PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ MẸO GIÚP HỌC SINH YÊU LỚP 8
YÊU TÁC PHẨM VĂN HỌC”
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lí do chọn đề tài:
Người giáo viên bao giờ cũng muốn học trò của mình làm được những bài văn hay nhưng
đó không phải là một việc dễ. Muốn làm được những bài văn hay trước hết các con phải có
những niềm đam mê, yêu thích với tác phẩm văn học và có những dung động thực sự trước
những cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học thì các con mới có sự trải nghiệm và thổn thức với
những dòng văn của các tác giả và tù đó mới tự mình làm được những bài văn thực sự có giá trị
với bản thân.
Ngày nay, dường như các trò ít khi quan tâm đến những môn xã hội và nhất là môn Văn
thì việc hình thành và say mê với tác phẩm một cách thực sự đó là một điều khó khăn, bởi thời
gian và xu hướng thời cuộc khiến các trò không mấy mặn mà với môn học này.
Trong thực tế dạy – học tôi thấy, việc các trò đọc trước tác phẩm trong sách giáo khoa khi
học văn bản là rất hạn chế, mà có đọc thì cũng là chiếu lệ, mà ít hứng thú, chứ chưa nói tới việc
tìm hiểu những thông tin liên quan đến văn bản văn học mà con sắp học. Ước mơ của tôi là các
con hãy dành thêm chút ít thời gian nữa để yêu thực sự các văn bản mà nhà biên soạn sách đã
chon lọc gửi vào hơn 200 trang sách của môn Ngữ Văn 8( mà trong đó đã bao gồm cả nội dung
phân môn Tiếng việt, và Tập làm văn).
Trong tôi luôn thao thức một câu hỏi: làm thế nào để các con yêu tác phẩm văn học?
Do đó tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt giúp học sinh yêu
thích tác phẩm văn học lớp 8.
Cũng chính xuất phát từ đó tôi đã tiến hành tìm tòi nghiên cứu và vận dụng vào thực tế giảng
dạy “MỘT SỐ MẸO GIÚP HỌC SINH YÊU LỚP 8
YÊU TÁC PHẨM VĂN HỌC”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Khi chọn hướng nghiên cứu “Một số mẹo giúp học sinh lớp 8 yêu tác phẩm văn học ”
với mục đích cung cấp cách thức để học sinh lớp 8 có cái nhìn và đam mê với tác phẩm văn học
trong nhà trường và từ đó có thể mở rộng ra yêu các tác phẩm bên ngòai nhà trường một cách
đúng hướng và ham thích, đồng thời có kĩ năng góp phần làm tốt bài văn.
Ngoài ra với mục đích để trao đổi với đồng nghiệp để cùng nhau bổ khuyết, xây dựng cho
giải pháp càng hoàn thiện hơn trong quá trình áp dụng.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối với đề tài sáng kiến này tôi chỉ nghiên cứu và dừng lại ở vấn đề:
- một số mẹo để học sinh lớp 8 yêu tác phẩm văn học trong nhà trường.
Qua việc nghiên cứu này cung cấp cho học sinh những giải pháp giúp các em biết trân
trọng cái đúng và hay một văn bản.
Những biện pháp này chỉ áp dụng trong phạm vi các tác phẩm văn xuôi và thơ thuộc Ngữ
văn 8.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm này được vận dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 8B
thuộc trường
THCS Hồng Dương.
3.3.Phương pháp nghiên cứu:
Tôi đã sử dung phương pháp:
3.3.1. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Là các phương pháp tác động trực tiếp vào đối tượng có trong thực tiễn để làm rõ bản chất và
các quy luật của đối tượng.
3.3.1.1 Phương pháp quan sát khoa học
Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin
đối tượng. Có 2 loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát gián ti
3.3.1.2 Phương pháp điều tra
Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để phát hiện các quy luật
phân bố và các đặc điểm của đối tượng.
3.3.1.3 Phương pháp thực nghiệm khoa học
Là phương pháp các nhà khoa học chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự
kiện mà đối tượng tham gia để hướng sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
3.3.1.4 Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra
kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.
3.3.2. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Là các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã
có và băng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết.
3.3.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ
phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã
được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
3.3.2.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu
hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống
trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn.
3.3.2.4 Phương pháp giả thuyết
Là phương pháp đưa ra các dự đoán về quy luật của đối tượng sau đó đi chứng minh dự đoán đó
là đúng.
3.2.2.5 Phương pháp lịch sử
Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối
tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng
3.4 Thời gian nghiên cứu:
Trong thời gian từ tháng 9 –năm 2014 đến tháng 3 năm 2015.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn Ngữ văn 8 trong chương trình THCS nói riêng và trong nhà trường nói chung có
nhiệm vụ cung cấp cho học sinh 4 kĩ năng đó là: “nghe - nói - đọc - viết”. Trong đó, phân môn
Văn học là phân môn có tính chất tích hợp các phân môn khác. Qua tiết Văn học, học sinh có
khả năng xây dựng một hệ thống những vấn đề liên quan đến tác phẩm như với tác phẩm thơ
thì đó là vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của kết cấu, hay nội dung tư tưởng mà tác giả muốn truyền
tải đến người đọc. Còn với tác phẩm tự sự hay nghị luận thì đó là cốt truyện, đó là giá trị tư
tưởng mà người viết ẩn ý muốn gửi đến người nghe. Phải làm sao để giải mã được những thông
điệp đó và làm thế nào để học trò nhỏ lớp 8 có thể hiểu được những giá trị văn học sâu sắc mà
từ cách đây rất nhiều năm những lớp cha anh đi trước muốn truyền tải. Mà lại không khiến các
em nhàm chán mà lại có niềm thích thú tự muốn khám phá ngay cả khi chưa học lẫn khi đã học
xong tác phẩm, đó là một vấn đề khó khăn với người đứng trên bục giảng. Để không những các
em hiểu mà còn trao dồi được các kĩ năng: nghe- nói – đọc- viết. Nói và viết là những hình thức
giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri thức,
trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống
lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản, và dưới dạng viết - văn bản) giữ vai trò quan
trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và
viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn
Ngữ văn nói chung và phân môn Văn học nói riêng. Vấn đề đặt ra là: người giáo viên dạy tập
văn học như thế nào để học sinh yêu tác phẩm văn học, cuốn hút và say mê với nó? Cách thức
tổ chức, tiến hành tiết dạy văn học ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn?
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn văn học là phân môn khó trong các phân
môn của môn Ngữ văn. Do đặc trưng phân môn văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn
luyện cho học sinh khả năng hiểu và cảm nhận văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau
như: thơ, truyện, nghị luận, Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học sinh
với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại đọc, nói, ngại viết.
2. Thực trạng của vấn đề:
Về phía người giáo viên, trước đây khi dạy văn học cho các em, tôi mới chỉ giúp các em
nắm bắt được những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. Trong quá trình dạy chỉ dạy văn
học ở những tiết học về tìm hiểu tác phẩm văn học, chưa tận dụng được thời gian ở các phân
môn khác để tích hợp với phần văn bản. Đặc biệt chưa chú trọng luyện tập và ra bài tập về nhà
cho các em để từ đó hình thành kĩ năng tự tìm hiểu văn bản.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
Về phía học sinh, do đời sống còn nhiều khó khăn, đa số các em phải lao động hàng ngày
ở nhà để giúp cha mẹ, bên cạnh đó các em bây giờ cũng có quá nhiều loại hình vui chơi giải trí
và phim ảnh khiến các em bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài nên ít có thời gian để đọc các tài liệu
tham khảo, mở rộng hiểu biết.
Xa trung tâm, nhà trường lại chưa đủ cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy học nên các em
chưa có đủ tài liệu để tham khảo. Vì vậy chỉ có thể nắm bắt được những gì SGK cung cấp.
Học văn đòi hỏi viết nhiều (đọc nhiều) nhưng học sinh ở lại ít có điều kiện cũng như thời
gian để luyện tập. Bên cạnh đó học sinh chỉ thích các môn học khoa học tự nhiên là nhiều, khi
làm bài thì đã có sẵn rất nhiều tài liệu tham khảo bởi vậy ít chịu tìm tòi và kham sphas về văn
bản.
Thêm vào đó, nhiều học sinh chưa chú ý đến việc học, ý thức chưa cao, về nhà không
làm bài nên khi tìm hiểu tác phẩm trên lớp thường vụng về, lúng túng … .
Với những khó khăn như vậy, mỗi giáo viên dạy Ngữ văn phải tìm biện pháp giúp học
sinh nắm và cảm nhận tốt tác phẩm văn học đồng thời có tình yêu với tác phẩm văn học thực
sự . Cũng chính từ sự băn khoăn, trăn trở: “Làm sao giúp học sinh yêu tác phẩm văn học ?”.
Qua quá trình dạy học, quá trình tìm tòi tôi đã có được những biện pháp giúp học sinh yêu tác
phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 8.
Trong những biện pháp đó, việc động viên khích lệ về tinh thần cũng như vật chất (điểm
số) là rất quan trọng.
Sau đây tôi xin trình bày “ Một số mẹo giúp học sinh yêu tác phẩm văn học trong chương
trình Ngữ văn 8 ở trường THCS Hồng Dương”.
Số liệu thống kê chất lượng bài làm văn của HS khi chưa áp dụng SKKN
Tổng số HS Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu Kém
39 0 06 28 3 2
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
3.1. Đọc trước tác phẩm ở nhà:
Để có một sự cảm nhận văn học một cách hoàn chỉnh thì thời gian dành cho tác phẩm văn
học phải là sự đầu tư thích đáng.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
Cũng chính vì lẽ đó hướng dẫn các em làm tốt bước này sẽ giúp học sinh tránh được việc
lên lóp như vịt nghe sấm mà không hiểu cô giảng cái gì và ở đâu. Thậm chí khi cô yêu cầu đứng
lên đọc văn bản còn ngấp ngứ vì không có sự chuẩn bị ở nhà.
Đọc trước văn bản không chỉ dừng lại ở việc đọc vậy, đọc cho xong mặt chữ mà càn đọc
có chủ đích tức là đọc – hiểu từ đó có thể soạn bài bằng cách sử dựng vở bài tập để soạn bài
trước ở nhà bằng hệ thống câu hỏi trong vở bài tập Ngữ văn 8 mà các em đã mua.
Đối với tác phẩm văn xuôi, mà là truyện thì việc sau khi các em đọc xong tác phẩm thì
các em phải vạch ra được những câu hỏi:
- Tác phẩm có nhân vật chính là ai?
- Cốt truyện là gì?
- Từ đó các con phải tóm tắt tác phẩm một cách ngắn gọn nhất.
- Phải nhớ được những lời thoại đặc biệt có trong truyện và những triết lí quan trọng có
trong văn bản.
- Tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật của văn bản, ý nghĩa tư tưởng mà
văn bản mang trong nó.
Đối với tác phẩm thơ thì việc sau khi các em đọc xong tác phẩm thì các em phải vạch ra
được những câu hỏi:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là khi nào?
- Vì sao mà nhà thơ lại có những cảm xúc đó?
- Em cảm nhận thấy gì khi nhắm mắt lại sau khi đọc xong bài thơ?
Đối với tác phẩm văn xuôi, mà là văn nghị luận thì việc sau khi các em đọc xong tác
phẩm thì các em phải vạch ra được những câu hỏi:
- Vì sao tác giả lại viết văn bản này?
- Hoàn cảnh đất nước đương thời ra sao?
- Thông điệp mà người viết muốn truyền tải đến người nghe là gì?
- Cảm nhận về tầm nhìn ở thời đại lúc bấy giờ?
Đối với tác phẩm văn xuôi, mà là kịch thì việc sau khi các em đọc xong tác phẩm thì các
em phải vạch ra được những câu hỏi:
- Vở kịch ấy có mấy nhân vật?
- Có các lớp kịch, hay mấy cảnh xảy ra trong vở?
- Câu thoại nào là câu gây ấn tượng với em nhất?
- Ý nghia của vở kịch với bản thân em?
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
Đối với học sinh thì việc chuẩn bị này là hạn chế khi tìm hiểu trước tác phẩm ở nhà.
Nắm được hạn chế đó của học sinh nên tôi luôn hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác
này và nó được lặp đi lặp lại ở mỗi tác phẩm văn học, cũng như trước các vấn đề trong tìm hiểu
trước ở nhà của chương trìnhg địa phương. Trên cơ sở đó các em sẽ biến nó thành một kĩ năng
cần thiết trước khi tìm hiểu tác phẩm ở trên lớp.
Ví dụ:
Như chuẩn bị học tác phẩm : “ Lão Hạc” của Nam Cao, tôi yêu cầu trò phải về nhà đọc kĩ
tác phẩm trong sách giáo khoa.
Sau đó thì lần lượt trả lời cái câu hỏi mà tôi đã nêu ở trên như:
- Tác phẩm có nhân vật chính là ai? ( lão Hạc và ông giáo, ngoài ra có Binh Tư, vợ
ông giáo, cậu Vàng)
-Cốt truyện là gì? ( Diễn biến xoay quanh câu chuyện vì quá nghèo mà lão Hạc phải
bán con chó vàng – kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại -, và cũng vì quá nghèo mà
lão Hạc phải ăn bả chó để kết liễu cuộc đời mình cho đỡ tốn tiền để dành cho con
trai).
- Từ đó các con phải tóm tắt tác phẩm một cách ngắn gọn nhất.
- Phải nhớ được những lời thoại đặc biệt có trong truyện và những triết lí quan trọng có
trong văn bản.
Như lời thoại quan trọng và mở đầu cho việc mở ra những chi tiết xảy ra trong tác
phẩm đó là:”tôi bán cậu Vàng rồi, ông giáo a!” hay triết lí : “ chao ôi, nếu cuộc đời
này mà không mở rộng lòng mình ra và hiểu về họ thì mãi thấy họ ích kỉ và ta không
thể nào hiểu nổi về họ”
Tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật của văn bản, ý nghĩa tư tưởng mà văn
bản mang trong nó.
Ví dụ :
Đối với tác phẩm thơ: “ Đập đá ở Côn Lôn” của Phân Châu Trinh khi các em
chuẩn bị học tác phẩm thì các em phải vạch ra được những câu hỏi:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là khi nào? ( Khi nhà thơ trực tiếp tham gia phong trào vân
đông nhân dân chống lại bọn thực dân Pháp đòi hỏi quyền lợi cho nhân dân Việt Nam
và ông đã bị bắt, bị đày ra Côn Đảo, phải làm công việc khổ sai là đập đá xxay nahf tù
ở đây).
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
- Vì sao mà nhà thơ lại có những cảm xúc đó? ( đó là cảm xúc chân thực mà đầy ngạo
nghễ khí phách của chí làm trai được kế thừa từ thời kì trước khi đưng hiên ngang
giữa đất trời Côn Đảo. Khí khái cộng với giọng điệu khoa trương tạo lên 1 bức tranh
tuyệt đẹp về con người ngang tàn đứng trong trời đất để làm công việc như Nữ Oa đội
đá vá trời.
- Em cảm nhận thấy gì khi nhắm mắt lại sau khi đọc xong bài thơ? ( Đó là cảnh thiên
nhiên ba chiều tuyệt đẹp có trời, biển, có không gian khoáng đạt bao la và những
người tù yêu nước đang phải làm công việc khổ sai nhưng họ không hề kêu than hay
phàn nàn mà ngược lại rất khí khái, anh hùng.
Ví dụ:
Đối với tác phẩm văn xuôi, mà là văn nghị luận : “ Bàn luận về phép học” của La
sơn Phu tử Nguyễn Thiếp khi các em đọc xong tác phẩm thì các em phải vạch ra được
những câu hỏi:
- Vì sao tác giả lại viết văn bản này? ( đó là khi tác giả chuẩn bị ra gặp mặt vua Quang
Trung để dâng tấu về 3 điều cơ bản giúp vua trị quốc trong thời kì nước nhà vùa dẹp tan
29 vạn quân Thanh xong, và 2 trong 3 điều ấy là quan điểm giáo dục mới của nước nhà
nếu muốn nền giáo dục của quốc gia hưng thịnh.
- Hoàn cảnh đất nước đương thời ra sao?( nước nhà vùa dẹp tan xong giặc Thanh, đất nước
còn đầy rẫy những thù trong giặc ngoài, sự chống phá ngấm ngầm của cựu triều là nhà
Lê, kẻ thù bên ngoài thì mặc dù đang sợ vỡ mật nhưng thực chất chỉ chờ cơ hội sẽ có thể
quay lại để phục thù. Thế nên, Quang Trung muốn cầu người hiền có tấm lòng và có tầm
nhìn xa ra để giúp nước).
- Thông điệp mà người viết muốn truyền tải đến người nghe là gì?( muốn đất nước được
thịnh trị thì triều đình phải ngay ngắn, và muốn triều đình ngay ngắn thì việc duy nhất đó
là phải chấn chỉnh việc học cho ra hồn nếu không thì sao có thể có được một quốc gia
hưng thịnh lâu bền)
- Cảm nhận về tầm nhìn ở thời đại lúc bấy giờ? ( đến bây giờ thì những phép học và cách
dạy người của La sơn phu tử vẫn hết sức đúng đắn và được áp dụng một cách triệt để)
3.2. Giáo viên cung cấp tư liệu liên quan
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
Muốn để các em có thể hiểu được và nhớ lâu cũng như thích môn Văn học thì có lẽ kể
các mẩu chuyện liên quan trực tiếp, hoặc những câu chuyện thời đại lịch sử là một
phương cách hữu hiệu để các trò nhớ rất lâu về văn bản.
Tôi đã áp dụng nhiều lần phương pháp này và được học sinh rất ưa thích.
Bởi nếu chỉ cung cấp những tư liệu trong sách thì chỉ cần đọc hết vài trang sách và làm
hết phần gợi ý trong hệ thống câu hỏi là có thể trẻ đã nắm gần hết nội dung bài rồi.
Nhưng việc mở rộng tư liệu bên ngoài sẽ giúp trẻ yêu thêm văn bản và quý trọng người
dạy mình hơn.
Ví dụ như khi dạy tác phẩm: “Tức cảnh Pắc Bó”, thì giáo viên có thể lòng ghép
cung cấp tư liệu cho học sinh khi giảng văn mẩu chuyện do Võ Nguyên Giáp kể về ở
rừng của Bác Hồ như cảnh Bác đang nằm ngủ khi tỉnh dậy thấy con rắn hổ mang đang
nằm cuộn khoanh trong người của Bác, khiến Người lạnh toát cả người mà không dám
động cựa.
Ví dụ khi dạy tác phẩm “Lão Hạc”, giáo viên có thể cung cấp những mẩu chuyện : “
Một bữa no” hay “ trẻ con không được ăn thịt chó” của đồng tác giả.
Hay khi dạy tác phẩm: “ Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, có
thể kết hợp thêm với trò về mẩu chuyện giặc Mông - Nguyên ngông cuồng ngang ngược
khi đi đến nước ta . Năm 1227, sài Xuân đi sứ, buộc ta lên tận biên giới đón rước, năm
1281, Sài Xuân lại sang xứ, cưỡi ngựa vào hẳn cửa Dương Minh, quân sĩ Thiên Trường
ngăn lại, bị Xuân lấy roi đánh toạc cả đầu: vua sai thượng tướng Thái sư Trần Quang
Khải ra tiếp, Xuân nằm khểnh không dậy.
Hay khi tìm hiểu về tác phẩm : “ Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc ta có thể đọc cho
các con nghe mẩu tư liệu Hành hình kiểu lin sơ.
Hoặc khi tìm hiểu về : “ Cô bé bán diêm” của nhà văn Đan Mạch An –đéc-xen ta có thể
kể thêm những mẩu chuyện mà ông đã sáng tác như: Bộ quần áo mới của hoàng đế,
Công chúa và hạt đậu, hoặc đàn thiên nga trở về
Chính những điều này khiến cho trò nhỏ yêu thích, và gắn kết với tác phẩm hơn.
3.3 Giải thích từ khó
Một trong những cách để giải mã tác phẩm văn học và hiểu ngon ngành về tác phẩm văn
học đó là phải cắt nghĩa được từ khó có trong bài.
Không cắt nghĩa được từ khó hay các điển tích có trong văn bản coi nhưu văn bản ấy
chưa được mở hết các cánh cửa của một tòa tháp cổ.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
Và đồng thời cũng chẳng thể hiểu thấu đáo được nội dung hay giá trị nghệ thuật mà
văn bản ấy muốn truyền tải.
Đơn cử như khi học tới văn bản: “ Tức nước vỡ bờ” mà trò chỉ hiểu đơn thuần nghãi đen
của văn bản thì sao có thể hiểu hết giá trị của ý đồ người biên soạn sách muốn truyền đạt trong
đoạn trích này.
Hay khi học đến đoạn trích: “ Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi, trò phải hiểu được tại sao
Nguyễn Trãi không sử dụng từ: “Bình Minh đại cáo” mà lại là : “ Bình Ngô đại cáo”
Hay cũng chính trong tác phẩm này ngay những dòng đầu có nói đến: “ quân điếu phạt”,
nhiều người vẫn luôn nhắc đến và hiểu được ngay rằng: “ quân” là quân sĩ, nhưng có thể hiểu ở
đây có nghĩa là : “ vua”
Đồng thời trong văn bản này ta có thể thấy trong bản dịch sách giáo khoa có nhắc đến từ
“ xây” trong câu: “ Từ Triệu, Đinh , Lý Trần bao đời xây nền độc lập”, liệu dịch “ xây” có hợp
lí bằng”gây”
Hay là trong: “ hịch tướng sĩ”, có điển tích :” nếm mật nằm gai”, chắc chắn trò không thể
hiểu được ý nghĩa của cụm tù này thì việc của giáo viên phải cung cấp cho trò những kiến thức
cần thiết để cho có thể hiểu được giá trị của điển tích.
Cũng nhờ quá trình tìm hiểu từ mà trò có thêm được kĩ năng bình giảng văn học, chẳng hạn khi
học tác phẩm: “ Ngắm trăng”, thì chính việc tìm hiểu nghĩa của từ trong tiếng Hán và cách dịch
thơ có thể cho trò hiểu thêm về cách dịch ấy có gì hay và chưa hay. Trong bản dịch: “Ngục
trung vô tửu, diệc vô hoa/ Đối thử lương tiêu nại nhược hà”, và trong bản dịch của Nam Trân lại
dịch: “ Trong tù không rượu cũng không hoa/ cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Và chính sự so
sánh này khiến trò sẽ thấy được sự khác biệt như thế này trong bản dịch và bản gốc.
3.4 Kết hợp với viết đoạn văn cảm nhận sau khi học xong văn bản văn học
Để kiểm chứng kết quả và thể hiện được những điều đã học xong trong một văn bản thì
việc hành văn hay chính là viết ra những hiểu biết của mình về nó đó là một giải pháp rất cần
thiết và quan trọng.
Ví dụ 1:
Khi học xong văn bản Lão Hạc của Nam Cao (tiết 13 -14, bài 4) tôi cho học sinh bài tập
về nhà: Về nhà mỗi em viết một đoạn văn nói về Lão Hạc – người nông dân Việt Nam trước
cách mạng tháng tám (cho HS câu chủ đề: Lão Hạc là con người nghèo khổ nhưng lão có nhiều
phẩm chất đáng quý.)
Ví dụ 2:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
Khi dạy xong tiết 21 – 22, văn bản Cô bé bán diêm, GV ra bài tập cho HS về nhà làm:
Em thử tưởng tượng mình là người chứng kiến cái chết của cô bé trong truyện Cô bé bán
diêm của An – đéc – xen, bây giờ các bạn muốn nghe em kể lại cái chết của cô bé. Vậy em hãy
viết một đoạn văn kể lại cho các bạn cùng nghe.
Tới tiết học tiếp theo giáo viên thu bài của các em về nhà chấm, sửa và nhận xét trong bài
viết cho các em.
Khi trả lại bài cho học sinh, giáo viên cho đọc một số bài viết tốt để các em rút kinh
nghiệm cho bài của mình.
Ví dụ 3:
Bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (tiết 17 – bài 5) có nội dung tương đối ngắn,
bài tập dễ nên giáo viên cho học sinh làm bài tập ở nhà. Thời gian trên lớp giáo viên cho học
sinh làm bài tập: em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về người mẹ (hoặc cha) của mình trong đó
có sử dụng từ ngữ địa phương.
Khi học sinh viết xong, giáo viên mời 2 học sinh đọc bài rồi mời những học sinh khác
nhận xét. Sau đó giáo viên kết luận về nội dung, chủ đề và hình thức trình bày.
Bài của những học sinh còn lại giáo viên thu để về nhà xem (học sinh chưa viết xong thì
thu lại ở tiết sau).
Ví dụ 4:
Khi dạy xong tiết 25 - 26, Đánh nhau với cối xay gió, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà
viết đoạn văn với gợi ý: Sự tương phản giữa Đôn - ki - hô - tê và Xan - chô - Pan - xa.
Đến tiết 28, bài 7 - Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, giáo
viên mời 2 học sinh trình bày đoạn văn.
Khi học sinh luyện viết đoạn văn có thể có lỗi về câu và chính tả do học sinh tự sắp xếp
vì vậy giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh sửa lỗi về câu và chính tả.
Có thể nói việc luyện viết đoạn văn tự sự là rất cần thiết, học sinh viết tốt đoạn văn tự sự
có nghĩa là học sinh đã nắm được những yêu cầu của đoạn văn. Trên cơ sở đó khi học văn bản
thuyết minh và văn nghị luận học sinh sẽ viết tốt đoạn văn - đó là một trong những tiền đề để
học sinh làm tốt các kiểu văn bản khác.
Cũng như ở ví dụ 1, nhưng có thể cho học sinh tìm phương tiện liên kết trong văn bản “
Đánh nhau với cối xay gió” ( Xéc - van - téc), ở văn bản này thì dễ nhận biết hơn.
Trên cơ sở bài tập này, giáo viên đã giúp học sinh khắc sâu kiến thức phần lí thuyết, từ
đây có thể cho học sinh thực hành việc liên kết đoạn văn.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
Việc viết các đoạn văn có sự liên kết với nhau đối với học sinh trung bình và yếu là tương
đối khó. Cho nên trong quá trình dạy tôi luôn có những đoạn văn mẫu cho các em. Bên cạnh đó
là bài của các em học sinh khá giỏi. Đồng thời luôn khích lệ tinh thần cho các em.
Ở dạng bài này, giáo viên vừa cho học sinh luyện tập ở trên lớp vừa cho các em về nhà
làm (giáo viên phải thu vở bài tập rồi chấm và sửa cho học sinh).
Văn bản Đánh nhau với cối xay gió (Xéc - van - téc) có hai nhân vật Đôn - ki - hô - tê và
Xan - chô - Pan - xa tương phản nhau về mọi mặt. Vậy sau bài học đó giáo viên yêu cấu học
sinh viết 2 đoạn văn nói về hai nhân vật (hai đoạn có quan hệ đối lập).
Ví dụ 3:
Học xong văn bản Lão Hạc của Nam Cao (tiết 13 -14, bài 4), học sinh biết rằng chị Dậu
và lão Hạc là những con người tiêu biểu cho tầng lớp nông dân Việt Nam trước cách mạng
tháng 8. Giáo viên có thể cho học sinh viết hai đoạn văn nói về số phận và tính cách của người
nông dân (thông qua lão Hạc và chị Dậu).
Có thể nói rằng để viết được một bài văn đúng và hay là rất khó, bởi ngoài việc có kiến
thức vững vàng nó còn đòi hỏi người viết phải vận dụng nhiều kĩ năng khác nhau. Nhìn chung
các kĩ năng đó các em đã được học nhưng do đặc điểm lứa tuổi, cũng như thời gian thực hành
còn hạn chế nên người giáo viên phải có biện pháp giúp các em thành thạo những kĩ năng đó
mới mong các em vận dụng tốt được.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Để đánh giá kết quả đã đạt được, giáo viên dựa vào bài kiểm tra chất lượng học kì.
Kết quả khi chưa áp dụng:
Tổng
số
Giỏi Khá Trung bình Yếu-kém
SL % SL % SL % SL %
39 0 0 06 7.1 28 64.7 5 28.2
Kết quả khi áp dụng:
Tổng
số
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
39 0 0 19 22.4 18 72.9 2 4.7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
Sau một thời gian nhận thấy thực trạng bài làm văn của học sinh lớp 8 trường THCS
Hồng Dương. Tôi đã kịp thời tìm ra nguyên nhân bài làm văn của các em đạt kết quả chưa cao.
Tôi nhanh chóng tìm ra giải pháp của bản thân cá nhân tôi mong rằng chất lượng bài làm của
các em từng bước nâng cao dần lên. So với chất lượng những năm trước thì chất lượng hai năm
học gần đây (2012-2013; 2013-2014) đã có bước chuyển biến đáng kể cụ thể giảm tối đa hoc
sinh yếu kém.
Tuy nhiên kết quả như vậy chưa phải là cao nhưng đó cũng là một sự thay
đổi chất lượng bài làm của các em.
III. KẾT LUẬN:
1. Một số lưu ý:
Để trở thành người thợ giỏi ở bất cứ một ngành nghề nào người thợ cũng phải trải qua
quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Để yêu một tác phẩm văn học cũng vậy, học sinh phải
trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc có sự hướng dẫn của giáo viên.
Trong quá trình dạy, giáo viên giúp học sinh nhớ lại những kiến thức cũ
đã học thì mới mong các em nhớ được những kiến thức một cách có hệ thống.
Để áp dụng có hiệu quả những biện pháp này, người giáo viên thực sự tâm huyết, có tinh
thần trách nhiệm, dành thời gian nhiều. Do học sinh phải thực hiện phần bài tập ở nhà nhiều nên
giáo viên phải thu vở bài tập về nhà để chấm, sửa cho các em.
Giáo viên thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi quá trình học sinh làm bài. Điều
quan trọng là giáo viên biết động viên, khuyến khích, tuyên dương học sinh đúng lúc, kịp thời.
Bên cạnh đó, với học sinh điểm số rất quan trọng nên khi chấm bài tập hoặc khi các em trình
bày thì giáo viên nên cho học sinh điểm số và có điểm cho tinh thần tự giác.
Nếu giáo viên làm tốt điều đó thì các em sẽ rất tự giác và có hứng thú làm bài tập ở nhà
cũng như trên lớp. Trong trường hợp giáo viên có quên thu bài thì cũng sẽ được các em “nhắc
nhở”.
Bên cạnh việc động viên, khuyến khích, giáo viên cũng cần có biện pháp đối với những
học sinh còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại như yêu cầu các em ở lại sau buổi học để làm bài tập,
mượn bài của bạn chép lại nhiều lần …
Hiện nay đã có tiết tự chọn (hai tiết/1tuần cho môn Ngữ văn), khi dạy tiết này, trong thực
hành giáo viên có những bài tập dễ hơn cho học sinh yếu. Khi các em làm được giáo viên mới
nâng độ khó lên dần.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
2. Lời kết:
Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh yêu tác phẩm văn học trong nhà trường
chương trình Ngữ văn 8. Đó cũng là những gì tôi tích luỹ được trong quá trình dạy văn suốt
thời gian qua.
Qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu, trao đổi với đồng nghiệp, thông qua tiết dự giờ, tham
khảo tài liệu … tôi đã tích luỹ được cho mình một số kinh nghiệm, nó được tôi áp dụng vào bài
dạy khi khi lên lớp tại trường THCS Hồng Dương.
Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào bài dạy, sau một thời gian chất lượng của học
sinh đã được nâng lên rõ rệt, giảm được số bài không đạt yêu cầu, và số bài tốt cũng tăng lên.
Những biện pháp trên được tôi rút ra từ thực tế cũng như thông qua trao đổi với đồng
nghiệp, có thể vẫn còn hạn chế. Vậy tôi mong được tiếp thu ý kiến đóng góp của BGH, Hội
đồng khoa học nhà trường và Hội đồng khoa học của Phòng giáo dục - đào tạo để từ đó có thể
trao đổi, rút kinh nghiệm giúp tôi nâng cao chất lượng giảng dạy ở bộ môn.
3. Bài học kinh nghiệm:
Trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, người giáo viên phải luôn
không ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ nhận thức và trình độ chuyên môn. Sự sáng
tạo là yêu cầu cần phải có của người giáo viên khi làm công tác dạy học. Trên cơ sở đó giúp học
sinh của mình tiếp thu bài, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tốt hơn.
Tuy nhiên khi áp dụng những biện pháp nào đó thì giáo viên phải tìm hiểu kĩ những hạn
chế của học sinh mình. Nếu thành công sẽ là động lực rất lớn làm cho người giáo viên tự tin
hơn, mạnh dạn hơn trong việc sáng tạo.
Người giáo viên cần ý thức được vai trò của mình. Khi lên lớp giáo viên phải có tinh thần
trách nhiệm cao. Như vậy mới có thể tận tâm, mới vui buồn khi học sinh học tốt hay không tốt.
Đó là động lực giúp giáo viên tìm tòi, sáng tạo trong công tác của mình. Nhờ vậy mà học sinh
lĩnh hội tri thức tốt hơn.
Phải nói rằng qua việc thực hiện đề tài này tôi đã rút ra được cho mình rất nhiều bài học
từ việc xác định kiến thức bổ sung, soạn giáo án cho đến việc giảng dạy.
Ý kiến đề xuất:
Thư viện nhà trường nên có thêm tranh ảnh phục vụ tốt cho quá trình dạy học bài giảng
Ngữ văn 8. Bổ xung các tác phẩm có đoạn trích được học. Đặc biệt là các tác phẩm nước ngoài,
chân dung của một số nhà thơ lớn, các tài liệu tham khảo, sách nâng cao cho giáo viên học sinh.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn BGH nhà trường, tổ Khoa học Xã hội trường THCS
Bạch Đích đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.
Tôi xin Cam đoan văn bản sáng kiến này hoàn toàn do tôi tự sáng tác không sao chép
hay lấy của bất kì ai. Nếu sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đông khoa học
của nhà trường.
Tôi xin chân thành cám ơn!
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình tâm lí giáo dục.
2. Tài liệu giáo dục học.
3. Sách giáo khoa lớp 8.
4. Sách giáo viên và thiết kế bài giảng lớp 8.
5. Các bài văn mẫu lớp 8 THCS.
6. Sách tham khảo.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM