Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Kiểm tra HSG học kì 1 tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57 KB, 3 trang )

Đề thi học sinh giỏi Môn Tiếng Việt Lớp 5
Thời gian làm bài : 90 Phút
I, PHẦN TRẮC NGHIỆM
1, Từ láy có trng nhóm: tươi tốt , mơ màng, mong ngóng, phẳng lặng là:
A, tươi tốt B, mơ màng, C, mong ngóng, D, phẳng lặng
2, Từ cùng nghĩa với “ Hạnh phúc” là:
A, bất hạnh B, may mắn, C, quan tâm, D, khốn khổ
3, Từ “miệng” trong 2 câu sau là từ đồng âm hay nhiều nghĩa :
Cô ấy có cái miệng rất đẹp.
Miệng của cái chai này bé quá.
A, đồng âm B, nhiều nghĩa
4, Chọn một trong các từ ( lỗ , chỗ, vụng) điền vào chỗ chấm:
Áo rách khéo vá hơn lành …… may
II. PHẦN TỰ LUẬN
1,Đặt câu:
a, Một câu có sử dụng cặp từ chỉ quan hệ giả thiết – kết quả.
b, Một câu có sử dụng cặp từ chỉ quan hệ tăng tiến.
2, Xác định trạng ngữ, chủ ngữ , vị ngữ trong các câu sau:
Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng máy
của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi.
B, Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
3, Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ sau và cho biết tục ngữ khuyên ta
điều gì?
Ăn vóc học hay.
4, Cho đoạn thơ :
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu


Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
( Trần Đăng Khoa)
Hãy nêu biện pháp tu từ ( Biện pháp nghệ thuật) và nói rõ nội dung ý
nghĩa của đoạn thơ trên.
7, Trung thu trăng sáng như gương. Em cùng các bạn vui chơi thích thú
dưới ánh trăng đêm rằm. Hãy tả lại cảnh vui chơi đó .
Đáp án- Biểu điểm
I, Phần trắc nghiêm( 4 điển) mỗi câu đúng 1 điểm
Câu 1: B
Câu 2 : B
Câu 3 : B
Câu 4 : vụng
II, Phần tự luận:
Câu 1 : 2( điểm)
a, HS đặt được một câu có sử dụng cặp từ “ Nếu – thì” “Hễ - thì”
b , HS đặt được câu có sử dụng cặp từ : Không những- mà , Không chỉ
- mà
Câu 2 ( 2 điểm)
a, Trong đêm tối mịt mùng ,/ trên dòng sông mênh mông,/ chiếc
TN TN
xuồng máy của má Bảy chở thương binh/ lặng lẽ trôi.
CN VN
b,Ngoài đường,/ tiếng mưa rơi/ lộp độp, tiếng chân người chạy/ lép nhép
TN CN VN CN VN.
Câu 3: 2 điểm: - Ý nghĩa: Có ăn mới có sức, có học mới có hiểu biết.
- Câu tục ngữ khuyên ta chăm chỉ học tập để có kiến
thức hiểu được điều hay lẽ phải ở đời.
- 4, ( 4 điểm)

- Học sinh nêu được biện pháp : điệp ngữ, hình ảnh
đối lập, hình ảnh so sánh.
Câu 5 ( 4,5 điểm)
HS viết được đoạn văn có đầy đủ 3 phần, bố cục rõ ràng đúng thể loại
văn miêu tả cảnh sinh hoạt.
Dùng từ đặt câu chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
( Chữ viết – trình bày : 0.5 điểm )

×