Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề cương Luận văn thạc sĩ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM – PHÂN TÍCH DƯỚI GÓC ĐỘ NHÂN QUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.64 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
Học viên: ĐỖ HỮU ĐĨNH
Lớp: Cao học Nhân quyền K18


ĐỀ TÀI
CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM – PHÂN TÍCH
DƯỚI GÓC ĐỘ NHÂN QUYỀN
Đề cương Luận văn thạc sĩ
Ngành: Luật
Chuyên ngành: Luật Nhân quyền
Mã số: ____________________

Đề xuất người hướng dẫn: GS. TS Nguyễn Đăng Dung
Hà Nội - 2013
1
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất đai được coi là một tài sản lớn đối với mỗi cá nhân nói riêng, và đối với cả
một quốc gia, và toàn thế giới nói chung. Đồng thời đó cũng là một tài sản đặc biệt
quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến toàn bộ sự tồn tại của con người, và ảnh hưởng đặc
biệt đến quyền con người trong vấn đề sở hữu.
Chế độ sở hữu đất đai nhằm nói đến việc xác định các vấn đề về chủ thể của
quyền sở hữu đất đai, và phạm vi của quyền của chủ sở hữu đất đai đó.
Ở Việt Nam, vấn đề sở hữu đất đai hiện tại luôn luôn có sự bất ổn với những diễn
biến phức tạp về các tranh chấp phát sinh liên quan đến đất đai. Ở đó, đất đai là tâm
điểm bởi những sự mù mờ trong chế độ sở hữu toàn dân hiện có, và những quyền năng
to lớn của các cơ quan nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai.
Việc đưa ra một chế độ sở hữu đất đai phù hợp, nhằm đảm bảo các quyền công
dân, quyền con người cơ bản là điều tối cần thiết.


Theo đó, cần thiết phải xác định rõ chủ sở hữu cụ thể của Đất đai. Việc không
xác định được chủ sở hữu, và không công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, dưới
góc độ nhân quyền, có thể coi là một sự xâm phạm quyền con người trong vấn đề sở
hữu. Đây là vấn đề lớn mà đất nước và người dân Việt Nam đang đối mặt – từ sự xâm
phạm quyền sở hữu đất đai, có thể dẫn đến một loạt các sự vi phạm về nhân quyền cơ
bản của con người.
Vì vậy, với mục đích tìm hiểu các yếu tố về chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam,
soi chiếu chế độ sở hữu toàn dân về đất đai dưới lăng kính của “Quyền con người” để
từ đó phân tích các khía cạnh phù hợp, không phù hợp của chế độ sở hữu đất đai của
Việt Nam hiện nay với các quyền con người theo tiêu chuẩn của Luật nhân quyền quốc
tế. Thông qua đó, sẽ đưa ra được một cơ sở lý luận nhất định nhằm góp phần định
hướng cho sự điều chỉnh cân đối về chế độ sở hữu đất đai với quyền con người của
người dân trong bối cảnh phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.
2
Vì vậy, tại đây, tôi lựa chọn đề tài “Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam – phân
tích dưới góc độ nhân quyền” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của Đề tài là đưa ra các nội dung tổng quát về chế
độ sở hữu đất đai ở Việt Nam, đồng thời đưa ra các nội dung cơ bản về quyền con người
trong vấn đề sở hữu tài sản nói chung, và trong vấn đề sở hữu đất đai nói riêng. Từ đó,
phân tích, đánh giá để làm rõ các vấn đề các khía cạnh phù hợp, không phù hợp của Chế
độ sở hữu đất đai ở Việt Nam, với các nội dung của quyền con người. Và qua đó, sẽ đưa
ra được một cơ sở lý luận rõ nét hơn phục vụ cho việc nghiên cứu quyền con người trong
vấn đề sở hữu tài sản, và đồng thời, đưa ra một số đề xuất về hướng hoàn thiện pháp luật
về đất đai, về chế độ sở hữu đất đai ở Việt nam sao cho phù hợp với quyền con người
trong vấn đề sở hữu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của đề tài đó là đưa ra được một cơ sở lý luận rõ nét hơn phục vụ
cho việc nghiên cứu quyền con người trong vấn đề quyền sở hữu đât đai ở Việt Nam,

đồng thời, đưa ra một số đề xuất về hướng hoàn thiện pháp luật về đất đai, về chế độ sở
hữu đất đai ở Việt nam sao cho phù hợp với quyền con người trong bối cảnh điều kiện
phát triển hiện nay.
1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Điểm mới của đề tài là nghiên cứu và phân các quy định pháp luật hiện hành ở
Việt Nam về chế độ sở hữu đất đai dưới góc độ của quyền con người.
Về mặt khoa học, việc nghiên cứu đề tài sẽ bổ sung cơ sở lý luận cho việc nghiên
cứu quyền sở hữu tài sản với tư cách là một quyền con người, cụ thể đó là quyền sở hữu
đối với đất đai.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu đề tài sẽ đưa ra một cái nhìn toàn diện hơn về
Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam, và các ảnh hưởng của nó đến quyền con người của
người dân – những người trực tiếp sử dụng đất. Từ đó, sẽ có cơ sở đưa ra những đề xuất
3
hoàn thiện pháp luật nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh từ chế độ sở hữu đất đai của
Việt Nam hiện nay.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là các quy định pháp luật Việt Nam về chế
độ sở hữu đất đai, về quyền sở hữu đất đai và chủ thể của quyền sở hữu đó. Đồng thời, đề
tài cũng đề cập nghiên cứu về các quyền con người nói chung trong vấn đề sở hữu tài sản.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ giới hạn trong vấn đề quyền con người trong
việc sở hữu tài sản là đất đai, và giới hạn trong phạm vi các quy định pháp luật hiện hành
cũng như thực tiễn quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay.
Tổng quan tài liệu
Hiện nay, đề tài quyền con người trong vấn đề sở hữu tài sản nói chung cũng đã
được nghiên cứu với nhiều bài nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu quyền
sở hữu đất đai và chế độ sở hữu đất đai ở Việt nam dưới góc độ về quyền con người mới
chỉ có được những bài viết có liên quan chứ chưa hẳn trọn vẹn đúng khía cạnh phân tích
nghiên cứu như đề tôi này đề cập. Các bài nghiên cứu, bài phân tích, bài viết đánh giá về
quyền con người trong việc sở hữu tài sản; về quyền con người trong chế độ sở hữu đất
đai ở Việt Nam, và các ảnh hưởng tới quyền của người dân do chế độ sở hữu đất đai ở

Việt Nam hiện có bao gồm:
- “Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người – mục tiêu chung của nhân loại” của
Gudmundur Alfrebsson & Asbjorn Eide chủ biên, trong phần phân tích Điều 17 “Quyền
sở hữu tài sản” của Tuyên ngôn, trang 376.
- “Sở hữu tư nhân về đất đai là tất yếu”, GS Đặng Hùng Võ, báo SGTT số
ngày 18/3/2011 .
- “Từ vụ Tiên Lãng, suy nghĩ về việc sửa đổi Hiến pháp” của GS Nguyễn Đăng
Dung, trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp, đăng ngày 01/03/2012.
- “Chính danh trong sở hữu đất đai” – TS Võ Trí Hảo, đăng trên
www.tuanvietnam.vietnamnet.vn ngày 19/06/2012;
4
- “Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai - một vấn đề cần kiên quyết thực hiện”, tác
giả TS Nguyễn Minh Tuấn, đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 09/07/2013;
- “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu”, tác giả Trần
Vang Phủ, Bộ môn Luật Hành chính, Khoa Luật, ĐH Cần Thơ, đăng ngày 12/10/2013,
trên ;
- “Những vấn đề về sở hữu toàn dân”, tác giả Vũ Quang Việt, trên báo Kinh tế
Sài gòn 17/2/2012 ;
- “Chế độ sở hữu toàn dân và vấn đề sở hữu đất đai (Kỳ I, II, III)”, Luật sư
Nguyễn Tiến Lập, đăng trên Tạp chí tia sáng ngày 20/10/2010;
- “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân là phù hợp với yêu cầu phát triển” TS Đinh
Xuân Thảo, đăng trên www.vauk.org ngày
- “Sở hữu toàn dân về đất đai: tất yếu lịch sử trong điều kiện nước ta hiện nay”,
do Ban tuyên giáo trung ương đăng trên ngày
22/03/2013.
2. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu tập trung vào hai vấn đề sau:
- 1. Các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam về đất đai, về chế độ sở
hữu đất đai, và quyền của người sử dụng đất

- 2. Các quy định pháp lý quốc tế về quyền sở hữu tài sản, về quyền tài sản đối
với đất đai;
- 3. Phân tích chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam dưới góc độ quyền con người.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-
Lênin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh và các
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp luật, về Nhà nước
5
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về bảo đảm quyền con người. Việc nghiên cứu
được thực hiện từ góc độ lý luận chung về quyền con người nói chung và từ góc
độ tố tụng hình sự nói riêng.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp, lịch sử,
so sánh, thống kê v.v
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu chỉ giới hạn tại Việt Nam trên cơ sở phân tích pháp luật Việt
Nam, nhìn nhận thực tiễn quyền sở hữu, sử dụng đất ở Việt Nam. Bên cạnh đó, có tìm
hiểu trên các văn bản cụ thể tại Việt Nam về các vấn đề nhân quyền và pháp luật nhân
quyền của quốc tế có liên quan.
3. Dự kiến kết quả:
Một bản luận văn từ 70 đến 85 trang.
Ngoài phần mở và kết cấu trúc luận văn bao gồm những mục sau:
Chương 1: Tổng quan pháp luật về quyền sở hữu tài sản, quyền sở hữu đất đai
1.1. Quyền sở hữu tài sản theo luật nhân quyền quốc tế;
1.2. Quyền sở hữu tài sản theo pháp luật Việt Nam;
1.3. Quyền sở hữu đất đai theo pháp luật Việt Nam.
Chương 2: Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam dưới góc độ nhân quyền
2.1. Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam (lịch sử và hiện tại)
2.2. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
2.3. Thực trạng về các ảnh hưởng tới quyền con người từ chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai ở Việt Nam

2.4. Nguyên nhân xâm phạm quyền con người trong vấn đề sở hữu đất đai.
Chương 3: Giải pháp bảo đảm quyền con người trong vấn đề sở hữu đất đai ở Việt
Nam
6
Để đảm bảo quyền con người một cách tối ưu, cần thiết phải hoàn thiện Hiến pháp và
pháp luật theo hướng như sau:
3.1. Gia tăng tối đa quyền của người sử dụng đất, bảo vệ tính ổn định về quyền sử dụng
đất của người dân.
3.2. Tiến tới đa sở hữu về đất đai (bao gồm quyền sở hữu tư nhân)
3.3. Phân quyền trong quản lý đất đai
3.4. Hạn chế quyền lực nhà nước trong vấn đề sở hữu đất đai
4. Tiến độ
Tiến độ thực hiện nghiên cứu dự kiến:
STT Hoạt động/Nội dung Thời gian ( tháng)
1 Thu thập tài liệu 1 tháng
2 Xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ đề
cương
1 tháng
3 Viết luận văn và trình dự thảo cho
giáo viên hướng dẫn
6 tháng
4 Hoàn thiện dự thảo theo yêu cầu
của giáo viên hướng dẫn
3 tháng
5 Chuẩn bị và bảo vệ luận văn 1 tháng
5. Tài liệu tham khảo
+) Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế,
+) Các Công ước quốc tế và khu vực: ICCPR, ICESCR, CEDAW, ICERD, Công ước về
người tị nạn 1951, ICRMW.
+) Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992 sửa đổi 2001

+) Luật đất đai Việt Nam 1993, 2003
7
+) Tuyên bố của LHQ về sự tiến bộ và phát triển xã hội 1969;
+) Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Lao động xã hội, 2011
+) Giới thiệu các văn bản quốc tế về quyền con người, NXB Lao động xã hội, 2011
+) Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người – mục tiêu chung của nhân loại, của
Gudmundur Alfrebsson & Asbjorn Eide chủ biên, NXB Lao động.

Hà Nội, ngày 24/10/2013
Học viên
ĐỖ HỮU ĐĨNH
8

×