Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Làm thế nào để GV không chuyên dạy tốt môn âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.36 KB, 14 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
Trong xu thế hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của xã hội thì ngành giáo
dục phải đào tạo được những con người phát triển toàn diện. Đối với nhà trường
tiểu học mục tiêu cuối cùng là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để
học sinh học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động. Đáp ứng mục tiêu, yêu
cầu ấy mà ở bậc Tiểu học đã đưa ra các môn học như Tiếng Việt, Toán, Đạo đức,
Tự nhiên xã hội, Kỹ thuật, Mỹ thuật, Thể dục…Mỗi môn học đều có vai trò quan
trọng góp phần vào sự phát triển toàn diện của học sinh. Âm nhạc là môn học được
đưa vào kế hoạch dạy ở Tiểu học nhằm giúp học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp,
nhận biết thế giới xung quanh, phát triển trí não, óc tưởng tượng qua âm nhạc để từ
đó mà giáo dục, hoàn thiện nhân cách học sinh. Ngoài ra Âm nhạc bậc tiểu học còn
cung cấp những kiến thức cơ bản về âm nhạc (nhận biết nốt nhạc, hình nốt nhạc,
khuôn nhạc, phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, phát triển khả năng nghe nhạc,
…) tạo điều kiện góp phần phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh có năng lực đặc biệt
nhưng quan trọng hơn hết âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống
tinh thần của học sinh.
Tuy nhiên Âm nhạc là một môn năng khiếu, không phải giáo viên nào
cũng có khiếu để dạy.
B. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay bộ môn Âm nhạc đã có giáo viên chuyên trách nhưng vẫn
không đủ đáp ứng cho nhà trường vì vậy đa số giáo viên không chuyên vẫn đảm
nhận dạy bộ môn Âm nhạc. Đối với lớp 4,5, việc học Âm nhạc chuyển sang giai
đoạn mới: vừa học hát, vừa học những ký hiệu ghi chép nhạc và tập đọc nhạc, giáo
viên lại càng gặp nhiều khó khăn hơn nên không thể tránh được giáo viên ngại hát
cho nghe nhạc mẫu là chính rồi học sinh hát theo hoặc có dạy nhưng không thể sửa
sai học sinh hay chỉ dạy chiếu lệ, dạy lướt chưa chú trọng đầu tư tiết dạy. Với những
cách dạy trên không những làm cho học sinh khó cảm nhận cái hay, cái đẹp qua Âm
nhạc mà còn làm cho giờ học trở nên đơn điệu, buồn tẻ, không tạo được hứng thú
học tập cho học sinh. Vậy phải làm sao để giờ học Âm nhạc hiệu quả, làm sao để
giáo viên không chuyên tự tin dạy tốt Âm nhạc?


C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Những khó khăn khi giảng dạy Âm nhạc:
. GV hát chưa chuẩn, chưa tự tin khi hát.
. Chưa nắm chắc 3 cách gõ đệm.
. Sự hiểu biết về nhạc lý có giới hạn.
. Chưa nắm chắc các hoạt động trong từng tiết dạy.
. Không biết nhiều động tác biểu diễn để dạy vận động phụ họa
hoặc thiếu tự tin dạy vận động phụ họa.
. Khó khăn trong việc tìm tư liệu cho các nhạc cụ dân tộc.
. Việc phát hiện và chỉnh sửa học sinh hát sai giáo viên còn lúng
túng.
. Chưa có nhiều trò chơi cho tiết âm nhạc để học sinh hứng thú
học tập.
. Không có đủ thiết bị, đồ dùng khi lên tiết.
. Hình thức, phương pháp tổ chức dạy học chưa phong phú.
. Học sinh gồm nhiều đối tượng, sử dụng nhạc cụ chưa thành
thạo.
. Học sinh gõ đệm ồn, ảnh hưởng đến các lớp khác.
. Trong 1 tiết dạy có nhiều hoạt động.
. Học sinh không có đủ nhạc cụ học tập.
II. Giải quyết các khó khăn khi dạy Âm nhạc:
. Giáo viên nghe trước nhiều lần bài hát sẽ dạy để hát đúng
cường độ, trường độ, giai điệu của bài hát. Mạnh dạn hát cho giáo viên
chuyên trách hạn chế, khắc phục sai sót.
. Phân biệt 3 cách gõ đệm:




. Về nhạc lý giáo viên cần tập trung theo khối lên kế hoạch nhờ

đồng nghiệp hướng dẫn (giáo viên chuyên môn).
. Giáo viên nên tham khảo băng nhạc thiếu nhi, xem các tiết mục
múa hoặc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm tự tìm động tác phụ hoạ cho
bài hát lúc đó giáo viên sẽ có nhiều động tác hướng dẫn học sinh, phát huy
tính tích cực nơi các em.







Gõ đều tay (từ đầu đến hết bài): gõ theo phách. Lưu ý
cuối bài hát là nốt trắng phải gõ thêm 1 phách nữa.

Hát tiếng nào gõ đệm tiếng đó, hát nhanh gõ nhanh, hát
chậm gõ chậm, không hát không gõ: gõ theo tiết tấu.
Gõ chậm hơn phách, độ mở của tay rộng hơn: gõ theo nhịp. Lưu
ý phân biệt nhịp 2, nhịp 3 (2 phách nhẹ, 1 phách mạnh)

. Việc chỉnh sửa học sinh hát sai đòi hỏi về chuyên môn. Tuy
nhiên giáo viên cố gắng lắng nghe và nên chia nhóm (4 -6 học sinh), đi
xuống tận chỗ HS sẽ nhận ra HS hát chưa đúng, hát lạc giọng mà sửa cho HS
hoặc có thể nhắc em hát nhỏ hơn để tiếng hát không trội ra.
. GV làm mẫu từng câu cho từng kiểu gõ đệm, yêu cầu học sinh
xác định kiểu gõ hoặc giáo viên nêu kiểu gõ yêu cầu HS gõ đệm. Khi học
sinh gõ được giáo viên mới cho gõ đệm hết bài.
. HS khi được gõ đệm sẽ rất thích vì vậy dễ làm ồn, ảnh hưởng
đến lớp khác. Giáo viên phải nắm được tâm lý này mà hạn chế cho gõ đệm
cả lớp, chỉ nên cho gõ đệm theo nhóm, theo tổ.

. Học Âm nhạc ở Tiểu học không phải là biến học sinh trở thành
ca sĩ, nhạc sĩ; không đòi hỏi cả lớp hát hay, hát đều mà tùy theo đối tượng
HS, giáo viên uốn nắn nhắc nhở để hát được hòa giọng.
. Giáo viên còn bám sát sách giáo viên, chưa mạnh dạn đưa ra
mục tiêu bài dạy nên thường dạy hết các hoạc động, mục tiêu sách đưa ra vô
tình ôm đồm, không dạy kịp. Giáo viên nên tự đề ra mục tiêu và dạy đảm bảo
mục tiêu đó.
. Không nhất thiết lúc nào cũng để cả lớp ra rả đọc từng câu
(thuộc lời bài hát), giáo viên thay đổi lúc cho đọc nhóm, đọc tổ, đọc theo
hàng ngang, hàng dọc, theo bàn, theo dãy…luyện hát thì có thể kết hợp




nhóm hát, nhóm vỗ tay (hoặc
gõ đệm)
hát nối tiếp theo tổ (mỗi tổ hát 2 câu, 4
câu…)
Hát kết hợp 3 cách gõ đệm (nhóm hát kết hợp
gõ phách, nhóm hát kết hợp gõ tiết tấu….)
. Giáo viên có thể sử dụng giáo án điện tử, thiết kế bài dạy âm
nhạc sẽ rất hiệu quả cho dù giáo viên không sử dụng được đàn.
Lời 1:
Quả gì mà ngon ngon thế?
Xin thưa rằng quả khế.
Ăn vào thì chắc là chua?
Vâng vâng ! Chua thì để nấu canh cua.
Lời 1:
Quả gì mà ngon ngon thế?
Xin thưa rằng quả khế.

Ăn vào thì chắc là chua?
Vâng vâng ! Chua thì để nấu canh cua.
. Tham mưu với Ban giám hiệu cung cấp đủ đồ dùng dạy học,
nhạc cụ cho HS, khuyến khích HS làm nhạc cụ, tạo sân chơi để phát hiện HS
có năng khiếu về Âm nhạc và cũng để các em yêu thích môn học này hơn
nữa.
. Giáo viên không thể quên tổ chức các trò chơi âm nhạc trong
tiết dạy để tạo hứng thú học tập nơi học sinh.
III. Phương pháp trò chơi
- Nốt nhạc vui: nghe nhạc đoán tên bài hát
- Nghe nhạc đoán câu hát trong bài
Có thể áp dụng cho phần củng
cố mỗi tiết học

×