Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

SỰ TIẾP BIẾN VĂN HOÁ TRUNG HOA Ở TRIỀU TIÊN (CỔ TRUNG ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.02 KB, 5 trang )

Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
211
SỰ TIẾP BIẾN VĂN HOÁ TRUNG HOA Ở TRIỀU TIÊN
(CỔ TRUNG ĐẠI)
CHINESE ACCULTURATION IN KOREA
(ANCIENT TIME AND MIDDLE AGES )

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DUNG
Lớp: 05LS, Trường đại học Sư Phạm.
GVHD: NGUYỄN VĂN ĐOÀN
Khoa Lịch Sử, trường Đại học Sư Phạm

TÓM TẮT
Sự tiếp biến văn hoá Trung Hoa ở Triều Tiên là một quá trình lâu dài và liên tục. Đề tài tìm
hiểu sự tiếp biến đó trên một số lĩnh vực văn hoá: chữ viết, văn học, nghệ thuật, khoa học –kĩ
thuật, tôn giáo- tư tưởng, tổ chức nhà nước, chế độ ruộng đất. Đồng thời, bước đầu thử so
sánh sự tiếp biến văn hoá Trung Hoa ở Triều Tiên với ở Nhật Bản và Việt Nam, nhằm rút ra
những điểm tương đồng, dị biệt ở mỗi nước và những bài học cho sự tiếp biến văn hóa ở
nước ta ngày nay.
ABSTRACT
The Chines acculturation in Korea is a long and continuous process. Therefore, the paper is to
study this acculturation in Korea on some cultural areas: handnriting, art and literature, science
and technology, religion and ideology, state organization, cultivated land policies. At the same
time, the paper goes to make a comparision of this acculturation in Korea and in Japan and
Vietnam so as to work out the differences and similarities in different countries.

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Thời kỳ cổ trung, Trung Hoa có một nền văn hóa lớn, ảnh hƣởng đối với nhiều quốc
gia trong đó có Triều Tiên. Tuy nhiên, Triều Tiên đã biết tiếp biến văn hóa Trung Hoa, tạo ra
những thành tựu văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc mình.


Tìm hiểu quá trình tiếp biến văn hóa này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Nó góp
phần làm rõ qui luật vận động, giao thoa giữa các nền văn hóa thế giới. Đồng thời khắc họa
chân dung văn hóa Triều Tiên một cách toàn diện, sâu sắc hơn qua sự so sánh với Việt Nam và
Nhật Bản. Từ đó, có thể rút ra những bài học cần thiết cho mỗi quốc gia, dân tộc, thúc đẩy quá
trình giao lƣu, hợp tác, xích lại gần nhau trong xu thế hội nhập ngày nay.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài “ Sự tiếp biến văn hóa Trung Hoa ở Triều
Tiên (cổ trung đại)”.
2. Lịch sử vấn đề
Ảnh hƣởng của văn hóa Trung Hoa đối với thế giới nói chung và Triều Tiên nói riêng
đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Nhiều công trình đã đƣợc công bố trên các
phƣơng tiện truyền thông khác nhau, tiêu biểu nhƣ cuốn “ Tiếp cận văn hoá Hàn quốc” của
Đặng Văn Lung (chủ biên), (Nxb Văn hóa – thông tin, 2002 ), cuốn “Tìm hiểu văn hóa Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc” của Kim Văn Học (Nxb Văn hóa – thông tin, 2004), cuốn “ Hàn
quốc lịch sử và văn hóa” do cơ quan thông tin hải ngoại Hàn Quốc biên soạn (Nxb Chính trị
quốc gia, 1995). Ngoài ra vấn đề còn đƣợc đăng tải trên các tạp chí, website, song vẫn còn rời
rạc nên việc nghiên cứu có hệ thống là hết sức cần thiết.
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: là một số lĩnh vực của văn hóa Triều Tiên đã tiếp biến từ Trung
Hoa
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
212
Phạm vi nghiên cứu: xuất phát từ tài liệu, thời gian và năng lực còn hạn chế nên tôi chỉ
tìm hiểu một cách tổng quát trên một số lĩnh vực văn hóa: chữ viết, văn học, nghệ thuật, khoa
học – kĩ thuật, tôn giáo – tƣ tƣởng, bộ máy nhà nƣớc, chế độ ruộng đất.
Mục đích nghiên cứu: làm sáng tỏ quá trình thâm nhập và sự tiếp biến văn hóa Trung
Hoa ở Triều Tiên.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tƣ liệu: các sách chuyên khảo, tạp chí, tranh ảnh, website.
Phƣơng pháp nghiên cứu: sử dụng phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic là chủ
yếu, ngoài ra còn sử dụng một số thủ pháp nhƣ phân tích, tổng hợp.

5. Đóng góp của đề tài.
Đề tài có thể góp phần làm phong phú hiểu biết về văn hóa Triều Tiên cũng nhƣ các
dân tộc trên thế giới, là một tài liệu tham khảo bổ ích cho học tập, tìm hiểu văn hóa, để rút ra
những bài học cho thời đại ngày nay.
6. Cấu trúc đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục gồm có hai chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan về Triều Tiên và sự tiếp biến văn hóa
Chƣơng 2. Sự tiếp biến văn hóa Trung Hoa ở Triều Tiên
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về Triều Tiên và sự tiếp biến văn hóa.
1.1. Tổng quan về Triều Tiên.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Triều Tiên là một bán đảo nằm ở vùng Đông Bắc Á, có ba mặt giáp biển, phía Bắc tiếp
giáp với Trung Hoa và Nga. Triều Tiên có điều kiện tự nhiên hết sức phong phú, đa dạng,
trong đó nổi bật hai yếu tố núi- biển, là điều quan trọng ảnh hƣởng đến sự ra đời và quá trình
tiếp biến văn hóa.
1.1.2. Nguồn gốc và tính cách dân tộc Triều Tiên
Nguồn gốc dân tộc Triều Tiên. Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc dân tộc Triều
Tiên . Song nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng ngƣời Triều Tiên ngày nay là sự hòa hợp giữa
cƣ dân bản địa và cƣ dân thuộc nhóm ngôn ngữ Alatic từ phía Bắc di cƣ vào trong thời kỳ đồ
đá mới. Cho đến nay, họ vẫn luôn tự hào là một dân tộc “thuần chủng”.
Tính cách dân tộc Triều Tiên. Ngƣời Triều Tiên có ý thức dân tộc mạnh mẽ, họ sống
mãnh liệt, thẳng thắn và có phần bƣớng bỉnh. Bên cạnh đó, họ còn thích sống gần gũi, hòa
đồng với thiên nhiên.
1.1.3. Khái quát diễn trình lịch sử Triều Tiên cổ trung đại.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện bằng chứng về sự tồn tại của con ngƣời ở Triều Tiên
cách đây nửa triệu năm. Ngƣời Triều Tiên đã xây dựng nền văn hóa bản đại đầu tiên – văn hóa
Chulmun (6000-2000TCN). Khoảng 2000 năm TCN, Triều Tiên bƣớc vào thời kỳ đồng thau,
đến thế kỷ IV thì quá độ sang thời kỳ đồ sắt.
Cổ đại: trong khoảng thế kỷ IV-III TCN, ở bán đảo bắt đầu xuất hiện những nhà nƣớc

sơ khai mà lớn nhất là Triều Tiên cổ, Phù Dƣ, Thìn Quốc.
Trung đại: từ khoảng thế kỉ I TCN- II các quốc gia cổ đại lần lƣợt bị tiêu diệt, hình
thành ba quốc gia mới Cao Câu Ly, Tân La, Bách Tế. Đến thế kỷ VII, Tân La đánh thắng hai
quốc gia kia, mở ra thời kỳ thống nhất độc lập lâu dài ở Triều Tiên, qua các vƣơng triều Tân
La (676-936), Cao Ly (936-1392), vƣơng triều Lý (1392-1910). Đến năm 1910, Triều Tiên bị
Nhật Bản xâm lƣợc, kết thúc lịch sử cổ trung.
1.2. Tiếp biến văn hóa và sự tiếp biến văn hóa Trung Hoa ở Đông Á, Đông Nam Á.
1.2.1. Tiếp biến văn hóa (acculturation).
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
213
Tiếp biến văn hoá là hiện tƣợng xảy ra khi những nhóm ngƣời có văn hóa khác nhau,
tiếp xúc lâu dài và trực tiếp gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của một hay cả hai
nhóm.
1.2.2. Sự tiếp biến văn hóa Trung Hoa ở Đông Á, Đông Nam Á.
Văn hóa Trung Hoa phát triển rực rỡ và ảnh hƣởng rộng trên thế giới, song sự tiếp biến
văn hóa Trung Hoa diễn ra mạnh mẽ nhất ở ba nƣớc Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, hình
thành nên “khu vực văn hóa Hán” mang diện mạo, sắc thái độc đáo . Do đó nghiên cứu sự tiếp
biến văn hóa Trung Hoa ở Triều Tiên không thể không đặt trong bối cảnh của khu vực này.
Chương 2 Sự tiếp biến văn hóa Trung Hoa ở Triều Tiên.
2.1.Con đường và quá trình thâm nhập của văn hóa Trung Hoa vào Triều Tiên
- Con đƣờng thâm nhập. Văn hóa Trung Hoa vào Triều Tiên qua hai con đƣờng cơ bản.
Thứ nhất là con đƣờng hòa bình bao gồm các cách thức nhƣ di dân, cống sứ, xin vƣơng tƣớc
du học, giao lƣu học hỏi giữa thợ thủ công, truyền giáo, hoạt động buôn bán. Thứ hai, chiến
tranh cũng là con đƣờng tạo nên sự giao lƣu văn hóa mặc dù đó là kết quả nằm ngoài ý đồ của
hai bên tham chiến.
- Quá trình thâm nhập. Văn hóa Trung Hoa vào Triều Tiên từ rất sớm, lúc mạnh mẽ,
lúc chậm rãi, nhƣng mang tính liên tục và thƣờng xuyên, và chỉ bị suy giảm khi Triều Tiên
bƣớc sang cận đại.
2.2. Chữ viết
Trong buổi đầu hình thành văn hóa, Triều Tiên chƣa có chữ viết nên phải vay mƣợn

chữ của Triều Tiên. Song họ đã biến đổi, rồi sáng tạo ra chữ viết cho riêng mình. Quá trình
này đƣợc biểu hiện qua:
2.2.1. Chữ Hán du nhập vào Triều Tiên.
2.2.2. Chữ IDu: là chữ Hán đƣợc cải tiến đọc theo âm Hàn ra đời thế kỉ VII.
2.2.3. Chữ Hangul: ra đời năm 1446, có bảng chữ cái hoàn chỉnh kết hợp ghi lại âm
Hàn, nó độc lập hoàn toàn với chữ Hán. Loại chữ này đƣợc ngƣời Triều Tiên sử dụng chính
thức ngày nay.

Bảng chữ cái Hangul
2.3. Văn học
2.3.1. Tiếp biến về mặt hình thức. Ngƣời Triều Tiên sử dụng chữ Hán, các thể loại thơ,
truyền kỳ, tiểu thuyết Trung Hoa để sáng tác, nhƣng họ cũng sáng tạo ra các thể thơ Sijo và
Kasa để biểu hiện cảm xúc tinh tế của mình.
2.3.2. Tiếp biến về mặt nội dung. Ngƣời Triều Tiên đã sử dụng khuôn mẫu, hình tƣợng
văn học Trung Hoa để sáng tác với hai đề tài chủ đạo là lịch sử và phong cảnh tự nhiên. Song
điều đáng nói là văn học Triều Tiên dám bứt phá, nói lên những ƣớc vọng khát khao chân thực
theo kiểu “bình cũ rƣợu mới”.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
214
2.4. Nghệ thuật
2.4.1. Hội họa. Trên cơ sở sử dụng những kĩ thuật và lí thuyết hội họa Trung Hoa, các
họa sĩ Triều Tiên đã vẽ nên bức tranh tuyệt đẹp, đặc biệt là các bƣớc tranh trong phong cách
tranh sinh hoạt (Minh va).
2.4.2. Điêu khắc. Nghệ thuật điêu khắc Triều Tiên gắn liền với hình ảnh đức Phật.
Nghệ nhân Triều Tiên đã học hỏi kĩ thuật điêu khắc Trung Hoa để tạo nên một nền điêu khắc
riêng biệt về cả chất liệu và phong cách.
2.4.3. Kiến trúc. Những lí thuyết thuật phong thủy, kĩ thuật xây dựng, cấu trúc, cánh
bài trí Trung Hoa đƣợc Triều Tiên sử dụng triệt để xây dựng nhiều công trình độc đáo, mang
tính thầm kín, cổ truyền ( nhƣ các công trình : đền Bulgakra, Changdeokguy, Kyongbokhung)
2.4.4. Nghệ thuật biểu diễn ( gồm âm nhạc nhạc và múa). Triều Tiên ảnh hƣởng từ

Trung Hoa chủ yếu trong loại hình nghệ thuật cung đình và tôn giáo với những điệu múa nổi
tiếng nhƣ “ điệu múa vòng hoa” hay các điệu múa Phật giáo, Khổng giáo.
2.5. Khoa học – kĩ thuật
2.5.1. Kĩ thuật làm giấy và kĩ thuật in: đến từ Trung Hoa đã đƣợc ngƣời Triều Tiên làm
cho nó phát triển hơn cả ở quê hƣơng xuất phát, nổi bật nhất là kĩ thuật làm giấy Hanji và sự
phát minh cách in từ các con chữ rời bằng kim loại (năm 1234).
2.5.2.Kĩ thuật sản xuất. Triều Tiên chủ động học hỏi từ các kĩ thuật sản xuất nông
nghiệp ( kĩ thuật gieo trồng, canh tác, đo lƣợng mƣa, sức gió, thủy lợi) đến những kĩ thuật thủ
công nghiệp, đặc biệt là kĩ thuật làm gốm.
2.5.3. Lịch pháp. Lịch Trung Hoa ( tức lịch âm dƣơng) truyền sang Triều Tiên thế kỉ I
và đƣợc thay đổi một số điểm cho phù hợp điều kiện tự nhiên bán đảo. Nó đƣợc sử dụng hữu
hiệu để tính thời vụ sản xuất, thời gian cho các phong tục, tập quán và các sinh hoạt khác của
nhân dân.
2.6. Tôn giáo – tư tưởng
Trên nền tảng Shaman giáo ( tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Triều Tiên ) các học
thuyết tôn giáo, tƣ tƣởng lần lƣợt từ Trung Hoa xâm nhập vào bán đảo.
2.6.1. Tôn giáo. Trung Hoa du nhập vào Triều Tiên hai tôn giáo chính là Đạo giáo và
Phật giáo.
2.6.2. Tƣ tƣởng. Nho giáo truyền vào Triều Tiên thế kỉ I và có ảnh hƣởng lâu dài trên
tất cả các lĩnh vực chính trị, giáo dục, xã hội.
2.7. Bộ máy nhà nước
2.7.1. Mô hình nhà nƣớc. Từ những thế kỷ đầu công nguyên, Triều Tiên đã học hỏi
cách xây dựng mô hình nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền ở Trung Hoa. Trải qua thời gian dài,
nó dần phát triển và đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ XV.
2.7.2. Con đƣờng tuyển chọn quan lại. Bên cạnh con đƣờng thế tập tồn tại lâu đời, từ
thế kỷ X, nhà nƣớc phong kiến Triều Tiên còn sử dụng con đƣờng khoa cử để tìm ra nhân tài
phục vụ đất nƣớc.
2.8. Chế độ ruộng đất.
Trên cơ sở vận dụng chế độ “Quân điền” ở Trung Hoa , nhà nƣớc phong kiến Triều
Tiên đã thi hành các chế độ “Đinh điền”, “ Khoa điền pháp”, “Điền sài khoá”, “Chức điền” để

quản lý quỹ đất công.
2.9. So sánh sự tiếp biến văn hóa Trung Hoa ở Triều Tiên và Việt Nam, Nhật Bản
2.91. Bối cảnh tiếp biến văn hóa. Cả ba nƣớc Triều Tiên, Việt nam, Nhật Bản tiếp biến
văn hóa Trung Hoa trong một bối cảnh chung và riêng về điều kiện tƣ nhiên, điều liện lịch sử -
xã hội, thái độ và cách tiếp biến văn hóa của mỗi dân tộc.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
215
2.9.2. Những điểm tƣơng đồng và dị biệt. Thuật ngữ “thế giới Hoa hóa”, “khu vực văn
hóa Hán” khá phổ biến theo quan điểm của các nhà nghiên cứu phƣơng Tây, đã nói lên sự
tƣơng đồng văn hóa của ba quốc gia. Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều xây dựng một nền văn hóa
mang nét độc đáo riêng. Đề tài điểm qua một số lĩnh vực cơ bản về chữ viết, văn học, nghệ
thuật, khoa học – kĩ thuật, tôn giáo – tƣ tƣởng, bộ máy nhà nƣớc.
C. KẾT LUẬN
Triều Tiên tiếp thu văn hóa Trung Hoa vì sự ngƣỡng mộ, nể phục, nhƣng lại có khi
chấp nhận văn hóa Trung Hoa nhƣ một biện pháp tự vệ. Qua hàng ngàn năm lịch sử, các yếu
tố văn hóa ngoại lai đã đƣợc họ biến đổi, góp phần làm phong phú văn hóa Triều Tiên
Qua đây, chúng ta có thể rút ra một số bài học:
- Tiếp biến văn hóa nƣớc ngoài luôn phải đặt trên cơ sở cái nền văn hóa dân tộc.
- Phải biết kế tục đi đôi với đổi mới truyền thống.
- Chú trọng xây dựng nguồn lực nhân văn làm nguồn lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội.
D. PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

[1] Cơ quan thông tin hải ngoại Hàn Quốc (1995), Hàn Quốc - Lịch sử và văn hóa, NXB
chính trị quốc gia.
[2] Kim Văn Học (Dƣơng Thu Ái, Nguyễn Kim Hạnh dịch) (2004), Tìm hiểu Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, NXB Văn Hoá – Thông Tin.
[3] Nguyễn Văn Hồng (2003) “Giao lƣu văn hoá Trung Quốc, Nhật Bản, Korea, Việt Nam

trong tiến trình lịch sử”. Số 2 (242) Tạp chí khoa học xã hội.
[4] Đặng Văn Lung (chủ biên) (2002), Tiếp cận văn hoá hàn Quốc, NXB Văn hoá – Thông
tin.
[5] Nguyễn Bá Thành (chủ biên) (1996) Tương đồng văn hoá Hàn Quốc - Việt Nam, NXB
Văn hoá Hà Nội.
[6] Phƣơng Lập Thiên (2004) “Về ảnh hƣởng của Phật giáo Trung Quốc đối với Triều Tiên,
Nhật Bản và Việt Nam”, Số 2, Tạp chí Hán Nôm.
[7] www.hanquocngaynay.com.vn
[8] www.nchq.org.vn


×