Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đánh giá ảnh hưởng cổ phần hóa đến hoạt động các doanh nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.47 KB, 25 trang )

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
CÁC Ý CHÍNH :
A.ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CỔ PHẦN HÓA ĐẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
I.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
II. KHÁI NIỆM CỔ PHẦN HÓA :
1. Khái niệm
2. Đối tượng cổ phần hóa
3. Các hình thức cổ phần hóa
III. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA Ở VIỆT NAM :
1. Giai đoạn thí điểm rụt rè
2. Giai đoạn thí điểm mở rộng
3. Giai đoạn đẩy mạnh
4. Giai đoạn tiến hành ồ ạt
5. Kết quả của việc thực hiện cổ phần hóa của các DNNN
IV. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CỔ PHẦN HÓA ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DNNN
VIỆT NAM :
1. Mặt tích cực :
a. Đối với doanh nghiệp
b. Đối với nhà nước
c. Đối với người lao động
2. Mặt hạn chế :
3. Giải pháp :
B.PHÂN TÍCH MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH VỀ CỔ PHẦN
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THỪA THIÊN HUẾ
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY :
1. Giới thiệu chung
2. Lĩnh vực hoạt động
3. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của công ty
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY


1. Tình hình hoạt động của công ty trước khi cổ phần hóa
2. Tình hình hoat động của công ty sau khi cổ phần hóa
III. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH SAU KHI CỔ PHẦN HÓA
C.KẾT LUẬN
1
CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
A.ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CỔ PHẦN HÓA ĐẾN HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM TRƯỚC KHI CỔ PHẦN HÓA:
- Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta hiện nay, khu vực Kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo nhằm chi
phối nền kinh tế quốc dân cũng như giúp đỡ các thành phần kinh tế khác. Song trên thực tế,
hiệu quả hoạt động của khu vực Kinh tế Nhà nước nói chung và hệ thống doanh nghiệp
Nhà nước nói riêng còn tồn tại rất nhiều yếu kém.
- Trên địa bàn cả nước có khoảng 5800 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 88% tổng số vốn
của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhưng hiệu quả kinh doanh rất thấp. Chỉ có trên
40% doanh nghiệp Nhà nước là hoạt động có hiệu quả, trong đó thực sự làm ăn có lãi và
lâu dài chỉ chiếm dưới 30%.
- Trên thực tế, doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách chiếm 80- 85% tổng doanh thu,
nhưng nếu trừ khấu hao cơ bản và thuế gián thu thì doanh nghiệp Nhà nước chỉ đóng góp
được trên 30% ngân sách Nhà nước. Đặc biệt nếu tính đủ chi phí và TSCĐ, đất tính theo
giá thị trường thì các doanh nghiệp Nhà nước hoàn toàn không tạo ra được tích luỹ.
- Đánh giá thực lực các doanh nghiệp Nhà nước trên 3 mặt:vốn- công nghệ-trình độ quản
lý, có thể thấy:
+ Vốn: Các doanh nghiệp luôn trong trạng thái đói vốn. Tình trạng doanh nghiệp
phải ngừng hoạt động do thiếu vốn kinh doanh đã xuất hiện. Tình trạng doanh nghiệp
không có vốn và không đủ khả năng huy động vốn để đổi mới công nghệ được coi là phổ
biến. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng vốn thấp kém, thất thoát vốn của Nhà nước ngày càng
trầm trọng. Năm 1998 chỉ tính riêng số nợ khó đòi và lỗ luỹ kế của các doanh nghiệp Nhà

nước đã lên đến 5.005 tỷ đồng . Theo Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh
nghiệp , trong số gần 5800 DNNN, chỉ 40,4% được đánh giá là hoạt động có hiệu quả (bảo
toàn được vốn, trả được nợ, nộp đủ thuế, trả lương cho người lao động và có lãi) ; 44% số
doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khó khăn tạm thời ; còn 15,6% số doanh nghiệp
hoạt động không hiệu quả. Tổng cộng, có tới trên 59,6% DNNN hoạt động kém hiệu quả.
+ Công nghệ : Công nghệ của các DNNN lạc hậu so với trình độ chung của khu vực
và của thế giới (thường từ 2-3 thế hệ, cá biệt có công nghệ lạc hậu tới 5-6 thế hệ), 76%
máy móc thiết bị thuộc thế hệ những năm 50-60 và chủ yếu do Liên Xô cũ và các nước
Đông Âu cung cấp. Hiện nay có đến 54,3% DNNN trung ương và 74% DNNN địa phương
còn sản xuất ở trình độ thủ công, hiệu quả sử dụng trang thiết bị bình quân dưới 50% công
suất. Đó chính là nguyên nhân làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị
trường nội địa cũng như quốc tế hết sức thấp kém. Điều này thực sự là một nguy cơ đối với
các doanh nghiệp Nhà nước và với nền kinh tế trong quá trình hội nhập vào đời sống kinh
tế khu vực và thế giới.
2
CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
+ Trình độ, năng lực và bản lĩnh quản lý: còn thấp so với yêu cầu. Ta thấy rằng, ở
các doanh nghiệp Nhà nước, quyền sở hữu không gắn với quyền quản lý vốn và tài sản.
Mặt khác, do những nguyên nhân lịch sử, do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung
quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp Nhà nước có số lượng lao động lớn, cơ cấu lao động
bất hợp lý, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu. Bên cạnh trách
nhiệm về kinh tế, mối doanh nghiệp còn phải đảm trách nhiều chức năng xã hội nữa.
Như vậy,từ tình hình trên, có thể thấy khu vực kinh tế Nhà nước không phải là điểm sáng
như chúng ta mong đợi, đặc biệt nó vẫn chưa thực sự thể hiện tốt vai trò chủ đạo vủa mình.
Do đó vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có một loạt những giải pháp tiến hành đồng bộ.
Trong đó, Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những biện pháp được Đảng
và Nhà nước đặt lên vị trí then chốt, hàng đầu.
II.KHÁI NIỆM CỔ PHẦN HÓA:
1.Khái niệm:
- Cổ phần hóa : là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu, biến doanh nghiệp sở hữu một

chủ thành doanh nghiệp sở hữu nhiều chủ, tức là quá trình chuyển từ hình thức sở hữu đơn
nhất sang sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần tài sản cho người khác, cổ phần
hoá có thể áp dụng với tất cả các doanh nghiệp thuộc sở hữu một chủ duy nhất.
- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước : là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là
Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (doanh nghiệp đa sở hữu),
chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động
theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp (gọi tắt là cổ phần hoá)
trong đó nhà nước có thể giữ một tỷ lệ vốn nhất định, tỷ lệ này tuỳ thuộc vào vai trò, vị trí
của nó trong nền kinh tế.
2.Đối tượng cổ phần hóa:
- Là những DNNN hiện có mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, không phụ thuộc vào
thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh.
Điều 2, Nghị định 109/2007/NĐ-CP, ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định đối tượng cổ
phần hoá là:
+Công ty nhà nước độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương.
+Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng
Thương mại nhà nước).
+Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con; Công ty thành viên hạch toán
độc lập thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
+Đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty
nhà nước, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty.
+Công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3
CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
3.Các hình thức cổ phần hóa:
Bao gồm:
- Giữ nguyên giá trị doanh nghiệp
- Phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn
- Bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp cho các cổ đông
- Cổ phần hóa đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp

- Chuyển toàn bộ doanh nghiệp thành công ty cổ phần
III. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA Ở VIỆT NAM
Các giai đoạn cổ phần hóa: 4 giai đoạn
+Giai đoạn thí điểm rụt rè
+Giai đoạn thí điểm mở rộng
+Giai đoạn đẩy mạnh
+Giai đoạn tiến hành ồ ạt
1. Giai đoạn thí điểm rụt rè :
- Cổ phần hóa ở Việt Nam được thực hiện theo đường lối thử và sửa
- Lựa chọn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa để thử chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Kết quả :đến tháng 4 năm 1996, có 3 doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý và 2
doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý được cổ phần hóa.
Trừ Công ty dịch vụ vận tải mà Nhà nước chỉ còn giữ 18% tổng số cổ phần, 4 công ty
khác Nhà nước đều giữ khoảng 30% tổng số cổ phần. Các nhà đầu tư bên ngoài chỉ mua
được cao nhất là gần 35% tổng số cổ phần trong trường hợp Công ty cổ phần Giày Hiệp
An, còn lại đều ở khoảng 20%
2. Giai đoạn thí điểm mở rộng:
- Từ kinh nghiệm của các trường hợp cổ phần hóa nói trên, năm 1996 Chính phủ quyết
định tiến hành thử cổ phần hóa ở quy mô rộng hơn.
- Nghị định 28/CP được Chính phủ ban hành ngày 7 tháng 5 năm 1996 yêu cầu các bộ,
ngành trung ương và các chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập danh sách
doanh nghiệp nhà nước do mình quản lý sẽ được cổ phần hóa cho đến năm 1997.
Chọn những doanh nghiệp mà Nhà nước thấy không còn cần thiết phải nắm giữ 100% vốn
nữa làm đối tượng.
- Nghị định số 25/CP ngày 26 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ cho phép các lãnh đạo bộ,
ngành, địa phương có thêm quyền hạn trong việc tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp
được chọn làm thử. Theo đó, đối với doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống thì lãnh
đạo bộ, ngành, địa phương có quyền tự tổ chức thực hiện cổ phần hóa
4
CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

- Kết quả của giai đoạn thí điểm cổ phần hóa mở rộng này là có 25 doanh nghiệp nhà nước
đã được chuyển thành công ty cổ phần
3.Giai đoạn đẩy mạnh :
- Sau hai giai đoạn cổ phần hóa thí điểm trên, Chính phủ Việt Nam quyết định chính thức
thực hiện chương trình cổ phần hóa,có 584 DNNN được CPH
- Ngày 29 tháng 6 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về chuyển
doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định này quy định rằng:
+ Đối với cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp được chuyển đổi nhưng Nhà nước
vẫn muốn nắm quyền chi phối, cá nhân không được phép mua quá 5% và pháp nhân không
được phép mua quá 10%.
+ Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm quyền chi phối, cá nhân được phép
mua tới 10% và pháp nhân được phép mua tới 20% tổng cổ phần phát hành lần đầu.
+ Riêng đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước hoàn toàn không còn muốn sở hữu, cá
nhân và pháp nhân được phép mua không hạn chế.
+ Tiền thu được từ bán cổ phần sẽ được sử dụng để đào tạo lại lao động, sắp xếp việc làm
cho lao động dư thừa, bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước khác.
4. Giai đoạn tiến hành ồ ạt :
- Tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam khóa IX họp về doanh nghiệp nhà nước và ra nghị quyết của Trung ương Đảng về
tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
- Theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP có một số hình thức cổ phần hóa sau:
+ Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút
thêm vốn.
+ Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
+ Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
+ Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêm
vốn.
+ Đối với cổ phần phát hành lần đầu, các nhà đầu tư trong nước được phép mua
không hạn chế.
+ Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép mua quá 30%.

- Tháng 1 năm 2004, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX họp
phiên thứ IX, tại đó có thảo luận và quyết định đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước.
- Cuối năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà
nước thành công ty cổ phần, theo đó cả các công ty thành viên của các tổng công ty nhà
nước và ngay cả chính tổng công ty nhà nước nào mà Nhà nước không muốn chi phối đều
có thể trở thành đối tượng cổ phần hóa.
5
CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Điểm mới quan trọng nữa trong Nghị định này là :
+ Quy định việc bán cổ phần lần đầu phải được thực hiện bằng hình thức đấu giá tại
các trung tâm giao dịch chứng khoán nếu là công ty có số vốn trên 10 tỷ đồng
+ Tại các trung tâm tài chính nếu là công ty có số vốn trên 1 tỷ đồng, và tại công ty
nếu công ty có số vốn không quá 1 tỷ đồng.
- Bán đấu giá :
+ Khiến cho giá cổ phiếu phát hành lần đầu của nhiều công ty nhà nước được đẩy
vọt lên, đem lại những nguồn thu rất lớn cho Nhà nước.
Chẳng hạn, đợt đấu giá cổ phần của 5 công ty nhà nước được cổ phần hóa là Công ty cổ
phần kỹ nghệ thực phẩm, Nhà máy thiết bị bưu điện, Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông
Hinh, Công ty điện lực Khánh Hòa, Công ty sữa Việt Nam, Nhà nước đã thu vượt dự kiến
450 tỷ đồng.
+Mặt khác, bán đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa còn trở thành
một động lực cho sự phát triển của thị trường cổ phiếu niêm yết ở Việt Nam.
- Quá trình cổ phần hóa kiểu này đến 2008, đã thực hiện ở khoảng trên 3.000 doanh nghiệp
nhà nước vừa và nhỏ được cổ phần hóa. Còn khoảng 2.000 doanh nghiệp nhà nước vừa và
lớn như BIDV, Vietinbank, VMS-MobiFone, Vinaphone... dự trù sẽ cổ phần hóa đến năm
2010.
- Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định quyết tâm cổ phần hóa các trường đại học. Các cơ
sở giáo dục ở Việt Nam muốn tránh nguy cơ bị biến dạng do đưa các hoạt động giáo dục
thành các dịch vụ đơn thuần, mang nặng tính thương mại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứ

mệnh và mục tiêu của trường nên sẽ có quá trình tách bạch và phân định rõ các bộ phận
thương mại hay phi thương mại hóa.
Các ngành như thể thao vốn chưa từng biết đến cổ phần hóa cũng đã bắt đầu quá trình này,
song song với việc ra đời một loạt các cơ sở thể thao cố phần hay tư nhân từ đầu.
Theo kế hoạch, chương trình cổ phần hóa sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2010
5. Kết quả của việc thực hiện cổ phần hóa của các DNNN:
Tính đến đầu năm 2009, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.556 doanh nghiệp và 8
Tổng công ty Nhà nước, trong đó cổ phần hoá được 3.854 doanh nghiệp và bộ phận doanh
nghiệp (chiếm 69,4% tổng số doanh nghiệp đã sắp xếp), giao 196 doanh nghiệp, bán 155
doanh nghiệp, khoán và cho thuê 30 doanh nghiệp, sáp nhập hợp nhất 531 doanh nghiệp,
còn lại các hình thức khác là 790 doanh nghiệp.

6
CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
IV.
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CỔ PHẦN HÓA ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM:
Sau gần 20 năm thực hiện chủ trương cổ phần hoá, kết quả đạt được như sau:
1.Mặt tích cực :
a. Đối với doanh nghiệp:
- Sau khi chuyển sang công ty cổ phần, hầu hết các chỉ tiêu về tài chính, kết quả hoạt động
của doanh nghiệp như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận... đều tăng rất
nhanh. Giá trị tổng tài sản bình quân hai năm sau cổ phần hoá so với bình quân hai năm
trước cổ phần hoá tăng 66,39%; giá trị vốn chủ sở hữu tăng tới 90,67%; doanh thu tăng
75,13%; lợi nhuận tăng 233,09%; tỉ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu của các doanh
nghiệp cũng tăng 19,25%.
- Những lợi ích khác góp phần tích cực vào việc năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:
 Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên nhờ được bổ sung
nguồn vốn lưu động và đầu tư đổi mới công nghệ. Về nguyên tắc, tất cả số tiền bán cổ
phiếu, sau khi trừ đi các chi phí sẽ được điều chuyển để bổ sung vốn, mở rộng sản xuất

kinh doanh.
 Doanh nghiệp có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh. Sự chuyển đổi này
đã hạn chế thấp nhất những can thiệp thô bạo, phi kinh tế của các cơ quan công quyền, hạn
chế các chỉ đạo vốn có của một doanh nghiệp Nhà nước.
 Doanh nghiệp đã có được một cách quản lý mới mang tính dân chủ. Với việc cổ
phần hoá, doanh nghiệp đã chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, cũng
có nghĩa là xác định vai trò chủ nhân tập thể. Hội đồng quản trị sẽ thực sự làm chủ công ty
với động lực lợi nhuận, vì lợi ích của các cổ đông (trong đó có chính mình), thay mặt các
cổ đông và được các cổ đông bầu lên chứ không phải ai khác.
7
CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
 Đổi mới cung cách lãnh đạo,vai trò của giám đốc giờ đây không phải là quyền lực
nữa,mà giờ đây chỉ đơn thuần là một chức danh,nhân sự cấp cao của doanh nghiệp ,có thể
được thay đổi bất kì lúc nào tùy thuộc vào năng lực làm việc của họ.
 Đã đổi mới được phương pháp quản trị : quản trị khoa học,không hành
chính,mệnh lệnh,giảm tình trang hối lộ,mua chức,bán quyền trong doanh nghiệp.Khi CPH
doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với các đối tác chiến lược có tiềm lực về quản lí và công
nghệ,nhờ đó có thể áp dụng phương pháp quản lý tiên tiên vào việc quản lý các hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( đơn giản ,gọn nhẹ ,hiệu quả ). Cơ chế quản lý năng
động,sáng tạo sẽ thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,tăng thu nhập cho người lao động,tạo
ra ngày càng nhiều giá trị sản phẩm,đóng góp cho nền kinh tế,…
 Doanh nghiệp được tự chủ trong sản xuất kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận
 Giá trị thương hiệu sẽ là 1 lợi thế cạnh tranh cao.Nhất là trong việc bán cổ phần ra
công chúng và sản xuất kinh doanh sẽ gặp nhiều thuận lợi sau cổ phần hóa
 Có thể tận dụng các mối quan hệ kinh tế của các cổ đông mà từ trước đến nay nhà
nước không có,từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh trong và ngoài nước
Như là tín dụng: là quan hệ tốt với ngân hàng,từ đó có thể tiếp cận được với nguồn vốn,có
chi phái cạnh tranh . Nhờ các mối quan hệ làm ăn của các cổ đông mà vấn đề đầu vào và
đầu ra được giải quyết dễ dàng hơn. Việc tìm kiếm trung gian,đối tác cũng trở nên dễ dàng
hơn khi có sự tham gia tích cực của các cổ đông của công ty

 Tăng vốn kinh doanh ,huy động được các nguồn lực từ bên ngoài
 Tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường,nhờ việc tận dụng có hiệu quả các nguồn lực
sẵn có cũng như huy động thêm trong cổ phần hóa mà doanh nghiệp sẽ có sức cạnh tranh
cao hơn so với trước đây
 Tăng khả năng liên kết ,liên doanh trong doanh nghiệp ,từ đó có thể kết hợp cùng
đối tác nhằm tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư
Nên nhờ vào cổ phần hóa mà các công ty có thể quản lý tốt hơn các hoạt động kinh doanh :
8
CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
b. Đối với Nhà nước:
- Lợi ích đầu tiên mà Nhà nước thu được từ chính sách cổ phần hoá là phần thuế thu được
từ các công ty cổ phần tăng hơn so với khi còn là doanh nghiệp Nhà nước, tất cả các công
ty cổ phần đều đóng thuế đầy đủ, năm sau cao hơn năm trước từ 30-35%, nộp ngân sách
tăng bình quân 2 lần so với trước khi cổ phần hoá: cụ thể như CTCP cơ điện lạnh tăng gần
3 lần, công ty Cổ phần sơn Bạch Tuyết tăng 2,7 lần…
- Phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá khi xác định lại, nhìn chung đều
tăng từ 10-50% so với giá trị ghi trên sổ sách. Như vậy, khi cổ phần hoá vốn Nhà nước
không bị mất đi, được bảo toàn mà còn tăng thêm.
- Ngoài những lợi ích trên, từ kết quả cổ phần hoá, hàng năm Nhà nước không còn tốn một
khoản ngân sách lớn để bù đắp cho các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ, cán cân thu chi
của Nhà nước được cân bằng hơn. Hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước được hoàn
chỉnh và gắn với mục tiêu của nền kinh tế. Chính cơ chế tạo chuyên môn hoá dẫn đến sự
thay đổi về trình độ quản lý đạt mức cao. Nhà nước có điều kiện quản lý nền kinh tế thông
qua các chính sách vĩ mô.
- Cổ phần hoá đã đặt cơ sở cho thị trường vốn ra đời bằng việc ra mắt Uỷ ban chứng khoán
quốc gia và Trung tâm giao dịch chứng khoán vừa qua, làm cơ sở để Nhà nước kiểm soát
lạm phát. Lượng tiền lưu thông trong xã hội trong tương lai gần sẽ chuyển một phần vào
thị trương vốn, thực hiện tái đầu tư trên diện rộng hoặc tập trung vốn giải quyết các công
trình trọng điểm của Nhà nước.
c. Đối với người lao động :

- Có thể nói, nhờ cổ phần hoá mà người lao động đã trở thành người chủ thực sự của doanh
nghiệp xét theo cổ phần mà họ sở hữu. Qua cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, tất cả
ngưòi lao động trong doanh nghiệp bằng các nguồn vốn tự có, quỹ phúc lợi của doanh
nghiệp được phân bổ và cả vốn riêng của cá nhân, đều có thể tham gia mua cổ phần tại
công ty, xí nghiệp được cổ phần hoá.
- Với việc góp vốn này, người lao động , từ công nhân trực tiếp sản xuất đến vị giám đốc,
đều có thể trở thành người chủ thực sự đối với doanh nghiệp, được tham gia trực tiếp hay
gián tiếp vào việc lập phương hướng kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
với quyết tâm và ý chí chung là gặt hái được hiệu quả cao nhất, tốt nhất.
- Gắn liền quyền lợi của tập thể ( người lao động) vào hoạt động của doanh nghiệp ( bán cổ
phần cho người lao động).Tạo động lực cống hiến cho Doanh nghiệp vì lợi ích của thành
viên gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp.Tạo điều kiện pháp lý và vật chất để người
lao động nâng cao vai trò người làm chủ trong doanh nghiệp
- Trong thực tế, các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá bảo đảm việc làm và thu
nhập của người lao động ổn định và có chiều hướng tăng lên. Do mở rộng sản xuất, số lao
động ở các doanh nghiệp này tăng bình quân 12%. Thu nhập của người lao động làm việc
tai các công ty cổ phần tăng bình quân hằng năm gần 20% (chưa kể thu nhập từ cổ tức).
9
CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
- Việc đầu tư vào các công ty cổ phần, nói chung người lao động đã thu được lợi tức cao
hơn gửi tiết kiệm và vốn của họ trong công ty tăng gấp 1,5-2 lần so với lúc mới mua cổ
phiếu.
Do lãi cao đã bổ sung thêm vào vốn, đến nay giá trị cổ phần người lao động sở hữu bình
quân tăng gấp 2-3 lần, đặc biệt có những công ty tăng tới 4-5 lần như Công ty Cổ phần Cơ
điện lạnh và Công ty Cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển.
- Là chủ nhân thực sự trong Công ty cổ phần, ngưòi lao động đã nâng cao tính chủ động, ý
thức kỷ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong lao động sản xuất, góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân mình, công ty,
Nhà nước và xã hội.
10

×