Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tác động của việc gia nhập WTO tới việc hoàn thiện thể chế và pháp luật ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.3 KB, 22 trang )

Tác động của việc gia nhập WTO tới việc hoàn thiện thể chế và pháp luật ở
Việt Nam
Mục lục
Trang
Mở đầu
Phần I Giới thiệu chung về WTO
1. Tổ chức thương mại thế giới WTO
2 Yêu cầu của WTO với pháp luật Việt Nam
Phần II Hoàn thiện thể chế và pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của
WTO và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Cơ sở thực hiện
1.1. Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ chính trị
1.2. Nghị quyết 71/2006/QH11 về phê chuẩn nghị định thư gia nhập hiệp
định thành lập tổ chức thương mại thế giới WTO của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. Lộ trình thực hiện các cam kết trước khi Việt Nam là thành viên
của WTO
3. Thời kì hậu WTO
4. Những tác động mà WTO mang lại về mặt thể chế và pháp luật
5. Một số hạn chế trong quá trình hoàn thiện thể chế và pháp luật
1
6. Một số giải pháp hoàn thiện thể chế và pháp luật Việt Nam
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
2
Mở đầu
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn
cầu, trong đó ưu tiên thực hiện các công việc theo yêu cầu gia nhập WTO. Đồng thời tiến
hành đẩy mạnh hội nhập đa dạng hóa, đa phương hóa trên tất cả các cấp độ thế giới, khu
vực và song phương. Những nỗ lực hội nhập kinh tế trên tất cả các cấp độ như vậy đã
mang lại các thành quả rất đáng khích lệ trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Tuy


nhiên, trước những yêu cầu của tình hình mới, tiến trình thực hiện các cam kết hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức do phải tiến
hành đồng thời các lộ trình cam kết theo nhiều cấp độ khác nhau.
Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO từ năm 1995, trải qua rất nhiều vòng đàm
phán đa phương lẫn song phương chúng ta đã thực hiện rất nhiều nhượng bộ và các cam
kết cần thiết cho phù hợp với chuẩn mực chung của quốc tế. Bên cạnh các cam kết về kinh
tế thì các cam kết về lập pháp và cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng
theo cơ chế thị trường được Việt Nam đặc biệt coi trọng. Theo đó hàng loạt các luật, pháp
lệnh, nghị quyết được ban hành trước yêu cầu của cộng đồng quốc tế và bản thân các
doanh nghiệp trong nước khi bước ra biển lớn. WTO mang lại tác động kép tới pháp luật
và thể chế của nước ta, thúc đẩy hoàn thiện lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Đáp ứng đòi hỏi của quá trình đàm phán gia nhập WTO, Quốc hội ta đã phải ban
hành 65 luật và pháp lệnh. Chỉ riêng năm 2005 đã có 25 luật và pháp lệnh, những văn bản
pháp lý mới nhất có liên quan trực tiếp đến các nghĩa vụ thành viên của Việt Nam được gửi
đến Ban thư ký WTO.
Trong kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư gia nhập
WTO của Chính phủ có các Phụ lục đính kèm đề cập đến các nội dung áp dụng trực tiếp
cam kết của Việt nam liên quan đến 6 văn bản Luật và danh mục các văn bản quy phạm
3
pháp luật cần sửa đổi, bổ sung theo lội trình mà ta đã đàm phán được, liên quan đến 6 văn
bản luật và 1 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Rõ ràng là một trong những thách thức lớn nhất khi gia nhập WTO là sự thử thách
về chất lượng pháp luật và năng lực thể chế. Giờ đây, thực hiện những cam kết không
những là nghĩa vụ mà còn là danh dự quốc gia. Thực chất những cam kết với quốc tế
không là gì khác ngoài những ràng buộc về pháp luật của đất nước và luật của quốc tế.
Bài tiểu luận dưới đây, em tìm hiểu về “tác động của việc gia nhập WTO tới việc
hoàn thiện thể chế và pháp luật ở Việt Nam”.
Để môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện, thì việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện
công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO là cần thiết

4
I. Giới thiệu chung về WTO và yêu cầu của WTO với pháp luật Việt
Nam
1. Tổ chức thương mại thế giới WTO
Tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization) là tổ chức hợp tác
kinh tế lớn nhất toàn cầu, tới nay đã thu hút hơn 150 quốc gia và vũng lãnh thổ tham gia.
Tiền thân của WTO chính là hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT (General
agreement on Tarifs and Trade). Hiệp định này ra đời vào năm 1947 với 38 điều khoản chủ
yếu lấy từ phần IV hiến chương La Havanne. Đây là cơ chế duy nhất điều chỉnh quan hệ
thương mại toàn cầu. Trong quá trình hoạt động của mình GATT đã bộc lộ nhiều vướng
mắc và hạn chế trong giải quyết các tranh chấp và tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng
giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Với mục đích tăng cường nền kinh tế
thế giới và thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng việc làm và thu nhập trên thế giới, các nước
trên thế giới vẫn không thôi tìm các nỗ lực để phục hồi hiến chương La Havanne và thành
lập ITO (International Trade Organization). Cuối cùng trải qua nhiều vòng đàm phán tưởng
như bế tắc, tới vòng đàm phán Uruguay là vòng đàm phán thứ tám, cuối cùng các quốc gia
tham dự hội nghị bộ trưởng về mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ đã nhất chí
thông qua thỏa thuận Marrakesh ngày 15/4/1994 tại Marốc thành lập tổ chức thương mại
thế giới WTO.
Tổ chức thương mại thế giới WTO là cơ quan quốc tế duy nhất giải quyết các qui
định về thương mại giữa các quốc gia với nhau. Nội dung chính của WTO là các hiệp định
được hầu hết các nước tham gia đàm phán ký kết. Các văn bản này qui định các cơ sở pháp
lý làm nền tảng cho thương mại quốc tế giúp cho các nhà sản xuất kinh doanh hàng hóa
dịch vụ, các nhà xuất nhập khẩu có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn.
2. Yêu cầu của WTO với pháp luật Việt Nam
WTO là một luật lệ quốc tế chung được các nước thành viên cùng nhau ký kết. Nó
đề ra những quy tắc quốc tế về thương mại và đảm bảo các nước thành viên phải thực hiện
5
các nguyên tắc đó. Đặc trưng của các quyết định và qui tắc của WTO là nó có hiệu lực bắt
buộc tất cả các thành viên có khả năng làm cho mọi thành viên có nghĩa vụ bắt buộc phải

thực hiện. Điều XVI Khoản 4 Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO quy định: “ Mỗi
thành viên phải đảm bảo sự thống nhất của các luật, các quy định dưới luật và những quy
tắc hành chính của nước mình với các nghĩa vụ của mình được quy định trong các Hiệp
định của WTO. Bất cứ một nước thành viên nào một khi đã thừa nhận các hiệp định WTO
và những hiệp định phụ khác của WTO thì nước đó cần thiết phải đuều chỉnh hay chuyển
các quy định pháp luật và các thủ tục hành chính của mình theo các quy định của WTO.
Để gia nhập WTO, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, Việt
Nam phải đáp ứng yêu cầu của các nước đối tác là thành viên trong WTO. Các nước này
luôn đòi hỏi, yêu cầu Việt Nam thực hiện nhanh, tích cực và chủ động hơn việc đổi mới,
cải cách, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách trong nước. Vì thế, WTO có tác động
thúc đẩy cải cách. WTO như một chất xúc tác, cộng hưởng với yêu cầu trong nước, tăng
gia tốc cho quá trình đổi mới, cải cách. . Khi mà đất nước đã là thành viên của những tổ
chức quốc tế đều phải tuân theo những tiêu chuẩn của tổ chức đó chứ không thể như trước
đây, khi chưa phải là thành viên. Và hoàn thiện về pháp luật cũng như cải cách về hành
chính là điều kiện thiết yếu để chúng ta tối đa hoá các lợi ích của quá trình hội nhập và
cũng là công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, các mục tiêu phát triển thiên niên
kỷ của nước ta. Một chi tiết nhỏ chưa hoàn thiện của hệ thống luật pháp cũng có thể ảnh
hưởng không nhỏ đến quyền lợi của hàng trăm doanh nghiệp và đất nước trong sân chơi
WTO.
WTO không đòi hỏi cụ thể là Việt Nam phải hoàn tất việc sửa đổi và ban hành mới
luật. Vấn đề là Việt Nam phải chứng minh và làm cho họ tin tưởng rằng mình quyết tâm
thực hiện đổi mới để phù hợp hơn với luật pháp quốc tế. Quyết tâm đó thể hiện qua những
chương trình hành động cụ thể, trong đó có chương trình lập pháp. Những cam kết gia
nhập WTO như một mức chuẩn về nền kinh tế thị trường được đông đảo cộng đồng thế
giới chấp nhận. Việt Nam có thể căn cứ trên yêu cầu của các nước để soi vào. Việc đổi
mới hệ thống pháp luật không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân bên ngoài đem lại mà
6
là sự hối thúc bên trong của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình đàm phán, ký kết
và thực thi các cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết gia nhập WTO, chúng ta nhìn thấy sự
phù hợp giữa yêu cầu của đổi mới trong nước với những yêu cầu của cam kết gia nhập

WTO. Nhìn chung có sự gặp nhau giữa đòi hỏi, nhu cầu đổi mới, cải cách trong nước và
sức ép từ bên ngoài do hội nhập mang lại.
WTO chính là động lực để thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách và pháp luật trong
nước. Việt Nam đã tận dụng rất tốt vai trò đòn bảy này của WTO. Việt Nam là một nền
kinh tế chuyển đổi, đang trong quá trình chuyển từ kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao
cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy phải hoàn thiện hệ
thống luật pháp, phải đưa ra được chủ trương, chính sách tốt và kịp thời, đồng thời, phải
nâng cao năng lực thể chế, xây dựng bộ máy đủ sức mạnh thực thi các chủ trương, chính
sách ấy có hiệu quả. Cải cách hành chính, xóa bỏ tiêu cực, trước hết là tập quán xin - cho,
làm trong sạch bộ máy các cấp... đó là sự trợ giúp "đúng luật" để hỗ trợ các doanh nghiệp
nâng cao năng lực cạnh tranh.
II. Hoàn thiện thể chế và pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của WTO và
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Cơ sở thực hiện
1.1. Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ chính trị
Việc cải cách hệ thống pháp luật Việt Nam được Bộ chính trị để ra trong Nghị
quyết 48 về chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020. Trước yêu cầu minh bạch hóa hệ thống pháp luật Bộ chính trị chỉ đạo phải
xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đẩy nhanh tiến độ
và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, bảo đảm tốt hơn tính dân chủ, pháp chế, công
khai, minh bạch của hệ thống pháp luật; trong đó, các đạo luật ngày càng giữ vị trí trung
tâm, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hoàn thiện pháp luật về quy trình xây dựng,
ban hành và công bố văn bản quy phạm pháp luật thống nhất cho cả Trung ương và địa
phương, theo hướng Quốc hội ban hành luật, giảm dần việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
7
ban hành pháp lệnh; Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thi hành luật; hạn chế
dần thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.
Bộ chính trị trọng tâm hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, thương mại. Xây
dựng pháp luật về sở hữu và tự do kinh doanh, tạo môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng, phù hợp với các nguyên tắc của WTO. Xây dựng khung pháp lý chung

cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xóa bỏ độc quyền, đặc quyền về kinh
doanh, từng bước thống nhất pháp luật áp dụng với đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài. Ngoài ra, pháp luật về sở hữu trí tuệ, mở cửa thị trường bất động sản, thị trường tài
chính cũng được yêu cầu sửa đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế thế giới.
Nhìn chung Nghị quyết 48 đã tạo lập thêm cơ sở vững chắc, thể hiện quyết tâm cao
của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong việc đàm phán, gia nhập WTO, coi đây là nhiệm vụ
chiến lược hàng đầu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong dó hoàn thiện thể chế,
chính sách, pháp luật là ưu tiên hàng đầu.
1.2. Nghị quyết 71/2006/QH11 về phê chuẩn nghị định thư gia nhập hiệp định
thành lập tổ chức thương mại thế giới WTO của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
Nghị quyết này quy định những việc mà các Bộ ngành phải thực hiện cho phù hợp
với các cam kết của Việt Nam với WTO, yêu cầu rà soát các cam kết để có hướng sửa đổi,
bổ sung, ban hành mới văn bản luật. Các cam kết này được thể hiện khá rõ nét qua Báo cáo
của ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Đơn cử như tại đoạn 157 của báo cáo
này có khẳng định rằng ngay từ khi gia nhập, Việt Nam sẽ áp dụng thuế nhập khẩu trên cơ
sở MFN (nguyên tắc tối huệ quốc) cho tất cả các quốc gia và lãnh thổ hải quan là thành
viên WTO và sẽ áp dụng quyền tăng thuế nhập khẩu phù hợp với các quy định của WTO
và các cam kết của Việt Nam trong WTO. Hay tại đoạn 198: Việt Nam đảm bảo các luật,
quy định và các biện pháp khác liên quan đến thuế và phí nội địa đánh thuế trên hàng nhập
khẩu, ngọai trừ rượu bia sẽ phù hợp với các nghĩa vụ của Việt Nam trong WTO.
8

×