Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 38342005 tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên tháp UBI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.53 KB, 109 trang )

Trờng đại học kinh tế quốc dân

Vũ NGọC SáNG
XÂY DựNG Hệ THốNG QUảN Lý CHấT LƯợNG THEO TIÊU CHUẩN
ISO 3834:2005 TạI CÔNG TY TRáCH NHIệM HữU HạN
MộT THàNH VIêN THáP UBI
Chuyên ngành: QUảN Lý kinh tế và chính sách
ngời hớng dẫn khoa học:
pgs. ts phan kim chiến
Hà Nội - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của riêng
tôi với sự tư vấn tận tình, cẩn thận của giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS.
Phan Kim Chiến. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ.
Nội dung của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nào.
Hải Dương, ngày …… tháng …… năm 2013
HỌC VIÊN
Vũ Ngọc Sáng
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ
lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy, Cô cũng
như sự động viên ủng hộ của cơ quan công tác, gia đình và bạn bè trong suốt thời
gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS Phan Kim Chiến, người
đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy,
Cô trong Khoa Khoa học Quản lý - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình
truyền đạt những kiến thức cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các cán bộ công nhân


viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tháp UBI nơi tôi đang công tác
đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và cũng như
trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ.
Hải Dương, ngày …… tháng …… năm 2013
HỌC VIÊN
Vũ Ngọc Sáng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
HTQLCL : Hệ thống quản lý chất lượng
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
P.TC-KT : Phòng Tài chính kế toán
P.KH-VT : Phòng Kế hoạch vật tư
P.TC-HC : Phòng Tổ chức hành chính
P.QLCL : Phòng Quản lý chất lượng
P.KTCN : Phòng Kỹ thuật công nghệ
TTĐĐ : Trung tâm điều độ
QMR : Đại diện lãnh đạo về chất lượng
KHSX : Kế hoạch sản xuất
CSKH : Chăm sóc khách hàng
KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm
NDT : Kiểm tra không phá hủy
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG BIỂU

Trờng đại học kinh tế quốc dân

Vũ NGọC SáNG
XÂY DựNG Hệ THốNG QUảN Lý CHấT LƯợNG THEO TIÊU CHUẩN

ISO 3834:2005 TạI CÔNG TY TRáCH NHIệM HữU HạN
MộT THàNH VIêN THáP UBI
Chuyên ngành: QUảN Lý kinh tế và chính
sách
Hµ Néi - 2013
ii
TÓM TẮT TỔNG QUAN
1. Lý do nghiên cứu
Hiện nay, ở các nước công nghiệp phát triển, vấn đề kiểm soát chất lượng hàn
được quan tâm đặc biệt nhằm để đảm bảo an toàn cho con người và công trình,
nhiều nơi trên thế giới việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 3834 'yêu cầu chất lượng đối
với hàn nóng chảy kim loại' và các tiêu chuẩn khác có liên quan là một yêu cầu bắt
buộc và được áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, chế tạo thiết
bị nhằm để kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn, giảm thiểu chi phí và
nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiêu chuẩn ISO 3834 có thể áp dụng độc lập nếu
doanh nghiệp cơ khí chế tạo có khối lượng công việc liên quan đến hàn chiếm phần
lớn. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp này xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 3834 dựa trên nên tảng ISO 9001 được áp dụng rộng rãi và dễ
thành công hơn. Việc xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 3834 dựa
trên nền tảng ISO 9001 áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí có khối
lượng công việc liên quan đến hàn chiếm phần lớn là một sự bổ sung, hỗ trợ lẫn
nhau cho các hoạt động quản lý chất lượng, sử dụng các ưu điểm của cả hai tiêu
chuẩn, hạn chế các điểm chưa rõ, chưa đầy đủ của hai tiêu chuẩn này nhằm giúp các
doanh nghiệp cơ khí chế tạo nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo
an toàn. Ngoài ra, việc áp dụng ISO 3834 dựa trên nền tảng ISO 9001 có thể cung
cấp một hành lang để đạt được sự chứng nhận toàn cầu về năng lực của doanh
nghiệp cơ khí chế tạo có sử dụng hàn trong quá trình tạo sản phẩm. Việc xây dựng
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834 dựa trên nền tảng ISO 9001
đã được Ban lãnh đạo công ty chú ý mau chóng triển khai sớm và đã đạt được
những kết quả nhất định, đó là: triển khai thực hiện và nhận chứng chỉ ISO

9001:2008 ngày 09/10/2010. Và việc cần làm hiện nay là nhanh chóng triển khai
thực hiện để nhận chứng chỉ ISO 3834:2005. Tuy nhiên, “Triển khai cụ thể như thế
nào? Và làm sao để xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 3834 trên nền tảng ISO 9001” đang là một bài toán khó đối với công ty
hiện nay. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng
i
theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
tháp UBI” để làm luận văn nghiên cứu.
Mục tiêu của đề tài là làm rõ các yêu cầu, quy trình xây dựng Hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834. Từ đó phân tích thực trạng quản lý chất
lượng của công ty để tìm ra những nội dung đã đạt được và những nội dung chưa
đạt được theo yêu cầu và quy trình. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất một số giải pháp
nhằm xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834
tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tháp UBI.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp cả hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu định
tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể như sau:
−Phương pháp định tính: nhằm mô tả và phân tích đặc điểm, nhận thức của
từng đối tượng trong quản lý chất lượng, hoàn thiện các thông tin định lượng thu
được trong quá trình nghiên cứu.
−Phương pháp định lượng: dùng để xử lý những thông tin định lượng thu thập
được từ các tài liệu thống kê bằng cách biểu diễn dưới dạng: các con số rời rạc,
bảng số liệu, biểu đồ giúp người đọc dễ dàng so sánh, hình dung được thực tế quản
lý chất lượng tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI.
Về nguồn số liệu, luận văn sử dụng các nguồn số liệu như sau:
Số liệu thông qua hệ thống hồ sơ lưu trữ của công ty; tổng hợp các số liệu
thống kê phù hợp cho quá trình phân tích chất lượng sản phẩm và tình hình công tác
quản lý chất lượng thực tế tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI.
3. Kết quả nghiên cứu
Dựa vào số liệu thông qua hệ thống hồ sơ lưu trữ của công ty, bằng phương

pháp nghiên cứu định tính và định lượng phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chất
lượng tại công ty. Luận văn đã chỉ ra được những nội dung đã đáp ứng và những
nội dung chưa đáp ứng yêu cầu Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
3834:2005. Cụ thể đó là:
Những nội dung đã thực hiện và đạt yêu cầu theo ISO 9001:2008
ii
ISO 9001:2008 Yêu cầu Thực trạng
Chính sách chất lượng và cam kết trách
nhiệm của lãnh đạo
ISO 9001:2008, Điều 5 Đạt
Cung cấp nguồn lực ISO 9001:2008, 6.1 Đạt
Hoạch định về tạo sản phẩm ISO 9001:2008 , 7.1 Đạt
Xác định các yêu cầu liên quan đến sản
phẩm
ISO 9001:2008, 7.2.1 Đạt
Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản
phẩm
ISO 9001:2008, 7.2.2 Đạt
Xác định giá trị sử dụng của các quá
trình
ISO 9001:2008, 7.5.2 Đạt
Tài sản của khách hàng ISO 9001:2008, 7.5.4 Đạt
Đánh giá nội bộ ISO 9001:2008, 8.2.2 Đạt
Theo dõi và đo lường sản phẩm ISO 9001:2008, 8.2.4 Đạt
Theo bảng trên ta thấy về cơ bản công ty đã thực hiện và đạt yêu cầu phần lớn
các nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Và còn 3 nội dung của tiêu chuẩn ISO
9001:2008 đã được công ty thực hiện nhưng chưa đạt yêu cầu tiêu chuẩn đề ra, các
nội dung này cần được tiếp tục cải tiến để đạt yêu cầu tiêu chuẩn đề ra đó là:
ISO 9001:2008 Yêu cầu Thực trạng
Quản lý hệ thống các tài liệu ISO 9001:2008, 4.2.3, 4.2.4 Chưa đạt

Năng lực, nhận thức và đào tạo nhân sự
cho vận hành
ISO 9001:2008, 6.6.6, 7.5.2b Chưa đạt
Mua hàng ISO 9001:2008, 7.4 Chưa đạt
iii
Chứng nhận nhân sự hàn Yêu cầu Thực trạng
Chứng nhận thợ hàn
Tối thiểu 03 thợ hàn đạt tiêu
chuẩn ISO 9606-1
Chưa đạt
Chứng nhận điều phối viên hàn
Tối thiểu 1 điều phối viên hàn
đạt tiêu chuẩn ISO 14731
Chưa đạt
Như bảng trên về chứng nhận nhân sự hàn chưa đạt yêu cầu tiêu chuẩn đề ra.
Vì vậy công ty cần tiến hành chứng nhận tối thiểu 3 thợ hàn đạt tiêu chuẩn ISO
9606-1 và 1 điều phối viên hàn đạt tiêu chuẩn ISO 14731.
Chứng nhận nhân sự kiểm tra không
phá hủy NDT
Yêu cầu Thực trạng
Chứng nhận kiểm tra siêu âm
Tối thiểu 01 nhân sự đạt tiêu
chuẩn ISO 17640
Chưa đạt
Chứng nhận chụp tia bức xạ
Tối thiểu 01 nhân sự đạt tiêu
chuẩn ISO 17636
Chưa đạt
Chứng nhận kiểm tra độ thô đại và tế vi
Tối thiểu 01 nhân sự đạt tiêu

chuẩn ISO 17639
Chưa đạt
Chứng nhận kiểm tra hạt từ
Tối thiểu 01 nhân sự đạt tiêu
chuẩn ISO 17638
Chưa đạt
Theo bảng trên chứng nhận nhân sự kiểm tra không phá hủy NDT chưa đạt
yêu cầu tiêu chuẩn. Công ty cần đề ra kế hoạch để chứng nhận nhân sự kiểm tra
không phá hủy theo yêu cầu tiêu chuẩn theo như bảng trên.
Các quy trình hàn cũng chưa được chứng nhận theo yêu cầu tiêu chuẩn. Tiến
hành chứng nhận quy trình hàn đạt theo tiêu chuẩn ISO 15614-1
4. Một số giải pháp
Từ những vấn đề nêu trên, luận văn đưa ra 5 giải pháp:
(1) Khắc phục những điểm còn tồn tại vừa chưa phù hợp của thực hiện ISO
9001:2008
iv
(2) Chứng nhận nhân sự hàn theo yêu cầu về nhân sự hàn của tiêu chuẩn ISO
3834:2005
(3) Chứng nhận nhân sự kiểm tra không phá hủy theo yêu cầu về nhân sự kiểm
tra không phá hủy của tiêu chuẩn ISO 3834:2005
(4) Chứng nhận quy trình hàn theo yêu cầu về quy trình hàn của tiêu chuẩn
ISO 3834:2005
(5) Các giải pháp khác:
- Phương án thực hiện các công đoạn tiếp theo của quy trình xây dựng Hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005
- Nâng cao nhận thức của Cán bộ công nhân viên về hoạt động quản lý chất
lượng
5. Kết luận
Đề tài này đem lại một số ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn cho
công ty trong việc xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu

chuẩn ISO 3834:2005. Cụ thể như sau: Kết quả nghiên cứu giúp công ty hiểu hơn
về những yêu cầu, quy trình xây dựng của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 3834:2005. Từ kết quả nghiên cứu này đề ra các giải pháp để xây dựng
thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005. Giúp các
doanh nghiệp cơ khí chế tạo nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo
an toàn. Ngoài ra, việc áp dụng ISO 3834:2005 có thể cung cấp một hành lang để
đạt được sự chứng nhận toàn cầu về năng lực của doanh nghiệp cơ khí chế tạo có sử
dụng hàn trong quá trình tạo sản phẩm.
Tuy nhiên, do giới hạn về kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, thời
gian và kinh phí thực hiện đề tài, nên luận văn chắc chắn còn những hạn chế.
Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để có thể đưa các nội dung
của luận văn này áp dụng vào thực tế để công ty xây dựng thành công Hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005, làm cho năng lực của công ty
ngày một tốt hơn nhằm thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
v
Trờng đại học kinh tế quốc dân

Vũ NGọC SáNG
XÂY DựNG Hệ THốNG QUảN Lý CHấT LƯợNG THEO TIÊU CHUẩN
ISO 3834:2005 TạI CÔNG TY TRáCH NHIệM HữU HạN
MộT THàNH VIêN THáP UBI
Chuyên ngành: QUảN Lý kinh tế và chính
sách
ngời hớng dẫn khoa học:
pgs. ts phan kim chiến
Hµ Néi - 2013
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hoá mạnh mẽ, đời sống kinh tế đã tạo ra

những cơ hội và thách thức đối với mỗi doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải
đương đầu với sự cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn phải cạnh tranh gay gắt
với thị trường quốc tế. Song hành với xu hướng cạnh tranh về giá thành là cạnh
tranh về chất lượng, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước một sự lựa chọn là
nâng cao chất lượng hoặc là đóng cửa. Vì vậy, muốn tồn tại và đứng vững trên thị
trường, các doanh nghiệp phải đưa vấn đề chất lượng thành vấn đề quan tâm hàng
đầu từ đó đổi mới nhận thức một cách đúng đắn về vấn đề quản lý chất lượng. Đồng
thời, các doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành nghiên cứu, xây dựng cho mình một
HTQLCL phù hợp, ngày một cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
cường uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Hiện nay, ở các nước công nghiệp phát triển, vấn đề kiểm soát chất lượng hàn
được quan tâm đặc biệt nhằm để đảm bảo an toàn cho con người và công trình, nhiều
nơi trên thế giới việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 3834 'yêu cầu chất lượng đối với hàn
nóng chảy kim loại' và các tiêu chuẩn khác có liên quan là một yêu cầu bắt buộc và
được áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, chế tạo thiết bị nhằm để
kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn, giảm thiểu chi phí và nâng cao năng
lực cạnh tranh. Với nhân tố con người là chìa khóa của sự thành công, tiêu chuẩn ISO
3834 đưa ra các quy định để kiểm soát các quá trình hàn khác nhau và các hoạt động
liên quan nhằm mang lại chất lượng sản phẩm, công trình đáp ứng yêu cầu. Một trong
những yếu tố quan trọng của tiêu chuẩn ISO 3834 là yêu cầu đội ngũ nhân sự hàn, nhân
sự kiểm tra chất lượng hàn (kiểm tra không phá hủy) phải có đủ trình độ theo tiêu
chuẩn được đánh giá và chứng nhận năng lực của đơn vị đánh giá độc lập. Trong
những năm qua, do yêu cầu của các nhà thầu có yếu tố nước ngoài, các doanh nghiệp
cơ khí chế tạo tại Việt Nam đã áp dụng một vài yêu cầu quy định trong ISO 3834 (ví
dụ: phê duyệt quy trình hàn, phê duyệt tay nghề thợ hàn, phê duyệt nhân sự kiểm tra
không phá hủy, ), nhưng chưa đầy đủ, toàn diện và có hệ thống.
1
Tiêu chuẩn ISO 3834 có thể áp dụng độc lập nếu doanh nghiệp cơ khí chế tạo
có khối lượng công việc liên quan đến hàn chiếm phần lớn. Tuy nhiên ở các nước
công nghiệp phát triển, các doanh nghiệp này xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn

ISO 3834 dựa trên nên tảng ISO 9001 được áp dụng rộng rãi và là việc quyết định
sự sống còn của doanh nghiệp. Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 là sự bổ sung và là
tiền đề hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp này xây dựng thành công HTQLCL
theo tiêu chuẩn ISO 3834. Việc xây dựng HTQLCL theo ISO 3834 dựa trên nền
tảng ISO 9001 áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí có khối lượng công
việc liên quan đến hàn chiếm phần lớn là một sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau cho các
hoạt động quản lý chất lượng, sử dụng các ưu điểm của cả hai tiêu chuẩn, hạn chế
các điểm chưa rõ, chưa đầy đủ của hai tiêu chuẩn này nhằm giúp các doanh nghiệp
cơ khí chế tạo nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn. Ngoài
ra, việc áp dụng ISO 3834 dựa trên nền tảng ISO 9001 có thể cung cấp một hành
lang để đạt được sự chứng nhận toàn cầu về năng lực của doanh nghiệp cơ khí chế
tạo có sử dụng hàn trong quá trình tạo sản phẩm.
Từ sự nhận định trên Công ty TNHH MTV Tháp UBI, ngay từ sau khi thành lập
vào 01/10/2009, sản xuất và chế tạo các sản phẩm truyền thống về kết cấu (như Dầm,
Cầu, ) bên cạnh đó Công ty TNHH MTV Tháp UBI là nhà máy chế tạo cơ khí nặng tại
Việt Nam, đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo Cột tháp gió, để mở rộng quy mô
cũng như đối tượng khách hàng công ty còn phát triển thêm sản phẩm về Bình bồn áp
lực với các kích cỡ khác nhau, việc xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834 dựa
tren nền tảng ISO 9001 đã được ban lãnh đạo chú ý mau chóng triển khai sớm và đã
đạt được những kết quả nhất định, đó là: triển khai thực hiện và nhận chứng chỉ ISO
9001:2008 ngày 09/10/2010. Và việc cần làm hiện nay là nhanh chóng triển khai thực
hiện để nhận chứng chỉ ISO 3834:2005. Tuy nhiên, “Triển khai cụ thể như thế nào? Và
làm sao để xây dựng thành công HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834 trên nền tảng ISO
9001” đang là một bài toán khó đối với công ty hiện nay. Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn
chủ động lựa chọn đề tài “Xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 3834:2005 tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên tháp UBI” để làm
luận văn nghiên cứu.
2
Luận văn nghiên cứu sẽ trả lời cho những câu hỏi như sau:
- Các yêu cầu của HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 là gì? Để xây dựng

HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 thì cần phải thực hiện qua các bước như
thế nào? Và muốn xây dựng thành công thì cần phải có những điều kiện gì?
- Hiện nay, quản lý chất lượng tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI ra sao?
Công ty đã đạt được gì trong quá trình xây dựng HTQLCL? Những vấn đề nào cần
phải giải quyết để có thể đạt được HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005?
- Kế hoạch xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn này là gì? Cần các giải pháp
nào để hỗ trợ cho quá trình xây dựng thành công Hệ thống?
2. Tổng quan nghiên cứu
Cho đến nay, vấn đề nghiên cứu HTQLCL đã được nhiều nhà khoa hoc, các
học giả và các nhà quản lý quan tâm đặc biệt là tại các nước công nghiệp phát triển.
Họ đã xây dựng nên các hệ thống, các mô hình quản lý chất lượng khoa học và có
hiệu quả. Chúng ta có thể kể đến HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn
được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay, hay HTQLCL hàn theo tiêu chuẩn ISO 3834.
Khi áp dụng các HTQLCL này doanh nghiệp có thể thực hiện được các yêu cầu về
chất lượng sản phẩm và các mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả và tiết kiệm
nhất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Tại Việt Nam hiện nay HTQLCL được các nhà chuyên môn quan tâm tìm
hương giải quyết nhằm đạt được mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp. Đã có
nhiều nghiên cứu về vấn đề xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, tuy
nhiên nghiên cứu về xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 thì chưa
thấy hoặc ít có. Một số bài viết, một số công trình điển hình mà tác giả trình bày
dưới đây:
- Luận văn “Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí chuyên dụng Bắc
bộ Trường Hải” – Tg Phạm Hương Quỳnh (2011), luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3
Luận văn tập trung phân tích các hoạt động quản lý chất lượng tại Công ty
TNHH MTV Cơ Khí Chuyên Dụng Bắc Bộ Trường Hải và đưa ra những giải pháp
hữu hiệu nhằm xây dựng thành công HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Một

số giải đó là: thành lập phòng quản lý chất lượng và ban ISO, mời các chuyên gia tư
vấn hỗ trợ quá trình xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, tăng
cường hoạt động truyền thông nội bộ, nâng cao nhận thức của CBCNV về tính cấp
bách của việc xây dựng HTQLCL, xây dựng và phát triển các nhóm tiên phong về
chất lượng Đây là những gợi mở có giá trị cho đề tài luận văn của tôi.
- Luận văn “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc
Hòa Bình” – Tg Hoàng Thị Thu Thủy (2011), luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn đã đánh giá thực trạng HTQLCL của Công ty Cổ phần xây dựng và
kinh doanh địa ốc Hòa Bình, xác định các điểm mạnh, điểm yếu của HTQLCL theo
tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Công ty. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực
trạng của HTQLCL tại Công ty đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện HTQLCL
theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tạo tiền đề phát triển sản xuất kinh doanh
bền vững và hiệu quả cho Công ty trong tương lai.
Như vậy vấn đề xây dựng hay hoàn thiện HTQLCL tại các doanh nghiệp vẫn
còn là một vấn đề mới và chưa được đề cập một cách khoa học, hệ thống trong các
công trình nghiên cứu. Do đó vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu và thực hiện.
3. Mục tiêu nghiên cứu
− Nghiên cứu HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 để chỉ ra các yêu cầu
cần đáp ứng và quy trình thực hiện HTQLCL theo tiêu chuẩn này.
− Phân tích thực trạng HTQLCL hiện nay tại công ty; từ đó chỉ ra những nội
dung đã đáp ứng và những nội dung chưa đáp ứng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO
3834:2005.
− Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng thành công HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO
3834:2005 tại công ty TNHH MTV Tháp UBI.
4
4. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005.
5. Phạm vi nghiên cứu

− Nội dung: nghiên quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005
− Phạm vi: Công ty TNHH MTV Tháp UBI.
− Thời gian: giai đoạn 2012-2015
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Khung lý thuyết
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005
Các yêu cầu cơ bản của
Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn
ISO 3834:2005
Quy trình xây dựng Hệ
thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn
ISO 3834:2005
Nguyên tắc của Hệ
thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn
ISO 3834:2005
Mục tiêu xây dựng thành công Hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005
Yêu cầu của xây dựng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 3834:2005
Các yêu cầu cơ bản của hệ thống quản
lý chất lượng theo ISO 3834:2005
Khoảng trống giữa thực
trạng và yêu cầu
Đảm bảo các điều kiện để đáp ứng yêu cầu
xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng
Thực trạng xây dựng hệ thống quản

lý chất lượng của công ty
Về đáp ứng các yêu cầu cơ bản của hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 3834:2005
5
6.2 Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp cả hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu định
tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể như sau:
−Phương pháp định tính: nhằm mô tả và phân tích đặc điểm, nhận thức của
từng đối tượng trong quản lý chất lượng, hoàn thiện các thông tin định lượng thu
được trong quá trình nghiên cứu.
−Phương pháp định lượng: dùng để xử lý những thông tin định lượng thu thập
được từ các tài liệu thống kê bằng cách biểu diễn dưới dạng: các con số rời rạc,
bảng số liệu, biểu đồ giúp người đọc dễ dàng so sánh, hình dung được thực tế quản
lý chất lượng tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI.
Về nguồn số liệu, luận văn sử dụng các nguồn số liệu như sau:
Số liệu thông qua hệ thống hồ sơ lưu trữ của công ty; tổng hợp các số liệu
thống kê phù hợp cho quá trình phân tích chất lượng sản phẩm và tình hình công tác
quản lý chất lượng thực tế tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI.
7. Dự kiến đóng góp của đề tài nghiên cứu
−Giá trị khoa học: Luận văn góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận về Hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 cũng như quy trình xây
dựng và đăng ký Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn này.
−Giá trị ứng dụng: Luận văn tập trung phân tích các hoạt động quản lý chất
lượng tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm
xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005.
Do đó, ban lãnh đạo công ty có thể căn cứ vào kết quả nghiên cứu của luận văn mà
lập ra các kế hoạch triển khai cụ thể và tổ chức thực thi những kế hoạch này.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm có 03 chương:

• Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 3834:2005 tại doanh nghiệp
• Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI
• Chương 3: Các giải pháp nhằm xây dựng thành công Hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 3834:2005
TẠI DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
3834:2005
1.1.1. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005
Chất lượng của phần lớn các sản phẩm cơ khí (Nồi hơi, bình, bồn áp lực, các
thiết bị nông nghiệp và dân dụng, cần trục/cẩu trục, cầu, giao thông, vỏ tàu thủy, kết
cấu công trình công nghiệp và nhiều loại sản phẩm khác) được tạo ra bởi quá trình
hàn hoặc quá trình hàn là một phần của quá trình tạo sản phẩm phụ thuộc chủ yếu
vào chất lượng hàn.Các sản phẩm cơ khí nói trên có khả năng gây mất an toàn rất
cao (nổ, chìm tàu, gẫy cầu, ) vì đó là các sản phẩm chịu tải cao, chịu áp lực lớn. Để
đảm bảo an toàn thì các sản phẩm này phải đảm bảo chất lượng, dẫn đến phải đảm
bảo chất lượng hàn (Các nước châu Âu quy định những sản phẩm có khả năng gây
mất an toàn sẽ chịu sự kiểm soát bởi các Chỉ thị (Directives) của Châu Âu (Ví dụ:
LVD, PED, ), còn Việt Nam thì kiểm soát bằng Quy chuẩn Việt Nam (QCVN),
hiện tại chưa có QCVN cho lĩnh vực hàn).
Về cơ bản, chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như máy móc, con
người, phương pháp, vật liệu đầu vào và môi trường sản xuất (theo nguyên tắc 4M -
1E), để đảm bảo kiểm soát tốt các vấn đề này thì trong sản xuất bằng phương pháp
hàn (đối với mọi tiêu chuẩn quản lý chất lượng từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản đều
giống nhau về nguyên tắc) các tiêu chuẩn đều yêu cầu:
- Đối với máy hàn và các thiết bị có liên quan phải đảm được kiểm tra, kiểm

định trước khi đưa vào sử dụng: kiểm định về an toàn cơ, điện cũng như các đặc tính
về dòng, áp, nhiệt độ, tốc độ, cũng như các chỉ thị (indicator) có gắn trên máy.
7
- Về con người thì phải được đào tạo và sát hạch cũng như đảm bảo năng lực
và kinh nghiệm: Thợ hàn phải được đào tạo, kiểm tra và sát hạch tay nghề, giám sát
hàn, kỹ sư hàn, phải có kinh nghiệm, được đào tạo, đánh giá và sát hạch kiến thức
chuyên môn (personnel Certification/Qualification); nhân viên kiểm tra chất lượng
bằng phương pháp kiểm tra không phá hủy (Non Destructive Testing - NDT) phải
được đào tạo, đánh giá và sát hạch (cấp bằng NDT bậc 1, 2, 3 ), v v
- Phương pháp, quy trình sản xuất phải được xây dựng, thử nghiệm và phê
duyệt trước khi đưa vào áp dụng (Quy trình hàn - Welding Procedure Specification
(WPS)) để đảm bảo chất lượng hàn theo đúng quy trình đặt ra đồng thời phải cử giám
sát/giám định hàn (Welding Inspector) theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy định
- Kiểm tra vật liệu đầu vào: chứng chỉ chất lượng của thép (vật liệu cơ bản),
chứng chỉ chất lượng của vật liệu hàn, kiểm tra mẫu (kéo, nén, phân tích thành phần
vật liệu, ) đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào đáp ứng yêu cầu chất lượng đặt ra.
- Môi trường sản xuất phải đảm bảo: có các biện pháp để đảm bảo an toàn,
chống ăn mòn, gió, mưa, sự ổn định của nguồn điện, nhằm tránh ảnh hưởng đến
chất lượng nguyên vật liệu, bán sản phẩm và sản phẩm cuối cùng.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác được quy định trong nhiều các tiêu chuẩn có
liên quan như là xây dựng, áp dụng và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng hàn
(Welding Management System - WMS): sổ tay chất lượng, các quy trình làm việc,
sản xuất, quy trình kiểm tra, kiểm soát; các hướng dẫn công việc; kiểm soát tài liệu,
hồ sơ, bản vẽ; thực hiện hoạt động cải tiến,
Chính vì những nội dung đề cập nói trên mà có thể giải thích được lý do tại
sao các nhà thầu, các giám sát công trình có yếu tố nước ngoài yêu cầu nhà sản
xuất, chế tạo phải tuân thủ nghiêm ngặt các hoạt động như phê duyệt thợ hàn, quy
trình hàn, đồng thời giám sát hết sức khắt khe mọi hoạt động liên quan đến hàn
cũng như phải tuân thủ rất nhiều tài liệu, tiêu chuẩn liên quan đến hàn. Mục tiêu
cuối cùng là để đảm bảo an toàn cho con người, công trình, đồng thời đảm bảo chi

phí chất lượng hợp lý nhất có thể (tránh phải hàn lại, bồi thường khách hàng, sửa
chữa, và chi phí không tính được bằng tiền là uy tín doanh nghiệp).
8
Hiện nay, ở các nước công nghiệp phát triển, vấn đề kiểm soát chất lượng hàn
được quan tâm đặc biệt nhằm để đảm bảo an toàn cho con người và công trình,
nhiều nơi trên thế giới việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 3834 'yêu cầu chất lượng đối
với hàn nóng chảy kim loại' và các tiêu chuẩn khác có liên quan là một yêu cầu bắt
buộc và được áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, chế tạo thiết
bị nhằm để kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn, giảm thiểu chi phí và
nâng cao năng lực cạnh tranh. Với nhân tố con người là chìa khóa của sự thành
công, tiêu chuẩn ISO 3834 đưa ra các quy định để kiểm soát các quá trình hàn khác
nhau và các hoạt động liên quan nhằm mang lại chất lượng sản phẩm, công trình
đáp ứng yêu cầu. Một trong những yếu tố quan trọng của tiêu chuẩn ISO 3834 là
yêu cầu đội ngũ nhân sự hàn, nhân sự kiểm tra chất lượng hàn (kiểm tra không phá
hủy) phải có đủ trình độ theo tiêu chuẩn được đánh giá và chứng nhận năng lực
(personnel qualification/certification) của đơn vị đánh giá độc lập. Trong những
năm qua, do yêu cầu của các nhà thầu có yếu tố nước ngoài, các doanh nghiệp cơ
khí chế tạo tại Việt Nam đã áp dụng một vài yêu cầu quy định trong ISO 3834 (ví
dụ: phê duyệt quy trình hàn, phê duyệt tay nghề thợ hàn, phê duyệt nhân sự kiểm tra
không phá hủy, ), nhưng chưa đầy đủ, toàn diện và có hệ thống.
Ở Việt Nam, tiêu chuẩn ISO 3834 đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng chấp nhận làm tiêu chuẩn quốc gia từ năm 2005 với số hiệu là TCVN
7506:2005 và đến năm 2011 soát xét lần hai với số hiệu là TCVN 7506:2011 (hoàn
toàn tương đương với ISO 3834:2005), tuy nhiên việc áp dụng tiêu chuẩn này là
hoàn toàn tự nguyện, nhà nước không bắt buộc áp dụng, tùy thuộc vào yêu cầu của
chủ đầu tư mà toàn bộ yêu cầu hoặc từng phần của tiêu chuẩn sẽ được áp dụng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 3834 'Yêu cầu chất lượng cho quá trình hàn nóng chảy kim loại'
ban hành năm 2005 gồm có các Tiêu chuẩn sau:
− ISO 3834-1: 2005 Lựa chọn mức chất lượng
− ISO 3834-2: 2005 Yêu cầu chất lượng toàn diện

− ISO 3834-3: 2005 Yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn
9
− ISO 3834-4: 2005 Yêu cầu chất lượng cơ bản
− ISO 3834-5: 2005 Tài liệu áp dụng
− ISO 3834-6:2005 Hướng dẫn áp dụng.
Các tiêu chuẩn ISO 3834-3 và ISO 3834-4 có ít hơn ISO 3834-2 một số yêu
cầu. Tùy theo quy mô sản xuất, độ phức tạp trong chế tạo, khả năng gây mất an toàn
của sản phẩm, mà các doanh nghiệp cơ khí, hàn có thể lựa chọn các tiêu chuẩn
trong bộ tiêu chuẩn ISO 3834 (Phần 2, 3 và 4) theo nguyên tắc cơ bản như sau:
− Sản phẩm chịu tải động ở mức cao: Áp dụng ISO 3834-2
− Sản phẩm chịu tải động ở mức trung bình: Áp dụng ISO 3834-3
− Sản phẩm chịu tải tĩnh: Áp dụng ISO 3834-4
Tiêu chuẩn ISO 3834 phần 2, 3 và 4 đều yêu cầu doanh nghiệp phải có Điều
phối viên hàn (Welding coordinatior) quy định trong tiêu chuẩn ISO 14731 (TCVN
7473) 'Điều phối hàn - Nhiệm vụ và trách nhiệm'. Trên cơ sở tự nguyện, Viện hàn
quốc tế (IIW) đã soạn thảo các khuyến nghị về các yêu cầu tối thiểu cho đào tạo,
kiểm tra và chấp nhận điều phối viên hàn. Các khuyến nghị của IIW được giới thiệu
trong các tài liệu sau:
− Kỹ sư hàn quốc tế (International Welding Engineer - IWE), Doc.IAB-002-
2000/EWF-409;
− Kỹ sư công nghệ hàn quốc tế (International Welding Technologist - IWT),
Doc.IAB-003-2000/EWF-410;
− Chuyên gia hàn quốc tế (International Welding Specialist - IWS), Doc.IAB-
004-2000/EWF-411;
Điều phối viên hàn đáp ứng được các yêu cầu của các tài liệu nói trên được xem
là đáp ứng yêu cầu về kiến thức theo nguyên tắc tương thích với ISO 3834 như sau:
− Áp dụng ISO 3834-2: Sử dụng điều phối viên hàn có trình độ đạt IWE
− Áp dụng ISO 3834-3: Sử dụng điều phối viên hàn có trình độ đạt IWT
− Áp dụng ISO 3834-4: Sử dụng điều phối viên hàn có trình độ đạt IWS.
10

Tiêu chuẩn ISO 3834 (TCVN 7506) quy định các yêu cầu thích hợp cho các
quá trình hàn nóng chảy kim loại, nhưng cũng có thể dùng để chấp nhận các quá
trình hàn khác. Các yêu cầu của ISO 3834 chỉ có liên quan đến các mặt chất lượng
của sản phẩm chịu ảnh hưởng của hàn nóng chảy mà không quy định cho bất cứ
nhóm sản phẩm riêng nào.
Việc áp dụng thành công một hệ thống kiểm soát chất lượng hàn theo các yêu
cầu của tiêu chuẩn ISO 3834 sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo
an toàn sản phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất có sử dụng hàn là quá trình sản xuất
chính, đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Để dễ hiểu có một công thức cho việc áp dụng và chứng nhận ISO 3834:2005
như sau:
Chứng nhận ISO 3834:2005 = Chứng nhận ISO 9001:2008 + Chứng nhận
nhân sự hàn + Chứng nhận nhân sự kiểm tra không phá hủy NDT + Chứng
nhận quy trình hàn WPS
- ISO 9001:2008 những nội dung thực hiện:
+ Kiểm soát tài liệu và hồ sơ;
+ Trách nhiệm của lãnh đạo;
+ Cung cấp nguồn lực;
+ Năng lực, nhận thức và đạo tạo nhân sự cho vận hành;
+ Hoạch định về tạo sản phẩm;
+ Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm;
+ Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm;
+ Mua hàng;
+ Xác định giá tri sử dụng của các quá trình;
+ Tài sản của khách hàng;
+ Đánh giá nội bộ;
+ Theo dõi và đo lường sản phẩm;
- Nhân sự hàn theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005
11

×