ĐỀ BÀI 21: Tìm hiểu pháp luật về trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh
và thành viên công ty hợp danh. So sánh với pháp luật của Pháp.
Công ty hợp danh là một loại hình công ty đối nhân. Nó mang bản chất đối
nhân nghĩa là trong công ty đó có sự liên kết của những thành viên dựa trên sự tin
cậy về nhân thân trong gia đình hay dòng họ, bạn bè, những người quen biết lâu
năm… cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh dưới một hãng chung và cùng
liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty
.
. Với loại hình công ty này, pháp luật Pháp và Việt Nam có những quy chế
pháp lý giống nhau và cũng có nhiều điểm khác biệt đề điều chỉnh chúng.
* Những điểm giống nhau:
Pháp luật của hai nước đều công nhận công ty hợp danh là một loại hình
doanh nghiệp (sociétes commerciales) mà bản chất của nó là đối nhân và quy định
phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung (là thành viên hợp danh). Đồng thời cũng quy định,
trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty hợp danh không được phát hành
bất kì loại hình chứng khoán nào
i
. Các thành viên hợp danh trong công ty phải
cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn…
Bên cạnh đó, pháp luật hai nước cũng coi thành viên hợp danh của công ty
đương nhiên có tư cách thương nhân. Có nghĩa là đồng thời với việc trở thành
thành viên công ty hợp danh thì các thành viên có ngay tư cách thương nhân mà
không qua bất cứ một thủ tục đăng ký nào khác. Như vậy, một thành viên hợp
danh vừa có thể cống hiến cho công ty hợp danh trong một nỗ lực chung, các
thành viên khác vừa có thể tự mình tiến hành các hoạt động thương mại của riêng
mình
ii
* Những điểm khác biệt:
1
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 quan niệm về công ty hợp
danh có nhiều điểm khác biệt so với quy định trong Luật thương mại của Pháp
năm 1807 đến nay vẫn còn hiệu lực pháp lý
1. Về định nghĩa công ty hợp danh: Điều 220- 1 Bộ luật thương mại Cộng
hòa Pháp 1807 định nghĩa: “công ty hợp danh là một hội đoàn thành lập giữa hai
người hay một số người nhiều hơn để làm thương mại dưới một hội danh”
iii
. Luật
thương mại Pháp không xếp công ty hợp danh vào cùng nhóm với công ty hợp
vốn đơn giản. Như vậy theo luật thương mại Pháp có thể nói công ty hợp danh
vẫn giữ nguyên được bản chất của công ty đối nhân điển hình. Và bản chất đối
nhân này tạo ra chế độ trách nhiệm vô hạn hoàn toàn không có ngoại lệ đối với
bất cứ thành viên nào của công ty. Đó cũng là điểm phân biệt chủ yếu nhất giữa
loại hình công ty này và các công ty mà thành viên có chế độ trách nhiệm hữu
hạn hoặc hỗn hợp. Còn theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 thì quy định:
“Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ
sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung”. Nghĩa là
công ty hợp danh có thể là công ty hợp vốn đơn giản. Từ định nghĩa trên, công ty
hợp danh có những đặc điểm pháp lý cơ bản khác so với quy định của pháp luật
Pháp.
2.Về địa vị pháp lý: Tại khoản 2 Điều 130 Luật doanh nghiệp Việt Nam
năm 2005 quy định: “Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” trong khi Pháp luật pháp lại không
thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh (Non personne morale de
droit privé)
iv
. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do pháp luật Pháp quy định công
ty hợp danh có tính chất đối nhân tuyệt đối
v
. Không thừa nhận công ty hợp vốn là
một loại của công ty hợp danh như theo quy định của pháp luật Việt Nam.
* Về thành viên công ty: Do tính chất đối nhân tuyệt đối tại quy định của
Pháp về công ty hợp danh cho nên sự thay đổi thành viên trong công ty hợp danh
2
thường khó khăn. Thành viên không được rút khỏi công ty, không được chuyển
nhượng vốn của mình cho người khác, tư cách thành viên cũng không thể để lại
làm tài sản thừa kế do gắn liền với nhân thân. Khi một thành viên muốn xin ra
khỏi công ty thì thì phải chờ đến khi công ty giải thể; đối với công ty có 2 thành
viên, khi một thành viên chết công ty buộc phải giải thể
vi
. Sở dĩ có những quy
định khắt khe như vậy về nhân sự đối với loại hình công ty này bởi vấn đề nhân
sự quyết định hầu hết sự tồn tại hay không của công ty. Trong khi luật doanh
nghiệp Việt Nam 2005 quy định công ty hợp danh có thể có hai loại thành viên:
thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Việc thay đổi thành viên cũng không
phải dễ dàng nhưng không quá khắt khe như quy định của luật pháp Pháp. Ví dụ:
chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty nếu
được đồng ý do chế độ chịu trách nhiện liên đới đối với các thành viên hợp
danh…
* Về chế độ trách nhiệm đối với mỗi loại thành viên: Theo Bộ luật thương
mại Cộng hòa Pháp thì căn cứ phân biệt chủ yếu các loại công ty là dựa vào trách
nhiệm của các thành viên: Công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty hợp vốn
và công ty trách nhiệm hữa hạn. Trong đó, công ty hợp danh là công ty mà mỗi
thành viên trong công ty chịu trách nhiệm vô hạn (nghĩa là bằng tất cả tài sản của
họ) và liên đới đối với tất cả các khoản nợ của công ty do công ty hợp danh có
bản chất đối nhân tuyệt đối
vii
. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại quy định công ty
hợp danh có thể có 2 loại thành viên như phân tích trên nên kèm theo đó là hai
chế độ trách nhiệm cũng có sự khác nhau đối với mỗi loại thành viên. Thành viên
hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ của công ty, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
viii
.
Như vậy, qua tìm hiểu khái quát đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh có
bản chất đối nhân nhưng ở hai hệ thống pháp luật khác nhau Việt Nam và Cộng
3
hòa Pháp có những quy định không giống nhau. Điều này thể hiện thái độ của
từng nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này.
4
i
Xem Thương nhân theo pháp luật thương mại Việt Nam dưới góc độ so sánh với pháp luật thương mại
cộng hoà Pháp : Luận văn thạc sĩ Luật học / Nguyễn Tiến Diện; Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn
Viết Tý, GS. Herve Lecuyer . - H., 2004- tr. 37
ii
Xem Công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam : Khoá luận tốt nghiệp / Đặng Gia Kiên; Người hướng
dẫn: ThS. Hoàng Minh Chiến . - H., 2007 . – tr 23
iii
Xem Thương nhân theo pháp luật thương mại Việt Nam dưới góc độ so sánh với pháp luật thương mại
cộng hoà Pháp : Luận văn thạc sĩ Luật học / Nguyễn Tiến Diện; Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn
Viết Tý, GS. Herve Lecuyer . - H., 2004-tr.29
iv
Xem Cần quy định hợp lý về công ty hợp danh / PGS.TS. Đỗ Văn Đại // Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
Văn phòng Quốc hội, Số 6/2005, tr. 52 – 55
v
Xem />menuid=515&parent_menuid=421&fuseaction=3&articleid=1838
vi
Xem Giáo trình luật so sánh. Trường Đại học Luật Hà Nội Trần Quốc Hoàn chủ biên NXB.
CAND2007 tr 137
vii
Xem Hưỡng hoàn thiện pháp luật liên quan đến công ty hợp danh ở Việt Nam hiện nay / ThS. Vũ Đặng
Hải Yến // Tạp chí Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 03/2004
viii
Xem Điểm b,c Khoản 2, Điều 130 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005
Ngoài ra còn tham khảo:
1. Giáo trình luật thương mại. Tập 1 / Trường Đại học Luật Hà Nội ; Nguyễn Viết Tý chủ biên, ... [et
al.] . - H. : Công an nhân dân, 2008 tr-116-118
2. Cần quy định hợp lý về công ty hợp danh / PGS.TS. Đỗ Văn Đại // Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Văn
phòng Quốc hội, Số 6/2005, tr. 52 – 55
3. />