Chế độ chịu trách nhiệm của công ty và thành viên của công ty hợp danh
Lời nói đầu
Công ty hợp danh là một loại hình công ty phát triển cũng khá sớm trên thế giới.
Ở Việt Nam, công ty hợp danh được thừa nhận là một chủ thể kinh doanh trong luạt
doanh nghiệp Việt Nam năm 1999, đánh dấu lần đầu tiên loại hình công ty đối nhân
chính thức, tạo nên một môi trường kinh doanh đa dạng các loại hình để các nhà kinh
doanh lựa chọn. Nhưng những qui định về công ty hợp danh tại luật doanh nghiệp 1999
còn sơ sài và mang tính chung chung. Đến luật doanh nghiệp 2005 thì công ty hợp danh
đã được qui định cụ thể và rõ ràng, tạo điều kiện cho loại hfinh kinh doanh này phát
triển cũng như tạo thuận tiện cho các nhà đầu tư, nhà kinh doanh trong việc áp dụng
pháp luật khi lựa chọn hình thức công ty hợp danh để hoạt động kinh doanh.
Vấn đề về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh và các thành
viên của công ty hợp danh được Luật doanh nghiệp qui định khá rõ song chưa đầy đủ và
việc áp dụng vào thực tế gây nhiều khó khăn cho thành viên hợp danh. Chính vì điều
này mà hình thức công ty hợp danh ở nước ta không được phổ biến nhiều mặc dù nó ra
đời sớm so với các hình thức công ty khác.
Vì vậy, để tìm hiểu hơn nữa các qui định của luật doanh nghiệp về công ty hợp
danh và các thành viên hợp danh trong chế độ chịu trách nhiệm tài sản, em xin mạnh
dạn chọn đề tài về: “Tìm hiểu pháp luật về trách nhiệm tài sản của công ty hợp
danh và thành viên công ty hợp danh. So sánh với pháp luật nước ngoài”.
Trong quá trình tìm hiểu, thu thập tài liệu chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhầm lẫn và
thiếu sót nhất định. Chính vì vậy, em rất mong thày cô thông cảm và bổ sung cho em để
hoàn thành tốt bài làm của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên
Nguyễn thị Luật
1
Chế độ chịu trách nhiệm của công ty và thành viên của công ty hợp danh
Lịch sử hình thành công ty hợp danh trên thế giới
Như bất kì một hiện tượng kinh tế xã hội nào khác của công ty nói chung và công
ty hợp danh nói riêng ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện xã hội nhất
định. Khi xét xử lịch sử hình thành công ty hợp danh không chỉ xét xử sự xuất hiện của
nó với ý nghĩa là sự ghi nhận của pháp luật từng quốc gia, mà phải xem xét nó với ý
nghĩa là sự ghi nhận của pháp luật từng quốc gia, mà phải xem xét nó trong tổng hòa
với các mối quan hệ xã hội và trong mối liên hệ với các loại hình công ty khác trong
lịch sử.
Sự ra đời của công ty nói chung và công ty hợp danh nói riêng là một tất yếu, thể
hiện quy luật khách quan của nền kinh tế hài hòa. Nó không chỉ đáp ứng được nhu cầu
của các nhà đầu tư mà còn là mô hình phù hợp với sự mềm dẻo, năng động của các hoạt
đông kinh tế và tính khốc liệt của các hoạt động cạnh tranh. Công ty hợp danh đã “ hạn
chế” được nguy cơ rủi ro cao của chế độ trách nhiệm vô hạn mà 1 người phải tự ghánh
chịu bằng cách phân tán, chia sẻ rủi ro cho nhiều người.
Tóm lại, sự hình thành và phát triển công ty hợp danh có những đặc trưng riêng.
Có thể khẳng định rằng công ty hợp danh là sản phẩm do các thương gia tạo lập, thực
tiễn khách quan đã minh chứng rằng, sự ra đời của loại hình công ty này là phù hợp,
đáp ứng có hiệu quả yêu cầu của các nhà đầu tư. Nhà nước đã qui định sự tồn tại của
công ty hợp danh bằng các qui chế pháp lý điều chỉnh riêng và ngày một hoàn thiện.
Công ty hợp danh là một dạng của công ty đối nhân là một loại hình doanh
nghiệp phổ biến ra đời sớm so với các loại hình công ty khác ở các nước có loại hình
kinh tế thị trường phát triển, nhưng đối với Việt Nam vấn đề này có thể đã tồn tại trong
thực tế nhưng lại hoàn toàn mới mẻ đối với khoa học pháp lý.
B. Nội dung
I. Khái niệm và đặc điểm về công ty hợp danh
Trên thế giới công ty hợp danh được pháp luật ghi nhận là một loại hình đặc
trưng của công ty đối nhân, trong đó có ít nhất hai thành viên ( đều là cá nhân và là
2
Chế độ chịu trách nhiệm của công ty và thành viên của công ty hợp danh
thương nhân) cùng tiến hành hoạt động thương mại ( theo nghĩa rộng) dưới một hãng
chung ( hay hội danh) và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của
công ty. Thì theo pháp luật Việt Nam đã định nghĩa công ty hợp danh dưới dạng liệt kê
các đặc điểm cơ bản của nó, theo đó đã gộp chung hai loại hình công ty hợp danh như
trên thế giới phân loại là: công ty hợp danh thông thường và công ty hợp danh hữu hạn,
thành một tên gọi duy nhất là “ công ty hợp danh”. Việc luật doanh nghiệp 2005 định
nghĩa công ty hợp danh là doanh nghiệp “ phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu
chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung ( sau đây gọi là thành viên
hợp danh), ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn” (điều 130 luật
doanh nghiệp 2005). Tức là gộp chung hai hình thức công ty hợp danh dưới một tên
chung và một quy chế pháp luật chung.
Có thể thấy khái niệm công ti hợp danh theo luật doanh nghiệp của Việt Nam có
nội hàm của khái niệm công ti đối nhân theo pháp luật các nước. Với qui định về công
ti hợp danh, luật doanh nghiệp đã ghi nhận sự tồn tại của các công ti đối nhân ở Việt
Nam.
Đặc điểm pháp lý cơ bản của công ty hợp danh:
- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ti cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung ( gọi là thành viên hợp danh), ngoài các thành viên hợp
danh, có thể có thành viêm góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về
các nghĩa vụ của công ti.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khỏan nợ của công ti trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ti.
- Công ti hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh.
- Trong quá trình hoạt độnh công ti hợp danh không được phát hành bất kì loại
chứng khoán nào.
3
Chế độ chịu trách nhiệm của công ty và thành viên của công ty hợp danh
II.Trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh
Là một loại hình công ty đối nhân, do vậy công ty hợp danh có đầy đủ đặc tính
của loại hình công ty này. Ngoài một đặc điểm quan trọng là sự liên kết dựa trên cơ sở
độ tin cậy về nhân thân của các cá nhân tham gia và sự góp vốn chỉ là thứ yếu thì chính
đặc điểm không có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và tài sản cá nhân của các
thành viên đã xác lập trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh là vô hạn đối với
các khoản nợ của công ty.
Luật doanh nghiệp 2005 đã công nhận công ty hợp danh là loại hình doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân. Đây là một điểm mới so với luật doanh nghiệp 1999, giúp
cho công ty hợp danh có địa vị và tư cách pháp lý nhất định khi tham gia vào môi
trường kinh doanh và bình đẳng với các loại hình doang nghiệp khác. Luật doanh
nghiệp năm 2005 tại khoản 1 điều 132 có qui định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản
góp vốn của thành viên thành tài sản của công ty để khẳng định tính độc lập về tài sản
của công ty hợp danh với các thành viên tạo ra nó. Tuy nhiên, luật doanh nghiệp lại
đồng thời qui định chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh đối với các
nghĩa vụ của công ty. Chế độ này được hiểu là thành viên hợp danh chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Cụ thể hơn, đối với những
khoản nợ của công ty, thành viên hợp danh có nghĩa vụ chịu trách nhiệm thanh toán hết
số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công
ty. Như vậy, thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình, không kể là tài sản đã chuyển quyền sở hữu cho công ty hay tài sản của cá nhân
không đưa vào tài sản công ty.( tr49. Một số vấn đề pháp lý về công ty hợp danh theo
qui định của pháp luật VN hiện hành- Nguyễn Thái Trường)
Luật doanh nghiệp Việt Nam chia chế độ chịu trách nhiệm của các thành viên
thành hai loại đó là chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới của các thành viên hợp danh
và chế độ trách nhiệm hữu hạn của các thành viên góp vốn. Theo đó, thành viên hợp
4
Chế độ chịu trách nhiệm của công ty và thành viên của công ty hợp danh
danh trong công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty, còn
thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty.
Có thể thấy rằng, trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh có tính ràng
buộc chặt chẽ trong mọi quan hệ. Bên thứ ba khi giao dịch với công ty không những
được đảm bảo bằng tài sản riêng của công ty mà mà còn được đảm bảo bằng tài sản
riêng của mỗi thành viên. Mặt khác, khi các thành viên hợp danh đều phải chịu trách
nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty thì đương nhiên họ có quyền bình đẳng trong
việc điều hành công ty và quyền đại diện công ty. Do vậy, sự liên kết trong công ty hợp
danh phải dựa trên sự tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia, sự góp vốn chỉ
là yếu tố thứ yếu. Chính nhu cầu xác lập chế độ chịu trách nhiệm vô hạn cho các thành
viên hợp danh của công ty hợp danh và tính chất của sự liên kết giữa các thành viên này
đã không cho phép thực hiện nguyên tắc tách bạch tài sản giữa công ty và các thành
viên hợp danh của công ty.
Pháp luật các nước hầu hết đều thừa nhận công ty hợp danh là một chủ thể kinh
doanh song đều quy định loại hình công ty này không có tư cách pháp nhân. Điều này
có nghĩa là các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
không chỉ bằng tài sản góp vào công ty mà còn bằng tài sản riêng của chính mình. Có
thể hiểu rằng, công ty hợp danh vừa là chủ thể pháp luật nhưng cũng không hoàn toàn là
chủ thể pháp luật độc lập mà luôn nằm trong mối quan hệ liên đới giữa công ty và các
thành viên với nhau.
Nói cách khác, chế độ trách nhiệm của công ty hợp danh là chế độ chịu trách
nhiệm cá nhân của các thành viên trong công ty về các khoản nợ của công ty trong điều
kiện công ty không có tài sản riêng tách bạch với tài sản của các thành viên để thực hiện
các khoản nợ của chính mình.
III. Chế độ chịu trách nhiệm của các thành viên của công ty hợp danh
1. Chế độ chịu trách nhiệm đối với các thành viên hợp danh
5
Chế độ chịu trách nhiệm của công ty và thành viên của công ty hợp danh
Thành viên hợp danh là loại thành viên cơ bản trong công ty hợp danh, là điều
kiện cần thiết và tiên quyết cho sự ra đời của công ty hợp danh. Đối với Việt Nam,
muốn thành lập công ty hợp danh phải có ít nhất là 2 thành viên hợp danh. Thành viên
hợp danh phải là cá nhân. Điểm b khoản 1 điều 130 luật doanh nghiệp 2005 qui định “
thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
các nghĩa vụ của công ty”.
Như vậy, với yếu tố là tính chất cơ bản, quyết định sự tồn tại của công ty hợp
danh, chế đô trách nhiệm cá nhân của các thành viên công ty được xác lập ở các nội
dung sau:
Thứ nhất, chế độ trách nhiệm của các thành viên hợp danh trong công ty hợp
danh là trực tiếp. Các thành viên hợp danh của công ty đều phải chịu trách nhiệm liên
đới và vô hạn đối với các khoản nợ của công ty do đó các chủ nợ có quyền yêu cầu trực
tiếp bất kì thành viên nào của công ty thanh toán các khỏan nợ của công ti với chủ nợ.
Mặt khác, các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản của mình ( tài sản đầu tư
vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ti.
Trách nhiệm liên đới ở đây được hiểu là trách nhiệm liên đới giữa các thành viên
hợp danh với nhau. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là các thành viên hợp danh có bị trách
nhiệm liên đới với công ty hay nói cách khác, các chủ nợ có quyền kiện đòi nợ đối với
các thành viên hợp danh mà không cần kiện công ty hợp danh trước hay không. Ở một
số nước quy định chủ nợ không nhất thiết phải kiện công ty trước khi kiện thành viên.
Khi thực hiện quyền yêu cầu của mình chủ nợ có quyền lựa chọn xem xét trước hết
mình cần kiện công ty hay kiện một hoặc nhiều thành viên hợp danh của công ty. Nếu
chủ nợ muốn thỏa mãn bằng tài sản của công ty thì chủ nợ có phải kiện công ty hợp
danh, ngược lại, chủ nợ phải kiện riêng thành viên hợp danh của công ty nếu chủ nợ
muốn được trả nợ bằng tài sản riêng của thành viên.
Trách nhiệm liên đới giữa các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh thể
hiện ở chỗ khi một thành viên hợp danh thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ
6