Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

bài báo cáo tình huống luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.12 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
BÀI TẬP NHÓM
TÊN ĐỀ TÀI: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG LUẬT HÌNH SỰ
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình
MỤC LỤC
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình
A. TÌNH HUỐNG
Khoảng 12h ngày 5/6/2011 bà Trần Thị Hồng( trú tại Phú Vang, TT huế)
có giấy phép lái xe theo quy định , điều khiển ô tô từ đường vào sân nhà mình.
Lúc này bà Lê Thị Nụ là ngừơi giúp việc cho bà Hồng đứng phía trước đầu xe
để hướng dẫn cho bà Hồng lái xe vào.
Do sân cao hơn mặt đường khoảng 40cm, nên bà Hồng tăng ga đồng thời
đánh tay lái sang phải để cho xe lên sân, do thiếu chú ý quan sát và xử lý kém
nên ô tô đi lệch sang phải thành xe bên phải va chạm với thành cổng sắt sau đó
va chạm với thành xi măng ở phía trong, đầu xe bên phải tông ép bà Nụ vào
chậu rửa mặt gắn ở bờ tường làm chậu rửa bị vỡ, bà Nụ ngã ngồi trên các chậu
cây xanh. Bà hồng dừng xe xuống đỡ bà Nụ dậy sau đó cùng mọi người đưa bà
Nụ đi cấp cứu, đến khoản 22h cùng ngày thì bà Nụ chết.
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 3
B. NỘI DUNG QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ VỤ ÁN
Theo hồ sơ, vụ án có nội dung như sau:
Trưa ngày 5/6/2011, bà Trần Thị Hồng chạy ôtô từ thành phố Huế về nhà ở
thôn Ngọc Ánh, xã Phú Thượng (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế). Nền nơi để xe
cao hơn mặt đường từ 30 cm đến 40 cm nhưng bà Hồng thiếu quan sát, chạy xe
với tốc độ không phù hợp nên đã va vào trụ cổng và bức tường rồi lao đến ép
người giúp việc vào chậu rửa gắn trên thành tường. Người giúp việc bị thương
nặng, tối cùng ngày đã tử vong tại bệnh viện.
Bà Hồng thừa nhận hành vi gây tai nạn làm chết người giúp việc, lời khai
phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường, dấu vết phương tiện và kết quả


giám định pháp y. Bà cũng đã bồi thường cho gia đình người bị hại hơn 165
triệu đồng và được bãi nại. Gia đình nạn nhân cũng không yêu cầu xử lý gì
thêm.
Sau khi xảy ra vụ án, theo trang thông tin Vnexpress.net ngày 18/12/2012
thì trong quá trình giải quyết vụ án đã có nhiều quan điểm khác nhau về việc xác
định tội danh đối với bà Hồng:
+ Theo quan điểm thứ nhất bà Hồng phạm tội “ Vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ”, Điều 202 BLHS.
+ Với quan điểm thứ hai thì hành vi của bà Hồng phạm tội “ Vô ý làm chết
người” theo quy định điều 98, Bộ Luật Hình sự 1999.
Sau đó, ba ngành Tố tụng huyện Phú Vang đã họp và nghiên cứu hồ sơ, đưa
ra kết luận người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ di chuyển phương
tiện từ nơi này đến nơi khác ở bất kì địa điểm nào mà gây tai nạn đến mức phải
chịu trách nhiệm hình sự thì phải xử lý về tội “ Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ”. Trong trường hợp này dù bà Hồng gây tai
nạn làm chết người trong sân nhà mình nhưng hành vi trực tiếp điều khiển ô tô
(phương tiện giao thông đường bộ) thiếu chú ý quan sát, với tốc độ không phù
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 4
hợp, đủ yếu tố cấu thành “ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ” Điều 202, Bộ Luật hình sự 1999.
1. Quan điểm thứ nhất
Theo khoản 1, điều 202, BLHS quy định: “ Người nào điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn “giao thông đường
bộ” gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe,
tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm
năm”
Định Nghĩa: Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông trong khi điều
khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc

gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.
1.1. Chủ thể
Tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chỉ những người điều khiển các
phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.
Khi xác định chủ thể của tội phạm này cần chú ý: Người điều khiển
phương tiện giao thông cũng là người tham gia giao thông, nhưng người tham
gia giao thông thì có thể không phải là người điều khiển phương tiện giao thông.
Đây cũng là dấu hiệu phân biệt tội phạm này với các tội vi phạm an toàn giao
thông khác.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển
xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử dụng
phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và
người đi bộ trên đường bộ.
Ở đây bà Hồng điều khiển phương tiện giao thông gây ra tai nạn là xe ô tô.
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do vô ý và
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 5
không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng.Trong vụ án này bà Hồng
có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự , cụ thể là đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự và có đủ nhận thức để điều chỉnh hành vi của mình theo quy định của pháp
luật theo điều 12 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
1.2. Khách thể
Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ và sự an
toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác.Khách thể cụ thể ở đây là
tính mạng của bà Nụ.
Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông đường bộ
bao gồm: xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường
bộ. Trong trường hợp này đối tượng tác động là xe ô tô của bà Hồng.
1.3. Khách quan

a. Hành vi khách quan
Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ.
Để xác định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ, trước hết phải xác định phương tiện giao thông đường bộ bao
gồm những loại nào.
Trước đây, Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hành vi vi phạm
các quy định về an toàn giao thông vận tải, nên phạm vi xác định hành vi vi
phạm rộng hơn, kể cả người không điều khiển phương tiện giao thông cũng vi
phạm, nay tội phạm này chỉ quy định hành vi vi phạm các quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ nên phạm vi xác định hành vi vi phạm
có hẹp hơn.
Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là
không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông
đường bộ.Bà Hồng đã không chú ý quan sát khi điều khiển phương tiện giao
thông, đây là một điều cơ bản mà khi tham gia giao thông bất kỳ ai cũng cần
phải biết, bà Hồng có đầy đủ nhận thức để điều khiển hành vi của mình.
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 6
Như vậy, việc xác định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự
mà phải căn cứ vào các quy định tại Luật giao thông đường bộ và các văn bản
hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
Để kịp thời đáp ứng tình hình xét xử các vụ tai nạn giao thông đường bộ
đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao ra Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-
2003, nhưng cũng chỉ hướng dẫn trường hợp gây thiệt hại cho tính mạng hoặc
gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác; gây hậu quả
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra.
b. Hậu quả

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi
phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây
ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản
của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4
của điều luật.
Thiệt hại cho tính mạng là làm người khác bị chết. Đó là cái chết của bà Nụ
trong vụ án này.
c. Mối quan hệ nhân quả
Giữa hành vi và hậu quả phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Được thể
hiện bằng hành vi tăng ga của bà Hồng và tông nhằm vào bà Nụ làm cho bà Nụ
chết. Hành vi khách quan của bà Hồng chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu
quả là cái chết của bà Nụ.
1.4. Chủ quan
Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu
thả).
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 7
Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Vô ý vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có
thể thấy trước hậu quả đó.
Trong trường hợp này bà Hồng vô ý làm chết người vì hành vi tăng ga,
đồng thời cùng với việc thiếu chú ý quan sát và điều khiển xe kém dẫn đến hậu
quả làm bà Nụ chết.Do đó bà Hồng thực hện hành vi làm chết người do vô ý vì
cẩu thả bà Hồng vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng là làm
cho bà Nụ chết, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ có thể vì động cơ khác nhau nhưng không có mục đích vì lỗi
của người phạm tội là do vô ý nên không thể có mục đích. Mặt khác, khi bà Nụ
bị xe đâm bà Hồng cùng với mọi người nhanh chóng đưa bà Nụ đến bệnh viện,
do đó hậu quả này bà Hồng không mong muốn xảy ra và cũng không có ý bỏ
mặc cho hậu quả xảy ra nên trong trường hợp này không có động cơ lẫn mục
đích.
1.5. Quan điểm thứ hai
Khoản 1, điều 98 Bộ Luật hình sự năm 1999
1.6. Khách thể
Khách thể của tội phạm là khoảnnhững quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ và bị các hành vi phạm tội xâm hại đến.
Khách thể của Tội vô ý làm chết người là quyền nhân thân, đây là một
trong những quyền quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống,
quyền được tôn trọng và được bảo vệ tính mạng. Đối tượng của tội này là những
chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Họ là những người đang
sống, đang tồn tại khách quan với tư cách là con người – thực thể tự nhiên và xã
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 8
hội. Như vậy, trong tình huống này bà Hồng tước đoạt mạng sống của bà Nụ là
đã xâm phạm đến khách thể nhân thân được luật hình sự bảo vệ.
1.7. Khách quan
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài
thế giới khách quan bao gồm các dấu hiệu sau: hành vi khách quan, hậu quả
nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ,
phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm phạm tội.
Hành vi khách quan của Tội vô ý làm chết người: Người phạm tội có hành
vi vi phạm quy tắc an toàn. Đó là những quy tắc đảm bảo an toàn về tính mạng,
sức khỏe cho con người.
a)Hành vi khách quan của Tội vô ý làm chết người có thể được thực hiện
bằng hành động hoặc không hành động gây chết người trong điều kiện sinh hoạt
thông thường dưới hình thức có thể có sự kiểm soát của ý thức và điều khiển của

ý chí.
Trong tình huống trên, khi bà Hồng về thì bà Nụ đứng phía trước đầu xe để
hướng dẫn cho bà Hồng lái xe vào. Do sân cao hơn mặt đường khoảng 40 cm,
nên bà Hồng tăng ga đồng thời đánh tay lái sang phải để cho xe đến sân.Hành vi
khách quan của bà Hồng có tính nguy hiểm cho xã hội, nó trái với quy định của
pháp luật hình sự. Vì khi tăng ga bà Hồng lẽ ra phải ý thức được rằng hành vi đó
có thể đâm trúng bà Nụ vì lúc này bà Nụ đang đứng phía trước. Cộng thêm chi
tiết bà Hồng thiếu chú ý quan sát nên mới dẫn tới hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Chính hành vi đó đã dẫn đến cái chết của bà Hồng.
b)Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: hậu quả nguy hiểm cho xã hội của Tội
vô ý làm chết người là thiệt hại do hành vi vô ý làm chết người gây ra, bao gồm
thiệt hại về thể chất và tinh thần. Đối với tội này thì thiệt hại về thể chất biểu
hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên con người mà
cụ thể đó là tính mạng của bà Nụ. Về tinh thần đó là sự suy sụp tinh thần, sức
khỏe của nhân thân của bà Nụ.
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 9
Tội vô ý làm chết người được pháp luật hình sự Việt Nam quy định với cấu
thành vật chất vì vậy dấu hiệu chết người là dấu hiệu bắt buộc. Chiếu theo đó,
hậu quả bà Nụ chết là đã thỏa mãn dấu hiệu này.
c)Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:
Trong cấu thành Tội vô ý làm chết người, dấu hiệu hậu quả và mối quan hệ
nhân quả là dấu hiệu bắt buộc phải chứng minh trong cấu thành tội phạm. Theo
đó phải xác định được các điều kiện của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả như sau:
 Thứ nhất, hành vi được coi là nguyên nhân phải là hành v trái pháp luật và phải
xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian.
 Thứ hai, trong bản thân hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế, mầm mống
nội tại,nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hâu quả.
 Thứ ba, nếu hậu quả xảy ra phải là hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh
hậu quả của hành vi.

Trong tình huống trên thì hậu quả bà Nụ chết là do hành vi chủ quan của bà
Hồng gây ra. Cụ thể là hành vi tăng ga, đánh tay lái sang phải và thiếu chú ý
quan sát đã tạo điều kiện cho hậu quả có nguy cơ xảy ra và đã xảy ra. Ở đây
hành vi của bà Hồng là nguyên nhân trực tiếp,còn bà Nụ chết là hậu quả.
Biểu hiện khác của mặt khách quan của tội vô ý làm chết người: Phương
tiện phạm tội đó là phương tiện giao thông cụ thể là ô tô của bà Hồng
1.8. Chủ thể
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt một độ
tuổi nhất định thực hiện hành vi làm chết người với lỗi vô ý.
NLTNHS là khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi và khả năng điều khiển hành vi ấy (tức khả năng có thể kiềm chế việc
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và có khả năng lựa chọn một xử sự khác
không nguy hiểm cho xã hội).
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại Điều 12 BLHS 1999 thì
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 10
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.
2. người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng”.
Trong tình huống nêu trên thì bà Hồng đã thõa mãn đầy đủ hai điều kiện
sau:
- Bà Hồng đã đạt độ tuổi nhất định vì trong tình huống có tình tiết là Trần Thị
hồng có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật( đủ 18 tuổi trở lên được
cấp giấy phép lái xe) thì có khả năng nhận thức đầy đủ tính chất pháp lý của
hành vi của mình và có đầy đủ khả năng điều khiển được hành vi phù hợp với
đòi hỏi của xã hội. Do đó bà Hồng có đủ nhận thức việc điều khiển ô tô có thể
gây nguy hiểm cho xã hội .
- Mặt khác tại thời điểm phạm tội bà Hồng không mắc những bệnh làm mất hoàn
toàn khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

1.9. Chủ quan
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm. Đó là những
biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội bao gồm lỗi, động cơ, và mục đích
phạm tội.
Lỗi là biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy
hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra cũng được
biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.
Cụ thể nó thể hiện ở hai mặt:
- Lý trí: Là khả năng nhận thức tính chất nguy hiểm của hành vi và khả
năng nhận thức hậu quả của hành vi đó.
- Ý chí: Là khả năng điều khiển hành vi và khả năng điều khiển hậu quả.
Căn cứ vào đặc điểm này thì lỗi được phân thành 4 loại: Lỗi cố ý trực tiếp,
lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.
Trong tình huống trên thì bà Hồng phạm tội với lỗi vô ý do cẩu thả vì theo
quy định tại Khoản 2, Điều 10 BLHS : “Lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp
người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội tuy không thấy trước
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 11
hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội mặc dù phải thấy
trước và có thể thấy trước hậu quả đó.” Cụ thể:
Về lý trí: bà Hồng vì quá cẩu thả nên không thấy trước được hậu quả mặc
dù điều kiện khách quan buộc bà Hồng phải thấy trước hoặc có thể thấy trước
hậu quả đó. Như vậy, việc bà Hồng tăng ga, đánh tay lái sang phải khi bà Nụ
đang đứng trước đầu xe là đã có nguy cơ xảy ra tai nạn nhưng do chủ quan và
thiếu chú ý quan sát nên hậu quả đã xảy ra. Tại thời điểm đó, lẽ ra bà Hồng phải
thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả.
Về ý chí: Mặc dù tại thời điểm gây ra hậu quả bà Hồng là người có
NLTNHS ( tức là có đầy đủ khả năng nhận thức về tính chất pháp lý của hành
vi, có đầy đủ khả năng điều khiển hành vi) nhưng do cẩu thả mà bà Hồng làm
mất đi khả năng này khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội.
Chính vì lẽ đó, ta thấy cẩu thả tức là không cẩn thận trước khi hành động ,

nếu cẩn thận thì hậu quả sẽ không xảy ra. Nếu bà Hồng chú ý quan sát mọi
hướng, nhận thức được việc tăng ga sẽ gây tai nạn hoặc đề nghị bà Nụ tránh xa
chỗ xe đi vào thì hậu quả sẽ không xảy ra.
Động cơ, mục đích: Trong tội vô ý làm chết người thì động cơ và mục đích
không phải là dấu hiệu bắt buộc.
II. QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM
1. Thống nhất quan điểm
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì đường bộ gồm đường, cầu
đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Còn phương tiện giao thông
đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông
thô sơ đường bộ. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện
giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy
thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp có tham gia giao thông đường bộ.
Đối với phương tiện giao thông đường bộ, nói chung không khó xác định.
Tuy nhiên, đối với Xe máy chuyên dùng, việc xác định có phải là phương tiện
tham gia giao thông hay không, có nhiều trường hợp phức tạp. Ví dụ: Một chiếc
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 12
máy ủi đang thi công trên một đoạn đường thì chiếc máy ủi này có tham gia giao
thông không hay chỉ là phương tiện thi công bình thường ? Thực tiễn xét xử cho
thấy, nếu chiếc máy ủi này đang thi công thì không coi là tham gia giao thông,
nhưng nếu chiếc máy ủi này di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác hoặc từ nơi
tập kết xe máy đến công trường thì được coi là tham gia giao thông.
Ngoài ra còn có những dấu hiệu khách quan khác như: Đường bộ, công
trình đường bộ, đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần đường xe
chạy, làn đường, khổ giới hạn của đường bộ, đường phố, dải phân cách, đường
cao tốc . v.v Các yếu tố này cũng rất quan trọng khi xác định hành vi vi phạm
các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Nhưng theo quy
định tại khoản 1, điều 3, Luật Giao thông đường bộ năm 2008: “ Đường bộ
gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”.
Theo Luật giao thông đường bộ, cụ thể như sau:

Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường, hệ
thống thoát nước, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách và công
trình, thiết bị phụ trợ khác.
Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng.
Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an
toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.
Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương
tiện giao thông qua lại.
Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc
của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về
chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng
hoá xếp trên xe đi qua được an toàn.
Đường phố là đường bộ trong đô thị gồm lòng đường và hè phố.
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 13
Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai
chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô
sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.
Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có
dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và
không giao cắt cùng mức với đường khác.
Như vậy, bên trong khuôn viên bến tàu, bến xe, nhà ga, các sân bãi trong
khuôn viên công ty, nhà máy, sân trường, sân nhà, vườn nhà, bãi giữ xe,…
không thuộc phạm vi “đường bộ”. Nếu tai nạn xảy ra tại các địa điểm này thì
không thể áp dụng Điều 202 để xử lý người vi phạm mà áp dụng điều luật khác
tùy từng trường hợp cụ thể.
Do đó, cùng với việc phân tích cụ thể các yếu tố cấu thành “ Tội vô ý làm
chết người” , nhóm chúng tôi cho rằng bà Trần Thị Hồng không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội danh “ Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ” mà hoàn toàn nhất trí với quan điểm bà Hồng phạm tội “
Vô ý làm chết người”.
1. Nhận thức chung về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự
và nhân phẩm của con người
1.10. Khái niệm chung
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con
người là những hành vi( hành động hoặc không hành động), có lỗi (cố ý hoặc vô
ý), xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm của người khác.
1.11. Các dấu hiệu pháp lý
a. Khách thể của tội phạm
Khách thể của các tội phạm này là một trong những quan hệ xã hội quan
trong nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và
bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người.
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 14
Đối tượng tác động của tội phạm là 1 bộ phận của khách thể, bị hành vi
phạm tội tác động đến, để gây thiệt hại cho khách thể. Tội phạm xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người thông thường tác động
đến các đối tượng sau:
• Chủ thể của quan hệ xã hội (con người )
• Nội dung của các quan hệ xã hội( quyền và nghĩa vụ của chủ thể )
• Đối tượng tác động của các quan hệ xã hội ( vật thể )
b. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm của con người tuy khác nhau ở hình thức thể hiện cụ thể nhưng có
cùng tính chất là đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người hoặc đe dạ gây thiệt hại
về tính mạng hoặc đe dọa gây thiệt hại đó. Trong những hành vi phạm tội của
nhóm tội này có những hành vi có thể được thực hiện bằng hình thức hành động
(Điều 96, 97,100, 101, 103 BLHS) và có hành vi có thể được thực hiện bằng

hình thức không hành động ( Điều 102)
Hậu quả mà những hành vi nói trên có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt
hại dến quyền sống, quyền về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, thể
hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất hoặc tinh thần.
c. Chủ thể của tội phạm
Về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con
người không phải là chủ thể dặc biệt. Những người có NLTNHS và đạt độ tuổi
luật định đều có thể trở thành chủ thể của nhiều tội thuộc nhóm này.Trong các
tội xâm phạm tính mạng có hai tội đòi hỏi chủ thể phải có thêm những dặc điểm
đặc biệt khác ( chủ thể đặc biệt ). Những đặc điểm đó là: Người đang thi hành
công vụ và người có quan hệ lệ thuộc với nạn nhân. Hai tội đó là tội làm chết
người trong khi đang thi hành công vụ ( Điều 97) và tội bức tử ( điều 100)
d. Mặt chủ quan của tội phạm
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 15
Lỗi của người phạm tội có thể là lỗi cố ý ( các tội quy định tai các điều 93,
94, 95, 96, 100, 101, 102, 103) hoặc lỗi vô ý ( các tội quy định ở các điều 98, 99
BLHS)…
Hầu hết các CTTP của các tội trong nhóm này không có dấu hiệu động cơ
phạm tội.
1.12. Hình phạt
Hình phạt chính được quy định cho các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm của con người có nhiều mức độ khác nhau. Hình phạt
thấp nhất là cảnh cáo và hình phạt cao nhất là tử hình.
Ngoài hình phạt chính , hình phạt bổ sung được quy định ở các tội này là
hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định. Riêng tội giết người còn có thêm hình phạt bổ sung là hình phạt quản chế
và hình phạt cấm cư trú.
C. KẾT LUẬN
Tính mạng của con người là giá trị cao quý nhất của con người. quyền sống
là quyền cơ bản, hàng đầu đã được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã

GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 16
hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong thời gian qua, với sự phát triển của đất nước thì
quyền sống-tính mạnh của công dân được bảo vệ trên nhiều phương diện. Tuy
vậy, còn khá nhiều khả năng đe dọa sự sống của con người cần được phòng
ngừa, ngăn chặn và chống lại như hành vi xam phạm tính mạng con người.

GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 17
DANH SÁCH NHÓM
1. Nguyễn Thị Thanh Nhàn
2. Nguyễn Thị Nhi
3. Hà Phương Linh
4. Ngô Thị Quyên
5. Phan Thị Ngân
6. Nguyễn Thị Thảo Nguyên
7. Nguyễn Thảo Dung
8. Lê Viết Chí Trung
9. Hoàng Thị Thảo
10. Đặng Phạm Thủy Tiên
11. Hồ Thị Hà Mai.
GVHD: Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Bình 18

×