Đề bài:
Tìm hiểu quy định của pháp luật phá sản về các vấn đề sau đây
1. Đối tượng áp dụng Luật Phá sản năm 2004. (Yêu cầu nói rõ có áp dụng Luật Phá sản đối với
Hộ kinh doanh cá thể, Công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia,
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi các chủ thể này lâm vào tình trạng phá sản)
2. Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. (Yêu cầu chỉ ra và đánh giá những
quy định khác biệt về vấn đề này trong Luật Phá sản 2004 so với Luật Phá sản 1993)
3. Các giấy tờ mà Chủ nợ, đại diện người lao động, doanh nghiệp mắc nợ phải nộp kèm theo
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và ý nghĩa của từng loại giấy tờ đó.
4. Nguyên tắc và trình tự thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ (phân tích rõ cả việc thanh
toán nợ mới phát sinh, nợ có đảm bảo...)
1
1. Đối tượng áp dụng của luật phá sản năm 2004.
Đối tượng áp dụng của luật phá sản năm 2004 được quy định tại điều 2 cụ thể như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
(hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật này đối với
doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp
tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh
vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu.”
Như vậy, luật phá sản được áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp,
hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật.
Các loại hình doanh nhiệp bao gồm các hình thức sở hữu Nhà nước, sở
hữu chung hay sở hữu tư nhân: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại hình công ty (công ty TNHH,
công ty cổ phần, công ty hợp danh).
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể cả doanh nghiệp liên
doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài vẫn thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật phá sản. Tuy nhiên, doanh nghiệp nước ngoài (hiểu là doanh
nghiệp mang quốc tịch nước ngoài, chỉ hiện diện thương mại ở Việt Nam thông
qua chi nhánh, văn phòng đại diện) thì không thể bị tuyên bố phá sản tại Việt
Nam theo pháp luật Việt Nam; trường hợp này sẽ được giải quyết theo quy định
của luật dân sự và luật tố tụng dân sự.
Hộ kinh doanh cá thể không phải là doanh nghiệp nên không thuộc đối
tượng áp dụng của luật phá sản, khi hộ kinh doanh cá thể lâm vào tình trạng phá
sản được giải quyết theo quy định của luật dân sự và luật tố tụng dân sự.
2
Công ti nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp
cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu và doanh nghiệp phục vụ quốc
phòng, an ninh đều thuộc đối tượng điều chỉnh của luật phá sản; Chính phủ đã
quy định cụ thể về việc áp dụng luật phá sản đối với các đối tượng này tại nghị
định 67/2006 NĐ-CP ngày 11/7/2006 hướng dẫn áp dụng luật phá sản đối với
doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của tổ quản lí, thanh lí tài sản.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân
hàng là những lĩnh vực đặc thù, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế xã hội
nhưng những chủ thể đó vẫn là những chủ thể kinh doanh hoạt động trên thị
trường và bình đẳng với các chủ thể kinh doanh khác nên những chủ thể này vẫn
thuộc sự điều chỉnh của luật phá sản. Chính phủ đã có quy định cụ thể về việc áp
dụng luật phá sản đối với các chủ thể trên tại nghị định 114/2008/NĐ-CP và nghị
định 05/2010 NĐ-CP.
* Nhận xét:
Nên mở rộng đối tượng áp dụng là các Hộ kinh doanh cá thể với những lý
do sau: Trong nền kinh tế thị trường, mọi loại hình kinh doanh đều bình đẳng trong
hoạt động và cạnh tranh. Do đó, khi hoạt động kinh doanh mất khả năng thanh toán
đều phải được xử lý phá sản như nhau.Việc áp dụng Luật Phá sản cho Hộ kinh
doanh cá thể là sự bổ sung phù hợp và giải quyết được sự mâu thuẫn trong hệ thống
pháp luật kinh tế của nước ta. Vì Luật Thương mại đã quy định: Thương nhân (pháp
nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) đều có quyền tuyên bố phá sản. Việc áp dụng
Luật Phá sản cho Hộ kinh doanh cá thể là phù hợp với xu hướng hội nhập nền kinh
tế và luật pháp quốc tế.
Không nên có quy định riêng về phá sản doanh nghiệp nhà nước.
Lý do: DNNN cũng phải được đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác
( Công ty cổ phần, Công ty TNHH...). Chỉ cần quy định cụ thể về phá sản các
3
DNNN hoạt động phục vụ công cộng và trong lĩnh vực an ninh quốc phòng (giống
như việc quy định những doanh nghiệp không được phép đình công).
2. Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Yêu cầu chỉ
ra và đánh giá những quy định khác biệt về vấn đề này trong Luật phá
sản 2004 so với Luật phá sản 1993)
Luật phá sản 2004 mở rộng đối tượng có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản hơn so
với Luật phá sản 1993.
Luật phá sản doanh nghiệp 1993 chỉ quy định cho ba chủ thể có quyền nộp đơn
yêu cầu tuyên bố phá sản là: chủ nợ không có bảo đảm, con nợ và người lao động. Như
vậy, ngoài ba đối tượng này không có một tổ chức, cơ quan, cá nhân nào khác được
quyền đưa vụ phá sản ra trước tòa. Quy định này phần nào đã hạn chế thành phần chủ
thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, làm cho trên thực tế nhiều doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn nhưng không được đưa ra tòa án
để giải quyết. Đây là một quy định ẩn chứa nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế
khách quan.
Luật phá sản 2004 ra đời để khắc phục hạn chế của Luật phá sản doanh nghiệp
1993 bằng cách quy định: ngoài những đối tượng như doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản, chủ nợ, người lao động thì chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước (Điều
16), cổ đông của Công ty cổ phần (Điều 17) thành viên của công ty hợp danh (Điều 18)
cũng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cụ thể:
a. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ:
Xét về bản chất cơ chế phá sản trước tiên nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ nợ. Vì
vậy Luật phá sản của tất cả các nước đều coi chủ nợ là chủ thể số một có quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với con nợ.
Ở nước ta Luật phá sản 2004 chia chủ nợ làm 3 loại như sau:
- Chủ nợ có bảo đảm
4
- Chủ nợ không có bảo đảm
- Chủ nợ có bảo đảm một phần
Luật phá sản 2004 chỉ quy định cho chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo
đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp
tác xã khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Quy định như
vậy là hợp lý vì chủ nợ có bảo đảm một phần vẫn có quyền yêu cầu doanh nghiệp, HTX
(con nợ) phải trả nốt phần nợ không có bảo đảm.
Như vậy, Luật phá sản 2004 không cho phép chủ nợ có bảo đảm được quyền nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bởi lợi ích của họ đã được bảo đảm bằng tài sản thế
chấp, cầm cố của doanh nghiệp hay của người thứ ba. Vì thế trong mọi trường hợp, lợi
ích của chủ nợ có bảo đảm đều được bảo vệ và việc quy định cho họ có quyền nộp đơn
là không cần thiết và nó gây bất lợi cho phía con nợ.
Điểm mới của Luật phá sản 2004 khi quy định về quyền nộp đơn của các chủ nợ
đó là luật này đã đơn giản hóa các điều kiện mà họ phải đáp ứng khi nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản. Luật phá sản doanh nghiệp 1993 quy định khi gửi đơn yêu cầu
tuyên bố phá sản các chủ nợ phải cung cấp cho tòa án các giấy tờ, tài liệu để chứng
minh doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Quy định này thực sự rất
vô lý. Gây cản trở, khó khăn cho các chủ nợ vì họ chỉ biết mình đã gửi giấy đòi nợ cho
doanh nghiệp nhưng không được thanh toán chứ họ làm sao có khả năng và thời gian để
tập hợp đủ chứng cứ chứng minh.
Vì thế, để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ nợ Luật phá sản 2004 đã bỏ quy
định này và tại Điều 13 quy định: khi nhận thấy doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng
phá sản chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản.
b. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động:
5
Về thực chất đối với doanh nghiệp mắc nợ người lao động là một chủ nợ đặc biệt
không có bảo đảm, hàng hóa duy nhất đem ra trao đổi là sức lao động và tiền lương là
nguồn sống của bản thân họ, gia đình họ nên họ là những người bị thiệt hại nhiều nhất.
So với quy định của Luật phá sản doanh nghiệp 1993. Điểm mới đầu tiên của
Luật phá sản 2004 quy định về quyền nộp đơn của người lao động: điều kiện dễ dàng để
người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Bỏ điều kiện là thời hạn nợ lương
của doanh nghiệp, HTX với người lao động.
Trong LPSDN 1993 quy định người lao động được quyền nộp đơn khi không
được doanh nghiệp trả lương trong 3 tháng liên tiếp. Quy định này ẩn chứa nhiều bất
cập vì thời hạn 3 tháng liên tiếp là quá dài rất dễ bị lợi dụng- trên thực tế có nhiều
doanh nghiệp nợ lương đến 2 tháng, sau đó trả và lại tiếp tục nợ lương.
Theo quy định mới của Luật phá sản 2004 dấu hiệu để người lao động được
quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là khi doanh nghiệp, HTX không trả được
lương cho người lao động. Bên cạnh đó khoản 1 Điều 14 LPS 2004 đưa thêm dấu hiệu
mới là khi nhận doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Đây là quy định mang
tính định tính nhằm phù hợp tình trạng lao động ở các loại hình doanh nghiệp, HTX với
quy mô lớn, nhỏ khác nhau.
- Ngoài ra, LPS 2004 đã bổ sung quy định về việc cử đại diện của người lao động
ở những doanh nghiệp không có công đoàn để thực hiện quyền yêu cầu mở thủ tục phá
sản.
Do LPSDN 1993 quy định về việc nộp đơn của đại diện người lao động mà trái
với Điều 153 Bộ luật lao động hiện hành chỉ quy định công nhận tổ chức công đoàn cơ
sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời là người đại diện duy nhất của người lao
động.
Luật phá sản 2004 khắc phục hạn chế này bằng việc không chỉ quy định quyền
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động mà còn khẳng định quyền nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là quyền của tập thể người lao động chứ không phải là
6