Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

một số biện pháp phát triển vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.76 KB, 82 trang )

Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã chuyển sang mét giai
đoạn phát triển mới với tính quốc tế hoá ngày càng cao. Sù giao lưu kinh tế và
hợp tác quốc tế đã liên kết các quốc giá có chế độ chính trị khác nhau thành một
thị trường thống nhất.
Cùng với xu hướng đó, Việt Nam đang đi tới một bước ngoặt hướng tới
một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tham gia toàn diện trên thị trường vốn,
đầu tư và thương mại thế giới. Việt Nam đã tiến đến một trang lịch sử của mình.
" Đổi mới " một từ ngắn gọn được sử dụng rộng rãi để mô tả quá trình chuyển
đổi của Việt Nam từ một cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa trên chế độ
công hữu là chủ yếu sang một nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của
nhà nước, đã tạo nên một sự ảnh hưởng mạnh mẽ trong và ngoài nước, ảnh
hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Kết quả là
các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ được đẩ mạnh đáp ứng nhu cầu xã
hội.
Đi lên cùng với quá trình đổi mới, ngành Hàng không dân dụng Việt
Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến đáng khích lệ với đội
ngũ máy bay đang từng bước hiện đại hoá và lớn mạnh, các dịch vụ không
ngừng được hoàn thiện, mạng đường bay ngày càng được mở rộng, nâng cao
tần suất vận chuyển hành khách và hàng hoá. Ngành Hàng không dân dụng
như là nhịp cầu nối liền Việt Nam và phần còn lại của thế giới một cách nhanh
nhất, tiện lợi nhất, đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị, ngoại
giao và sự đi lại của công dân. Đây cũng làm một ngành kinh tế đóng góp nhiều
ngoại tệ cho ngân sách nhà nước và là lực lượng dự bị quân sự quốc gia vô
cùng quan trong của đất nước.
Với vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn, sự phát triển và lớn mạnh của
ngành Hàng không ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên Hàng không dân dụng là một ngành kinh tế kỹ thuật còn rất non trẻ,
với quy mô còn quá nhỏ so với hàng không trong khu vực cũng như trên thế


Trang
1
Chuyên đề thực tập
giới, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường hàng không trong nước và quốc
tế, nhất là trong giai đoạn trước mắt khi Việt Nam đang tăng cường thiết lập
quan hệ với các nước trên thế giới, khách quan nước ngoài đến ngày một gia
tăng, buôn bán thương mại giữa các nước với Việt Nam đặc biệt là các hoạt
động đầu tư, xuất nhập khẩu tăng nhanh. Do vậy nhu cầu vận tải đường hàng
không phải được phát triển ngày càng lớn để đảm bảo vận chuyển hành khách
và hàng hoá đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành,
hàng không quốc gia Việt Nam vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định như:
- Năng lực cạnh tranh của hãng còn thấp do khả năng tài chính còn hạn
hẹp, còn lúng túng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
- Công nghệ và không gian phục vụ đang là sức Ðp lớn đối với Hãng
hàng không Quốc gia Việt Nam hiện nay và trong thời tới.
- Sức thu hút hành khách đến với mạng nội địa hiệu quả đạt được còn
thấp do hạn chế bởi cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, cũ kỹ ảnh hưởng đến
việc mở mạng bay, lập lịch bay và chất lượng dịch vụ của hãng.
Với vấn đề đặt ra như trên, nhằm góp phần nhỏ bé vào hoạt động kinh
doanh của Tổng công ty, kết hợp với nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp tôi chọn đề
tài :
" Một số biện pháp nhằm phát triển vận tải hàng không Việt Nam đến
năm 2005 - 2010 ".
* Mục đích của đề tài : Phân tích hoạt động kinh doanh vận tải hàng
không để nhận thức được tầm quan trọng của ngành đối với phát triển kinh tế
quốc dân. Đánh giá nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải
hàng không từ đó phân tích khả năng phát triển hoạt động kinh doanh vận tải
hàng không trên cơ sở những kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không
của Tổng công ty trong những năm qua, rót ra những phương hướng biện

pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của
Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Trang
2
Chuyên đề thực tập
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu của đề tài là quá trình phát triển ngành hàng không Việt Nam, tập trung
chủ yếu vào những lĩnh vực hoạt động vận tải hàng không và lấy Tổng công
ty hàng không Việt Nam làm đối tương khảo sát, nghiên cứu, trên cơ sở các
tài liệu và số liệu được vụ cơ sở hạ tầng thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thu
thập và tổng hợp lại từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
* Phương pháp nghiên cứu : Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu phận tích biện chứng và lịch sử gắn lý luận với thực tiễn, đặc biệt là
phương pháp so sánh để luận giải, khái quát và phân tích thực tiễn theo mục
đích của đề tài.
* Kết cấu của đề tài : Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu
tham khảo chuyên đề chia thành 3 phần :
Phần I : Ngành hàng không trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội.
Phần II : Quá trình phát triển của vận tải hàng không và thực
trạng hiện nay.
Phần III : Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển vận tải hàng không Việt Nam
PHẦN I
NGÀNH HÀNG KHÔNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT
I. VAI TRÒ CỦA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
1. Ngành giao thông vận tải với phát triển kinh tế

Giao thông vận tải là một trong những ngành trọng yếu của nền kinh
tế quốc dân. Đó là ngành sản xuất đặc biệt, nó đặc biệt ở chỗ lúc này thì nó
thể hiện tính chất sản xuất, lúc khác thể hiện tính chất dịch vụ. Sự tồn tại và

Trang
3
Chuyên đề thực tập
phát triển của ngành gia thông vận tải có tác động rất lớn đối với sự phát
triển chung của nền kinh tế.
Vận tải trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng gắn liền với quá trình phát
triển của xã hội, nó có tác dụng làm thúc đẩy sự lưu thông các sản phẩm hàng
hoá. Một mặt giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư, máy móc,
kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và đưa
các sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh đến với thị trường tiêu thụ,
giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Mặt khác giao thông vận tải
còn có ý nghĩa về mặt quốc phòng mở rộng các mối quan hệ phân công và
hợp tác lao độn, hợp tác quốc tế, ổn định giá cả, góp phần phát triển văn hoá
và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
Các mối liên hệ kinh tế - xã hội giũa các địa phương được thực hiện
nhờ mạng lưới giao thông giao thông vận tải, thúc đẩy hoạt động kinh tế -
văn hoá ở những vùng nói xa xôi, củng cố sự thống nhất của nền kinh tế giữa
các nước trên thế giới.
Giao thông vận tải bao gồm rất nhiều loại hình vận tải khác nhau. Mỗi
loại hình vận tải gắn liền với những đặc trưng cơ bản của nó về điều kiện
cũng như phương tiện phục vụ. Đặc biệt ở Việt Nam hiện nay chỉ có ba loại
hình vận tải chính.
a) Vận tải đường sắt :
Hệ thống đường sắt Việt Nam bắt đầu được xây dựng vào năm 1881.
Qua 116 năm xây dựng và trưởng thành đến nay ngành đường sắt Việt Nam
đã cơ mạng lưới rộng lớn với chiều dài 3000 Km nối liền với các khu dân cư

các trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá, thương mại và du lịch, dịch vụ của
cả nước.
Ngoài hệ thống cầu đường, hầm, nhà ga, thông tin, tín hiệu đường sắt
Việt Nam còn có một khối lượng phương tiện vận tải lớn bao gồm : 426 đầu
máy các loại với tổng công suất là 365.420 CV, 6568 toa xe, trong đó có
1056 toa xe chở khách và 5530 toa xe chở hàng cùng với đội ngũ công nhân
viên đông đảo, gần 43000 người.

Trang
4
Chuyên đề thực tập
b) Vận tải đường bộ :
Theo thống kê cuối năm 1996 của Bộ Giao thông vận tải, tổng độ dài
của đường bộ nước ta là 106048 Km, trong đó có 11353 Km quốc lộ chiếm
10,7%, mạng lưới đường bộ phân bố khá hợp lý từ Bắc - Nam, lấy các tụ
điÓm là thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh làm hai tụ điểm chính toả
các giao lộ đi các tỉnh lân cận.
Theo đánh giá, chất lượng đường bộ của chúng ta rất thấp, đường tốt
chỉ chiếm 7,1% tổng chiều dài, đường trung bình chiếm 5,2% còn lại đường
xấu và rất xấu. Ngoài ra, quốc lộ còn quá nhiều cầu trạm, lại phải qua lắm
phà rất mất nhiều thời gian.
Vận tải đường bộ chiếm ưu thế hơn các loại vận tải khác nhất là các
đoạn đường ngắn. Từ khi chuyển sang kinh tế nhiều thành phần, một trong
những ngành mà tư nhân chú trọng đầu tư là vận tải đường bộ. Số lượng giao
thông đường bộ tăng lên. Tổng số trong nước có hơn một triệu ôtô các loại
trong đó xe con chiếm 14,6%, xe chở khách chiếm 10,6%, xe hàng chiếm
32,7%.
Trong điều kiện đất nước hiện nay thì vận tải đường bộ vẫn là hình
thức vận tải thuận tiện bậc nhất cho đa số tầng lớp nhân dân, là phương tiện
tham gia rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế đất nước.

c) Vận tải đường không :
Đây là phương tiện vận tải mà trong bài viết này chúng ta cần quan
tâm nghiên cứu và xem xét. Cùng với trào lưu đổi mới của đất nước, ngành
hàng không đã có những bước tiến đáng kể. Lịch sử xây dựng và trưởng
thành phát triển của hàng không Việt Nam được đánh dấu bước khởi đầu
bằng sự kiện tiếp quản sân bay Gia Lâm vào tháng 10/1954. Vượt qua bao
khó khăn về mọi mặt, hiện nay với cơ sở vật chất kỹ thuật khong ngừng tăng
lên, hàng không Việt Nam đã trở thành tiêu chuẩn cho sự phát triển trong
hoàn cảnh đổi mới của đất nước. Với vai trò là một ngành kinh tế - kỹ thuật
mũi nhọn, sự phát triển của ngành hàng không có ảnh hưởng rất lớn tới sự
phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Trang
5
Chuyên đề thực tập
Hiện nay, hàng không Việt Nam có 4 hãng hàng không : Hãng hàng
không Quốc gia Việt Nam ( Việt Nam Anlines ), Công ty hàng không cổ
phần Pacific, Công ty bay dịch vụ VASCO và Tổng công ty bay dịch vụ SFC
chuyên bay phục vụ dầu khí và dịch vụ du lịch bằng tàu bay trực thăng. Với
lực lượng nòng cốt là VNA, các hãng này đã tạo một tổng thể không tải Việt
Nam đa dạng về hình thức sở hữu cũng như hình thức kinh doanh.
2. Vận tải hàng không - những đặc điểm khác biệt với các loại vận
tải khác
Vận tải hàng không là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt mang tính
chất đặc thù của ngành giao thông vận tải. Sản phẩm của vận tải hàng không
được tạo ra bởi nhiều khâu, nhiều yếu tố. Vận tải hàng không có một tính
chất đặc biệt là nhiều khi chi phí cho một đơn vị sản phẩm ở giai đoạn này
không chỉ tạo ra giá trị cho giai đoạn đó mà còn tạo ra giá trị ở giai đoạn tiếp
theo.
Vận tải hàng không là một ngành sản xuất vật chất, nó không chỉ sử

dụng lao động sống mà còn sử dụng lao động quá khứ rất lớn. Điều đó thể
hiện trước hết công nghệ hàng không là một công nghệ hết sức hiện đại với
trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến mà tiêu biểu là máy bay - một phương
tiện vận tải kết tinh từ những tinh hoa khoa học kỹ thuật của thế kỷ 20.
Do tất cả những tính ưu việt của nó, bằng tốc độ vận chuyển mà không
một phương tiện giao thông nào sánh kịp. Vận tải hàng không cũng cung cấp
những lợi nhuận không thể có bằng những hình thức vận tải khác, và nhờ
vận tải hàng không mà sự hiểu biết quốc tế và hội nhập ngày một gia tăng.
3. Vị trí, vai trò của ngành vận tải hàng không Việt Nam với sự
phát triển kinh tế :
* Một điều khẳng định là nhờ đường lối đổi mới của Đảng, Việt Nam
đã cơ bản thoát ra tình trạng khủng hoảng kinh tế và đã có những bước tiến
cực kỳ to lớn trên con đường ổn định và phát triển. Đối với ngành hàng
không dân dụng, đổi mới tạo ra hướng đi đúng, giúp cho ngành có những
phát triển vượt bậc trong lịch sử 40 năm hình thành và phát triển của mình.

Trang
6
Chuyên đề thực tập
Trong những năm gần đây, ngành vận tải hàng không Việt Nam đã
ngày càng trở thành một ngành dịch vụ quan trọng đối với việc phát triển
kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước. Với mạng đường bay rộng khắp đất
nước qua ba trung tâm Hà Nội - Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh, hàng
không Việt Nam đã vươn lên đến hầu hết các vùng dần trở thành một loại
hình vận tải thông dunjg phục vụ nhu cầu đi lại của khách và giao lưu kinh tế
giữa miền ngược và miền xuôi, giữa đồng bằng và miền núi, hải đảo, phục vụ
xoá đói giảm nghèo, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi. Điều này càng thể hiện
rõ khi đường sắt, đường bộ còn nhiều hạn chế và nhiều bất cập. Kể cả trong
tương lai khi hệ thống đường sắt Bắc - Nam được nâng cấp, xuyên Á hình
thành, hàng không Việt Nam vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu

giữa ba vùng kinh tế, nối ba vùng ra bên ngoài và ngược lại.
Hàng không Việt Nam đã phát triển một mạng đường bay quốc tế rộng
lớn đến khắp các vùng của thế giới ( từ Châu Phi, Châu Mỹ, với 12 điểm tại
Châu Á, 3 điểm tại Châu Âu và Trung Đông, 2 điểm tại Châu Óc ) góp phần
quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Không tải Việt
Nam có những triển vọng phát triển to lớn trong tương lai thể hiện ở 4 yếu tố
:
Thứ nhất : Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển theo chiến
lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thứ hai : Việt Nam là một nước đông dân, với dự báo đến năm 2010
nước ta đạt 94,7 triệu người và năm 2020 là 104,2 triệu người. Trong điều
kiện mức sống ngày càng cao, thị truờng vân tải hàng không sẽ hứa hẹn sự
phát triển vượt bậc.
Thứ ba : Tiềm năng du lịch to lớn của Việt Nam, với lợi thế về đa
dạng địa hình và khí hậu, với bề dày lịch sử oai hùng của đất nước, sẽ thu hút
nguồn khách quốc tế to lớn cho hàng không Việt Nam.
Thứ tư : Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm ở Đông Nam Á, có mật độ
đường bay qua với loại cao trên thế giới, sẽ trở thành một trong những điểm
trung chuyển vận tải hành khách, hàng hoá trong khu vực và trên thế giới.

Trang
7
Chuyên đề thực tập
Khi nói đến ngành hàng không dân dụng là nói đến ba yếu tố cấu
thành của nó gồm vận tải hàng không, cảng hàng không, sân bay quản lý
điều hành bay. Song mục đích cuối cùng của ngành chỉ thúc đẩy phát triển
ngành vận tải hàng không một cách an tòan, có hiệu quả. Nói cách khác phát
triển cảng hàng không, sân bay và quản lý bay hiện đại chính là để phục vụ
cho ngành vận tải hàng không phát triển. Đối với Việt Nam đóng vai trò, vị
trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là công cụ quan trọng trong việc

thực hiện chính sách mở cửa, là ngành kinh tế mũi nhọn đi cùng, đi trước
phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thể hiện ở
các mặt :
Hàng không Việt Nam sử dụng kỹ thuật - công nghệ thuộc loại tiên
tiến nhất của thế giới. Hàng không Việt Nam đang tiến tới làm chủ khai thác
và bảo dưỡng những loại máy bay thuộc loại tiên tiến như Airbus 320,
Boeing767, đồng thời là một trong những ngành áp dụng những phương thức
quản lý, kỹ thuật, quản lý kinh doanh tiên tiến nhất Việt Nam hiện nay.
Hàng không Việt Nam là một trong những lực lượng sản xuất tương
đối lớn và năng động của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng cao ( trung bình
44,2%/năm trong giai đoạn 1991 - 1996 ) là một trong những ngành đạt tới
lợi nhuận cao và đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước, là một trong
những nguồn thu ngoại tệ lớn của nhà nước.
Hàng không Việt Nam góp phần quan trọng vào quá trình hội nhập
quốc tế của Việt Nam. Giao lưu hàng không ngày nay đã trở thành một loại
hình dịch vụ quan trọng đối với du lịch, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài,
là chiếc cầu nối trong mối giao lưu kinh tế, văn hoá với nước ngoài trong
chính sách mở cửa, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới của Việt Nam.
Hàng không Việt Nam đã có những bước đi cụ thể để thành lập tiểu khu hợp
tác hàng không Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam, tiến tới quá trình tự
do hoá trong toàn ASEAN, trong cơ cấu tiểu vùng Sông Mê kông.
Hàng không Việt Nam là một ngành dịch vụ quan trọng đối với việc
phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước, nhất là các vùng núi, vùng

Trang
8
Chuyên đề thực tập
xa, hải đảo với lợi thế về hệ thống san bay của Việt Nam, hàng không Việt
Nam đã vươn tới hầu hết các vùng của đất nước, đầu tư thành một loại hình
vận tải thông dụng phục vụ nhu cầu đi lại và giao lưu văn hoá, giao lưu hàng

hoá
Được xây dựng và trưởng thành từ lựu lượng vò trang hàng không
Việt Nam được xác định là lựu lượng dự bị quốc phòng. Đây là nhiệm vụ
quan trọng và năng nề của hàng không Việt Nam, có ảnh hưởng sâu sắc đến
những định hướng to lớn đối với sự phát triển của ngành Hàng không dân
dụng Việt Nam.
Có thể kết luận rằng hàng không Việt Nam đã và sẽ là một lực lượng
kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn trong chiến lược tổng thể công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đã được khẳng định trong báo cáo
chính trị của Đại hội Đảng VIII, hàng không Việt Nam có những cơ hội phát
triển to lớn trên cơ sở đường lối đổi mới và chính sách mở cửa của Đảng và
nhà nước, đồng thời là một công cụ đắc lực để thực hiện chính sách đó.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ THU HÚT
KHÁCH HÀNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG :
1. Đặc điểm địa lý, dân cư Việt Nam :
Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông dương, thuộc khu vực
Đông Nam Châu Á, có diện tích 331.300Km
2
chiều dài Bắc Nam 1650 Km.
Đường biên giới đất liền dài 3730 Km giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia, bờ
biển dài 3260 Km. Chia thành ba miền Bắc, Trung, Nam với ba trung tâm
kinh tế, văn hoá, chính trị lớn. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh
cách đều nhau và có khoảng cách tương đối lớn so với diện tích đất nước.
Đặc điểm này là một yếu tố thuận lợi lớn cho kin doanh vận tải hàng không.
Dân số Việt Nam tính đến năm 1998 vào khoảng 78,2 triệu người là
một trong những nước có mật độ dân số cao ( 250 người/Km
2
). Tập trung
chủ yếu ở đồng bằng bắc bộ, duyên hải miền Trung và đồng bằng nam bé,
trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có 5,5 triệu dân, Hà Nội có 2,9 triệu dân.

Mật độ dân số không đều, đồng bằng Sông Hồng 1342người/Km
2
, trong khi

Trang
9
Chuyên đề thực tập
miền núi và trung du bắc bộ chỉ có 200người/Km
2
, duyên hải nam trung bộ
178người/Km
2
, Tây nguyên 70người/Km
2
, đồng bằng sông Cửu Long
400người/Km
2
. Đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh là 2450 người/ km
2
và Hà
Nội 2300 người / km
2
.Với tốc độ tăng dân số bình quân từ 1,8 - 20% đến năm
2000 dân số Việt Nam lên khoảng 80 - 82 triệu người và 90 triệu vào năm
2005. ( Nguồn : Bộ Kế hoạch và đầu tư )
2. Môi trường kinh tế xã hội
a. Bối cảnh kinh tế chính trị trên thế giới và trong khu vực :
Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới đã có nhiều dấu hiệu hồi
phục, các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ đã có khả năng điều
chỉnh nền kinh tế của mình theo hướng phát triển tốt. Khu vực Châu Á được

xem là khu vực năng động nhất, với tốc độ tăng trưởng bình quân GDP rất
cao, trung bình đạt 8,7%. Việc khủng hoảng tiền tệ vào tháng 8 - 1997 đã gây
ra nhiều tổn thất cho các nước ở khu vực Châu Á, tuy nhiên với khả năng và
sự nỗ lực lớn của mỗi quốc gia, cuộc khủng hoảng đã dần được ngăn chặn.
b. Tình hình phát triển kinh tế của đất nước
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa và áp dụng nền kinh tế thị trường
có sự điều tiết của nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến
đáng kể, đặc biệt từ 1991 trở lại đây, nền kinh tế đã có sự tăng trưởng với tốc
độ khá cao và ngày càng tăng dần. Năm 1998 tốc độ tăng trưởng có giảm (do
khủng hoảng)
nhưng cũng tương đối cao so với khu vực và trên thế giới. Tốc độ kinh tế
tăng trưởng nhanh và ổn định được thực hiện trong điều kiện cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tiến bộ, công nghiệp và dịch vụ tăng đáng kể. Sự
tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân đạt được tốc độ cao là do hầu hết các
ngành sản xuất và dịch vụ phát triÓn khá.
Năm 1998, nhìn chung đời sống của tầng lớp dân cư đã được cải thiện
một bước. Sau hai lần cải cách tiền lương, thu nhập từ lương của công nhân
viên chức đã tăng lên gấp đôi, trong khi đó chỉ số sinh hoạt chỉ tăng 16%.
Tuy nhiên nước ta vẫn còn đang ở vị trí thấp kém trong so sánh với các nước

Trang
10
Chuyên đề thực tập
đứng thứ 153 trong sè 173 nước mặc dù GDP đầu người năm 1997 dạt
3.855.000 VNĐ/ năm ( tương đương với 300 USD/ năm ) tăng 60 USD so với
năm 1995 ( 240USD/ năm )
C. Chính sách ngoại giao và hợp tác quốc tế của Nhà nước :
Đường lối ngoại giao đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đã làm cho vị
trí của Việt Nam trên trường Quốc tế đượng tăng cường, sự hiểu biết của Thế
giới về Việt Nam ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn.

Việt Nam ưu tiên tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước Đông
Nam Á và một số nước khác đã có quan hệ thân thiết với Việt Nam từ nhiều
năm nay, nhất là quan hệ với các nước ASEAN.
Việt Nam còng quan tâm nhiều với các nước khác trong khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương như : Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật,
Óc, Trung Quốc.
Quan hệ với Mỹ là một khâu đột phá quan trọng vì nó tháo gỡ nhiều
ách tắc với Mỹ, với nhiều nước khác và với các tổ chức tài chính, tiền tệ
quốc tế.
Các cuộc đi thăm của các vị đứng đầu Đảng và Nhà nước ta sang các
nước trên thế giới và các cuộc đi thăm nước ta của các Nguyên thủ Quốc gia
và các nhà kinh doanh, quan chức của một số nước khá nhộn nhịp trong
những năm qua để thể hiện rõ ràng thiện chí của Việt Nam với cộng đồng thế
giới trong xu hướng hoà bình, hợp tác hoàn thiện, bình đẳng và cùng có lợi.
d. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Mét trong những thành công của đường lối đổi mới, đối ngoại của ta là
thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài
Từ năm 1988 đến 1992 vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bình quân
tăng hàng năm 51,6%, riêng 1992 bằng 70% của 4 năm trước cộng lại, năm
1994 tăng 45,8% so với năm 1993, năm 1995 tăng 43% so với năm 1994,
năm 1996 tăng 45,8% so với năm 1995, năm 1997 tăng 41,8% so với năm
1996.

Trang
11
Chuyên đề thực tập
Trong đó thứ tự các nước đầu tư vào Việt Nam : Đài Loan, Hồng
Kông, Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Việt kiều.
e. Sự phát triển của công nghệ và vận tài hàng không thế giới :
Công nghệ và kỹ thuật hiện đại đang biến đổi về chất lượng hoạt động

của cách ngành hàng không.Trong những năm cuối thế kỷ 20 sẽ ra đời nhiều
thế hệ máy bay mới có chỉ số kinh tế kỹ thuật tốt nhất, với vật liệu mới, công
nghệ tin học, trí tuệ nhân tạo, độ ồn thấp. Trên thế giới đang diễn ra quá trình
phi trật tự hoá ( deregulation ) hoạt động không tải, mức độ cạnh tranh giữa
các hãng hàng không ngày càng khốc liệt, sự xuất hiện những siêu hãng
hàng không, các tụ điểm trục nên đang ảnh hưởng tới sự phát triển của
ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong năm tới.
III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CỦA NGÀNH
HÀNG KHÔNG CÓ ẢNH HƯỞNG LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
1. Đặc điểm đối tượng vận tài hàng không
Đối với vận tải hàng không thì giá cước cao hơn tất cả các loại hình
vận chuyển khác, thời gian vận chuyển nhanh hơn rất nhiều, sử dụng các
công nghệ tiên tiến, máy tính và hệ thống thông tin với công nghệ hiện đại
nhất, cho phép các hãng hàng không trao đổi thông tin, chứng từ, giấy tờ và
các thủ tục cần thiết khác ( Thủ tục hải quan đơn giản, nhanh chóng ) và là
phương tiện vận tải an toàn nhất. Nhưng vận chuyển hàng không có hạn chế
là không vận chuyển được hàng hoá có khối lượng lớn, cồng kềnh.
a. Đặc điểm hành khách vận tải bằng đường hàng không :
Hành khách chính của vận tải hàng không là thương nhân và khách du
lịch, thăm thân nhân, việt kiều, các nhà đầu tư, tiếp đó là các khách dự hội
thảo, hội nghị, tham gia thi đấu thể thao, Khách du lịch thường đi theo mùa
và thành các nhóm lớn chủ yếu là khách từ Đài Loan, Pháp,Trung Quốc ,
Thái Lan, Hồng Kông, Singapo, khách việt kiều về thăm quê hương từ Mỹ,
Canađa, Pháp, Đức, Khách quốc tế đến Việt Nam để tìm hiểu thị trường
hợp tác với phía Việt Nam trong việc sản xuất , kinh doanh đầu tư vốn hay
viện trợ nhân đạo, lượng khách này thường đi tới các thành phố lớn hoặc khu

Trang
12

Chuyên đề thực tập
trung tâm du lịch của đất nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Nha Trang, Huế Do vậy các đường bay này thường rất đông khách
đặc biệt là khách quốc tế.
Nguồn khách trong nước tương đối đa dạng, tuy nhiên do thu nhập của
người dân nước ta còn thấp nên chỉ có một số đối tượng chính đi lại bằng
máy bay : Cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước đi công tác, dự hội nghị,
hội thảo, cán bộ lãnh đạo của các công ty tư nhân, một số Ýt người buôn bán,
du lịch hoặc thăm nom gia đình, thân nhân. Như vậy, lượng khách trong
nước chỉ tập trung vào cán bộ Nhà nước và một số người có thu nhập cao.
Trong các mùa cao điểm, nhất là dịp tế thường có nhiều nguồn khách
làm ăn buôn bán từ các nơi khác về quê thăm thân nhân, ăn tết, thực hiện
công vụ. Do vậy để thu hút được nhóm khách hàng đặc biệt là khách quốc tế
phải tạo được uy tín đối với khách hàng như đúng giờ, thủ tục nhanh chóng,
thuận tiện, thái độ phục vụ chu đáo, lịch sự và các dịch vụ khác
Cơ cấu khách hàng của VIET NAM AIRLINES
- Khách thương mại : 60%
- Khách du lịch : 20%
- Khách thăm thân nhân, việt kiều : 10%
- Khách đi với các mục đích khác : 10%
b. Đặc điểm hàng hoá vận tải bằng đường Hàng không :
Hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không chủ yếu là hàng hoá đi
kèm theo người, hàng hoá có giá trị cao, gọn nhẹ ( thiết bị kỹ thuật, đồ kim
hoàn, loại hàng hoá tươi sống ). Hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng
không được chia thành các loại chủ yếu :
- Hàng hoá và bưu điện : Thường là những loại bưu phẩm gửi biếu,
tặng hay những vật kỷ niệm, những loại hàng hoá này thường đòi hỏi thời
gian vận chuyển tương đối nhanh, mức độ an toàn cao, khách hàng có nhu
cầu vận chuyển các bưu phầm này tương đối thường xuyên và đều đặn.
- Các loại sách báo, tài liệu, tạp chí của Đảng và Nhà nước : Loại hàng

hoá này đòi hỏi thời gian vận chuyển nhanh hơn các loại hàng bưu phẩm vì

Trang
13
Chuyên đề thực tập
báo , tạp chí thường là báo hàng ngày, báo tuần hay là các tài liệu cần chuyển
khẩu.
- Các loại hàng hóa khác như : Hàng thời trang, cây giống, động vật
tươi sống, hoa tươi, hàng kỹ thuật cao, hàng hoá nhậy cảm với môi trường
( dung dịch, hoá chất, đồ ăn dễ hư hỏng, vật liệu nguy hiểm dễ cháy nổ )
Vận tải hàng hoá quốc tế nhằm tận dụng hết khả năng kết hợp vận tải cho
khách và ưu thế của Đất nước đang phát triển kinh tế về mọi mặt : Xuất khẩu
sản phẩm, nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị
2. Đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh luôn là mối đe doạ đối vớt tất
cả các doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp muồn tồn tại và phát triển thì
phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh
hợp lý. Tổng công ty Hàng không Việt Nam cũng không tránh khỏi quy luật
đó, để mở rộng vận tải hàng không quốc tế thì ta cần nghiên cứu đến 3 đối
thủ cạnh tranh chính :
a. Các phương tiện giao thông khác :
Các phương tiện giao thông khách chỉ được coi là đối thủ cạnh tranh
của vận tải hành khách bằng đường hàng không ở cự ly dưới 500 km, tuy
nhiên vận tải hàng hoá thì phương thức vận chuyển bằng đường biển lại có
nhiều ưu thế hơn.Đội tàu biển đã được hiện đại hoá rất nhiều, các trang thiết
bị phục vụ vận tải đã từng bước đáp ứng được nhu cầu. Trong quá trình vận
chuyển, thời gian vận chuyển nhanh hơn, giá cước rẻ hơn nhiều so với vận
chuyển bằng đường hàng không, đặc biệt là có thể vận chuyển được hàng
hoá cồng kềnh, khối lượng lớn, tạo được uy tín với khách hàng. Với những
ưu điểm trên mà vận tải biển đã thu hút được phần lớn vận chuyển quốc tế,

đặc biệt là vận chuyển hàng hoá, điều này đã ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu
vận chuyển bằng đường hàng không.
Trong khi đó vận chuyển bằng đường hàng không chưa có máy bay
riêng để chở hàng, cước phí lại quá cao. Trước tình hình này ngành hàng

Trang
14
Chuyên đề thực tập
không cần có những biện pháp kịp thời hợp lý để đối phó nhằm thu hút thêm
nhu cầu vận chuyển hàng hoá. Hạ giá thành để thu hút thêm lượng hành
khách trong nước.
Bên cạnh đó các phương tiện vận chuyển bằng đường sắt cũng đang có
những cải tiến mới : Hạ giá thành, mở thêm các tuyến mới đặc biệt là những
chuyến tàu vượt biên giới quốc gia như tàu Liên vận Việt Nam - Trung Quốc,
sắp tới là Việt - Lào, nâng cao chất lượng hành khách, hàng hoá đáng kể của
ngành hàng không.
b. Cạnh tranh trong nội bộ
Hiện nay ngành hàng không nước ta gần như được độc quyền khai
thác các tuyến bay nội địa, đường bay trong nước hiện nay chỉ có hai hãng
khai thác bay vận tải hàng không là Việt Nam Airlines và Pacific Airlines
trong khi đó khả năng tài chính, đội bay, cơ sở vật chất kỹ thuật của Pacific
Airlines còn rất nhỏ bé, chiếm khoảng 10% thị phần của ngành hàng không,
trong chừng mực nhất định họ chỉ đóng vai trò hỗ trợ và thúc đẩy sự phát
triển của Tổng công ty. Mặt khác Pacific Airlines chỉ cạnh tranh đối với các
đường bay nội địa, mới chỉ tham gia một số đường bay quốc tế ( Sài gòn -
Taipei; Hanoi - Kaosung ) Việt Nam Airlines khai thác một số đường bay nội
địa lẫn quốc tế, còn Pacific airlines chỉ khai thác một số đường bay nội địa :
Sài Gòn - Hải Phòng; Đà Nẵng - Hải Phòng; Sài Gòn - Đà Nẵng. Do vậy, trên
các tuyến bay nội địa sự cạnh tranh thực sự trong vận tải hàng không chỉ
diên xra trên một đường bay duy nhất Hà Nội - Thành Phố Hồ Chí Minh và

sắp tới các là các đường bay từ Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh tới Đà Nẵng
và ngược lại. Tuy nhiên khi tương lai Việt Nam phát triển, thực hiện hoạt
động theo cơ chế thị trường thì không chỉ có Pacific Airlines mà rất nhiều
hãng hàng không được thành lập, lúc này cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn.
Vì vậ Tổng công ty cần phải xem xét như đây là những đối thủ cạnh tranh
tiềm tàng cả hiện tại lẫn tương lai, có biện pháp đối phó thích hợp.
c. Cạnh tranh với các đưòng bay quốc tế :

Trang
15
Chuyên đề thực tập
Đây là đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong thị trường hàng không quốc
tế. Thị trường vận tải hàng không quốc tế từ Việt Nam đi các nước và từ các
nước đến Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều hãng hàng không tham gia. Trên
thị trường vận tải hàng không Việt Nam tính đến hết năm 1998 có khoảng 20
hãng hàng không quốc tế khai thác vận tải. Họ đang có ưu thế hơn hẳn hãng
hàng không quốc gia Việt Nam về mạng lưới bay và uy tín sản phẩm, về quy
mô và tiềm lực tài chính, về phương tiện và trình độ nhân công, quản lý kinh
doanh như Singapor airlines, Thai airways International ( Đông Nam Á ) Air
France Lyfthansa ( Châu Âu, Trung Cận Đông ); CathaPacifie, Korean
Airlines ( Đông Bắc Á ), Japan Airlines.
Trong giai đoạn hiện nay số lượng các hãng tham gia khai thác trên thị
trường Việt Nam tuy đã gia tăng những vẫn còn hạn chế nên tình hình cạnh
tranh chưa gay gắt lắm. Nhưng trong tương lai việc mở rộng các quan hệ
ngoại giao, đa dạng các mối quan hệ kinh tế ngày càng thu hút thêm rất nhiều
hãng hàng không của các nước tiến hành khai thác trên trị trường hàng
không Việt Nam. Trước nhu cầu cung ứng dịch vụ hàng không ngày càng
nhanh thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vì vậy trong sách lược quan hệ
quốc tế từng thời kỳ Tổng công ty cần xác định ưu tiên liên minh - liên kết,
hợp tác nhằm giảm tối thiểu sự cạnh tranh đối đầu, tranh thủ quỹ thời gian và

lợi thế trong hợp tác xây dựng tiềm lực về mọi mặt, chuẩn bị bước vào môi
trường cạnh tranh tù do và khốc liệt.
Như vậy ngành hàng không có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế
văn hoá, xã hội của đất nước giúp cho sù giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị
của các nước nói chung và giữa các vùng trong nước nói riêng ngày càng
phát triển hơn. Tuy nhiên đối với ngành hàng không dân dụng Việt Nam hiện
nay vẫn còn là một ngành non trẻ do đó ngành gặp rất nhiều khó khăn như :
vốn, kinh nghiệm kinh doanh, năng lực của đội ngũ công nhân viên còn hạn
chế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, chất lượng dịch vụ còn thấp. Để
có thể hiểu rõ thực trạng của ngành hàng không và từ đó đưa ra những
phương hướng, nhiệm vụ để phát triển hàng không Việt Nam ngang tầm với
khu vực và trên thế giới, chúng ta đi vào nghiên cứu tiếp phần II.

Trang
16
Chuyên đề thực tập
PHẦN II
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VÀ THỰC TRẠNG
HIỆN NAY
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,PHÁT TRIỂN VÀ MÔ HÌNH TỔ
CHỨC QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Trang
17
Chuyên đề thực tập
1. Lịch sử hình thành và phát triển của hãng hàng không quốc gia
Việt Nam
Hơn bốn mươi năm qua, chóng ta đã chứng kiến sự lớn mạnh không
ngừng của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, kể từ khi tiếp quản sân
bay Gia Lâm từ tay thực dân Pháp ( ngày 15 / 1/ 1956 ). Hàng không dân

dụng Việt Nam cho đến nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của
đất nước và hãng Hãng hàng Không Quốc gia Việt Nam đang trở thành mét
trong những hãng có uy tín trong khu vực.
Từ những ngày đầu tiên thành lập, với cơ sở vật chất thiếu thốn chỉ có
5 chiếc máy bay dân dụng do Trung Quốc viện trợ ( gồm 2 chiếc LI - 2 và
chiếc AERO - 45 ) hoạt động hàng không dân dụng bắt đầu bước vào đáp
ứng nhu cầu đi lại của hành khách trên một nửa đất nước Việt Nam
Nhưng mốc quan trọng nhất trong lịch sử phát triển hàng không dân
dụng Việt Nam là năm 1976 - năm thành lập Tổng cục hàng không dân dụng
Việt Nam trực thuộc chính phủ. Ngay sau khi thành lập, Nghị quyết Đảng uỷ
Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam đề ra : " Không ngừng cải thiện và
phát triển với ngành hàng không các nước để kinh doanh hai chiều và làm
đại lý nhằm thu ngoại tệ cho Nhà nước" Trong quan hệ giao dịch với các
hãng hàng không quốc tế trước hết phải vững vàng về quan điểm, lập trường
giữ vững được độc lập, tự chủ đồng thời phải đảm bảo đoàn kết hữu nghị,
thanh thủ sự giúp đỡ của bạn.Phải thường xuyên cải tiến tác phong công tác,
có nhiều biện pháp, nhiều hình thức để kinh doanh.
Về đối ngoại, Nghị quyết cũng nêu rõ : " Là một đơn vị bộ đội làm
kinh tế có quan hệ rộng rãi với nhiều nươc trên thế giới kể cả TBCN và
XHCN, dó đó trong giao dịch phải lấy chính trị cách mạng đi đầu, đảm bảo
hữu nghị, giữ được bí mật quốc phòng, quốc gia và nội bộ Tổng cục ngay
những năm đầu tiên Tổng cụ đã vận chuyển được 2100 hành khách và 3000
tấn hàng hoá.
Tổng công ty được thành lập theo quyết định số : 225/ CT ngày
22/8/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở tài sản của Tổng cục
hàng không dân dụng Việt Nam tên tắt là HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Trang
18
Chuyên đề thực tập

( Tiếng Anh là Việt Nam Airlines ) . Tổng công ty là đơn vị kinh tế quốc
doanh, được tổ chức theo điều lệ xí nghiệp trực thuộc Chính phủ, một lúc
thực hiện cả hai chức năng Quản lý Nhà nước và kinh doanh.
Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa và hội
nhập Quốc tế của Đảng và Nhà nước, ngành hành không dân dụng nói chung
và VIET NAM AIRLINES nói riêng có cơ hội và điều kiện phát triển.
Do yêu cầu của Nhà nước, thành lập Tổng công ty 91 ( Chuẩn bị bước
xây dựng tập đoàn ) theo nghị quyết số 328/ TTG ngày 27/ 5/ 1995 của Thủ
tướng Chính phủ, trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp, đơn vị sự
nghiệp của ngành Hàng không dân dụng, lấy hãng Hàng không quốc gia làm
nòng cốt bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi
Ých kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động
trong ngành hàng không. Điều lệ tổ chức và hoạt động được Chính phủ phê
chuẩn tại Nghị định số 04/ CP ngày 27/ 1/ 1996
Việc thành lập Tổng công ty là một bước chuyển lớn về tổ chức của
ngành hàng không dân dụng Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của
Đất nước, tạo điều kiện để xây dựng một tập đoàn hàng không mạnh, vươn
lên ngang tầm với các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giới.
- Tên doanh nghiệp : Tổng công ty Hàng không Việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế : VIET NAM AIRLINES
- Vốn : 1.664. 339.000.000 đồng Việt Nam
- Trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội
2. Mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty Hàng không Việt
Nam
Tổ chức của Tổng công ty hoạt động theo mô hình hạch toán độc lập
tập trung. Được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu mô hình một số hãng Hàng
không trên thế giới như : Singapo Airlines, Cathay Pacific Airlines có tính
đến đặc điểm thực tế và quy mô phát triển của ngành hàng không dân dụng
Việt nam trong giai đoạn hiện nay và quan điểm chính sách của Đảng và Nhà
nước.


Trang
19
Chuyờn thc tp
ỏp ng nhu cu kinh doanh trong c ch th trng mt cỏch linh
hot, nhy bộn, c ch ra quyt nh kp thi, sau nhiu ln thay i v mt
t chc nhm tỡm ra c ch ti u, cỏc doanh nghip tp hp li thnh Tng
cụng ty, l mt n v hch toỏn c lp, trc thuc chớnh ph, t di s
iu hnh ca hi ng qun tr v banh lónh o tng cụng ty
T chc tng cụng ty c th hin bng s
Quan h ph thuc
Quan h ch o
II. THC TRNG KT QU HOT NG KINH DOANH
DCH V VN TI HNG KHễNG CA TNG CễNG TY HNG
KHễNG VIT NAM ( T 1993 1998 )
1. Th trng v cỏc yu t nh hng
a. Th trng vn ti hnh khỏch ni a
Trung bỡnh t nm 1993 - 1998 th trng vn ti hnh khỏch ni a
phỏt trin 44% nm cú xu hng gim dn qua cỏc nm. Vi ch cú 4 ng

Trang
20
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc
Các đơn
vị sự
nghiệp
Các DN
sẽ thành
lập

Công ty
xăng dầu
hàng
không
Hàng
không
Các công ty sản
xuất cung ứng
dịch vụ phục vụ
hành khách
Các công ty khảo
sát thiết kế công
trình hàng không
Các công ty dịch
vụ thơng mại ở
các cảng hàng
không, sân bay
Công ty xuất
nhập khẩu
hàng không
Các công ty
khai thác
hàng không,
sân bay
Các cơ quan tham mu giúp
việc về hành chính quản trị
Các cơ quan đoàn thể,
Đảng, Công đoàn
Chuyên đề thực tập
bay voà năm 1993 ( Hà Nội - Sài Gòn, Hà Nội - Đà Nẵng, Sài Gòn - Đà

Nẵng, Sài Gòn - Phú Quốc ) tính đến cuối năm 1998 đã có các đường bay
thường lệ tới trên 15 điểm trong cả nước, tạo nên mạng bay rộng lớn với 26
đường bay. Tuy nhiên tốc độ mở rộng đường bay mới thời gian cuối giảm
nhiều, mạng đường bay nội địa chuyển sang giai đoạn phát triển về chất, thể
hiện qua việc tăng tần suất bay, ghế cung ứng trên các đường bay hiện có để
thoả mãn nhu cầu thị trường.
Trong các đường bay nội địa trục Bắc - Nam có vị trí đặc biệt quan
trọng. Trong namư 1998 lịch hành khách vận chuyển trên trục Hà Nội - Gài
Gòn chiếm 47% tổng số hành khách vận chuyển. Đường bay Hà Nội - Sài
Gòn nối 2 trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất của đất nước, phục vụ một
lượng khách công vụ rất lớn, đây cũng là đường bay trung chuyển giữa các
tuyến bay quốc tế và nội địa. Hai đường bay Hà Nội - Đà Nẵng và Sài Gòn -
Đà Nẵng chiếm 22% tổng hành khách và 16% sản lượng khách - Km : khách
quốc tịch nước ngoài trên các đường bay trục Bắc - Nam chiếm gần 30%
tổng số khách vận chuyển. Vai trò của các đường bay địa phương nối Hà Nội
- Sài Gòn và Đà Nẵng với các địa phương ngày càng trở nên quan trọng.
Trên các đường bay Hà Nội - Nà Sản, Sài Gòn - Huế, Sài Gòn - Đà Lạt, Hà
Nội - Nha Trang và Sài Gòn - Nha Trang tỷ lệ khách du lịch chiếm từ 60% -
70%, trên đường bay đi Nha Trang và Đà Lạt cũng chiếm 30 - 40%. Tăng
trưởng vận chuyển các đường bay lể khá cao so với mức tăng trưởng trung
bình của cả thị trường.
Tổng hợp thị trường hành khách nội địa 1993 - 1998
Đơn vị : Hành khách
NĂM TỔNG HÀNH KHÁCH TĂNG TRƯỞNG
1993 296376 100%
1994 473000 176%
1995 732000 247%
1996 1019000 344%
1997 1448000 489%
1998 1689532 570%


Trang
21
Chuyên đề thực tập
b. Thị trường hành khách quốc tế
Thị trường vận tải hành khách quốc tế của Việt Nam phát triển với tốc
độ nhanh bình quân 32%/năm trong giai đoạn 1993 -1998. Tăng trưởng của
thị trường quốc tế qua các năm dao động tương đối lớn, thể hiện tính nhạy
cảm của nhu cầu với các yếu tố khách quan, đặc biệt là nguồn khách du lịch
nước ngoài ( hiện đang chiếm khoảng 35% tổng thị trường ).
Trong những năm 90 Việt Nam xuất hiện như một điểm du lịch mới,
lượng khách đến thăm quan và nghỉ đến từ bên ngoài tăng với tốc độ rất cao,
đặc biệt là từ Châu Âu. Sau 3 năm phát triển mạnh ( 1992 - 1994 ) du lịch
nước ngoài tăng trưởng chậm lại vào năm 1995, không tăng trưởng trong
năm 1996, dự kiến trùng hợp với các năm tiếp theo, tăng trưởng thị trường
hành không quốc tế tút xuống còn khoảng 8 - 10%/năm. Khách hàng công
vụ, thương nhân chiếm khoảng 40%, biến động liên quan đến môi trường đầu
tư và mậu dịch. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định làm yếu tố đảm bảo tăng
truởng đều đặn của nguồn khách này. Lượng khách công vụ người Việt Nam
ra nước ngoài cũng phát triển mạnh.
Một đặc điểm nổi bật ảnh hưởng tới cơ cấu thị trường vận chuyển ra,
vào Việt Nam là số lượng người Việt Nam sống ở nước ngoài khá đông
( khoảng 2 triệu người ) mỗi năm cung cấp hàng trăm nghìn người khách,
chiếm khoảng 18 - 19% tổng thị trường. Các quốc gia có số lượng việt kiều
sinh sống đông nhất bao gồm Mỹ, Canada, Pháp, Óc, Anh, Đức, Nga, Tiệp
Khắc.
Xét về cơ cấu thị trường, thị trường Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng
rất nhanh, chiếm trên 50% dng lượng thị trường quốc tế, cùng với các thị
trường Đông Nam Á, Thái Lan hợp thành thị trường khu vực Châu Á chiếm
tới 90% số lượt khách vận chuyển. Tuy nhiên trong khu vực thị trường này

tính chất cạnh tranh rât gay gắt do có nhiều hãng hàng không lớn với tiềm
lực tài chính mạnh và uy tín cao cùng khai thác.
Thị trường Châu Âu được coi là thị trường xuyên lục địa đầu tiên của
VNA, thị trường này cũng bị chia sẻ do có nhiều hãng cùng khai thác. Thị
trường Óc mới tập trung khai thác được nguồn khách việt kiều với tần suất

Trang
22
Chuyên đề thực tập
bay tấp 2 chuyến/1tuần và phải chịu sự cạnh tranh và phân chia thị trường
với các hãng hàng không Đông Nam Á. Với thị trường Bắc Mỹ, hiện ta chưa
có đường bay thẳng, Việt Nam Airlines sử dụng hình thức trao đổi chỗ với
China Airlines ( Đài Loan ) và Philippin Airlines, do vậy cũg chỉ nắm được
một phần nhỏ của thị trường này.
Chính sách phát triển thị trường vận tải quốc tế của VNA là vừa cạnh
tranh vừa tìm khả năng hợp tác kinh doanh với các đối tác. Trên các đường
bay quốc tế, VNA đã liên doanh với nhiều hãng nước ngoài như Cathay
Pacifc (Hồng Kông), Korea Airlines (Hàn Quốc), Singapor Airlines
(Singapor), Japan Airlines ( Nhật Bản ). Thị phần của VNA trên các đường
bay quốc tế tăng trung bình khoảng trên 40% giai đoạn 1993 - 1998, mặc dù
vẫn còn là một con số khiêm tốn nhưng cũng đã phản ánh được những cố
gắng rất lớn và thành công trong cạnh tranh của VNA trong lúc tiềm lực còn
yếu kém nhiều so với các đối tác.
Tổng hợp thị trường hàng không quốc tế từ năm 1993 đến năm 1998
Đơn vị : Hành khách
NĂM TỔNG HÀNH KHÁCH TĂNG TRƯỞNG
1993 565.700 100%
1994 876.300 155%
1995 1.146.585 203%
1996 1.626.335 287%

1997 2.060.570 364%
1998 2.263.797 400%
Tóm lại trong giai đoạn 1993 - 1998 thị trường hành phát triển nhanh
cả trên các đường bay trong nước và quốc tế. Tổng vận chuyển tính theo lượt
khách mỗi năm tăng trung bình 36%. Từ năm 1996 đến 1998 có xu hướng
giảm mạnh, trong đó có ảnh hưởng của một số yếu tố mang tính chất cục bộ.

Trang
23
Chuyên đề thực tập
Tổng thị trường nội địa + quốc tế
Đơn vị : Hành khách
NĂM TỔNG HÀNH KHÁCH TĂNG TRƯỞNG
1993 835.076 100%
1994 1.349.300 162%
1995 1.878.585 225%
1996 2.645.335 317%
1997 3.508.570 420%
1998 3.953.329 473%
Tỷ trọng quốc tế/ quốc nội trong năm 1998 là 59%/41% tình theo hành
khách là 83%/17% tÝnh theo khách - Km vận chuyển.
c. Thị trường vận tải hàng hoá của Tổng công ty hàng không Việt Nam
Thị trường hàng hoá Việt Nam trong giai đoạn 1993 -1 998 phát triển
với tốc độ nhanh, qua 5 năm tổng thị trường tăng 4,5 lần với mức trung bình
35%/1năm, tốc độ phát triển nhìn chung ổn định qua các năm. Trong năm
1998 khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là 76.299 tấn.
Phương tiện máy bay đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt
động ngoại thương, bưu chính của toàn bộ nền kinh tÕ, cũng như đối với lưu
thông hàng hoá trong nước.
Thị trường vận chuyển hàng hoá quốc tế tăng 3,6 lần từ 1993 - 1998

đạt mức tăng trưởng 29%/năm. Các mặt hàng vận chuyển chính của Việt
Nam trong những năm qua đặc trưng cho một nền kinh tế đang phát triển và
mở cửa. Các mặt hàng gia công về may mặc, giày dép và chủ yếu xuất đi
Châu Âu, thực phẩm sơ chế và đồ tươi sống xuất sang các nước trong khu
vực chiếm tỷ trọng chủ yếu của hàng đi. Do chưa xuất khẩu được đến trự c
tiếp các thị trường tiêu thụ cuối cùng, thị trường hàng hoá quốc tế Việt Nam
có sự mất cân đối giữa các đường bay, giữa lượng hàng đi và lượng hàng đến
trên cùng một đường bay, và giữa các giai đoạn trong năm ( tính mùa vụ
cao ). Hàng hoá đến chính bao gồm nguyên vật liệu sản xuất, đồ điện tử tiêu
dùng và văn phòng, máy móc phụ tùng, linh kiện nhỏ, hàng quà biếu của việt
kiều gửi về cho thân nhân. Mặc dù thị trường hàng hoá quốc tế của Việt Nam
còn có quy mô rất nhỏ so với thị trường ở các nước lân cận, tốc độ tăng

Trang
24
Chuyên đề thực tập
trưởng của nó đã tạo sự quan tâm lớn của hãng hàng không nước ngoài, thể
hiện qua số lượng ngày càng nhiều các hãng đã khai thác hoặc chuẩn bị khai
thác, các chuyến bay chuyên chở bằng máy bay có sức trở lớn như Boeng
747 hoặc khai thác kết hợp chở khách và hàng hoá bằng Boeng 747 - Combi.
Các thị trường hàng hóa chủ yếu gồm Châu Âu ( trong năm 1998 chiếm 235
về sản lượng tấn và 59% về sản lượng tấn - Km ). Đông Bắc Á ( 43% về sản
lượng tấn và 28% về tấn - Km ). Thị trường Óc, Campuchia, Lào chiếm một
tỷ trọng chưa đáng kể.
Vận chuyÓn hàng hoá trong nước phát triển với tốc độ nhanh hơn thị
trường quốc tế, từ quy mô rất nhỏ vào năm 1993, đến nay thị trường này đã
chiếm 1/3 tổng thị trường, tăng trưởng hơn 9,5 qua 5 năm với bình quân
57%/năm, chủng loại hàng hoá vận chuyển trên các chuyến bay nội địa chủ
yếu là hoa quả tươi và thực phẩm tươi sống theo mùa vụ ( hoa quả từ Bắc vào
Nam, đồ biển và các thực phẩm khác từ Nam ra Bắc ). Các mặt hàng khác

chiếm tỷ trọng không đáng kể. Trên 90% khối lượng hàng hoá trong nước
được thực hiện giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thị trường hàng hoá - bưu điện 1993 - 1998
Đơn vị : Tấn
NĂM QUỐC TẾ TĂNG
TRƯỞNG
NỘI ĐỊA TĂNG
TRƯỞNG
TỔNG TĂNG
TRƯỞNG
1993 14.326 100% 2.529 100% 16.922 100%
1994 19.002 133% 2.779 107% 21.781 129%
1995 24.027 168% 4.683 180% 28.710 170%
1996 31.542 220% 10.158 391% 41.700 246%
1997 41.160 287% 18.032 695% 59.191 350%
1998 51.561 360% 24.739 953% 76.299 451%
d. Thị trường của công ty bay dịch vụ hàng không ( VASCO )
Thị trường bay thuê chuyến của VASCO đã được mở rộng cả trong
nước và quốc tế ( Khu vực Đông Nam á và Trung Quốc ) tham gia các thị
trường này còn có một công ty khác là Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam
thuộc Bộ Quốc phòng.

Trang
25

×