I, Sự cần thiết phải phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành prhần ở nước
ta.
Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được Đảng ta đề ra
lần đầu tiên tại Đại hội VI. Có thể nói, đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn
của Đảng, bởi lẽ phát triển kinh tế nhiều thành phần lúc này được coi là một tất
yếu:
- Thời kỳ trước đổi mới, nước ta đang tồn tại nhiều loại trình độ lực lượng sản xuất
khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với
tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì đòi hỏi phải có nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
- Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế ở nước ta là nền kinh tế tập trung, bao cấp.
Kinh tế tập trung, bao cấp được đặc trưng bằng việc nhà nước quản lý nền kinh tế
chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp
đặt từ trên xuống dưới; các doanh nghiệp làm ăn lỗ thì nhà nươc bù, lãi thì nhà
nước thu; các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp nhưng lại ko chiu trach nhiệm về vât chất và pháp lý
dối với các quyết định của mình; quan hệ hàng hóa tiền tệ bị coi nhẹ chỉ là hình
thức quan hệ hiện vật là chủ yếu.nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ "cấp
phát -giao nộp"; bộ máy quản lý cồng kềnh nhiều cấp trung gian hoat đông kém
hiệu quả sinh ra quan liệu phong cách cửa quyền nhưng lai dược hưởng quyền lợi
cao hơn người lao động... Chế độ bao cấp đã trở thành vật cản lớn trên con đường
phát triển của nước ta kéo nước ta, kinh tế khủng hoảng, trì trệ
1
. Lúc này, một tình
thế đặt ra cho đất nước thời bấy giờ là "đổi mới hay là chết”? Đổi mới kinh tế mà
nội dung là phát triển kinh tế nhiều thành phần là sự lựa chọn tất yếu lúc này.
- Nước ta có lực lượng lao động dồi dào (gần 40 triệu lao động) cần cù thông minh
nhưng số người chưa có việc làm còn nhiều, vừa lãng phí sức lao động, vừa gây
1
Trích dữ liệu cụ thể tại PHỤ LỤC
những khó khăn lớn về kinh tế. Trong khi khả năng thu hút lao động của khu vực
kinh tế nhà nước không nhiều thì việc tận dụng, khai thác tiềm năng của các thành
phần kinh tế khác là một giải pháp quan trọng để tăng thêm việc làm cho người lao
động.
- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành
mạnh giữa các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau,
II. Chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
ở nước ta.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn và đầy đủ về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-
1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội đưa ra những quan niệm mới về con
đường, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là quan niệm về công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ; về cơ cấu kinh tế, thừa nhận sự
tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa và thị trường, phê phán triệt để cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp, và khẳng định chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh. Đại
hội chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với những hình thức kinh
doanh phù hợp; coi trọng việc kết hợp lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội; chăm lo
toàn diện và phát huy nhân tố con người, có nhận thức mới về chính sách xã hội.
Đại hội VI được là một cột mốc đánh dấu bước chuyển quan trọng trong nhận thức
của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3-1989), khóa VI, phát triển thêm một bước, đưa ra
quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi
lên chủ nghĩa xã hội, coi “chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến
lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội”.
Đến Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nói rõ hơn chủ
trương này và khẳng định đây là chủ trương chiến lược, là con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi
lên chủ nghĩa xã hội của Đảng khẳng định: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước”
Đại hội VIII của Đảng nêu 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác,
kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân.
Đại hội IX của Đảng xác định, ở nước ta hiện nay, cần phát triển 6 thành phần
kinh tế, tức là ngoài 5 thành phần kinh tế nêu trên, có thêm thành phần kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài và nhấn mạnh các thành phần kinh tế đó đều là bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng phát
triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước cùng với
kinh tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Có
thể nói đây là quá trình đổi mới tư duy kinh tế của Đảng có tầm quan trọng đặc
biệt, nó tạo điều kiện cho mọi cá nhân, đơn vị, tập thể khai thác phát huy mọi tiềm
năng, nội lực, tạo ra một tổng hợp lực thật sự cho việc phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tại Đại hội X (năm 2006), Đảng ta xác định cơ cấu nền kinh tế nước ta gồm năm
thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản
nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Điểm mới ở đây là đã gộp kinh tế cá
thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân thành thành phần kinh tế tư nhân, đồng thời khẳng
định đảng viên được phép làm kinh tế tư nhân. Văn kiện Đại hội X cũng khẳng
định các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau.
Điều này có tác dụng tích cực tạo sự yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh của tất
cả các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế phi nhà nước. Sự phát triển
không đồng đều của lực lượng sản xuất, tính kế thừa trong phát triển, cũng như đặc
điểm cụ thể của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, v.v. quy
định sự tồn tại đa dạng, đan xen của các hình thức sở hữu và tương ứng với đó là
sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay. Trong cơ cấu nền
kinh tế đó, kinh tế nhà nước được Đảng xác định là thành phần đóng vai trò chủ
đạo, các thành phần kinh tế khác góp phần quan trọng trong việc huy động mọi
tiềm năng, nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, phát triển lực lượng sản xuất.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, có những thành phần kinh
tế đã thể hiện tốt vai trò của mình, song cũng có những thành phần kinh tế còn bộc
lộ những hạn chế, yếu kém.
Về kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế này lấy sở hữu công cộng về tư liệu sản
xuất là cơ sở kinh tế. Kinh tế nhà nước không chỉ bao gồm các doanh nghiệp nhà
nước, mà còn bao gồm các tài sản, công cụ kinh tế quan trọng thuộc sở hữu nhà
nước, v.v.. Văn kiện Đại hội X của Đảng xác định rõ: “Kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo, v.v.. Vai trò đó được thể hiện cụ thể: Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí
then chốt ở những ngành, lĩnh vực kinh tế và địa bàn quan trọng của đất nước, các
doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong tiến bộ khoa học công nghệ; kinh tế nhà nước
là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để nhà nước thực hiện chức năng điều
tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế nhà nước
và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc
dân. Mặc dù có vai trò chủ đạo nhưng kinh tế nhà nước lại bộc lộ nhiều yếu kém:
Vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ lệ cao (trên dưới một nửa)
trong tổng đầu tư xã hội nhưng tỷ lệ đóng góp vào GDP không cân xứng chỉ ở mức
37-39% và tạo công ăn việc làm cho khoảng 4,4% của tổng số lao động. Suốt
hàng chục năm khu vực kinh tế nội địa, mà có lẽ chủ yếu là khu vực kinh tế nhà
nước, luôn nhập siêu ở mức cao, khu vực đầu tư nước ngoài lại xuất siêu, nói cách
khác các doanh nghiệp nhà nước đã tiêu dùng và đầu tư hơn mức nó tạo ra rất
nhiều trong thời gian dài. Sự kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước là một
trong những nguyên nhân chính gây bất ổn kinh tế vĩ mô, tăng lạm phát. Đấy là
những con số thống kê biết nói về thành tích của khu vực kinh tế giữ vai trò “chủ
đạo”.
Thực trạng trên là đáng báo động, đòi hỏi cần phải xem xét lại vai trò của thành
phần kinh tế nhà nước, từ đó có biện pháp cải tổ.
Cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể được coi là một thành phần kinh tế của
chủ nghĩa xã hội. Thành phần kinh tế này tồn tại và phát triển dựa trên hình thức sở
hữu tập thể và sở hữu của các thành viên. Sự phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta đòi hỏi phát triển mạnh mẽ và vững chắc thành phần kinh tế này,
bởi như V.I.Lênin đã nhấn mạnh, đó là mô hình dễ tiếp thu nhất của những người
nông dân để tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Rút bài học kinh nghiệm sâu
sắc từ phong trào tập thể hoá trước đổi mới và thực tế những năm đổi mới vừa qua,
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển thành phần kinh tế này, chủ
trương xây dựng các hợp tác xã kiểu mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản
xuất và nhu cầu của các chủ thể sản xuất. Những năm qua, mặc dù được xác định
là cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
tế quốc dân, song sự phát triển của kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế: hoạt động
chưa có hiệu quả, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn lạc hậu, tỷ trọng GDP liên tục giảm.
Do vậy, để kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước thật sự trở thành nền tảng của
nền kinh tế quốc dân, chúng ta cần có những biện pháp tích cực để kinh tế tập thể
phát triển từng bước, vững chắc.
Kinh tế tư nhân bao gồm cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. Nhìn chung, sau hơn
20 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã có bước phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò
ngày càng quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong những năm gần đây, kinh tế
dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm
45,7% GDP (trong đó kinh tế hợp tác đóng góp 6,8%GDP). Như vậy, kinh tế tư