Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đối tượng áp dụng Luật Phá sản năm 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.56 KB, 16 trang )

A. MỞ ĐẦU
Qua nhiều năm tồn tại và phát triển, công ty có nhiều các loại hình khác nhau, có
những loại hiện vẫn tồn tại và có xu hướng phát triển. Căn cứ vào tính chất liên kết,
chế độ trách nhệm của thành viên công ti và ý chí của nhà lập pháp, dưới góc độ pháp
lí người ta chia công ti thành hai loại cơ bản là công ty đối vốn và công ti đối nhân.
Công ty đối nhân tồn tại dưới hai dạng cơ bản là công ty hợp danh và công ty hợp vốn
đơn giản. Công ty đối vốn thường được chia thành hai loại: công ty cổ phần và công
ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi loại hình công ty kể trên đều những đặc điểm ưu việt
riêng. Tuy nhiên công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình công ty khá đặc biệt
mang cả tính chất của công ty đối vốn và công ty đối nhân. Công ty trách nhiệm hữu
hạn ra đời là sản phẩm của các nhà hoạt động lập pháp. Công ty trách nhiệm hữu hạn
là loại hình công ty kết hợp được ưu điểm về chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của
công ty cổ phần và ưu điểm các thành viên quen biết nhau của công ty đối nhân. Nó
khắc phục được nhược điểm về sự phức tạp khi thành lập và quản lí của công ty cổ
phần và nhược điểm không phân chia được rủi ro của công ty đối nhân. Hiện nay, ở
Việt Nam và các nước trên thế giới các nhà đầu tư rất ưa thích thành lập công ty trách
nhiệm hữu hạn và số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập ngày càng
nhiều. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về loại hình công ty này, chúng ta cùng xem xét một
tình huống sau:
Xuân, Yên, Dũng cùng góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn M, với
dự định góp vốn như sau:
- Xuân góp nhà và quyền sử dụng 200 m
2
đất;
- Yên góp vốn bằng giấy nhận nợ của công ty TNHH Q với Yên, giá trị khoản nợ
theo giấy nhận nợ là 550 triệu đồng;
- Dũng góp bằng đô la Mỹ tương đương 1.000 triệu đồng Việt Nam.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thành viên tiến hành
góp vốn vào công ty theo quy định. Xuân, Yên, Dũng nhất trí thỏa thuận:
+ Định giá nhà và quyền sử dụng đất của Xuân là 1.500 triệu đồng, mặc dù giá
thị trường chỉ khoảng 700 triệu đồng, vì các thành viên tin rằng trong thời gian tới


theo quy hoạch, ngôi nhà của X sẽ ở vị trí mặt đường do con đường trước nhà được
mở rộng.
+ Định giá phần vốn góp của Yên (bằng giấy nhận nợ) là 500 triệu đồng.
1
+ Dũng cam kết góp bằng đô la Mỹ tương đương 1.000 triệu đồng Việt Nam,
nhưng khi thành lập công ty Dũng mới chỉ góp 500 triệu đồng; số vốn còn lại (tương
đương 500 triệu đồng) các thành viên nhất trí thỏa thuận Dũng sẽ góp khi nào công ty
có yêu cầu bằng văn bản.
Cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau:
a. Các loại tài sản góp vốn của Yên và Dũng vào công ty M .
b. Định giá tài sản góp vốn của Xuân và Yên.
c. Vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp của các thành viên công ty M.
d. Để phòng ngừa tranh chấp liên quan đến việc chia lợi nhuận và rủi ro, hãy tư
vấn giúp họ soạn thảo một số điều khoản của Điều lệ liên quan đến vấn đề này.
2
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở
lên
1. Khái niệm và đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên
trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty gồm không quá 50 thành viên
góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ti bằng
tài sản của mình.
Theo điều 38 Luật doanh nghiệp thì công ty trách nhiệm hữu hạn có những đặc
điểm cơ bản sau:
Về thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên có số lượng
thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá 50 trong suốt thời gian hoạt động.
Thành viên có thể là tổ chức, có thể là tổ chức, có thể là cá nhân. Thành viên có thể
mang quốc tịch Việt Nam, có thể mang quốc tịch nước ngoài.
Về vốn: Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn là do các thành viên góp.

Vốn điều lệ chỉ là vốn đăng kí và có thể chưa được góp đủ ngay từ đầu. Vốn điều lệ
cũng không được chia thành cổ phần cổ phiếu và không được phát hành cổ phiếu để
huy động vốn. Phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy
định của pháp luật.
Về trách nhiệm tài sản: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng tài sản của mình (trách nhiệm hữu hạn). Thành
viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công
ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Như vậy, trong công ty trách
nhiệm hữu hạn có sự phân tách tài sản: tài sản của công ty và tài sản của các thành
viên. Nguyên tắc phân tách tài sản được áp dụng trong mọi mối quan hệ tài sản, nợ
nần và trách nhiệm của công ty.
Tư cách pháp lí: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách
pháp lí từ ngày được cấp giấy đăng kí kinh doanh.
2. Quy chế pháp lí về vốn
3
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty đối vốn không được phát hành
cổ phiếu ra thị trường để công khai huy động vốn trong công chúng. Khi thành lập
công ty, các thành viên phải cam kết góp vốn vào công ty với giá trị vốn góp và thời
hạn góp vốn cụ thể. Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết. Khi
góp đủ giá tri phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn
góp. Trường hợp có thành viên không góp vốn đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết
thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đối với công ty và thành viên đó
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số
vốn đã cam kết.
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền yêu cầu công ty mua lại phần
vốn góp của mình trong những trường hợp nhất định (quy định tại Điều 43 Luật doanh
nghiệp). Trong quá trình hoạt động của công ty, thành viên có quyền chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác (Điều 44 Luật doanh
nghiệp).
Về tăng, giảm vốn điều lệ: Theo quy định của hội đồng thành viên công ty có thể

tăng vốn điều lệ bằng các hình thức như tăng vốn góp của các thành viên; điều chỉnh
tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty; tiếp nhận vốn
góp của thành viên mới. Công ty có thể giảm vốn điều lệ theo quyết định của hội đồng
thành viên bằng các hình thức và thủ tục được quy định tại Điều 60 Luật doanh
nghiêp.
Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã
hoàn thành nghĩa vụ thuể và các nghĩa vụ tài chính khác đồng thời vẫn đảm bảo thành
toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn phải trả khác sau khi đã chia lợi
nhuận.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Các loại tài sản góp vốn của Yên và Dũng vào công ty M
Công ty trách nhiệm hữu hạn – một loại hình công ty mang những đặc trưng cơ
bản của công ty đối vốn nên vấn đề góp vốn trong việc thành lập công ty là rất quan
trọng. Tài sản góp vốn có thể tồn tại dạng khác nhau và là một vấn đề lí luận và thực
tiễn cần được chú ý. Sau đây là một số ý kiến về vấn đề tài sản góp vốn trong tình
huống nêu ra ở đề bài.
4
Trong trường hợp nêu trên, Yên và Dũng cùng góp vốn với với Xuân thành lập
công ty TNHH M, trong đó:
- Yên góp vốn bằng giấy nhận nợ của công ty TNHH Q với Yên (giá trị khoản nợ
theo giấy là 550 triệu đồng);
- Dũng góp bằng đô la Mỹ tương đương 1.000 triệu đồng Việt Nam.
Theo khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005: “Góp vốn là việc đưa tài sản vào
công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty.” Cũng theo
đó, “Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị
quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài
sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”.
* Về tài sản góp vốn của Yên:
- Giấy nhận nợ không nằm trong những loại tài sản góp vốn cụ thể đã được liệt
kê tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp (như tiền Việt Nam, ngoại tệ,…). Tuy nhiên,

tài sản góp vốn của Yên trong trường hợp này là hợp pháp vì:
- Thứ nhất: Giấy nhận nợ là một loại tài sản được pháp luật thừa nhận. Theo Điều
163 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền
tài sản” và Điều 181 BLDS 2005: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và
có thể được chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.”. Điều 322
BLDS cũng có quy định về các quyền tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân
sự, trong đó đã liệt kê các quyền tài sản, bao gồm quyền đòi nợ.
Ngoài ra, nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 do Chính phủ ban
hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư ngày
29/11/2005 về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh cũng có quy định: “Vốn
đầu tư là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản hợp pháp khác để
thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Tài
sản hợp pháp gồm: … d) Các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng;”
5
Như vậy, có thể nói, theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền đòi nợ là
quyền tài sản, và quyền tài sản này cũng có thể sử dụng vào mục đích góp vốn để
thành lập doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật.
- Thứ hai: trong trường hợp này, việc góp vốn thành lập công ty bằng giấy nhận
nợ của Yên đã được các thành viên còn lại trong công ty chấp nhận. (Công ty TNHH
M của Dũng, Yên, Xuân đã được cấp giấy đăng kí kinh doanh, các thành viên đã có
thỏa thuận và tiến hành góp vốn vào công ty theo quy định.) Theo khoản 4, Điều 4
Luật doanh nghiệp, Tài sản góp vốn còn là: “…các tài sản khác ghi trong Điều lệ công
ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”. Vì thế, trong tình huống này, tuy
không phải là loại tài sản được liệt kê cụ thể tại khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp
nhưng Giấy ghi nợ - tài sản góp vốn của Yên vẫn hoàn toàn hợp pháp do đã được các
thành viên khác trong công ty thừa nhận và ghi nhận trong Điều lệ công ty.
Tóm lại, tài sản góp vốn của Yên trong trường hợp này là hợp pháp; việc Yên
góp vốn bằng giấy nhận nợ với giá trị khoản nợ theo giấy là 550 triệu đồng phù hợp
với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, việc góp vốn bằng giấy nhận
nợ đem lại nhiều rủi ro cho công ty: có rất nhiều trường hợp các giấy tờ đòi nợ này lại

không đòi được hoặc không đòi đủ được giá trị của nó. Do đó mà khi thành viên góp
vốn vào công ty thì công ty cũng có những điều lệ yêu cầu các thành viên trong công
ty phải thực hiện đó là: thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản
góp vốn như đã cam kết.
* Về tài sản góp vốn của Dũng:
Dũng tham gia góp vốn vào công ty TNHH M bằng đô la Mỹ. Đô la Mỹ có được
coi là một loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định tại điều 4 LDN 2005 hay
không? Theo tập quán quốc tế, ngoại tệ tự do chuyển đổi là ngoại tệ được số đông các
nước trên thế giới thừa nhận. Nói cách khác, đó là ngoại tệ được dễ dàng tính ra
những giá trị tưng đưng khác, tính ra những đồng tiền quốc tế khác và được thị trường
tiền tệ quốc tế chấp nhận chẳng hạn như: đồng đô la Mỹ, đô la úc, đô la Singapore,
đồng frăng Pháp, đồng frăng Thụy Sĩ, đồng Yên Nhật, đồng Mác Ðức... Có nhiều điều
kiện để một đồng tiền được tự do chuyển đổi.
6

×