Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.05 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ TIẾN
DƯƠNG THỊ NGỌC THẢO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008
v
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÂY DỰNG HỆ
THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000 TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ TIẾN” do Dương Thị Ngọc Thảo, sinh viên khóa 30, ngành
Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
______________.

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn,
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
_____________________________ _____________________________
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến gia đình, đến mẹ và em
gái - những người luôn bên cạnh che chở, động viên và là chỗ dựa tinh thần vững
chắc giúp tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm TP.HCM đã tận tình truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý báu trong suốt


thời gian học tập ở trường. Đặc biệt, cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị
Bích Phương, người đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo Công ty, các phòng ban, bộ phận của
Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực tập tại Công ty.
Cảm ơn tất cả bạn bè đã cùng tôi học tập, giúp đỡ tôi những lúc khó khăn và
cho tôi niềm vui trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Cuối cùng, xin kính chúc mẹ, toàn thể quý thầy cô cùng toàn thể các cô chú
trong Công Ty Gỗ Tiến dồi dào sức khỏe. Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Sinh viên
Dương Thị Ngọc Thảo
NỘI DUNG TÓM TẮT
DƯƠNG THỊ NGỌC THẢO. Tháng 07 năm 2008. “Xây Dựng Hệ Thống
Quản Lý Chất Lượng theo Tiêu Chuẩn ISO 9001:2000 tại Công Ty Cổ Phần Gỗ
Tiến”.
DUONG THI NGOC THAO. July 2008. “Building ISO 9001:2000 Quality
Management System at TienTimber Stock Company”.
Hiện nay vấn đề chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh
nghiệp sản xuất cũng như doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ: các quy định về chất
lượng sản phẩm ngày càng khắt khe, các đối tác thường đòi hỏi doanh nghiệp phải có
các chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp. Vì vậy Công ty Cổ Phần Gỗ
Tiến đã quyết định xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 trong công tác quản lý chất lượng của mình.
Để thực hiện khóa luận, tôi đã tiến hành thu thập số liệu từ các phòng ban của
Công ty, từ sách báo. Sau đó sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp so sánh… để
phân tích tổng hợp vấn đề.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng quản lý chất lượng của Công ty khá tốt
nhưng vẫn có nhiều khía cạnh QLCL của Công ty chưa phù hợp với tiêu chuẩn ISO.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp để Công ty có thể xây

dựng hệ thống quản lý chất lượng trên nền tảng vững chắc và nhanh chóng nhận được
chứng chỉ ISO: tăng cường công tác đào tạo, tìm nguồn nguyên liệu ổn định, thành lập
nhóm chất lượng… Mong muốn rằng những nghiên cứu của chúng tôi sẽ giúp ích cho
Công ty trong hoạt động QLCL của mình.
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình x
Danh mục phụ lục xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.4. Cấu trúc của đề tài 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 4
2.1. Giới thiệu về Công ty 4
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng,
nhiệm vụ của Công ty 4
2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 5
2.1.3. Tình hình lao động của Công ty 7
2.2. Phân tích tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 8
2.3. Quá trình sản xuất chính của Công ty 10
2.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 12
2.5. Đánh giá chung về Công ty 14
2.5.1. Thuận lợi 14
2.5.2. Khó khăn 14
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Cơ sở lý luận 16
3.1.1. Định nghĩa và đặc điểm chất lượng 16

3.1.2. Quản lý chất lượng 17
3.1.3. Hệ thống quản lý chất lượng và bộ tiêu chuẩn ISO 9000 17
3.1.4. Chi phí liên quan đến chất lượng 21
3.2. Các phương pháp nghiên cứu 22
v
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ trên thế giới và Việt Nam 23
4.1.1. Trên thế giới 23
4.1.2. Tại Việt Nam 24
4.1.3. Tình hình xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam 24
4.2. Tình hình xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của Công ty 25
4.2.1. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty 25
4.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty 27
4.3. Kế hoạch áp dụng ISO 9001:2000 của Công ty 28
4.3.1. Các bước triển khai ISO 28
4.3.2. Kinh phí thực hiện ISO 33
4.4. Thực trạng quản lý chất lượng của Công ty 34
4.4.1. Nhận thức của lãnh đạo về công tác quản lý chất lượng 34
4.4.2. Chính sách chất lượngcủa Công ty 35
4.4.3. Quá trình quản lý chất lượng của Công ty 36
4.4.4. Quản lý chất lượng hướng đến khách hàng 46
4.4.5. Hoạt động hỗ trợ cho quá trình QLCL 49
4.5. Đánh giá công tác QLCL của Công ty 51
4.5.1. Các khía cạnh QLCL đã tiếp cận được với tiêu chuẩn ISO 51
4.5.2. Các khía cạnh QLCL chưa tiếp cận được với tiêu chuẩn ISO 54
4.5.3. Kết quả công tác QLCL của Công ty 56
4.6. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty khi áp dụng hệ thống QLCL
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 63
4.6.1. Thuận lợi 63
4.6.2. Khó khăn 64

4.7. Giải pháp để xây dựng ISO trên nền tảng vững chắc 65
4.7.1. Tăng cường công tác đào tạo 65
4.7.2. Đảm bảo sự ổn định của nguyên liệu đầu vào 67
4.7.3. Cải tạo máy móc thiết bị 68
4.7.4. Thành lập nhóm chất lượng 68
vi
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
5.1. Kết luận 70
5.2. Kiến nghị 70
5.2.1. Đối với các cơ quan Nhà Nước 70
5.2.2. Đối với Hiệp Hội gỗ và Lâm Sản Việt Nam 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC

vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ Ban Giám Đốc
CB-CNV Cán bộ - Công Nhân Viên
CP Chi Phí
Cty TNHH Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
DN Doanh Nghiệp
DNTN Doanh Nghiệp Tư Nhân
DT Doanh Thu
ĐDLĐ Đại Diện Lãnh Đạo
ĐVT Đơn Vị Tính
FSC (Forest Stewardship Council) Hội Đồng Quản Trị Rừng Quốc Tế
HĐKD Hoạt Động Kinh Doanh
HĐTC Hoạt Động Tài Chính
HTCL Hệ Thống Chất Lượng
HTQLCL Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng

KNXK Kim Ngạch Xuất Khẩu
LN Lợi Nhuận
QL Quản Lý
QLCL Quản Lý Chất Lượng
TK Thiết Kế
TNTT Tiếp Nhận Thông Tin
TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
TP.HCNS Trưởng Phòng Hành Chính Nhân Sự
TP.KHKD Trưởng Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
WTO (World Trade Organization) Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
XNK Xuất Nhập Khẩu
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Trang Thiết Bị của Công ty 6
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động của Công ty 7
Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản và Nguồn Vốn của Công Ty
Qua Hai Năm 2006-2007 12
Bảng 2.4. Kết Quả và Hiệu Quả SXKD Năm 2006-2007 13
Bảng 4.1. KNXK của Công Ty từ Năm 2002 đến Năm 2007 26
Bảng 4.2. Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu của Công Ty năm 2006-2007 27
Bảng 4.3. Thông Tin Đội Chuyên Trách QLCL của Công Ty 30
Bảng 4.4. Kế Hoạch Xây Dựng ISO 9001:2000 tại Công ty 31
Bảng 4.5. Chi Phí Dự Trù cho việc Thực Hiện ISO của CTy 34
Bảng 4.6. Cơ Cấu Nguồn Thu Mua Nguyên Liệu Gỗ
Trong Năm 2007 của Công ty 40
Bảng 4.7. Các Đối Tác Cung Cấp Hàng Hóa Vật Tư cho Công Ty 41
Bảng 4.8. Tình Hình Sử Dụng Nguyên Liệu Gỗ Tròn Sản Xuất
Phôi Sơ Chế Năm 2006-2007 45
Bảng 4.9. Tình Hình Sử Dụng Nguyên Liệu Phôi Sơ Chế

Sản Xuất Sản Phẩm Tinh Chế năm 2006-2007 45
Bảng 4.10. Bảng Phân Tích Dữ Liệu của Công Ty 50
Bảng 4.11. Mức Tiêu Hao Nguyên Liệu Thực Tế So với Định Mức Qua Các Năm 53
Bảng 4.12. Tình Trạng Hiểu Biết về Tiêu Chuẩn QLCL
Công Ty Đang Áp Dụng 55
Bảng 4.13. So Sánh Sản Phẩm Gỗ của Công Ty với một vài Đối Thủ Cạnh Tranh 58
Bảng 4.14. Điều Tra Mức Độ Thỏa Mãn Trong Công Việc
của Công Nhân Viên trong Công Ty 58
Bảng 4.15. Giá Trị Hàng Bán Bị Trả Lại 61
Bảng 4.16. Số Lần Khiếu Nại của Khách Hàng 62
Bảng 4.17. Nguyên Nhân Khách Hàng Khiếu Nại qua Các Năm 62
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến 8
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Gỗ 11
Hình 3.1. Sơ Đồ Mô Hình Hệ Thống QLCL Dựa Trên Quá Trình
của HTCL ISO 9001:2000 20
Hình 4.1. Đồ Thị Thực Hiện KNXK của Công Ty từ Năm 2002 đến Năm 2007 26
Hình 4.2. Đồ Thị Cơ Cấu KNXK Các Thị Trường của Công Ty Năm 2006 – 2007 28
Hình 4.3. Các Bước Chuẩn Bị Xây Dựng HTQLCL ISO 9001:2000 29
Hình 4.4. Quy Trình Cấp Giấy Chứng Nhận ISO 32
Hình 4.5. Quy Trình Tiếp Nhận Đơn Hàng 36
Hình 4.6. Quy Trình Kiểm Soát Thiết Kế 38
Hình 4.7. Quy Trình Kiểm Tra Chất Lượng Gỗ Nguyên Liệu 42
Hình 4.8. Quy Trình Xử Lý Gỗ Không Đạt 43
Hình 4.9. Quy Trình Kiểm Soát Sản Xuất 44
Hình 4.10. Quy Trình Xử Lý Khiếu Nại Của Khách Hàng 47
Hình 4.11. Biểu Đồ Nhân Quả Nguyên Nhân Sai Hỏng Sản Phẩm 61
x

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Phỏng Vấn Công Nhân Viên
Phụ lục 2. Quy Cách Bảo Quản Nguyên Vật Liệu, Hóa Chất, Bao Bì
xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chế biến gỗ xuất khẩu là một trong những ngành có nhiều lợi thế cạnh tranh
của Việt Nam. Trong thời gian qua, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã xác lập được vai
trò của mình trong nền kinh tế quốc gia, với kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 2,4 tỷ
USD, năm 2007 đồ gỗ đã lọt vào top 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Với
con số này, ngành gỗ Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 trong khối các nước Đông
Nam Á (sau Malaysia) trong cuộc đua thị phần xuất khẩu đồ gỗ. Trong tương lai nhu
cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ trên thế giới ngày càng tăng, các doanh nghiệp gỗ trong
nước cũng được hưởng nhiều ưu đãi từ khi Việt Nam gia nhập WTO, vì vậy việc xuất
khẩu sản phẩm gỗ được xem là mũi nhọn trong định hướng phát triển ngành nông lâm
sản nước ta.
Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu đồ gỗ hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần
giải quyết như: sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công lành nghề, chất
lượng sản phẩm chưa cao… Theo các chuyên gia trong ngành, thách thức lớn nhất đối
với ngành gỗ Việt Nam chính là vấn đề chất lượng sản phẩm. Với xu thế toàn cầu hóa
như hiện nay, bên cạnh vấn đề chất lượng là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp,
các rào cản về tiêu chuẩn, kỹ thuật cũng quan trọng không kém. Đó chính là các chứng
chỉ bắt buộc đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu như: chứng chỉ rừng trồng FSC, chứng chỉ
ISO về quản lý chất lượng, môi trường.
Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến là một Công ty chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất xuất
khẩu, thị trường chính của Công ty là Mỹ và EU. Đây là hai thị trường khó tính và đòi
hỏi khắt khe về chất lượng. Hàng hóa nhập khẩu vào các thị trường này đòi hỏi chất
lượng phải cao và phải có các chứng chỉ bắt buộc. Nắm bắt được tình hình khó khăn
đó, Công ty đã xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

9001:2000 để chứng minh khả năng của Công ty cung cấp sản phẩm đáp ứng ổn định
các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu của luật định nhà nước Việt Nam. Áp dụng
ISO vào hệ thống QLCL của mình, Công ty mong muốn chất lượng sản phẩm ngày
càng hoàn thiện hơn để thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu khách hàng và có thể đứng vững
được trên thị trường xuất khẩu đồ gỗ.
Vấn đề đặt ra ở đây là Công ty đã đạt được những kết quả gì trong việc áp dụng
tiêu chuẩn ISO vào hệ thống quản lý chất lượng của mình, những khía cạnh quản lý
chất lượng nào Công ty đã tiếp cận và chưa tiếp cận được với tiêu chuẩn ISO và giải
pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại Công ty. Để tìm hiểu vấn đề
này, được sự chấp thuận của công ty, của khoa Kinh tế và giáo viên hướng dẫn, tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 tại Công Ty Cổ Phần Gỗ Tiến”. Do kiến thức còn hạn chế, đề tài không
tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy cô quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu quá trình xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2000 tại Công ty, qua đó thấy được những khía cạnh quản lý chất
lượng của Công ty phù hợp và chưa phù hợp với tiêu chuẩn ISO. Trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp để Công ty có thể xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Gỗ
Tiến.
- Về thời gian nghiên cứu: từ ngày 20/3/2008 – 20/6/2008. Phân tích các số
liệu, dữ liệu thu thập được trong hai năm 2006 – 2007, kết hợp với các thông tin từ quá
trình hình thành Công ty cho đến nay.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình
bày tóm tắt bố cục đề tài.

2
Chương 2: Tổng quan
Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty, chức năng, nhiệm vụ,
ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và quy trình sản xuất của
Công ty. Sơ lược tình hình lao động, tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả và hiệu quả
sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm về chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng. Vai trò,
yêu cầu, mục tiêu, lợi ích của việc xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng. Đồng
thời trình bày các phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Các số liệu, thông tin, kết quả của quá trình nghiên cứu được phân tích, tổng
hợp để làm rõ thực trạng quản lý chất lượng tại Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ tại Công ty và Công ty sớm
được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Từ những phân tích, kết quả có được từ chương 4 rút ra một số kết luận và kiến
nghị đối với các cơ quan Nhà Nước.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về Công ty
Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến
Tên tiếng Anh: TienTimber Stock Company
Điện thoại: 0650.655056
Fax: 0650.655057
E-mail:
Địa chỉ: ấp 3B, xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Sản phẩm: đồ gỗ nội thất như: giường, tủ các loại, bàn ăn, bàn trang điểm; nội
thất văn phòng; ván MDF, gỗ xẻ…

Nguyên liệu: thông, xoan, tùng, cao su, Oak, kiotan, ebony, amagon, …
Thị trường chính: Mỹ, EU, và một số nước ở ASEAN.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Công ty
a) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến là một trong những Công ty trẻ ở Tân Uyên, Bình
Dương, được thành lập vào ngày 20 tháng 4 năm 2002 theo nghị quyết số 48 của Ủy
Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương. Giấy phép kinh doanh do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh
Bình Dương cấp.
Khi mới thành lập, Công ty chưa có nhiều khách hàng nên một phần làm theo
đơn đặt hàng, một phần gia công xuất khẩu cho các Công ty khác. Sau 2 năm hoạt
động, nhờ vào sự nỗ lực hết mình của BGĐ cùng toàn thể cán bộ công nhân viên,
Công ty đã tự tìm được khách hàng cho mình.
Đến nay các phương tiện chuyên dùng, vận tải của Công ty đều được bổ sung
phục vụ cho quá trình sản xuất. Máy móc của Công ty còn khá mới và hiện đại. Trong
6 năm hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều tăng theo
mỗi năm.
b) Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến là một đơn vị kinh tế độc lập đang từng bước khẳng
định vị trí của mình trên thị trường xuất khẩu đồ gỗ với sự đảm bảo về chất lượng sản
phẩm với các đối tác kinh doanh. Có nhiệm vụ và chức năng như sau:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, hoàn thiện kế hoạch
nhiệm vụ theo chỉ tiêu đề ra, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về kết quả hoạt
động của Công ty.
Tổ chức thu mua gỗ, chế biến thành thành phẩm và trực tiếp xuất khẩu đi thị
trường Mỹ và EU và một số nước ở ASEAN.
Công ty dùng ngoại tệ thu được để nhập khẩu một số máy móc và vật tư để
phục vụ cho quá trình chế biến gỗ.
Thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng và nhà nước như: thực hiện nghiêm
chỉnh việc báo cáo, nộp đủ các loại thuế và tổ chức hoạt động trong khuôn khổ pháp
luật, đồng thời đảm bảo tốt các vấn đề về ô nhiễm môi trường.

Đồng thời, Công ty còn tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực bền
vững cho Công ty, tạo công ăn việc làm và cuộc sống ổn định cho toàn thể cán bộ
công nhân viên, đặc biệt là tạo một môi trường làm việc an toàn cho công nhân trực
tiếp sản xuất, cũng như tạo môi trường thân thiện để họ cống hiến hết mình cho mục
tiêu chung của Công ty.
2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Trang thiết bị máy móc là một yếu tố quyết định tới năng lực sản xuất sản phẩm
của doanh nghiệp. Đồng thời nó còn biểu hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường. Do thị trường chính của Công ty là xuất khẩu đi Mỹ và EU, nên thời
gian qua Công ty đã cố gắng đầu tư và mua sắm trang thiết bị máy móc sao cho đáp
ứng hiệu quả cho công việc sản xuất.
- Nhà cửa vật kiến trúc: Ngay từ khi thành lập, Công ty đã chủ động xây dựng
cơ sở vật chất, nhà xưởng rất rộng rãi, thoáng mát, tạo điều kiện thoải mái nhất, tốt
nhất cho mọi công nhân viên trong Công ty.
5
- Máy móc thiết bị: Do tuổi đời của Công ty còn trẻ nên đa số máy móc thiết bị
đều còn mới và đang trong tình trạng sử dụng tốt. Máy móc đa phần được nhập từ
Châu Âu.
- Dụng cụ quản lý: Khâu quản lý là khâu vô cùng quan trọng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, nếu quản lý tốt sẽ sản xuất kinh doanh tốt và ngược lại, do vậy,
Công ty đã trang bị khá đầy đủ các dụng cụ quản lý nhằm khai thác tối ưu hiệu quả của
hoạt động này.
- Phương tiện vận tải: Công ty đã trang bị một đội ngũ vận tải đủ lớn để đảm
bảo vận chuyển hàng hóa đúng thời gian và địa điểm quy định. Vì Công ty ở xa nên đã
chuẩn bị xe để đưa đón nhân viên hằng ngày.
Bảng 2.1. Tình Hình Trang Thiết Bị của Công Ty
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Giá trị

Tỉ trọng
(%)
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
± ∆ %
Nhà cửa vật kiến trúc 8.207 35,26 10.908 39,11 2.701 32,91
Máy móc thiết bị 11.310 48,59 13.645 48,93 2.335 20,64
Dụng cụ quản lý 604 2,59 523 1,88 -81 -13,41
Phương tiện vận tải 3.157 13,56 2.812 10,08 -345 -10,93
Tổng 23.278 100,00 27.888 100,00 4.610 29,21
Nguồn: Phòng Kế Toán
Trong cơ cấu trang thiết bị của Công ty, máy móc và nhà xưởng chiếm tỷ trọng
cao nhất: năm 2007, máy móc chiếm tỷ trọng 48,93% và nhà xưởng chiếm 39,11%.
Công ty không ngừng đầu tư vào máy móc và nhà xưởng, năm 2007, máy móc có giá
trị là 13.645 triệu đồng tăng 2.335 triệu đồng so với năm 2006 và nhà xưởng có giá trị
tăng thêm 2.701 triệu đồng, tăng 32,91% so với năm 2006. Còn dụng cụ quản lý và
phương tiện vận tải có xu hướng giảm mạnh cả tỉ trọng lẫn giá trị, cụ thể năm 2007,
giá trị dụng cụ quản lý giảm 13,41% và phương tiện vận tải giảm 10,93% so với năm
2006. Như vậy, trang thiết bị của Công ty được điều chỉnh theo hướng tiết kiệm chi
phí ngoài sản xuất và đầu tư vào cho máy móc thiết bị nhà xưởng nhằm phục vụ tốt
hơn cho nhu cầu sản xuất khi lượng đơn đặt hàng gia tăng và cũng góp phần nâng cao
chất lượng sản phẩm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.
2.1.3. Tình hình lao động của Công ty
6
Lao động là nhân tố cơ bản nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công
ty, nó đóng một vai trò quyết định đối với năng suất cũng như chất lượng của sản
phẩm, cũng như tạo uy tín và hiệu quả sản xuất cho Công ty. Trong những năm qua,
do nhu cầu về mở rộng sản xuất nên lực lượng lao động của Công ty ngày càng lớn
mạnh.

Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty Năm 2006 – 2007
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Số lượng
(Người)
Tỉ trọng
(%)
Số lượng
(Người)
Tỉ trọng
(%)
± ∆ %
Tổng số lao động 818 100 868 100 50 6,11
Phân theo chức
năng
-Quản lý 89 10,88 93 10,71 4 4,49
-Trực tiếp sản xuất 729 89,12 775 89,29 46 6,31
Phân theo giới tính
-Nam 496 60,64 523 60,25 27 5,44
-Nữ 322 39,36 345 39,75 23 7,14
Phân theo trình độ
-Đại học, cao đẳng 69 8,43 70 8,06 1 1,45
-Trung cấp kỹ thuật 20 2,44 23 2,65 3 15,00
-Lao động phổ
thông
729 89,13 775 89,29 46 6,31
Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính
Bảng trên cho thấy hiện nay cán bộ công nhân viên Công ty tổng cộng có 868
người, nguồn lao động chủ yếu được huy động tại địa phương. Năm 2007 lượng lao
động tăng 50 người (tương đương 6,11%) so với năm 2006 để đáp ứng đầy đủ cho nhu

cầu mở rộng sản xuất. Lao động Công ty gần 90% là lao động trực tiếp và là lao động
phổ thông. Công ty rất chú trọng đến nguồn nhân lực thông qua việc tuyển dụng, đào
tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Bên cạnh đó, do tính chất công việc nặng nhọc nên
60% lao động của Công ty là nam.
2.2. Phân tích tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng.
Đây là mô hình tổ chức quản lý phối hợp giữa hai loại hình cơ cấu trực tuyến và cơ
cấu chức năng, trong đó mỗi cấp quản lý một bộ phận chức năng, có trách nhiệm tổ
7
chức điều hành các công việc chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu cho cấp trên trực tiếp
ra quyết định quản lý.
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Gỗ Tiến
Nguồn: Phòng Tổ Chức - Hành Chính
Chức năng các phòng ban
1) Ban Giám Đốc gồm:
- Tổng Giám Đốc Công ty: phụ trách chung, chịu trách nhiệm về việc tổ chức
và điều hành mọi hoạt động trong toàn Công ty, là người đại diện cho Công ty trước
pháp luật và trong các hoạt động đối ngoại. Chỉ đạo các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự
không phù hợp đối với sản phẩm, quy trình sản xuất và hệ thống quản lý Công ty;
TGĐ là người chỉ đạo trực tiếp các phòng ban.
- Phó Giám Đốc: là người giúp cho Giám Đốc điều hành Công ty theo sự phân
công và ủy quyền của GĐ, chịu trách nhiệm trước GĐ về nhiệm vụ được giao.
2) Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm trước BGĐ Công ty về khả năng, năng lực
chuyên môn của các thành viên trong phòng kế toán; được quyền yêu cầu các đơn vị
PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
KẾ

HOẠCH
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
KẾ TOÁN
GIÁM ĐỐC
KHỐI SẢN
XUẤT
PHÒNG THIẾT
KẾ
PHÒNG QLCL
PHÓ GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐC
8
liên quan cung cấp kịp thời chứng từ phục vụ quyết toán theo quy định; được quyền
điều phối lao động, đề xuất các chế độ tiền lương cho CB-CNV thuộc phạm vi của
phòng. Tham gia ý kiến đóng góp, phối hợp công tác với các bộ phận có liên quan để
giải quyết công việc chung.
3) Phòng tổ chức - hành chính
- Bộ phận nhân sự: Quản lý và cân đối nguồn nhân lực toàn Công ty, xây dựng
kế hoạch tuyển dụng bổ sung nguồn lao động; tư vấn cho BGĐ trong việc hoạch định
và triển khai chính sách nhân sự; đề xuất và giải quyết các chế độ tiền lương và chính
sách cho người lao động, phối hợp triển khai công tác định mức lao động; thực hiện
công tác đóng thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho toàn công ty; kiểm
soát tài liệu nội bộ toàn Công ty.
- Bộ phận hành chính: Hỗ trợ BGĐ quản lý đội bảo vệ Công ty; theo dõi hoạt
động xây dựng; thực hiện và kiểm soát công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp,
5S chung (ngoài các nhà máy, phòng ban…); kiểm soát việc bảo trì, sửa chữa máy
móc thiết bị văn phòng trong toàn Công ty. Thực hiện công tác trang trí quang cảnh
cho Công ty, kiểm tra nội quy lao động, thực hiện công tác quan hệ tốt với chính

quyền địa phương, quản lý nhà ăn công nhân…
4) Phòng kinh doanh: Đại diện Công ty tiếp nhận thông tin, giao dịch với
khách hàng. Tham gia cùng BGĐ đàm phán thương lượng với khách hàng. Có nhiệm
vụ tiếp cận thị trường để có phương hướng hoạt động, quản lý hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường kinh doanh đối ngoại và tìm đối tác nước ngoài.
Soạn thảo và ký kết các danh mục hàng hóa, đơn đặt hàng, báo giá, fax giao dịch phục
vụ công tác kinh doanh XNK.
5) Phòng kế hoạch: Tham mưu cho BGĐ về công tác chiết tính giá thành và
công tác định giá bán, cung cấp định mức nguyên vật liệu, hóa chất, phụ liệu của từng
quá trình (khi cần); triển khai thông tin đơn hàng cho các nhà máy sản xuất. Soạn thảo
hợp đồng mua trong và ngoài nước, theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng, đơn hàng.
Quản lý tổ công nghệ pha chế sơn, thực hiện công tác kiểm soát tiêu hao nguyên liệu,
hóa chất.
6) Khối sản xuất
9
- Các phân xưởng sản xuất: Tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch; quản lý
máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vật tư, kiến trúc thuộc dây chuyền sản xuất trong phạm
vi được phân công; Tham mưu cho BGĐ về sáng kiến cải tiến quy trình, đầu tư công
nghệ. Phối hợp các bộ phận khác giải quyết công việc theo mục tiêu chung toàn Cty.
- Phòng bảo trì, xây dựng cơ bản: Tham mưu hỗ trợ BGĐ sản xuất trong công
tác hoạch định việc sử dụng máy móc thiết bị; Quản lý, bảo trì máy móc thiết bị sản
xuất, thiết bị gia công cơ khí; Thực hiện kế hoạch chế tạo, gia công các sản phẩm cơ
khí phục vụ sản xuất. Lập kế hoạch bảo trì và sửa chữa thiết bị để đảm bảo tính tối đa
của công suất.
7) Phòng thiết kế: Thiết kế, tổ chức sản xuất thử các mẫu mã của khách hàng
yêu cầu. Thực hiện và kiểm soát quá trình lập hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm như: bản vẽ
kỹ thuật, bảng định mức nguyên vật liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật… sao cho hồ sơ sản
phẩm phải phù hợp với các yêu cầu về kỹ thuật để thỏa mãn với khách hàng và phù
hợp với tiêu chuẩn của Cty. Phối hợp nhà máy, đề xuất các biện pháp nhằm ngăn ngừa
việc xuất hiện sự không phù hợp đối với sản phẩm, quy trình và hệ thống quản lý Cty.

8) Phòng quản lý chất lượng: Tham mưu với các lãnh đạo về việc hoạch định
và thiết lập, thực hiện duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000. Xây dựng, sắp xếp, quản lý quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầu
của khách hàng. Tham mưu cho BGĐ về sự cải tiến quy trình nhằm cắt giảm chi phí
không hợp lý. Quản lý lưu giữ tất cả các hồ sơ liên quan đến chất lượng; Phụ trách
chung các vấn đề về tiêu chuẩn hóa (Standardization).
2.3. Quá trình sản xuất chính của công ty
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất đều cần đến dây chuyền
công nghệ, tuy nhiên mỗi một dây chuyền công nghệ đều khác nhau tùy theo loại sản
phẩm mà họ sản xuất. Do đó, công nghệ sản xuất góp phần không nhỏ trong việc thành
công của Công ty (Cty). Cty Cổ Phần Gỗ Tiến đã đầu tư, trang bị máy móc hiện đại
được nhập từ Châu Âu theo quy trình công nghệ khép kín từ khâu nhập nguyên liệu
đến khâu thành phẩm dưới sự theo dõi, kiểm tra nghiêm ngặt của bộ phận sản xuất và
quản lý chất lượng của Công ty.
10
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Gỗ
Nguồn: Phòng kỹ thuật – thiết kế
Diễn giải:
- Giai đoạn sơ chế: Gỗ tròn khi nhập về Công ty sẽ được cưa xẻ và sơ chế theo
quy cách. Gỗ xẻ sẽ được chuyển qua công đoạn luộc nhằm tách nhựa gỗ (để sấy cho
mau khô). Sau khi gỗ đạt tới độ ẩm theo đúng tiêu chuẩn đã quy định (độ ẩm khoảng
6-8%) sẽ được chuyển đi sắp xếp trong lò sấy.
- Giai đoạn tinh chế: gồm các công đoạn chính sau:
+ Ra phôi: khi đã có gỗ đúng quy định thì các phân xưởng sản xuất tiến hành
cắt gỗ thành những phôi có hình dáng theo quy định của các bản vẽ kỹ thuật hay theo
yêu cầu.
+ Định hình: Phôi sau khi gia công chuyển sang công đoạn định hình. Đây là
công đoạn tạo ra hình dáng sản phẩm, các chi tiết sau khi được định hình sẽ được
chuyển qua nhiều máy khác nhau như máy cưa, máy khoan, tiện… để tạo ra hình dáng
phức tạp.

- Kiểm tra, lắp ráp, đóng gói: các chi tiết sau khi hoàn thành xong sẽ được
kiểm tra, đối với các chi tiết bị lỗi kỹ thuật trong quá trình gia công sẽ được chỉnh sữa
lại. Các chi tiết sẽ được chuyển qua phân xưởng lắp ráp để tiến hành lắp ráp các sản
phẩm lại với nhau theo bản vẽ và đúng yêu cầu kỹ thuật. Sau đó chúng sẽ được đóng
gói.
2.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty
Gỗ tròn Cưa xẻ Luộc Sấy
Thẩm cạnh Ghép dọc Cắt mộng
ghép gỗ
Sản xuất phôi
Ghép ngang Cắt chính xác Định hình Chà nhám
Sơn phủKiểm tra, lắp ráp, đóng góiThành phẩm
11
Tài sản và nguồn vốn là 2 yếu tố quan trọng của tất cả các Công ty, bất cứ hoạt
động nào cũng cần có vốn mới thực hiện được. Tình hình tài sản và nguồn vốn của
Công ty thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản và Nguồn Vốn của Công Ty Qua 2 Năm 2006 – 2007
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
± ∆ %
I.Tài sản 60.528 70.862 10.334 17,07
1.Tài sản lưu động 26.312 23.794 -2.518 -9,57
2.Tài sản cố định 34.216 47.068 12.852 37,56
II.Nguồn vốn 60.528 70.862 10.334 17,07
1.Nợ ngắn hạn 16.491 23.502 7.011 42,51
2.Nguồn vốn CSH 44.037 47.360 3.323 7,55
Nguồn: Phòng Kế Toán
Tổng giá trị tài sản của Công ty năm 2007 tăng 10.334 triệu đồng so với năm
2006, tương đương gần 17,07%. Trong đó, tài sản lưu động của năm 2007 giảm đi

2.518 triệu đồng; tài sản cố định tăng 12.852 triệu đồng. Điều này cho thấy quy mô
của doanh nghiệp tăng lên, Công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm thêm máy
móc thiết bị để phục vụ tối đa lượng đơn đặt hàng.
Về nguồn vốn của Công ty, nợ ngắn hạn năm 2007 tăng 7.011 triệu đồng so với
năm 2006, tương đương 42,51%. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 3.323 triệu đồng so với
năm 2006, tương đương 7,55%. Như vậy, Công ty đã đi đúng hướng và công việc kinh
doanh thuận lợi vì vậy Công ty cần phát huy hơn nữa để đạt hiệu quả cao hơn.
Hiệu quả sử dụng vốn có tầm quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển
của Công ty, nó phản ánh một cách toàn diện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty. Từ những số liệu thu thập được trong bảng cân đối kế toán của Công ty
qua 2 năm 2006 – 2007 và tính toán tổng hợp, ta có bảng sau:
Bảng 2.4. Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2006 - 2007
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
± ∆ %
1.Tổng doanh thu 91.725 95.924 4.199 4,58
2.Các khoản giảm trừ
Giá trị hàng bán bị trả lại 134 120 -14 10,45
12
3.Doanh thu thuần 91.591 95.804 4.213 4,6
4.Giá vốn hàng bán 84.108 86.798 2.690 3,2
5.Lợi tức gộp 7.483 9.012 1.529 20,43
6.Chi phí bán hàng 3.527 4.137 610 17,29
7.Chí phí quản lý DN 581 694 113 19,45
8.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 3.375 4.181 806 23,88
9.Lợi nhuận từ HĐTC -49 -68 -19 38,77
10.Lợi nhuận trước thuế 3.326 4.113 787 23,66
11.Thuế thu nhập DN 931 1.156 225 24,17
12.Lợi nhuận sau thuế 2.395 2.957 562 23,46

13.Tỷ suất LN/DT(%)
2,61 3,09 0,48 18,39
14.Tỷ suất LN/Vốn(%) 3,96 4,17 0,21 5,30
Nguồn: Phòng Kế Toán
Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 4,2 tỷ
đồng tương đương 4,58%. Do giá vốn hàng bán cũng tăng 3,2% tương đương 2.690
triệu đồng và chi phí bán hàng tăng 610 triệu đồng tương đương 17,29% dẫn đến kết
quả lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 23,88% tương đương 806 triệu đồng. Đây
là dấu hiệu khả quan cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể là tỷ
suất lợi nhuận/doanh thu năm 2007 cao hơn năm 2006 là 0,48%. Tỷ suất lợi nhuận/vốn
năm 2007 cũng tăng 0,21% so với năm 2006.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là giá trị hàng bán bị trả lại. Năm 2007
giá trị hàng bị trả lại tuy có giảm so với năm 2006 (giảm 10,45%) nhưng đây vẫn là
mức cao sẽ làm mất uy tín cho Công ty, từ đó sẽ giảm vị thế cạnh tranh của Công ty
trên thị trường gỗ xuất khẩu. Do vậy cần nghiên cứu và chấn chỉnh lại công tác quản lý
chất lượng của Công ty.
2.5. Đánh giá chung về Công ty
2.5.1. Thuận lợi
Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến nằm ở huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, cách trung
tâm thị xã Thủ Dầu Một 8 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25 km. Hệ thống
đường xá tốt, xe tải vận chuyển nguyên liệu đến Công ty và xuất khẩu hàng hóa ra
cảng dễ dàng mà không gặp khó khăn gì. Bình Dương là một tỉnh Đông Nam Bộ, nối
giữa Trường Sơn Nam với các tỉnh còn lại của Đông Nam Bộ. Bình Dương, Đồng Nai,
Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh tạo thành nhân vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, đầu mối giao lưu quốc tế của cả nước.
13
Từ đầu năm đến nay, các DN tại tỉnh Bình Dương đã xuất khẩu đồ gỗ đạt kim
ngạch gần 600 triệu USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước. Mới đây trong quy
hoạch chiến lược sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Bình Dương, tỉnh đã chọn
ngành sản xuất đồ gỗ là một trong 5 ngành sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực với thị

trường xuất khẩu đồ gỗ chính là EU, Mỹ và Nhật Bản.
Công ty có hệ thống máy móc mới và hiện đại đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
Đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm được tuyển dụng từ các trường đại học, cao
đẳng trong tỉnh và các địa phương lân cận. Ban lãnh đạo luôn quan tâm đến đầu tư và
cải tiến bộ máy quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các sản phẩm gỗ nằm trong danh mục các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của
nước ta nên Nhà nước rất khuyến khích phát triển đầu tư.
Công ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và làm ăn lâu dài với các khách
hàng có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới hiện nay như EU, Mỹ.
2.5.2. Khó khăn
Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu đồ gỗ đầy tiềm năng và rất hấp
dẫn nên có rất nhiều Cty sản xuất đồ gỗ ra đời. Tại tỉnh Bình Dương nói chung và
huyện Tân Uyên nói riêng, Cty Cổ Phần Gỗ Tiến là Công ty còn rất trẻ, lại nằm ở ngay
vùng kinh tế trọng điểm của Bình Dương vốn là cái nôi của ngành gỗ nên Cty phải đối
mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ trong nước và ngoài nước. Các đại gia
của ngành gỗ mà Cty phải cạnh tranh về thị phần cũng như nguồn nguyên liệu là:
Kaizer, Trường Thành, Khải Vy…
Hiện nay, nguồn nguyên liệu gỗ nước ta bị biến động rất lớn và không kiểm
soát được. Nguyên liệu dùng cho ngành chế biến gỗ hiện chỉ mới đáp ứng được 20%,
số còn lại phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Hơn nữa, chi phí vận chuyển nguyên liệu
ngày càng tăng, ước tính trong 3 năm qua, giá nguyên liệu gỗ vào Việt Nam đã tăng từ
20 – 22%. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên đang có chiều hướng giảm đi mạnh
do diện tích rừng bị thu hẹp lại, cây rừng tự nhiên tái sinh rất chậm, nguồn gỗ cạn đi
nhanh chóng không đáp ứng được nhu cầu gỗ tăng không ngừng. Mặt khác, rừng tự
nhiên có vai trò cực kỳ quan trọng trong phòng hộ môi trường, cần được bảo vệ, nên ở
các nước nhiệt đới có chủ trương giảm khai thác rừng tự nhiên. Do đó, Công ty gặp
nhiều khó khăn ở khâu nguyên liệu đầu vào.
14

×