Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Luật phá sản 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.41 KB, 20 trang )

I.MỞ ĐẦU
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các nền kinh tế thế giới cho
thấy phá sản ra đời và tồn tại troAng những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
Tuy nhiên, với tư cách là một hiện tượng phổ biến thì nó chỉ xuất hiện trong nền
kinh tế thị trường. Nền kinh tế mà tôn trọng các quyền tự do của công dân trong
khuôn khổ pháp luật, trong đó có quyền tự do kinh doanh và tất nhiên có tự do
kinh doanh tất yếu sẽ có tự do cạnh tranh, việc tự do cạnh tranh sẽ là cơ hội tốt để
các chủ thể kinh doanh phát huy tính năng động của mình, luôn tìm tòi những cái
mới lạ, để cạnh tranh với các đối thủ của mình. Và việc tự do cạnh tranh đó như
một cuộc chơi, sẽ có kẻ thắng cuộc, và cũng có những kẻ thua cuộc. Đồng thời,
trong cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tất yếu sẽ có sự sắp xếp lại đối trọng
trong thị trường, bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, tiếp tục tồn
tại và phát triển, một bộ phận không nhỏ những doan nghiệp kinh doanh không có
hiệu quả, không đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính buộc phải chấm dứt hoạt
động, rút khỏi thị trường. Để đảm bảo sự bình ổn của thị trường, lành mạnh hóa
hoạt động kinh doanh, nhà nước không thể đứng ngoài cuộc, buộc phải can thiệp
thông qua hoạt động ban hành pháp luật, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hiện
tượng này, qua đó thực hiện chức năng quản lý của mình, chính vì vậy Luật phá
sản ra đời. Vậy những vấn đề liên quan đến phá sản được quy định như thế nào
trong Luật phá sản, sau đây chúng ta cùng đi vào phân tích và tìm hiểu.
II.NỘI DUNG CHÍNH
1. Đối tượng áp dụng của Luật phá sản 2004.
Đối tượng áp dụng của LPS 2004 được quy định cụ thể tại điều 2 LPS 2004,
theo đó Luật phá sản được áp dụng đối với Doanh nghiệp, Hợp tác xã, liên hiệp
Hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, so với LPSDN 1993 thì LPS 2004 vẫn giữ nguyên phạm vi áp dụng
của thủ tục phá sản, tức là vẫn quy định thủ tục phá sản chỉ áp dụng cho các chủ
1
thể kinh doanh là doanh nghiệp mà không áp dụng cho bất cứ một chủ thể kinh
doanh nào khác. Tuy nhiên, LPS 2004 có một cái mới duy nhất trong việc giải
quyết vấn đề phạm vi áp dụng của LPS 2004 so với LPSDN 1993 là đã liệt kê Hợp


tác xã, liên hiệp Hợp tác xã bên cạnh khái niệm doanh nghiệp.
Vậy, có bao nhiêu loại hình chủ thể kinh doanh được gọi là doanh nghiệp?
Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điểm 1.1 chương I Nghị định số 03/ 2005/
NQ – HĐTP ngày 28/4/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của LPS. Theo
đó LPS được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động
theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là:
- Công ty nhà nước;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Hợp tác xã;
- Liên hiệp hợp tác xã;
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;
- Các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã khác theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
2
Như vậy, có thể đưa ra một kết luận rằng Luật phá sản chỉ áp dụng đối với các
doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam chứ
không áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là Luật phá sản có áp dụng đối với các đối
tượng: Hộ kinh doanh cá thể, Công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực quốc
phòng, an ninh quốc gia, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi các chủ thể
này lâm vào tình trạng phá sản hay không? Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta cần
đi vào từng loại hình tổ chức kinh tế cụ thể và đưa ra kết luận có hay không áp
dụng quy định của Luật phá sản đối với các tổ chức này khi lâm vào tình trạng phá
sản.

Thứ nhất: Hộ kinh doanh cá thể không phải là một doanh nghiệp, mặc dù có
đăng ký kinh doanh nhưng việc thành lập hoạt động của hộ kinh doanh cá thể
không theo quy định của luật doanh nghiệp cho nên hộ kinh doanh cá thể không
thuộc đối tượng áp dụng Luật phá sản khi bị lâm vào tình trạng phá sản.
Thứ hai: Theo nghị định 03/2005 thì Công ty nhà nước cũng là một loại hình
doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của LPS 2004. Tuy nhiên, công ty nhà
nước hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì có là đối tượng
của PLS 2004 khi nó lâm vào tình trạng phá sản hay không ?
Ta thấy, Công ty nhà nước đã thỏa mãn dấu hiệu là một doanh nghiệp thuộc
đối tượng điều chỉnh của LPS 2004 mà công ty nhà nước này lại hoạt động trong
lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia tức là nó là một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực quốc phòng an ninh quốc gia. Do đó nó cũng thuộc đối tượng điều
chỉnh của LPS. Chính phủ quy định cụ thể về việc áp dụng LPS đối với đối tượng
này tại Nghị định số 67/2006/ NĐ – CP ngày 11/7/2006 hướng dẫn việc áp dụng
luật phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức hoạt động của tổ quản lý,
thanh lý tài sản. Do vậy có thể khẳng định Công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh
vực quốc phòng, an ninh quốc gia cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật phá
sản 2004 khi chủ thể này lâm vào tình trạng phá sản.
3
Thứ ba: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì cần phải xem xét nếu
doanh nghiệp đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì đương nhiên sẽ trở
thành đối tượng của LPS 2004 khi doanh nghiệp này lâm vào tình trạng phá sản.
2. Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Theo quy định của Luật phá sản 2004 thì các đối tượng có quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:
- Chủ nợ không có đảm bảo hoặc đảm bảo một phần ( Điều 13 LPS).
- Người lao động ( Điều 14 LPS).
- Chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước ( Điều 16 LPS).
- Các cổ đông công ty cổ phần ( Điều 17 LPS).
- Thành viên hợp danh công ty hợp danh ( Điều 18 LPS).

Như vậy, so với Luật phá sản 1993, LPS 2004 đã quy định mở rộng thêm 3 đối
tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là : Chủ sở hữu doanh nghiệp
Nhà nước ( Điều 16 LPS); Các cổ đông công ty cổ phần ( Điều 17 LPS); Thành viên
hợp danh công ty hợp danh ( Điều 18 LPS) bên cạnh 2 đối tượng có quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản là Chủ nợ và người lao động.
Sau đây chúng ta cùng đi vào phân tích các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản theo LPS 2004 và đánh giá những khác biệt về vấn đề này so với
LPS 1993.
2.1 Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ.
Chủ nợ bao gồm 3 loại là:
4
+ Chủ nợ có đảm bảo là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
+ Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm
ít hơn khoản nợ đó.
+ Chủ nợ không có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng
tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
Tuy nhiên, theo quy định của luật phá sản năm 2004 thì không phải tất cả các
chủ nợ đều có quyền nộp đơn theo yêu cầu mở thủ tục phá sản mà chỉ quy định cho
chủ nợ có bảo đảm một phần hoặc chủ nợ không có bảo đảm khi thấy doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó mà không quy định chủ nợ có bảo đảm có
quyền đó.
So với LPS 1993, LPS 2004 vẫn quy định chỉ có chủ nợ không có đảm bảo và
chủ nợ có đảm bảo một phần mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
( Điều 13). Việc LPS 1993 cũng như LPS 2004 quy định không cho phép chủ nợ có
đảm bảo được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là xuất phát từ quan điểm
cho rằng, đối với chủ nợ có đảm bảo thì lợi ích của họ đã được đảm bảo bằng tài sản
thế chấp, cầm cố của doanh nghiệp hay của người thứ ba, vì vậy trong trường hợp

doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì lợi ích của họ vẫn không bị ảnh
hưởng. Đây là một quy định hợp lý và đúng đắn, đảm bảo lợi ích cho những chủ nợ
không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần, tránh tình trạng các chủ nợ rơi
vào thế bị động, trắng tay, không đòi được nợ của các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm
vào tình trạng không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn.
2.2 Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động.
LPS 2004 tiếp tục khẳng định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của
người lao động, nhằm thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với người lao động.
5
Tuy nhiên, để khắc phục các hạn chế trong quy định của LPS 1993 về quyền nộp
đơn của người lao động, LPS 2004 đã có một số sửa đổi cơ bản sau:
Thứ nhất: Bỏ thời hạn nợ lương của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với người lao
động như một điều kiện để người lao động được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản. LPSDN 1993 quy định người lao động được quyền nộp đơn khi không
được doanh nghiệp trả lương trong 3 tháng liên tiếp. Như vậy, điều kiện để người
lao động thực hiện quyền của mình được LPSDN 1993 quy định là rất khó đạt được,
vì vậy trên thực tế đã hạn chế quyền của họ trong việc làm đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản đối với doanh nghiệp nơi họ đang làm việc. Khắc phục được nhược điểm
này, Điều 14 LPS 2004 đã quy định: Người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã khi họ không được trả lương cũng
như các khoản nợ khác và họ nhận thấy rằng, doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực sự
lâm vào tình trạng phá sản.
Thứ hai: Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động được
thực hiện thông qua đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động trong trường
hợp không có công đoàn. Như vậy, so với LPSDN 1993 thì LPS 2004 đã bổ sung
quy đinh về việc cử đại diện người lao động ở những doanh nghiệp không có công
đoàn để thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo quy định tại Điều
14 của LPS 2004 thì: “ Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi
được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng
cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có

nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải
được quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành”.
2.3 Luật phá sản 2004 đã mở rộng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản cho một số chủ thể khác.
Bên cạnh việc quy định về quyền, nghĩa vụ nộp đơn cho ba chủ thể là: Con nợ,
chủ nợ và người lao động giống như LPSDN 1993 đã ghi nhận, LPS 2004 còn mở
rộng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho một số đối tượng khác. Các đối
6
tượng này bao gồm: Chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước; Các cổ đông công ty cổ
phần; Thành viên hợp danh công ty hợp danh. Mục đích của việc mở rộng này là
nhằm tạo thêm các kênh mới để thúc đẩy việc làm đơn yêu cầu giải quyết phá sản,
góp phần chấm dứt tình trạng có doanh nghiệp thực chất đã không thể hoạt động
trên thực tế nhưng vẫn tồn tại về mặt pháp lý.
 Theo Điều 16 LPS 2004, đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy doanh nghiệp nhà
nước lâm vào tình trạng phá sản nhưng doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ
nộp đơn của mình. Vậy, đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là
ai? Theo Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 thì Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
UBND cấp tỉnh và Hội đồng quản trị công ty nhà nước là đại diện chủ sở hữu doanh
nghiệp nhà nước. Khi các Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành
lập không tự làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Thủ tướng với tư cách là đại
diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp được quyền làm đơn yêu cầu Tòa án
mở thủ tục phá sản. Tương tự như vậy, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính Phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Hội đồng quản trị
công ty nhà nước thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với các
doanh nghiệp do mình quyết định thành lập. Còn theo quy định tại Điều 9 Luật phá
sản năm 1993 thì trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn
về tài chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn, kể cả hoãn nợ mà doanh nghiệp
vẫn không thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thì

chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải nộp đơn yêu cầu
đến toà án nơi đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh
nghiệp. Như vậy có thể thấy Luật phá sản năm 2004 đã bổ sung quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản đối với chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, điều kiện để
quyền này của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước xuất hiện là khi doanh nghiệp
không nộp đơn theo yêu cầu và như vậy mục đích của quy định này nhằm khắc
phục tình trạng doanh nghiệp không nộp đơn làm ảnh hưởng đến tình trạng của
những người có liên quan.
7
 Trong trường hợp, nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá
sản , cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo
quy định của điều lệ công ty. Nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì việc
nộp đơn mở thủ tục phá sản được thực hiện theo Nghị quyết của đại hội đồng cổ
đông. Trong trường hợp không tiến hành được đại hội cổ đông hoặc nhóm cổ đông
công ty cổ phần sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít
nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty lâm vào tình
trạng phá sản ( Điều 17 LPS 2004).
 Thành viên hợp danh của công ty hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó khi nhận thấy công ty lâm vào tình
trạng phá sản ( Điều 18 LPS 2004). Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của
thành viên hợp danh không phụ thuộc vào việc đại diện hợp pháp của công ty hợp
danh có thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không. Quy
định này xuất phát từ bản chất của công ty hợp danh là công ty mà các thành viên
hợp danh của công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ tài sản của công
ty.
Tuy nhiên, đối với các cơ quan như: Toà án, Viện Kiểm sát, cơ quan công an,
cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán, cơ quan quyết định
thành lập doanh nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình phát hiện thấy
doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản thì không có quyền nộp đơn
nhưng phải thông báo cho đối tượng có quyền nộp đơn biết. Đây là điểm mới so

với LPSDN 1993, khắc phục được thực tiễn do tâm lí e ngại nộp đơn hoặc có
trường hợp vì không biết doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản hay do doanh
nghiệp che dấu.
3. Các giấy tờ mà các chủ nợ, đại diện người lao động, doanh nghiệp
mắc nợ phải nộp kèm theo Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và ý nghĩa của
từng loại giấy tờ đó.
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×