây là
cơ sở quan trọng phục vụ cho công tác quy hoạch, giao đất, cho thuê đất, đồng
thời giúp cho xã nắm được quỹ đất đai và quản lý sử dụng các loại đất chặt chẽ,
đúng luật.
Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính mặc dù còn khó khăn và còn hạn
chế nhưng những kết quả đạt được đã thiết thực phục vụ cho việc xây dựng các
công trình phát triển hạ tầng, công trình phúc lợi xã hội và chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng. Trong năm 2010, trên địa bàn
xã đã tiến hành đo đạc được 468,46 ha theo tỷ lệ 1/2000, phục vụ cho việc quản
lý đất đai rõ ràng chính xác và tiện lợi cho người sử dụng, qua đó giảm được
tranh chấp khiếu nại tố cáo, tạo nên đông thuận trong xã hội, góp phần giữ an
ninh trật tự tại địa bàn.
Cho đến nay trên địa bàn đã xây dựng xong bản đồ hiện trạng sử dụng đất
các năm 2005, 2010 theo đúng hướng dẫn của ngành. Bản đồ quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2010 đã hoàn thành trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất của
xã giai đoạn 2006 - 2010.
1.2. Lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất
Trong những năm qua, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản
lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đạt được những
kết quả quan trọng. Việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính đã cơ bản hoàn thành, hệ
thống sổ sách, hồ sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến
động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hoàn thiện theo đúng
quy định.
Đến nay trên địa bàn xã đã lập được 2.385 hồ sơ địa chính, xác nhận làm
thủ tục cho 2.385 hộ gia đình, cá nhân xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó:

- Đất ở tại nông thôn đã cấp được 1.236 giấy với diện tích 28,42 ha;
- Đất nông nghiệp đã cấp được 1.149 giấy với tổng diện tích 288,14 ha.
UBND xã Diễn Đồng
16
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
1.3. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Được sự chỉ đạo của Phòng Tài nguyên và Môi trường về mặt chuyên
môn, công tác thống kê đất đai hàng năm trên địa bàn đã hoàn thành đúng thời
gian và được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.
Hiện nay, xã đã hoàn thành xong công tác kiểm kê đất đai năm 2010 theo
Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm
kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
1.4. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất
Công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân ở lĩnh vực đất
đai đã được UBND xã quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời. Công tác tiếp dân
luôn được coi trọng và thực hiện có nề nếp, đúng quy định, quy chế tiếp dân và
Luật Khiếu nại tố cáo.
Tranh chấp đất đai tuy không xảy ra phổ biến như thời kỳ trước khi Luật
Đất đai năm 2003 có hiệu lực, nhưng vẫn tồn tại, phức tạp và có lúc rất gay gắt.
Nội dung chủ yếu của tranh chấp đất đai là đòi lại đất cũ, đất sản xuất trước đây
khai hoang hoặc chiếm dụng. Các tranh chấp thường là giữa các cá nhân với
nhau hoặc là giữa các doanh nghiệp nhà nước với người dân địa phương. Xác
định được đây là vấn đề phức tạp, xã đã chỉ đạo các phòng, ban tập trung giải
quyết dứt điểm từng vụ việc, không để xảy ra tồn đọng kéo dài.
II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT
2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, diện tích tự nhiên của xã Diễn

Đồng có 468,46 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp có 340,54 ha, chiếm 72,69% diện tích tự nhiên;
- Đất phi nông nghiệp có 125,51 ha, chiếm 26,80% diện tích tự nhiên;
- Đất chưa sử dụng có 2,41 ha chiếm 0,51% diện tích tự nhiên.
2.1.1. Đất nông nghiệp
. a. Đất trồng lúa
Đất trồng lúa có diện tích 300,15 ha, chiếm 88,14% diện tích đất nông
nghiệp và chiếm 64,07% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chuyên trồng lúa nước: có diện tích 285,62 ha, chiếm 83,87% diện
tích đất nông nghiệp và chiếm 60,97% diện tích đất tự nhiên.
- Đất trồng lúa nước còn lại: có diện tích 14,53 ha, chiếm 4,27% diện tích
đất nông nghiệp và chiếm 3,10% diện tích đất tự nhiên.
UBND xã Diễn Đồng
17
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
b. Đất trồng cây hàng năm còn lại
Đất trồng cây hàng năm còn lại có diện tích 35,41 ha, chiếm 10,40% diện
tích đất nông nghiệp và chiếm 7,56% diện tích đất tự nhiên.
c. Đất nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 của xã có 4,98 ha, bằng 1,46%
diện tích đất nông nghiệp, chiếm 1,06% diện tích đất tự nhiên.
Bảng 01: Hiện trạng sử dụng các loại đất nông nghiệp xã Diễn Đồng năm
2010
TT CHỈ TIÊU
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 340,54 100,00

1.1 Đất trồng lúa 300,15 88,14
1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước 285,62 83,87
1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại 14,53 4,27
1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 35,41 10,40
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 4,98 1,46
2.1.2. Đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp có 125,51 ha, chiếm 26,79% diện tích đất tự nhiên.
Trong đó:
a. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Với diện tích 0,42 ha, chiếm 0,09% tổng diện tích tự nhiên và 0,33% diện
tích đất phi nông nghiệp, đây là trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân và các đoàn thể của xã.
b. Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh
Đến nay trên địa bàn xã có 0,11 ha đất cơ sở sản xuất, kinh doanh, chiếm
0,09% diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm các cửa hàng sản xuất kinh doanh
nhỏ, lẻ.
c. Đất bãi thải và xử lý chất thải
Theo kiểm kê năm 2010, trên địa bàn xã có 0,23 ha bãi thải và xử lý rác
thải, chiếm 0,18% diện tích đất phi nông nghiệp.
e. Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Thực hiện chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, Chính phủ đã ban hành
các Nghị định quy định quản lý Nhà nước trong các hoạt động tôn giáo, những
quy định này nhằm thực hiện các chính sách tôn giáo và đảm bảo quyền sinh hoạt
tôn giáo bình đẳng theo đúng pháp luật.
Đến nay, trên địa bàn toàn xã có 0,12 ha đất tôn giáo, tín ngưỡng, chiếm
UBND xã Diễn Đồng
18
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
0,10% diện tích đất phi nông nghiệp.

f. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 9,27 ha, chiếm 7,39% diện tích đất
phi nông nghiệp và chiếm 1,98% diện tích tự nhiên của xã. Diện tích đất nghĩa
trang nghĩa địa được tập trung chủ yếu tại vùng đồng Văn Hiến gần cầu sở xóm 6
và vùng đồng Thanh Mang nghĩa địa Cồn Bói.
g. Đất có mặt nước chuyên dùng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, xã Diễn Đồng có 0,29 ha đất có
mặt nước chuyên dùng.
h. Đất sông, suối
Năm 2010, trên địa bàn xã có 22,97 ha đất sông suối, chiếm 4,97% diện
tích tự nhiên của xã.
i. Đất phát triển hạ tầng
- Đất giao thông: có diện tích 30,82 ha, chiếm 24,56% diện tích đất phi
nông nghiệp và 6,58% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất thủy lợi: có diện tích 26,95 ha, chiếm tới 21,47% diện tích đất phi
nông nghiệp và chiếm 5,57% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất công trình bưu chính viễn thông: có diện tích 0,02 ha, chiếm 0,02%
diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất cơ sở văn hóa có diện tích 0,65 ha chiếm 0,52% diện tích đất phi
nông nghiệp.
- Đất cơ sở y tế có diện tích 0,22 ha, chiếm 0,18% diện tích đất phi nông
nghiệp. Hiện trên địa bàn có 01 trạm y tế đảm bảo cho công tác chăm sóc sức
khỏe cộng đồng, khám chữa bệnh cho nhân dân.
- Đất cơ sở giáo dục đào tạo có diện tích 1,60 ha, chiếm 1,27% diện tích đất
phi nông nghiệp.
- Đất cơ sở thể dục, thể thao: đến năm 2010, trên địa bàn xã Diễn Đồng có
1,13 ha đất cơ sở thể dục thể thao chiếm 0,90 % diện tích đất phi nông nghiệp
- Đất chợ: Hiện trên địa bàn xã có 0,36 ha diện tích đất chợ, chiếm 0,29%
diện tích đất phi nông nghiệp.
Nhìn chung diện tích đất phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của xã Diễn

Đồng chiếm tỷ lệ không cao so với diện tích tự nhiên (13,23%) và phân bố không
đồng đều trên địa bàn xã. Việc sử dụng đất vào các mục đích phi nông nghiệp trên
địa bàn chưa thật hợp lý, chưa phát huy tối đa hiệu quả sử dụng.
UBND xã Diễn Đồng
19
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
Bảng 02: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp xã Diễn Đồng
TT CHỈ TIÊU Mã
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 125,51 100,00
2.1 Đất ở tại nông thôn ONT 30,35 24,18
2.2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,42 0,33
2.3 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0,11 0,09
2.4 Đất bãi thải xử lý chất thải DRA 0,23 0,18
2.5 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,12 0,10
2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 9,27 7,39
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,29 0,23
2.8 Đất sông suối SON 22,97 18,30
2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT 61,75 49,20
Đất giao thông DGT 30,82 24,56
Đất thuỷ lợi DTL 26,95 21,47
Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,02 0,02
Đất cơ sở văn hóa DVH 0,65 0,52
Đất cơ sở y tế DYT 0,22 0,18
Đất cơ sở giáo dục – đào tạo DGD 1,60 1,27
Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 1,13 0,90

Đất chợ DCH 0,36 0,29
2.1.3. Đất chưa sử dụng
Theo số liêu kiểm kê đất đai năm 2010, xã Diễn Đồng còn 2,41 ha đất
chưa sử dụng, chiếm 0,51% đất tự nhiên, đây là đất bằng chưa sử dụng, phân bố
tập trung chủ yếu tại khu vực xóm 6 vùng đồng Hưng Huy giáp sông Đò Chè.
Trong kỳ quy hoạch 2010-2020, xã cần tìm giải pháp đưa diện tích này vào khai
thác cho mục đích sản xuất nông nghiệp và xây dựng, đáp ứng mục tiêu sử dụng
đất tiết kiệm, hiệu quả.
2.1.4. Đất khu dân cư nông thôn
Đến nay đất khu dân cư nông thôn của xã có diện tích là 86,70 ha, cụ thể
như sau:
- Đất nông nghiệp có 31,35 ha, chiếm 36,16% diện tích đất khu dân cư
nông thôn;
- Đất phi nông nghiệp có 55,35 ha, chiếm 63,84% diện tích đất khu dân cư
nông thôn, trong đó:
+ Đất ở tại nông thôn có 30,35 ha, chiếm 35,01% diện tích đất khu dân cư
UBND xã Diễn Đồng
20
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
nông thôn;
+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp có 0,42 ha, chiếm diện tích
63,84% diện tích đất khu dân cư nông thôn;
+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh có 0,11 ha, chiếm 0,13% diện tích đất
khu dân cư nông thôn;
+ Đất giao thông có 17,49 ha, chiếm 20,17% diện tích đất khu dân cư
nông thôn;
+ Đất thủy lợi có 4,50 ha, chiếm 5,19% diện tích đất khu dân cư nông
thôn;
+ Đất cơ sở văn hóa có 0,65 ha chiếm 0,75% diện tích đất khu dân cư

nông thôn;
+ Đất cơ sở y tế có 0,22 ha, chiếm 0,25% diện tích đất khu dân cư nông
thôn;
+ Đất cơ sở thể dục thể thao có 1,13 ha ha, chiếm 1,30% diện tích đất khu
dân cư nông thôn;
+ Đất chợ có 0,36 ha, chiếm 0,42% diện tích đất khu dân cư nông thôn;
+ Đất tôn giáo tín ngưỡng có 0,12 ha, chiếm 0,14% đất khu dân cư
nông thôn;
2.2. Biến động đất đai giai đoạn 2006 - 2010
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích tự nhiên của xã có
468,46 ha, tăng 0,09 ha so với năm 2006.
Bảng 03: Biến động đất đai xã Diễn Đồng giai đoạn 2006 - 2010
TT CHỈ TIÊU Mã
Năm 2010
(ha)
Năm 2006
(ha)
Biến
Động
tăng(+),
giảm(-)
1 2 3 4 5 6=4-5
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 468,46 468,37 0,09
1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 340,54 347,05 -6,51
1.1 Đất trồng lúa LUA 300,15 306,39 -6,24
1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 35,41 35,67 -0,26
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 4,98 4,99 -0,01
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 125,51 118,92 6,59
2.1 Đất ở tại nông thôn ONT 30,35 25,20 5,15
2.2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,42 0,67 -0,25

2.3 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0,11 0,45 -0,34
2.4 Đất bãi thải xử lý chất thải DRA 0,23 0,00 0,23
2.5 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,12 0,12 0,00
2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 9,27 9,27 0,00
2.7 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 23,26 23,18 0,08
2.8 Đất phát triển hạ tầng DHT 61,75 60,03 1,72
UBND xã Diễn Đồng
21
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
TT CHỈ TIÊU Mã
Năm 2010
(ha)
Năm 2006
(ha)
Biến
Động
tăng(+),
giảm(-)
2.8.1 Đất giao thông DGT 30,82 29,31 1,51
2.8.2 Đất thuỷ lợi DTL 26,95 26,78 0,17
2.8.3 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,02 0,00 0,02
2.8.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 0,65 0,58 0,07
2.8.5 Đất cơ sở y tế DYT 0,22 0,26 -0,04
2.8.6 Đất cơ sở giáo dục – đào tạo DGD 1,60 1,58 0,02
2.8.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 1,13 1,16 -0,03
2.8.8 Đất chợ DCH 0,36 0,36 0,00
3 ĐẤT BẰNG CHƯA SỬ DỤNG CSD 2,41 2,40 0,01
2.2.1. Biến động đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp năm 2010 có diện tích 340,54 ha, giảm 6,51 ha so với

năm 2006, trong đó:
2.2.1. 1. Đất trồng lúa: trong kỳ quy hoạch 2006-2010, đất này biến động
giảm 6,24 ha do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp.
- Đất chuyên trồng lúa nước trong kỳ quy hoạch biến động giảm 6,24 ha.
- Đất trồng lúa nước còn lại trong kỳ quy hoạch không có biến động.
2.2.1.2. Đất trồng cây hàng năm còn lại: Trong kỳ quy hoạch 2006-2010
đất này biến động giảm 0,26 ha, để chuyển sang đất cơ sở hạ tầng.
2.2.1.3. Đất nuôi trồng thủy: Trong kỳ quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản
biến động giảm 0,01 ha, để chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
Bảng 0: Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2006-2010
CHỈ TIÊU Mã
Năm 2010
(ha)
Năm 2006
(ha)
Biến Động
tăng(+),
giảm(-)
1
ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 340,54 347,05 -6,51
1.1
Đất trồng lúa LUA 300,15 306,39 -6,24
1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 35,41 35,67 -0,26
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 4,98 4,99 -0,01
2.2.2. Biến động đất phi nông nghiệp
Năm 2010 xã Diễn Đồng có 125,51 ha diện tích đất phi nông nghiệp, tăng
6,59 ha so với năm 2006, trong đó:
- Đất ở tại nông thôn tăng 5,15 ha, được chuyển sang từ đất chuyên trồng

lúa nước 4,85 ha và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,30 ha.
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp giảm 0,25 ha do chuyển sang
đất có mục đích công cộng.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp giảm 0,34 ha, để chuyển sang
đất ở tại nông thôn 0,30 ha; đất có mục đích công cộng 0,04 ha.
UBND xã Diễn Đồng
22
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
- Đất bãi thải xử lý chất thải tăng 0,23 ha được chuyển sang từ đất trồng
lúa nước.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 0,08 ha là do tăng khác.
- Đất phát triển hạ tầng tăng 1,72 ha, được chuyển sang từ cac loại đất
sau:
+ Được chuyển sang từ đất trồng lúa nước 1,16 ha;
+ Được chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm còn lại 0,26 ha;
+ Được chuyển sang từ đất nuôi trồng thủy sản 0,01 ha;
+ Được chuyển sang từ đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,25 ha;
+ Được chuyển sang từ đất sản xuất kinh doanh 0,04 ha.
Bảng 04: Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp thời kỳ 2006 - 2010
CHỈ TIÊU Mã
Năm 2010
(ha)
Năm
2006
(ha)
Biến Động
tăng(+), giảm(-)
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 125,51 118,92 6,59
2.1 Đất ở tại nông thôn ONT 30,35 25,20 5,15

2.2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,42 0,67 -0,25
2.3 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0,11 0,45 -0,34
2.4 Đất bãi thải xử lý chất thải DRA 0,23 0,00 0,23
2.5 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,12 0,12 0,00
2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 9,27 9,27 0,00
2.7 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 23,26 23,18 0,08
2.8 Đất phát triển hạ tầng DHT 61,75 60,03 1,72
2.8.1 Đất giao thông DGT 30,82 29,31 1,51
2.8.2 Đất thuỷ lợi DTL 26,95 26,78 0,17
2.8.3 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,02 0,00 0,02
2.8.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 0,65 0,58 0,07
2.8.5 Đất cơ sở y tế DYT 0,22 0,26 -0,04
2.8.6 Đất cơ sở giáo dục – đào tạo DGD 1,60 1,58 0,02
2.8.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 1,13 1,16 -0,03
2.8.8 Đất chợ DCH 0,36 0,36 0,00
3 ĐẤT BẰNG CHƯA SỬ DỤNG CSD 2,41 2,40 0,01
c. Đất chưa sử dụng
Hiện trạng năm 2010 cho thấy đất chưa sử dụng trên địa bàn xã có diện
tích 2,41 ha, tăng 0,01 ha so với năm 2006, đây là diện tích đất bằng chưa sử
dụng, có thể đầu tư cải tạo đưa vào sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội.
UBND xã Diễn Đồng
23
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử
dụng đất
2.3.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội
Nhìn chung, tiềm năng đất đai của xã đã được khai thác một cách có
hiệu quả. Trong sử dụng đất nông nghiệp, việc chuyển đổi diện tích đất trồng

lúa ở địa hình thấp trũng sang mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá và diện tích đất
lúa ở địa hình cao sang mô hình trồng rau cho hiệu quả kinh tế cao góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc là cho lao động nông nhàn, nâng
cao thu nhập cho nông dân. Diện tích đất trồng lúa ổn định được tăng cường đầu
tư thuỷ lợi, áp dụng mô hình trồng lúa lai cho năng suất cao đồng thời phát triển
vùng lúa hàng hoá chất lượng cao phục vụ thị trường do đó đảm bảo được yêu
cầu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá vừa đảm bảo an ninh
lương thực. Nhìn chung chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp là nguyên
nhân quan trọng góp phần xoá hộ đói giảm hộ nghèo tăng hộ khá, giàu trên địa
bàn xã trong những năm qua.
Việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ lệ diện tích đất phi nông
nghiệp góp phần quan trọng và tạo tiền đề cho thực hiện mục tiêu chuyển dịch
cơ cầu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm tiếp
theo. Nhu cầu về đất làm nhà ở cho nhân dân được đáp ứng thoả đáng. Tuy
nhiên trong sử dụng đất vẫn còn nhiều mặt hạn chế như: diện tích đất dành cho
phát triển sản xuất phi nông nghiệp còn thấp chưa đáp ứng được mục tiêu mỗi
xã mỗi nghề của tỉnh và huyện. Bình quân diện tích đất thuộc một số lĩnh vực xã
hội hoá như văn hoá, thể thao theo đầu người còn thấp so với định mức và yêu
cầu thực tế. Diện tích đất giao thông tuy đáp ứng tốt nhu cầu phát triển trong
những năm trước mắt những chưa phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá nông
nghiệp nông thôn.
Trong những năm qua hiệu quả sử dụng đất được cải thiện rõ rệt cả về mặt
kinh tế, xã hội. Giá trị sản xuất bình quân/ ha đất sản xuất nông nghiệp tăng nhanh
từ 28 triệu đồng năm 2006 lên 29-30 triệu đồng năm 2010. Đã có nhiều mô hình
cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng lúa thơm, mô hình trồng rau, mô hình
lúa cá Hệ số quay vòng đất nâng từ 2,20 lần năm 2000 lên 2,30 lần năm 2010
Hiệu quả từ sử dụng đất phi nông nghiệp được nâng dần bằng việc sử
dụng không gian chiều cao trong xây dựng các công trình như trường học, nhà ở
của nhân dân
Diện tích đất chưa sử dụng đã từng bước đưa vào sử dụng cho các mục

đích dân sinh kinh tế.
2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất
a. Cơ cấu sử dụng đất
UBND xã Diễn Đồng
24
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã
Diễn Đồng - huyện Diễn Châu
Cơ cấu sử dụng các loại đất chính của xã như sau:
- Đất nông nghiệp có 340,54 ha chiếm 72,69% diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp 125,51 ha chiếm 26,79% diện tích tự nhiên.
Cơ cấu sử dụng đất cho thấy phần lớn diện tích đất đã được khai thác và
đưa vào sử dụng cho các mục đích dân sinh kinh tế. Cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp khá hợp lý đã mang lại tốc độ tăng trưởng khá nhanh, ổn định ở khu vực
kinh tế nông nghiệp của xã. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng đất phi nông nghiệp còn
chưa cao, cho thấy hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tương xứng với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội hiện tại, cần đầu tư hơn nữa cơ sở hạ tầng góp phần
tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện thành công mục tiêu hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng xã vẫn còn trong giai đoạn hoàn thiện, đặc biệt
là hệ thồng giao thông bộ. Hiện nay tuy hầu hết các tuyến giao thông trên địa
bàn xã là đường nhựa hoặc bê tông, nhưng đi lại vẫn chưa thuận lợi do hạn chế
về chiều rộng gây bất lợi trong quá trình phát triển kinh tế. Xu hướng trong thời
gian tới sẽ có nhu cầu chuyển dịch mạnh sang đất chuyên dùng và đất công cộng
khác cụ thể như: mở rộng các tuyến đường nội xã, nội thôn xóm, nội đồng song
song với quá trình kiên cố hóa kênh mương.
b. Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội
Đất đai trên địa bàn xã Diễn Đồng chủ yếu là loại đất phù sa không được
bồi, có diện tích khoảng 425 ha phân bố ở hầu khắp trên địa bàn xã. Đất được
hình thành do quá trình bồi lắng của các sông trên địa bàn. Đất có tầng dày

trên 100 cm, thành phần cơ giới trung bình đến thịt nhẹ. Hàm lượng các chất
hữu cơ trong đất ở mức trung bình. Đất phù sa không được bồi thuận lợi cho
trồng lúa và các cây màu lương thực.
Đất phù sa được bồi hàng năm, phân bố chủ yếu ở khu vực ven sông
Vách Nam, sông Đò Chè và sông Sở. Hàm lượng các chất dinh dưỡng của đất
này khá cao thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây lương thực và
cây màu.
Quỹ đất khu dân cư nông thôn hiện nay tuy chiếm phần lớn nhưng diện
tích đất thực sự được đầu tư xây dựng trong các khu dân cư nông thôn có quy
mô và tỷ lệ chưa cao. Việc giải quyết quỹ đất cho xây dựng các công trình khu
dân cư nông thôn và giải quyết cho dân tái định cư còn gặp khó khăn nhất định.
Diện tích đất dành cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thuỷ lợi…)
và hạ tầng xã hội (giáo dục, văn hoá…) còn chưa đáp ứng được yêu cầu, do đó
phần nào làm hạn chế khả năng giao lưu, thu hút đầu tư khai thác các lợi thế về
tài nguyên đất, và làm giảm sự linh hoạt nền kinh tế của xã .
UBND xã Diễn Đồng
25

×