Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Làm thế nào để học sinh hứng thú học môn Âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.61 KB, 11 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
m nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như chúng ta đã biết
âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được
nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho
nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm
nhạc được coi như 1 phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
Â
Trong chương trình giáo dục đặc biệt là ở cấp Tiểu học, bộ môn âm nhạc là
một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là
nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết
thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không
thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Giáo dục âm nhạc trong trường Tiểu học là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm
nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca
hát, vận động, nghe hát, múa, trẻ chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ từ 6 đến 11
tuổi, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm
nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc.
Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết
cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Thanh Thúy – Trường Tiểu học EaHiao – EaH’Leo – ĐắkLắk
1
Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác
về giai điệu hoặc về lời ca, (thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội
dung để hát đùa vui ) Mặt khác kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi,
về âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ
quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông
và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát
chưa có tính nghệ thuật. Vậy làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác
phẩm âm nhạc ? Và chính từ chỗ hát chính xác, hát hay một tác phẩm Âm nhạc mà
dẫn đến trẻ hứng thú học nhạc ?


Đất nước ta đã và đang trên con đường phát triển, trong công cuộc phát triển đó,
nhân tố con người đóng một vai trò chủ đạo. Với nhu cầu hết sức cần thiết và cấp
bách đó đòi hỏi xã hội nói chung và ngành Giáo dục – Đào tạo nói riêng phải tạo ra
những con người phát triển toàn diện về thể chất và hoàn thiện về nhân cách …
Trải qua một thời gian tìm tòi , nghiên cứu và áp dụng nhiều biện pháp tôi đã rút ra
một số kinh nghiệm với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện bộ môn
Âm nhạc nói riêng và phát triển con người toàn diện nói chung, tôi xin trình bày
một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hứng thú học Nhạc thông qua đề tài : “ Làm
thế nào để học sinh hứng thú học môn Âm nhạc ”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm ra những biện pháp mang tính thiết
thực và đem lại hiệu quả cao nhất nhằm giúp cho học sinh hứng thú học môn
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Thanh Thúy – Trường Tiểu học EaHiao – EaH’Leo – ĐắkLắk
2
Nhạc làm nền tảng cho học sinh hứng thú đến trường và học tốt các môn học
khác . Từ đó góp phần tạo nên chất lượng chung của ngành giáo dục, ngoài ra
còn tạo nên một con người nhân văn trong thời đại mới. Bên cạnh đó còn góp
phần cho việc hoàn thành phổ cập giáo dục toàn xã hội nói chung và cho xã nhà
nói riêng.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Đề tài này là một đề tài mang tính chiến lược dài lâu và có quy mô lớn, nghiên
cứu đề tài này cần có sự đầu tư rất nhiều về thời gian, công sức và cần có nhiều
tài liệu để tham khảo. Với khả năng và điều kiện công tác của bản thân tôi chỉ
nghiên cứu với đối tượng là học sinh của trường Tiểu học EaHiao, ngoài ra còn
tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp và tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Ban
giám hiệu trường Tiểu học Eahiao.
* Những thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu đề tài :
a) Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu nhà trường (đã có
phòng chức năng dành riêng cho bộ môn Âm nhạc , trang bị đầy đủ thiết bị dạy

học như đàn Piano, Organ điện tử, máy casseter )
- Được phân công giảng dạy ở tất cả các khối lớp.
- Học sinh rất thích học Nhạc.
- Thời gian qua có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ ở địa phương.
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Thanh Thúy – Trường Tiểu học EaHiao – EaH’Leo – ĐắkLắk
3
- Được sự đầu tư của cha mẹ học sinh.
b) Khó khăn :
- Địa bàn rộng, nhiều phân hiệu ở cách xa nhau nên việc dạy học chưa được
đồng bộ, trình độ học sinh còn khác nhau.
- Còn một số lượng học sinh rất e dè, nhút nhát.
- Có một số lượng lớn học sinh là con em người đồng bào dân tộc tại chỗ vì
bất đồng ngôn ngữ nên rất ngại học dẫn đến thụ động trong việc học môn Nhạc.
- Còn một số phụ huynh học sinh coi môn Nhạc là “ môn phụ ” nên không
đầu tư cho con em về thời gian và đồ dùng học tập.
- Một số các em học sinh ở rất xa trường cho nên phải đi học trong điều kiện
vô cùng vất vả về thời gian và điều kiện điạ lí
- Vì dạy nhiều khối lớp nên trình độ học sinh không đồng bộ.
- Vì điều kiện kinh tế xã hội là vùng đặc biêït khó khăn, chưa có đàn Organ
dành cho cho học sinh, máy móc thiết bị hiện đại như máy ghi âm, dàn âm thanh
chất lượng cao…

IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Thanh Thúy – Trường Tiểu học EaHiao – EaH’Leo – ĐắkLắk
4
a) Điều tra, phân loại đối tượng Giỏi, Khá, Trung bình… ở từng khối lớp
thông qua việc giảng dạy và tìm hiểu hàng ngày.
b) Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh còn nhút nhát, thụ động,
chưa hăng hái trong việc học Nhạc và làm thế nào để học sinh hăng hái tham gia
học tập, có như thế mới tìm ra biện pháp khắc phục thiết thực và hiệu quả nhất.

c) Trên cơ sở thực phân tích nguyên nhân và tình hình khách thể để đề ra
những giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng học Nhạc cho học sinh.
d) Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu , tham khảo ý kiến của bạn bè
đồng nghiệp, gặp gỡ, trao đổi với cha mẹ học sinh để bổ sung biện pháp và kế
hoạch thực hiện.
V . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp trò chuyện.
- Phương pháp lựa chọn.
- Phương pháp phân loại.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp thống kê.
B. PHẦN NỘI DUNG
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Thanh Thúy – Trường Tiểu học EaHiao – EaH’Leo – ĐắkLắk
5
I) ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA KHÁCH THỂ :
Từ tháng 9 năm 2004 đến nay, tôi được phân công giảng dạy ở tất cả khối lớp
từ 1 đến 5. Qua theo dõi hàng năm đặc biệt là số học sinh tuyển mới, tôi nhận
thấy rất nhiều học sinh không chú trọng môn Nhạc, thậm chí được coi là “ mù
Nhạc ”, tỉ lệ học sinh Giỏi , Khá môn Nhạc rất thấp . Năm 2010 – 2011 tôi được
phân công giảng dạy các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5 và 1 lớp 2 buổi/ngày với số
lượng 10 lớp với hơn 220 em. Với chất lượng học sinh như thế không thể đáp
ứng nhu cầu phát triển con người toàn diện của xã hội, vì vậy việc cấp bách là
phải tìm mọi cách để nâng cao hứng thú học Nhạc cho học sinh. Muốn làm được
điều đó phải phân tích, tìm hiểu nguyên nhân để có hướng khắc phục. Đó là
nhiệm vụ quan trọng để tiến hành đề ra biện pháp thực hiện.
II) NGUYÊN NHÂN:
- Do học sinh học sinh đa số là con em nông dân, do đó gia đình ít có điều kiện
quan tâm đến việc học hành của học sinh, đặc biệt là môn Nhạc .
- Do điều kiện kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn, do đó việc mua sắm đồ
dùng học tập còn thiếu thốn.

- Do học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Nhạc và địa
phương còn quá ít tấm gương thành đạt bằng con đường Âm nhạc
- Do địa bàn dân cư còn rải rác , phương tiện đi lại còn hạn chế.
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Thanh Thúy – Trường Tiểu học EaHiao – EaH’Leo – ĐắkLắk
6
- Do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, đồ dùng dạy học chưa
đầy đủ, các hoạt động tổ chức cho các em vui chơi giải trí và bổ trợ kiến thức
diễn ra chưa nhiều và phong phú.
- Do địa phương là một xã vùng 3, đặc biệt khó khăn, chưa có Nhà văn hoá,
Cung thiếu nhi, các “ Câu lạc bộ Sơn ca ”…
III ) KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
Từ việc nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu nguyên nhân trên, trong những năm qua
tôi đã có nhiều trăn trở làm thế nào để học sinh hứng thú học môn Nhạc. Qua nhiều
năm áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu tôi đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Từ
tháng 10/2004 nhờ áp dụng 1 số biện pháp mà số lượng học sinh chú trọng và học
giỏi môn Nhạc tăng lên một cách rõ rệt, nhiều học sinh dân tộc bỏ lớp đã quay lại
lớp học Nhạc dẫn đến đi học thường xuyên hơn, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm rõ rệt,
hằng năm học sinh đều tham gia các hoạt động văn nghệ của địa phương và ngành
tổ chức, đặc biệt có nhiều học sinh thông qua việc học Nhạc trên lớp đã đánh được
đàn Organ điện tử, hát và đã tự dàn dựng nhiều tiết mục văn nghệ hát múa, nhảy
Aerobic tham gia các hoạt động Văn hoá - Văn nghệ của địa phương chào mừng
các ngày lễ lớn và đã nhận được nhiều lời khen ngợi.
IV) NHỮNG BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG :
Để đạt được những kết quả như trên trong những năm qua tôi đã áp dụng
nhiều biện pháp, trong đó có một số biện pháp chủ yếu sau đây :
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Thanh Thúy – Trường Tiểu học EaHiao – EaH’Leo – ĐắkLắk
7
* Nhóm biện pháp tác động của chủ thể sáng kiến kinh nghiệm :
- Tiến hành khảo sát nắm chắc đối tượng học sinh yếu môn Nhạc ngay từ đầu
năm.

- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh, tìm hiểu nguyên nhân học sinh
không hứng thú học Nhạc.
- Phân công các bạn học sinh giỏi giúp đỡ các bạn học sinh yếu.
- Tổ chức những chương trình “ Trò chơi Âm nhạc ” thường xuyên cho học
sinh ở những buổi học chính và giờ ra chơi trực tiếp đến từng khối lớp.
- Lồng ghép những trò chơi âm nhạc vào các hoạt động khác của nhà trường
như: “Sân chơi trí tuệ”, các giờ sinh hoạt của Đội Thiếu niên, Sao nhi đồng…
- Tự làm và hướng dẫn học sinh tự làm đồ dùng học tập ở nhà từ những vật liệu
sẵn có như tre nứa, chai lọ, vỏ đồ hộp…
- Tăng cường kết nối với phụ huynh học sinh để kịp thời tháo gỡ những vướng
mắc cho học sinh
- Trực tiếp trò chuyện, vui chơi với các em đặc biệt là học sinh là con em đồng
bào dân tộc, tạo tâm lý gần gũi cho học sinh.
- Ân cần động viên những em nhút nhát, những học sinh có biểu hiện không
hứng thú và có nguy cơ bỏ học.
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Thanh Thúy – Trường Tiểu học EaHiao – EaH’Leo – ĐắkLắk
8
- Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường và lãnh đạo địa phương tổ chức
những hoạt động Văn hoá - Văn nghệ, tạo điều kiện cho các em tham gia đặc
biệt là các hoạt động Văn hoá – Văn Nghệ ở thôn buôn…
- Lắng nghe ý kiến của quý bậc phụ huynh, của các bạn bè đồng nghiệp để kịp
thời đề ra những biện pháp phù hợp.
- Xin ý kiến chỉ đạo của nhà trường để mở những buổi ngoại khoá , dã ngoại…
để tăng thêm hứng thú cho học sinh.
* Nhóm biện pháp của khách thể Sáng kiến kinh nghiệm :
1. Học sinh phải có tinh thần khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập.
2. Phụ huynh phải quan tâm tạo điều kiện cho học sinh có đủ thời gian, đủ đồ
dùng để việc học tập đạt kết quả tốt.
3. Các ban ngành cần tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ.
4. Ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện để thực hiện đề tài.

( Ở phần này quý thầy cô nên đưa vào bảng so sánh kết quả của mình sau
khi thực hiện đề tài)
C . PHẦN KẾT LUẬN
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Thanh Thúy – Trường Tiểu học EaHiao – EaH’Leo – ĐắkLắk
9
âng cao chất lượng chất lượng môn Nhạc để góp phần tạo ra một con người
toàn diện và có tính nhân văn là một việc làm hết sức cần thiết cấp bách và
mang tính lâu dài, tạo tiền đề cho các lớp trên Tiểu học. Để đạt được kết quả ta cần
phải trải qua một quá trình khắc phục khó khăn, cần phải kiên trì, bền bỉ và cần
phải có lòng nhiệt tình, niềm say mê, lòng yêu ngành yêu nghề. Nâng cao chất
lượng môn Nhạc cũng là một vấn đềø có phạm vi rất rộng. Tuy nhiên nếu áp dụng
những biện pháp của đề tài này trong một lớp học, trường học thì lớp nào, trường
nào cũng có thể làm được và chắc chắn sẽ mang lại kết quả. Bậc Tiểu học được
xem là nền tảng, vì vậy nắm vững kiến thức ở bậc Tiểu học chính là điều kiện then
chốt để học sinh học tốt hơn ở bậc học tiếp theo.
N
Đề xuất: kính mong các cấp quản lí giáo dục quan tâm đầu tư hơn nữa vào công tác
giáo dục âm nhạc để hoàn thành tốt hơn nữa chất lượng giảng dạy.
Tuy thời gian có hạn và khả năng bản thân có mức độ nhưng đề tài này đã mang
lại kết quả tốt đẹp, rất mong ý kiến của các bạn đồng nghiệp để đề tài đạt kết quả
cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành Công đoàn,
quý đồng nghiệp đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài này. Xin
chân thành cảm ơn.
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Thanh Thúy – Trường Tiểu học EaHiao – EaH’Leo – ĐắkLắk
10
Lê Thị Thanh Thúy
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Thanh Thúy – Trường Tiểu học EaHiao – EaH’Leo – ĐắkLắk
11

×