Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

luận văn kế toán thương mại Kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH Thương mại Bảo Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.2 KB, 49 trang )

TÓM LƯỢC
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, yếu tố lợi nhuận được đặc biệt chú ý. Các
doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu khác nhau cạnh tranh khốc liệt với nhau để
dành chỗ đứng trên thị trường và cùng nhau đạt đến một mục tiêu là tối đa hóa lợi
nhuận. Vì lợi nhuận chính là đòn bẩy kinh tế, là yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận luôn là động cơ để các doanh nghiệp phấn
đấu. Mặt khác, lợi nhuận được tạo ra là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó
yếu tố doanh thu là một trong những nhân tố đó. Làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận
cho doanh nghiệp là một vấn đề hóc búa đối với các nhà kinh doanh. Và đối với Công ty
TNHH Thương mại Bảo Lan cũng không phải là một ngoại lệ. Để giúp Công ty có thể
nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình trên thị trường, tôi đã tiến hành nghiên cứu về
doanh thu, lợi nhuận và chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận tại Công ty
TNHH Thương mại Bảo Lan.
Tôi đã phân tích dựa trên dữ liệu thu thập được về doanh thu và lợi nhuận của
Công ty, từ đó tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận bằng các
mô hình ước lượng. Tôi sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng hàm cầu, hàm chi
phí biến đổi bình quân và ước lượng mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Từ
những kết quả ước lượng này tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu với kết quả thực tế mà
Công ty đã thực hiện trong giai đoạn 2012 – 2014 xem đã phù hợp hay chưa, rút ra
những hạn chế trong quá trình thực hiện doanh thu và lợi nhuận tại Công ty. Từ các
kết luận đó, tôi đưa ra các giải pháp và kiến nghị đối với Nhà nước và các ban ngành
có liên quan để Công ty phát huy các ưu điểm và khắc phục những hạn chế còn tồn tại
và cuối cùng là đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạng
NXB Nhà xuất bản
TSCĐ Tài sản cố định
TS Tiến sĩ
KTTT Kinh tế thị trường


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại Bảo Lan, được tìm hiểu
về hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện doanh thu và lợi nhuận của Công ty,
cùng với sự hướng dẫn của thầy Ts. Phan Thế Công và các thầy cô trong bộ môn Kinh
tế vi mô, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “ Kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và
lợi nhuận của công ty TNHH Thương mại Bảo Lan” làm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Phan Thế Công, các thầy cô trong
khoa kinh tế - luật cùng toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên công ty
TNHH TM Bảo Lan đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên do trình độ
và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự tham gia góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Sự phát triển của nền kinh tế trong nước, sự hội nhập với nền kinh tế trong nước
và thế giới kéo theo sự xuất hiện của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế
khác nhau tạo ra một môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt. Để có thể tồn tại và phát
triển bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải xây dựng cho mình những kế hoạch với
những mục tiêu cụ thể nhằm nắm bắt những cơ hội đồng thời có thể chủ động ứng phó
với những khó khăn. Đối với hầu hết các doanh nghiệp lợi nhuận luôn là mục tiêu
hàng đầu, nó chi phối mọi bước đi của doanh nghiệp. “Làm thế nào để đạt lợi nhuận
tối ưu?” luôn là câu hỏi lớn mà các nhà quản trị đặt ra. Lợi nhuận tác động đến mọi
mặt của doanh nghiệp, từ nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tiền lương cho
công nhân viên cũng như khả năng cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Lợi nhuận ở mỗi doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới doanh thu mà doanh nghiệp đó
thu được. Ở một số doanh nghiệp luôn chủ trương tối đa hóa doanh thu để tối đa hóa
lợi nhuận, tuy nhiên trong một số trường hợp lợi nhuận không tăng cùng chiều với
doanh thu. Như vậy để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận một cách hiệu quả nhất

mỗi doanh nghiệp cần phải hiểu và giải quyết được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi
nhuận để từ đó có những bước đi đúng đắn cho quá trình hoạt động của mình.
Chịu ảnh hưởng sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nền kinh tế có nhiều sự
biến động trong những năm gần đây. Năm 2013 đặc trưng bởi trạng thái ổn định ở cấp
vĩ mô và những nỗ lực thoát khỏi trạng thái trì trệ. Các chỉ bảo gợi ý nền kinh tế đã lấy
lại cân bằng từ cú sốc lạm phát cao năm 2011 và suy giảm kinh tế năm 2012. Kinh tế
Việt Nam trong năm 2014 đã có nhiều khả quan hơn năm 2013 với ổn định kinh tế vĩ
mô được duy trì, tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều,thị trường tài chính
được duy trì vững chắc, nền kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều, thị trường tài chính
có những chuyển biến tích cực, cân đối ngân sách được cải thiện, khó khăn của doanh
nghiệp và hộ gia đình cũng giảm bớt. Dự báo năm 2015 tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục
xu thế phục hồi và mục tiêu tăng trưởng 6,2% là khả thi. Bên cạnh thuận lợi do sự cải
thiện về đầu tư về tiêu dùng và đầu tư về tư nhân vẫn còn nhiều khó khăn, tăng trưởng
vẫn còn những khó khăn do kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và không ít bất trắc, giá
dầu giảm ảnh hưởng tới việc cân đối ngân sách và khả năng đáp ứng vốn cho đầu tư
phát triển; giá hàng hóa thế giới giảm trong khi đó tốc độ xuất khẩu đang có xu hướng
giảm nhanh, nhất là khu vực nước ngoài. Do vậy các doanh nghiệp vẫn đang phải chịu
ảnh hưởng và đối mặt với nhiều thách thức, ngành kinh doanh thiết bị điện cũng không
nằm ngoài những thách thức này.
3
Công ty TNHH thương mại Bảo Lan là một trong những doanh nghiệp kinh doanh
các sản phẩm thiết bị điện. Là một công ty vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn nhiều hạn
chế chưa đủ mạnh. Do công ty là một công ty thương mại chuyên nhập các thiết bị điện từ
các công ty sản xuất thiết bị điện nên doanh thu công ty tuy cao nhưng thu được lợi nhuận
thấp do chi phí đầu vào cao. Hơn nữa trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty cũng
kinh doanh trong lĩnh vực này như công ty cổ phần thương mại và xây dựng Nguyên
Tâm, công ty cổ phần Tân Phương Nam, công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi… . Do đó
để đạt được được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty thì phải kích cầu để tăng
doanh thu và cắt giảm chi phí của công ty nhưng không làm ảnh hưởng tới hoạt động
công ty.

Đứng trước vấn đề cấp thiết đó, trong quá trình thực tập tại Công ty, được nghiên
cứu hoạt động sản kinh doanh của Công ty, em nhận thấy việc nghiên cứu doanh thu
và lợi nhuận để chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận là rất cần thiết trong
công tác điều hành và hoạt động quản lý kinh doanh giúp ban lãnh đạo Công ty đưa ra
được những giải pháp kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho Công ty.
2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Doanh thu và lợi nhuận là những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó không những là yếu tố thể hiện kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn thể hiện vị trí, chỗ đứng của doanh nghiệp
trên thị trường cạnh tranh. Nghiên cứu về nội dung này cũng có một số tác giả đã xem
xét ở những góc độ khác nhau.
Dưới đây là một số đề tài bàn về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận.
Tác giả Nguyễn Thị Miến (2013), với đề tài: “ Mối quan hệ giữa chi phí và lợi
nhuận và một số giả pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty cổ phần đầu tư và
thương mại Thái Hòa”. Với lý những lý thuyết về chi phí, lợi nhuận tác giả đã đi phân
tích, đánh giá thực trạng về chi phí và lợi nhuận của Công ty cổ phần đầu tư và thương
mại Thái Hòa, rồi đi ước lượng hàm chi phí và lợi nhuận của Công ty bằng mô hình
kinh tế lượng nhằm xác định mức giá tối ưu rồi đưa ra các giải pháp nhằm tối đa hóa
lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên tác giả mới chỉ nghiên cứu tình hình chi phí lợi
nhuận, và mối quan hệ của chúng trên tất cả các thị trường cũng như với tất cả các
mặt hàng chứ chưa đi sâu vào phân tích về chi phí và lợi nhuận và mối quan hệ cảu
chúng trên từng thị trường và từng mặt hàng cụ thể. Chưa nghiên cứu đượcmối quan
hệ giữa tổng chi phí và các loại lợi nhuận của công ty.
Tác giả Nguyễn Thị Nhung (2011), với đề tài“Kiểm định mối quan hệ giữa chi
phí và lợi nhuận tại công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Hàng không Việt Nam”.
Đề tài này lại liên quan tới vấn đề lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp. Trên cơ sở lý
4
luận về chi phí và lợi nhuận cũng như mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tác giả đã
tiến hành phân tích thực trạng chi phí và lợi nhuận tại công ty cổ phần phát triển kỹ
thuật công nghệ EDH, xây dựng các mô hình ước lượng hàm cầu, hàm chi phí biến đổi

bình quân, hàm sản lượng. Dựa vào kết quả ước lượng rút ra các kết luận về mối quan
hệ giữa chi phí và lợi nhuận từ đó đề ra các giải pháp tối thiểu hóa chi phí để tối đa
hóa lợi nhuận tại Công ty Cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ EDH.
Bàn về mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, các tác giả Đinh Văn Cảnh
(2013) và Lê Thị Tuyết Mai (2013) đã có những công trình nghiên cứu, đưa ra cơ sở lý
luận về doanh thu và lợi nhuận và tiến hành ước lượng hàm doanh thu, lợi nhuận, hàm
cầu, hàm chi phí biến đổi bình quân nhằm đưa ra giải pháp tối đa hóa lợi nhuận. Tác
giả Đinh Văn Cảnh đã nghiên cứu mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận tại công ty
TNHH sản xuất thương mại tổng hợp toàn cầu. Tác giả đã sử dụng phần mềm Eview
để ước lượng hàm cầu, hàm chi phí biến đổi bình quân qua đó xác định được mức giá
và sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận. Tác giả đã đưa ra số liệu sơ cấp và thứ cấp
của công ty giai đoanh 2010 – 2012 sau đó xử lý số liệu bằng phần mềm kinh tế lượng
để chỉ ra ảnh hưởng của doanh thu tới lợi nhuận. Tương tự như vậy, mối quan hệ giữa
doanh thu và lợi nhuận của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hòa Bình đã được tác giả
Lê Thị Tuyết Mai sử dụng phần mềm Eviews để kiểm định mối quan hệ giữa doanh
thu và lợi nhuận tại công ty và đưa ra mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.
Đề tài của cả hai tác giả đều có điểm chung là đều phân tích doanh thu và lợi nhuận và
giải pháp mà cả hai đưa ra đều nhằm mục đích tăng doanh thu, giảm chi phí để tăng lợi
nhuận cho công ty.
Tác giả Nguyễn Thị Nhuận (2013) đã sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng
hàm chi phí biến đổi, hàm cầu, ước lượng kết quả kinh doah hàm doanh thu và hàm
chi phí biến đổi bình quân qua đó đề xuất sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận cho
doanh nghiệp, tác giả đã đưa ra số liệu sơ cấp và thứ cấp về tình hình kinh doanh của
công ty qua các năm 2010, 2011, 2012 sau đó đã xử lý dữ liệu với phần mềm kinh tế
lượng một cách đáng tin cậy để chỉ ra mức sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của Công
ty. Tuy nhiên đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ giữa doanh thu và lợi
nhuận chưa tập trung nghiên cứu chi phí.
Tác giả Mai Thị Thanh Nhàn (2012), tác giả đã phân tích khá cụ thể tình hình
thực hiện chi phí, doanh thu, lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy
nhiên đề tài mới chỉ dừng lại phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận và mối quan hệ đó

một cách định tính chưa có định lượng rõ ràng cụ thể và tác giả mới chỉ đưa ra các
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty chứ chưa đề cập
tới biện pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty.
5
Với cùng đề tài về doanh thu và lợi nhuận cũng có một số tác giả nước ngoài
nghiên cứu như: Tom Harkin, Chairman (2010) với đề tài “Benefitting Whom? For-
Profit EducationCompanies and the Growth of Military Educational Benefits” đã đưa
ra các lý thuyết về lợi nhuận, tiến hành phân tích các số liệu về lợi nhuận của công ty
giai đoạn 2006 – 2010, và đưa ra các giải pháp để tăng lợi ích của công ty.
3. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI
Qua quá trình tìm hiểu thực tế về tình hình kinh doanh và việc thực hiện doanh
thu và lợi nhuận của công ty TNHH Thương mại Bảo Lan tôi thấy bên cạnh những kết
quả đạt được thì vẫn còn nhiều tồn tại. Đó là doanh thu của Công ty tuy cao nhưng lợi
nhuận đạt được còn thấp và chưa tối đa. Do đó tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Kiểm
định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH Thương mại Bảo
Lan”. Với mong muốn khắc phục những tồn tại đó trong đề tài này tôi tập trung nghiên
cứu những vấn đề sau:
- Trình bày lý luận về doanh thu và lợi nhuận
- Thực trạng doanh thu và lợi nhuận của Công ty từ năm 2012 – 2014 như thế nào?
- Các nhân tố tác động tới doanh thu và lợi nhuận của công ty và mức độ tác động của
các nhân tố đó tới quá trình thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
- Kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận tại Công ty? Sử dụng mô hình kinh tế
nào để ước lượng và các phần mềm kinh tế nào được sử dụng trong quá trình ước lượng?
Sự ảnh hưởng của mối quan hệ này tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của Công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho Công ty
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Do đề tài của tôi là: “ Kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của công ty
TNHH Thương mại Bảo Lan”. Do vậy tôi chỉ tập trung nghiên cứu về doanh thu, lợi nhuận
và mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH Thương mại Bảo Lan.

4.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tôi lựa chọn đề tài này nhằm giải quyết các vấn đề:
- Về mặt lý luận: Đề tài tập trung hệ thống các kiến thức liên quan tới doanh thu, lợi
nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận. Đưa ra hàm kinh tế lượng
thể hiện mối quan hệ tương quan giữa doanh thu và lợi nhuận từ đó thấy được mối
quan hệ chặt chẽ giữa doanh thu và lợi nhuận.
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở lý luận về doanh thu, lợi nhuận và mối quan hệ giữa
doanh thu và lợi nhuận, đề tài đi sâu vào phân tích tình hình thực hiện doanh thu, lợi
nhuận của Công ty từ năm 2012 – 2014 từ đó xây dựng hàm kinh tế lượng để phản ánh
mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
6
- Về mặt không gian: Đề tài chỉ tập trung đi sâu phân tích mối quan giữa doanh thu và
lợi nhuận tại công ty TNHH Thương mại Bảo Lan.
- Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng việc thực hiện doanh thu và lợi nhuận
của công ty TNHH Thương mại Bảo Lan giai đoạn 2012 – 2014.
- Nội dung đề tài: Đề tài đi sâu vào kiểm định mối quan hệ qua lại giữa doanh thu và lợi
nhuận của một số nhóm hàng chủ yếu của công ty tại thị trường miền Bắc.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu mà nhà nghiên cứu thu thập trực tiếp tại nguồn dữ liệu
và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Dữ liệu sơ cấp trong bài được
tác tôi thu thập từ kết quả điều tra phỏng vấn giám đốc, các trưởng phòng và nhân viên
của công ty. Bên cạnh đó trong quá trình thực tập tôi cũng quan sát được quy trình làm
việc của công ty; tác phong và văn hóa làm việc của cán bộ nhân viên trong công ty để
hiểu rõ hơn về công ty.
5.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có
thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu

chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp
không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.
Nguồn dữ liệu chính mà tôi sử dụng đó là các giáo trình, các bài viết đăng trên
báo hoặc tạp chí khoa học có liên quan đến doanh thu, lợi nhuận. Các báo cáo, luận
văn của các sinh viên khóa trước trong trường và trường khác liên quan tới đề tài khóa
luận của tôi. Từ các báo cáo tài chính theo năm, theo quý, các bảng phân tích doanh
thu, lợi nhuận, chi phí giai đoạn 2012 – 2014 của phòng kế toán và phòng kinh doanh
của Công ty, bảng định hướng phát triển công ty tới năm 2020 của phòng kinh doanh
công ty. Các dữ liệu đã cung cấp cho tôi những kiến thức về vai trò và nội dung của
doanh thu, lợi nhuận làm cơ sở để nghiên cứu và kiểm đinh mối quan hệ giữa doanh
thu và lợi nhuận của Công ty TNHH Thương mại Bảo Lan.
5.2. Phương pháp phân tích số liệu
5.2.1. Phương pháp phân tích chỉ số
Những thông tin, số liệu thu thập về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
sẽ được tập hợp lại tính toán các chỉ tiêu trung bình, các số liệu tính toán được sẽ được
so sánh với nhau để thấy được sự biến động giữa các năm.
5.2.2. Phương pháp đồ thị thống kê
7
Là phương pháp sử dụng bảng số liệu kết hợp với các đường nét hình vẽ với những
màu sắc khác nhau để thể hiện đặc điểm, số lượng của hiện tượng. Phương pháp này cho
người đọc thấy được đặc điểm của hiện tượng một cách trực quan; rõ ràng và nhanh nhất.
5.2.3. Phương pháp hồi quy tuyến tính
Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính là phương pháp quan trọng được tôi sử
dụng để làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của đề tài. Dựa trên những số liệu thu thập
được cùng với sự trợ giúp của phần mềm Eview tôi đã đi kiểm định mối quan hệ giữa
doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH Thương Mại Bảo Lan. Từ đó xác định
được điều kiện tối đa hóa lợi nhuận qua đó đưa ra một số giải pháp để tối đa hóa lợi
nhuận trong thời gian tới. Nội dung của phương pháp bao gồm các bước:
Bước 1: Xác định phương trình các hàm cần ước lượng
Bước 2: Thu thập và xử lý số liệu

Bước 3: Sử dụng phần mềm Eview để ước lượng
Bước 4: Kiểm tra dấu của tham số ước lượng và sự phù hợp của mô hình
5.2.4. Phương pháp phân tích tối ưu
Là phương pháp sử dụng sau phương pháp phân tich hồi quy, sau khi xây dựng
mô hình hàm cầu và mô hình hàm chi phí biến đổi bình quân. Phương pháp phân tích
tối ưu được sử dụng để phân tích lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận.
Phương pháp này được sử dụng trong chương 2, là cơ sở để dự báo và đánh giá độ phù
hợp giữa sản lượng thực tế và tối ưu.
6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN NGHIÊN CỨU
Trong khóa luận này ngoài tóm lược,lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu,
danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, kết luận nội dung khóa luận này được trình bày theo 3 chương cụ thể
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về doanh thu, lợi nhuận và mối quan hệ giữa doanh thu
và lợi nhuân
Chương 2: Thực trạng doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của
công ty TNHH Thương mại Bảo Lan giai đoạn 2012 – 2014
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH
Thương mại Bảo Lan
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU, LỢI NHUẬN VÀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN
8
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN
1.1.1. Khái niệm, công thức và phân loại doanh thu
1.1.1.1. Khái niệm về doanh thu
Có rất nhiều khái niệm về doanh thu và nó tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu
khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm về doanh thu:
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, doanh thu là toàn bộ thu nhập do sản xuất
kinh doanh đem lại (chưa trừ các khoản chi phí phát sinh) sau khi tiêu thụ được sản
phẩm trong một thời kỳ nhất định.

Còn theo Đại từ điển Tiếng Việt (1999, tr544) thì doanh thu là tổng số tiền thu
được sau khi bán hàng, chưa trừ đi chi phí phát sinh ở một cơ sở kinh doanh trong một
thời gian nhất định.
Tóm lại, có thể nói doanh thu của một doanh nghiệp là số tiền mà doanh nghiệp có
được nhờ bán hàng hóa, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định, chẳng hạn như trong một năm.
1.1.1.2. Công thức tính doanh thu
Doanh thu (TR) được tính bằng giá bán hàng hóa, dịch vụ (P) nhân với số lượng
hàng hóa, dịch vụ.
Công thức: TR = P*Q
Nếu công ty bán nhiều sản phẩm thì doanh thu được tính theo công thức:
TR = *
Trong đó: là giá của sản phẩm i
là sản lượng của sản phẩm i
1.1.1.3. Phân loại doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và
doanh thu từ các hoạt động khác. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bao gồm doanh
thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính.
- Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền mà
doanh nghiệp thu được hoặc sẽ thu từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh trong
hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu từ hoạt động tài chính là các khoản phát sinh từ tiền bản quyền, chênh
lệch tỷ giá ngoại tệ, trả góp, chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, lãi cho thuê tài chính, lãi
bán hàng trả chậm, chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn, cho các bên sử dụng tài sản cố
định của doanh nghiệp và doanh thu từ các hoạt động tài chính khác
- Doanh thu từ hoạt động khác
Ngoài các khoản thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ các hoạt
động tài chính thì doanh nghiệp còn các khoản thu từ hoạt động không thường xuyên
bao gồm: Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt khách hàng do vi

9
phạm hợp đồng, thu hồi bảo hiểm bồi thường, thu từ các khoản nợ phải thu đã xóa sổ
và chi phí kỳ trước, thu từ các khoản thuế được giảm, được hoãn lại, các khoản phải
thu khác.
1.1.2. Khái niệm, công thức và phân loại lợi nhuận
1.1.2.1. Khái niệm về lợi nhuận
Có nhiều cách tiếp cận để đưa ra khái niệm lợi nhuận, dưới đây là một số khái
niệm:
Theo P.Samuelson (1989, tr.372) thì lợi nhuận là tiền thưởng cho việc chịu mạo
hiểm, là phần thu nhập về bảo hiểm khi vỡ nợ, phá sản, sản xuất không ổn định.
Theo The Language of Trade (2001) thì lợi nhuận hay thu nhập ròng của doanh
nghiệp có được do sản xuất hay bán hàng hóa dịch vụ, nghĩa là số tiền còn lại dành
cho doanh nghiệp sau khi thanh toán tất cả các khoản vốn (lãi suất), đất đai, lao động,
nguyên liệu thô, thuế và khấu hao. Nếu doanh nghiệp làm ăn kém cỏi thì lợi nhuận âm
và trong trường hợp đó thì lợi nhuận là các khoản lỗ.
Tóm lại có thể định nghĩa khái quát lợi nhuận là phân chênh lệch giữa tổng doanh thu
và tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định thường là một
năm.
1.1.2.2. Công thức tính lợi nhuận
Lợi nhuận (π) được tính bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi
phí (TC) sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ.
Công thức: Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Hay π = TR – TC = P*Q – ATC*Q = (P – ATC)*Q
Trong đó: Π là tổng lợi nhuận
TR là doanh thu ATC là chi phí bình quân
TC là tổng chi phí Q là sản lượng
P là giá của sản phẩm (P – ATC) là lợi nhuận đơn vị sản phẩm
1.1.2.3. Phân loại lợi nhuận
Lợi nhuận được chia làm ba loại tương ứng với các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đó là:

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt
động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa số doanh thu từ đầu tư
tài chính như cho thuê tài sản, đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh… trừ đi các
chi phí hợp lệ có liên quan.
10
- Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác là những khoản này thường phát sinh không đều đặn như: thu
tiền phạt, tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu được từ các khoản nợ
khó đòi mà trước đây đã chuyển vào thiệt hại, thu các khoản nợ không xác định được
chủ, các khoản lợi nhuận bị sót những năm trước nay mới phát hiện.
1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN
1.2.1. Một số lý thuyết về doanh thu
1.2.1.1. Các chỉ tiêu về doanh thu
- Tổng doanh thu
Khái niệm tổng doanh thu đã được nêu rõ ở mục trên, nó được tính theo công thức:
Tổng doanh thu = Giá x Lượng sản phẩm bán ra
Hay TR = P x Q
Đường tổng doanh thu TR có dạng hình chữ U ngược. Thể hiện rằng, khi doanh
nghiệp không sản xuất hay sản lượng Q = 0 thì lợi nhuận bằng 0. Khi sản lượng Q có
xu hướng tăng lên thì tổng doanh thu cũng có xu hướng tăng lên. Tăng lên tới một
mức sản lượng
*
Q
nào đó thì doanh thu đạt mức cao nhất. Vượt qua mức sản lượng
*
Q
thì tổng doanh thu có xu hướng giảm dần, đạt tới một mức sản lượng Q nào đó

doanh thu bằng 0.
- Doanh thu cận biên
Doanh thu cận biên (MR) là mức thay đổi tổng doanh thu do tiêu thụ thêm một
đơn vị sản lượng.
Công thức tính: MR =
Q
TR


hoặc MR =
Doanh thu biên cũng là một hàm số của sản lượng. Tại một sản lượng Q doanh thu
biên của đơn vị sản lượng cuối cùng chính là giá trị đạo hàm của hàm tổng doanh thu tại
mức sản lượng Q. Hay doanh thu biên chính là độ dốc của đường tổng doanh thu tại mỗi
điểm sản lượng. Đối với mỗi hãng khác nhau thì đường doanh thu cận biên lại có hình dáng
khác nhau.
Đồ thị 1.1. Biểu đồ thể hiện đường doanh thu biên của hãng định giá và hãng chấp
nhận giá
Hãng định chấp nhận giá Hãng định giá
11
• Hãng chấp nhận giá: là hãng không có khả năng quyết định mức giá bán sản phẩm của
mình mà giá cả của sản phẩm được quyết định bởi cung – cầu trên thị trường. Doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là một doanh nghiệp chấp nhận giá, không có khả năng
kiểm soát giá thị trường đối với sản phẩm mà mình bán. Do đó doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo đứng trước đường cầu nằm ngang đối với sản phẩm của mình.
• Hãng định giá: hãng định giá là hãng tự quyết định giá bán cho sản phẩm của mình
tương ứng với lượng sản phẩm mà họ sản xuất ra. Các hãng có sức mạnh thị trường,
họ có thể tự quyết định được mức giá mà mình bán ra hoàn toàn không phụ thuộc vào
thị trường. Đường cầu thị trường chính là đường doanh thu bình quân (AR) của doanh
nghiệp, là một đường dốc xuống về phía phải. Đường doanh thu cận biên cũng có dạng
đường dốc xuống.

- Doanh thu trung bình
Doanh thu trung bình là mức doanh thu tính trên một đơn vị sản phẩm bán ra, bằng
tổng doanh thu chia cho tổng đơn vị sản phẩm bán ra.Công thức tính doanh thu trung
bình:
AR = TR/Q
Trong đó: - AR là doanh thu trung bình
- TR là tổng doanh thu
- Q là khối lượng sản phẩm bán ra
Đường tổng doanh thu TR có dạng hình chữ U ngược (thể hiện ở đồ thị 1.1). Thể
hiện rằng, khi doanh nghiệp không sản xuất hay sản lượng Q = 0 thì lợi nhuận bằng 0.
Khi sản lượng Q có xu hướng tăng lên thì tổng doanh thu cũng có xu hướng tăng lên.
Tăng lên tới một mức sản lượng
*
Q
nào đó thì doanh thu đạt mức cao nhất. Vượt qua
12
P
Q
P=MR =D
MR
Q
D
P
mức sản lượng
*
Q
thì tổng doanh thu có xu hướng giảm dần, đạt tới một mức sản
lượng Q nào đó doanh thu bằng 0.
1.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có rất nhiều yếu tố tác động đến doanh thu

trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại
nói riêng. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu:
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán của sản phẩm
Doanh thu được xác định bằng công thức: TR = P*Q. Do vậy khi giá bán hoặc
khối lượng thay đổi hoặc cả hai cùng thay đổi đều làm cho doanh thu thay đổi theo.
Tuy nhiên sự ảnh hưởng của giá bán và lượng hàng hóa đến doanh thu rất khác nhau:
Doanh thu có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Lượng tiêu
thụ hàng hóa, dịch vụ càng nhiều thì doanh thu trong kỳ càng cao, ngược lại số lượng
hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ thấp doanh thu thu được trong kỳ thấp. Do vậy doanh
nghiệp luôn cố gắng tăng lượng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trong kỳ.
Giá bán cũng là nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu, có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Với
một lượng hàng hóa nhất định nếu giá bán hàng hóa dịch vụ tăng làm cho doanh thu tăng
lên và ngược lại. Tuy nhiên giá bán lại là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng tiêu
thụ sản phẩm, việc thay đổi giá cả sẽ làm thay đổi khối lượng tiêu thụ của sản phẩm. Giá
bán của hàng hóa phần lớn do cung cầu quyết định, doanh nghiệp định giá cao cho sản
phẩm cần cân nhắc sao cho bù đắp chi phí sản xuất và tạo ra lợi nhuận tái đầu tư mở rộng
sản xuất.
- Kết cấu mặt hàng
Mỗi mặt hàng có một công dụng kinh tế nhất định hay việc thỏa mãn của nó cho
một nhu cầu tiêu dùng là khác nhau. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp luôn tìm cách
thay đổi các mặt hàng sản xuất với nhiều loại sản phẩm đa dạng và phong phú hơn nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của đaị bộ phận khách hàng một cách tốt nhất. Nhưng không
phải mặt hàng nào đưa ra cũng có nhu cầu như nhau, có mặt hàng được rất nhiều người
tiêu dùng ưa chuộng, nhưng cũng có mặt hàng lại không được người tiêu dùng lựa chọn
hoặc ít có nhu cầu. Chính vì vậy, kết cấu sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu
thụ, nếu kết cấu sản phẩm đưa ra thị trường một cách hợp lý sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu
thụ sản phẩm, ngược lại sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng dẫn đến hàng
hóa bị ứ đọng, thậm chí còn phải giảm giá bán gây tình trạng xấu cho doanh nghiệp. Để
tránh được tình hình này yêu cầu doanh nghiệp luôn phải nghiên cứu để đưa ra những kết
cấu sản phẩm mới ưu việt hơn kết cấu sản phẩm cũ, nhằm đáp ứng được nhu cầu thị

trường tốt nhất.
13
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Người Đức có câu: “Chất lượng là sự quay trở lại của khách hàng”. Chất lượng
sản phẩm ảnh hưởng hai lần tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể: Chất lượng ảnh
hưởng tới giá cả sản phẩm do đó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu (sản phẩm có phẩm
cấp cao giá bán sẽ cao hơn), vì vậy chất lượng là giá trị được tạo thêm. Mặt khác, chất
lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh sắc bén, dễ dàng đè bẹp mọi đối thủ, nhờ đó
khối lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ tăng lên.
Chất lượng sản phẩm không phải hoàn toàn do người sản xuất quyết định mà còn do
người tiêu dùng kiểm nghiệm. Chất lượng sản phẩm hàng hóa không nhất thiết được thực
hiện bằng trang thiết bị máy móc nên khi xem xét vấn đề này ta cần phải lưu ý tới mối
quan hệ với những đặc tính khác trong cùng một hệ thống sản xuất ra sản phẩm, nó được
hình thành từ khi thiết kế, quá trình chế tạo, được khẳng định qua kiểm tra kỹ thuật và
đem ra sử dụng. Tóm lại, chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc
tạo uy tín của doanh nghiệp với khách hàng. nó là sợi dây vô hình kết nối doanh nghiệp
với khách hàng tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng, nhanh chóng và
thuận lợi.
- Các hoạt động marketing, xúc tiến thương mại
Quảng cáo là công cụ Marketting và là phương tiện thúc đẩy bán rất quan trọng
đối với mỗi doanh nghiệp.Mục đích của quảng cáo là phải đưa ra những thông tin đến
người tiêu dùng về một mặt hàng nào đó, giải thích được lợi ích của mặt hàng này và
so sánh ưu thế của nó với mặt hàng tương tự. Đối với những sản phẩm mới, quảng cáo
sẽ giúp cho khách hàng làm quen với sản phẩm, thấy được tính ưu việt của nó, từ đó
khơi dậy nhu cầu mới để khách hàng tìm đến với doanh nghiệp. Do vậy, quảng cáo
cũng góp phần không nhỏ trong quá trình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
- Thu nhập của người tiêu dùng
Khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu về tiêu dùng cũng tăng lên, từ đó làm cho số
lượng hàng hóa bán ra tăng lên và làm cho doanh thu cũng tăng lên tương ứng. Ngược
lại khi thu nhập giảm làm cầu về hàng hóa sẽ giảm do đó làm doanh thu của doanh

nghiệp sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.
1.2.1.3. Vai trò của doanh thu
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không chỉ có ý
nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc
dân.
- Đối với doanh nghiệp
14
Một là, doanh thu là điều kiện cần cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Doanh thu giúp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh một cách ổn định. Đồng thời nó
cũng gián tiếp tạo nên thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường nhằm
tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Hai là, việc nâng cao doanh thu là biện pháp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tối đa hóa lợi là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp và nhà quản lý hướng tới. Gia tăng
doanh thu là một biện pháp có thể tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ba là, doanh thu còn được sử dụng để phân tích đánh giá hiệu quả trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Doanh thu thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp và mức độ
mở rộng thị trường. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với chi phí và lợi nhuận trong doanh
nghiệp. từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách kinh doanh phù hợp
cho hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
- Đối với nền kinh tế xã hội
Doanh thu không những có vai trò quan trọng trực triếp đối với mỗi doanh
nghiệp mà nó còn có vai trò to lớn đối với nền kinh tế xã hội. Doanh thu tạo điều kiện
cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và góp phần tích lũy, thúc đẩy
nền sản xuất xã hội. Từ doanh thu mỗi doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp các khoản
thuế, phí, lệ phí,…tương ứng cho nhà nước. Các khoản đóng góp này cho vào ngân
sách nhà nước để thực hiện các hoạt động kinh tế xã hội, góp phần đưa đất nước phát
triển vững mạnh.
1.2.2. Một số lý thuyết về lợi nhuận
1.2.2.1. Các chỉ tiêu về lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận thu

được trong kỳ với các yếu tố có liên quan đến việc tạo ra lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận
là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận cho phép ta so sánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các
thời kỳ khác nhau trong cùng một doanh nghiệp. Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá
lợi nhuận của một doanh nghiệp:
- Tỷ suất lợi nhuận hoạt động:
Hệ số này cho biết một đồng doanh thu bán hàng thuần mà doanh nghiệp thực
hiện đượ trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
Công thức xác định:
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động =
- Tỷ suất lợi nhuận ròng:
15
Hệ số này phản ánh khoản thu nhập ròng (lợi nhuận sau thuế) của một công ty so
với doanh thu của nó. Hay nói cách khác hệ số này cho biết trong một đồng doanh thu
đạt được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận ròng =
1.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận
- Giá cả và chất lượng yếu tố đầu vào
Giá cả, chất lượng của các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như: nguyên vật
liệu, thiết bị, công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp có nguồn cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị chất lượng tốt giá cả
hợp lý thì góp phần làm giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp từ đó tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu các yếu tố đầu vào kém chất lượng hay giá quá cao
thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Doanh nghiệp là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, hoạt động của nó ngoài
việc bị chi phối bởi các quy luật của thị trường nó còn bị chi phối bởi những chính sách
kinh tế của nhà nước (chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái )
Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước cần nghiên cứu kỹ các nhân
tố này. Vì như chính sách tài khoá thay đổi tức là mức thuế thay đổi sẽ ảnh hưởng trực

tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc khi chính sách tiền tệ thay đổi có thể là mức lãi
giảm đi hay tăng lên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay vốn của doanh nghiệp.
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Sản phẩm của doanh nghiệp có tiêu thụ được mới xác định được lãi hay lỗ ở mức
độ nào. Sản phẩm được tiêu thụ ở một số khối lượng nào đó sẽ dó lợi nhuận, khối
lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều thì lợi nhuận đạt được càng lớn.
- Kết cấu mặt hàng
Mỗi loại sản phẩm của doanh nghiệp có một chi phí sản xuất riêng, do đó có mức
lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ cạnh tranh trên thị trường, giá
bán, giá vốn, thuế… rất khác nhau. Bởi vậy khi doanh nghiệp có cơ cấu mặt hàng kinh
doanh thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Chi phí bảo quản, dự trữ
Chi phí tồn kho dự trữ trong kinh doanh là rất lớn. do vậy các doanh nghiệp luôn
cố gắng xây dựng các phương án tối ưu nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các khoản
chi phí, với mục tiêu gia tăng lợi nhuận.
- Giá bán hàng hóa dịch vụ
16
Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì giá bán
phải tương ứng với giá trị, nghĩa là giá cả sản phẩm phải đảm bảo bù đắp được chi phí
sản xuất và phải có lợi nhuận thỏa đáng để tái đầu tư. Trong chính sách giá của doanh
nghiệp, giữa giá bán và khối lượng bán có mối quan hệ chặt chẽ, khi khối lượng hàng
hóa bán tăng thì giá bán có thể giảm và ngược lại.
- Thuế suất
Thuế suất do nhà nước quy định, những thay đổi trong chính sách thuế sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời sự thay đổi này
để có biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo được lợi nhuận, hạn chế tổn thất.
- Chính sách của công ty
Lợi nhuận của công ty có quan hệ trực tiếp với sản lượng và giá cả sản phẩm. hai
yếu tố giá cả và sản lượng lại có liên quan đến chính sách của doanh nghiệp như chính
sách marketing, xúc tiến bán, một số chính sách tài chính khác nhằm mục đích thúc

đẩy tiêu thụ sản phẩm.
1.2.2.3. Vai trò của lợi nhuận
- Đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh dịch vụ. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh dịch vụ làm giảm chi phí và hạ giá thành sẽ làm cho lợi nhuận
tăng lên.
Lợi nhuận phản ánh kết quả kinh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cả về
mặt lượng và mặt chất. Doanh nghiệp trong kỳ làm ăn có lỗ hay có lãi đề được thể
hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận còn là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở
rộng, là nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển của một doanh nghiệp.
Lợi nhuận thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn lực. nâng cao
năng suất. Nó chính là đòn bẩy quan trọng tác động đến việc tối ưu hóa các mặt hoạt
động của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, tối đa hóa lợi nhuận.
Lợi nhuận còn là tiền thưởng cho việc chịu mạo hiểm, là phần thu nhập về bảo
hiểm khi vỡ nợ, phá sản, sản xuất không ổn định.
- Đối với nền kinh tế xã hội
Trong nền KTTT lợi nhuận góp phần phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả.
Khi nhu cầu một mặt hàng nào đó cao hơn so với các mặt hàng khác nó sẽ tạo ra lợi
nhuận lớn, từ đó thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư cho mặt hàng nàyLợi nhuận
không chỉ là nguồn thu nhập của doanh nghiệp mà nó còn là nguồn vốn bổ sung rất lớn
cho ngân sách nhà nước, khi các doanh nghiệp đóng thuế, phí, lệ phí. Nó là nguồn tích
17
luỹ quan trọng nhất để thực hiện tái sản xuất mở rộng và đáp ứng các nhu cầu phát
triển của xã hội.
Từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với doanh nghiệp nói
riêng và xã hội nói chung. Do vậy để nâng cao được lợi nhuận, doanh nghiệp phải
phân tích tình hình lợi nhuận, phát hiện những tồn tại hạn chế và đưa ra các giải pháp
nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
1.3. NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LÝ KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH

THU VÀ LỢI NHUẬN
1.3.1. Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận
1.3.1.1. Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận trong doanh nghiệp
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Đường doanh thu là đường cong Parabol, độ dốc của đường này thể hiện doanh
thu tăng lên bao nhiêu khi sản xuất tăng thêm một đơn vị sản phẩm, hay chính là
doanh thu cận biên. Doanh thu của doanh nghiệp đạt giá trị lớn nhất khi TR

(Q)
= 0 hay
MR = 0.
Đồ thị 1.2. Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận
18
TR, TC
C0
Q1 Q0 Q2
MR, MC
-C0
Q0
Q
Q
Q
E
F
TR
MC
MR
Πmax
TC
D

π
Hàm tổng chi phí biến được biểu diễn trên đồ thị là đường cong bậc ba biến thiên
xuất phát từ điểm C
0
. Với quy luật hiệu suất cận biên giảm dần và độ dốc của đường
chi phí được biểu diễn bằng chi phí cận biên MC, phản ánh khi sản xuất tăng thêm một
đơn vị thì chi phí sản xuất tăng lên bao nhiêu đơn vị.
19
- Với Q < Q
1
và Q > Q
2
thì TR < TC nên π < 0, doanh nghiệp bị thua lỗ.
- Với Q
1
< Q < Q
0
ta có π tăng từ 0 đến π
max
hay tổng doanh thu tăng nhanh hơn tổng chi
phí, doanh nghiệp có lãi. Còn khi π giảm từ π
max
xuống 0 hay tổng doanh thu tăng
chậm hơn tổng chi phí nhưng doanh nghiệp có lãi.
- Tại Q
0
khoảng cách giữa TR và TC là lớn nhất, lúc này doanh nghiệp đạt π
max
, lợi
nhuận được tối đa hóa.

- Tại Q
1
và Q
2
có TR = TC nên π = 0, doanh nghiệp hòa vốn.
Như vậy, mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận là mối quan hệ thuận (khi các
yếu tố khác không đổi). Tức là doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại.
1.3.1.2. Tối đa hóa lợi nhuận
Để nghiên cứu về vấn đề tối đa hóa lợi nhuận ta cần phải xem xét mối quan hệ
giữa chi phí cận biên và doanh thu cận biên.
Doanh thu cận biên (MR) là mức doanh thu tăng lên khi tiêu thụ thêm một đơn vị
hàng hóa hoặc dịch vụ.
Công thức tính doanh thu cận biên: MR = (ΔTR/ ΔQ) = TR

(Q)
Chi phí cận biên (MC) là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Có thể thấy, khi sản xuất thêm một sản phẩm doanh nghiệp phải bỏ thêm một khoản chi
phí biến đổi, còn chi phí cố định không thay đổi. Công thức của chi phí cận biên là:
MC = ΔTC/ ΔQ = TC

(Q)
= (TVC + TFC)
(Q)

= TVC

(Q)
+ TFC

(Q)

= TVC

(Q)
Quy tắc chung của tối đa hóa lợi nhuận là tăng sản lượng tới chừng nào doan
hthu cận biên còn vượt quá chi phí cận biên (MR > MC) cho tới khi MR = MC thì
dừng lại. Đây chính là sản lượng tối ưu (Q
*
) để tối đa hóa lợi nhuận.
Chứng minh bằng phương pháp đại số:
Π = TR – TC để π
max
thì (TR – TC)max tức là:
π

(Q)
= TR

(Q)
- TC

(Q)
= 0 MR = MC⟺
Vậy doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên thì doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.
Chứng minh bằng phương pháp đồ thị:
Đồ thị 1.3. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận
20
MC
MR
Q2
Q*

Q1
0
Q
P, MR, MC
S1 S2
Khi hãng sản xuất tại mức sản lượng Q
1
< Q
*
thì doanh thu cận biên lớn hơn chi
phí phí cận biên hay MR > MC thì tăng Q thì lợi nhuận tăng lên. Doanh nghiệp tiếp
tục mở rộng sản xuất để tăng lợi nhuận cho tới khi sản lượng tăng dần về phía Q
*
.
Khi hãng sản xuất tại mức sản lượng Q
2
> Q
*
thì doanh thu cận biên nhỏ hơn chi
phí phí cận biên hay MR < MC thì tăng Q thì doanh nghiệp lỗ. Doanh nghiệp sẽ giảm
sản lượng cho tới khi sản lượng giảm dần về phía Q
*
.
Tại mức sản lượng Q
*
thì MR = MC hãng đạt mức sản lượng tối đa hóa lợi
nhuận.
Vậy hãng tối đa hóa lợi nhuận tại MR = MC mà tại đó đường Mc đang đi lên.
Đối với các hãng cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền thuần túy, cạnh tranh độc
quyền thì nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận vẫn luôn đúng, tuy nhiên hình dạng đường

MR, MC có sự khác nhau nên mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận cũng có sự khác
biệt.
1.3.2. Xây dựng mô hình kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận
- Ước lượng hàm cầu
Do công ty TNHH Thương mại Bảo Lan là hãng định giá nên ta ước lượng hàm
cầu của hãng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Các bước ước lượng hàm cầu
là:
Bước 1: Xác định hàm cầu
Hàm cầu tổng quát: Q
D
= a + bP + cP
R
+ dM + eN + fT + gP
e
Trong đó: a là hệ số chặn
21
b, c, d, e, f, g là hệ số góc (đo lường sự thay đổi của Q
D
khi các biến tương ứng
thay đổi trong khi các biến khác cố định).
P là giá của hàng hóa
P
R
là giá của hàng hóa của công ty TNHH vật liệu điện Hà Nội
M là thu nhập của người tiêu dùng
N là số lượng người mua trên thị trường
T là thị hiếu của người tiêu dùng
P
e
là kỳ vọng về giá hàng hóa trong tương lai

Sau khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới hàm cầu đến công ty, tác giả thấy
nhân tố về thu nhập (M), số lượng người mua trên thị trường (N) có ảnh hưởng không
lớn, nhân tố thị hiếu (T) , kỳ vọng giá cả trong tương lai (P
e
) khó xác định nên ta lượng
bỏ biến M, N, T, P
e
.
Vậy hàm cầu giờ sẽ là: Q
D
= a + bP + cP
R
Bước 2: Thu thập dữ liệu về các biến có trong hàm cầu
Ta tiến hành thu thập dữ liệu về sản lượng, giá bán và giá của hàng hóa thay thế
từ năm 2012 – 2014 của công ty TNHH Thương mại Bảo Lan theo từng quý. Chú ý
tất cả các biến phải cùng đơn vị đo. Sau đó số liệu sẽ được xử lý để xóa bỏ tác động
của lạm phát và điều chỉnh cho phù hợp với mô hình ước lượng đã đưa ra.
Bước 3: ước lượng hàm cầu bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
- Ước lượng hàm lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu các nhóm mặt hàng mà công ty
đang kinh doanh
Hàm lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu các nhóm mặt hàng điện công nghiệp,
điện dân dụng, thiết bị trang trí nội thất, vật liệu xây dựng là:
Π = h + iTR
đcn
+ kTR
đdd
+ lTR
ttnt
+ mTR
vlxd

Trong đó: π là lợi nhuận của công ty
TR
đcn
là doanh thu của nhóm thiết bị điện công nghiệp
TR
đdd
là doanh thu của nhóm hàng thiết bị điện dân dụng
TR
ttnt
là doanh thu của nhóm hàng thiết bị trang trí nội thất
TR
vlxd
là doanh thu của nhóm hàng vật liệu xây dựng
h là hệ số chặn ; i, k, l, m là hệ số góc (đo lường sự thay đổi của biến
lợi nhuận khi các biến tương ứng thay đổi trong khi các biến khác cố định)
- Ước lượng hàm doanh thu phụ thuộc vào lợi nhuận của các nhóm mặt hàng mà công
ty đang kinh doanh
Hàm doanh thu phụ thuộc vào vào doanh thu các nhóm mặt hàng điện công
nghiệp, điện dân dụng, thiết bị trang trí nội thất, vật liệu xây dựng là:
22
TR = s+ tπ
đcn
+ uπ
đdd
+ vπ
ttnt
+ wπ
vlxd
Trong đó: TR là doanh thu của công ty
π

đcn
là lợi nhuận của nhóm thiết bị điện công nghiệp
π
đdd
là lợi nhuận của nhóm hàng thiết bị điện dân dụng
π
ttnt
là lợi nhuận của nhóm hàng thiết bị trang trí nội thất
π
vlxd
là lợi nhuận của nhóm hàng vật liệu xây dựng
s là hệ số chặn ; t, u, v, w là hệ số góc (đo lường sự thay đổi của biến doanh thu
khi các biến tương ứng thay đổi trong khi các biến khác cố định)
- Ước lượng hàm chi phí biến đổi
Hàm chi phí biến đổi bình quân là:
AVC = n + pQ + qQ
2
Trong đó: AVC là chi phí biến đổi bình quân
Q là sản lượng của công ty
Dấu của hệ số góc là: n > 0, q >0, p < 0
Chi phí biến đổi sẽ đạt giá trị nhỏ nhất khi mức sản lượng bằng Q
m
= -p/2q
Trong chương 1, tôi đã trình bày lý thuyết về doanh thu, lợi nhuận và cách xây
dựng hàm cầu, hàm chi phí biến đổi bình quân, hàm doanh thu, hàm lợi nhuận và
nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận. Những lý thuyết này là cơ sở để tiến hành phân tích
doanh thu, lợi nhuận, ước lượng hàm doanh thu, lợi nhuận, hàm cầu, hàm chi phí biến
đổi bình quân và xác định giá và sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận ở chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI BẢO LAN

23
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI BẢO LAN VÀ CÁC
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TÌNH HÌNH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Thương mại Bảo Lan
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty: công ty TNHH Thương Mại Bảo Lan
Ngày thành lập: 17/2/2009
Trụ sở chính: Xóm bàng – Mão Điền – Thuận Thành – Bắc Ninh
Vốn điều lệ: 350.000.000 VNĐ
Chủ sở hữu: Nguyễn Đức Tá
Email:
Mã số thuế: 2300373239
Điện thoại: 0241378173
Công ty TNHH Thương mại Bảo Lan được thành lập vào ngày 17 tháng 2 năm
2009, bởi anh Nguyễn Đức Tá. Với số vốn điều lệ là 350 triệu đồng và 25 cán bộ công
nhân viên. Trải qua 6 năm hoạt động công ty đã trở thành bạn hàng tin cậy của nhiều
công ty. Hoạt động của công ty chủ yếu là mua bán các thiết bị điện.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là các thiết bị điện công nghiệp và dân dụng,
vật liệu xây dựng, các thiết bị điện trang trí nội thất. Kinh doanh các sản phẩm như là :
dây điện, dây cáp, máy bơm nước, máy lọc nước, máy điều hòa, tủ lạnh, nồi cơm điện,
đèn, ống nước, thiết bị nhà tắm,…
Ngành nghề kinh doanh : mua và bán các thiết bị điện. Công ty nhập hàng từ các
công ty, doanh nghiệp khác về kho rồi chuyển hàng tới các công ty, đại lý khác hoặc
với vai trò trung gian nhận chuyển hàng hóa.
Thị trường trọng điểm: Khu vực miền Bắc.
Khách hàng trọng điểm: Các công ty, đại lý phân phối, đại lý bán buôn bán lẻ và
người tiêu dùng trong khu vực miền Bắc.
2.1.1.2. Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Thương mại Bảo Lan
Công ty TNHH thương mại Bảo Lan với số lượng nhân viên là 25 người được
phân chia thành 4 bộ phận rõ ràng (kế toán, kinh doanh, quản lý kho, hành chính).

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH thương mại Bảo Lan
24
Cơ cấu tổ chức được bố trí và sắp xếp theo các chức năng cụ thể nhằm đảm bảo mục
tiêu cụ thể của công ty. Trưởng các bộ phận sẽ phải chịu trách nhiệm trực về các hoạt
động của phòng ban mình dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của giám đốc điều hành. Họ phải
có trách nhiệm báo cáo lại với giám đốc để đảm báo sự quản lý và vận hành giữa các bộ
phận.
Giám đốc điều hành công ty: Chịu trách nhiệm chung điều hành công ty theo
đúng quy chế tổ chức hoạt động. Giám đốc có quyền tuyển dụng lao động, có quyền
chủ động lập dự án kinh doanh, là đại diện pháp nhân của công ty được quyền tham
gia đàm phám ký kết hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
Bộ phận kế toán: Làm công tác kiểm tra kiểm soát thực hiện các chế độ quản lý kinh
tế, có trách nhiệm quản lý theo dõi toàn bộ nguồn vốn của công ty, có chức năng tham
mưu giúp việc cho giám đốc; Báo cáo tài chính với các cơ quan chức năng của nhà nước;
Quản lý toàn bộ hệ thống kế toán, sổ sách hàng ngày, phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh.
Bộ phận kinh doanh: Chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh; tìm nguồn tiêu
thụ ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ; Nghiên cứu xu thế phát triển của thị trường
để lên kế hoạch đặt hàng với nhà cung cấp và khai thác những mặt hàng tiềm năng.
Bộ phận hành chính: Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy của công ty
hiệu quả trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, trình
độ nhân viên; Tổ chức công tác quản lý hành chính, thực hiện chế độ chính sách đối
cới nhân viên, văn thư lưu trữ.
Bộ phận quản lý kho: Có trách nhiệm quản lý và bảo quản an toàn cho hàng hóa;
Báo cáo về tình hình nhập – xuất – tồn.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty
25

×