ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
Học viên: ĐÀO THỊ NGÂN
Lớp: Cao học Nhân quyền K18
ĐỀ TÀI
HOÀN THIỆN KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN
NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
Đề cương Luận văn thạc sĩ
Ngành: Luật
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người
Mã số: chuyên ngành đào tạo thí điểm
1
Hà Nội - 2013
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tôn giáo có lịch sử phát triển lâu đời từ hàng chục nghìn năm trước và cho tới nay
thì tôn giáo rất đa dạng về loại hình, đông đảo về số lượng tín đồ. Sự ảnh hưởng của 1 tôn
giáo thì không nằm trong phạm vi lãnh thổ 1 quốc gia mà vượt ra xa ngoài biên giới quốc
gia. Hơn nữa, tôn giáo có tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội của mỗi nước
Tại Việt Nam tính tới năm 2011, Việt Nam đã có khoảng 12 tôn giáo và 30 triệu tín đồ,
100.000 chức sắc và nhà tu hành, 37 tổ chức tôn giáo được công nhân với tư cách pháp
nhân hoạt động theo khuôn khổ pháp luật. Những con số này cho thấy thì một lượng dân
số không nhỏ ở nước ta đã lựa chọn cho mình một tôn giáo và những người còn lại thì có
nhiều cơ hội để lựa chọn cho mình 1 tôn giáo phù hợp. Đồng thời, nhìn vào những số liệu
thì dễ nhận thấy đây là vấn đề tôn giáo không còn chỉ là vấn đề nhỏ tập trung vào 1 nhóm
nhỏ mà đã là quan hệ xã hội phức tạp và cần có sự điều chỉnh của pháp luật.
Mỗi con người sinh ra đều chịu ảnh hưởng của 1 tôn giáo hoặc tín ngưỡng nào đó,
tuy nhiên sự ảnh hưởng không có nghĩa là người đó là tín đồ của tôn giáo ấy mà họ vẫn có
thể lựa chọn theo hoặc theo tôn giáo đó. Như đã đề cập, tại Việt Nam có rất nhiều tôn
giáo khác nhau nhưng không có 1 thế lực hay 1 con người nào có thể bắt 1 người khác
phải theo 1 tôn giáo nào đó mà họ không tự nguyện. Điều này đã được ghi nhận cả về mặt
quốc tế và quốc gia như là quyền tự do lựa chon tôn giáo, tin ngưỡng của 1 người. Về mặt
lý thuyết thì đây rõ ràng là 1 quyền cơ bản của con người mà Nhà nước cũng như những
người khác phải tôn trọng quyền tự do ấy. Song trên thực tế thì không phải lúc nào quyền
này của 1 người cũng được bảo đảm. Họ có thể là bị cấm không được theo 1 tôn giáo nào
đó hoặc bị ép phải thừa nhận mình là tín đồ của 1 tôn giáo. Thiết nghĩ khi đã được thừa
nhận là quyền thì nó cũng cần phải được bảo đảm thực hiện bằng các phương tiện mà cụ
thể chính là pháp luật. Bởi vây, luận văn muốn đưa ra 1 cái nhìn tổng quan về pháp luật
2
quốc tế và pháp luật quốc gia trong công cuộc bảo đảm thực hiện quyền này của con
người dựa trên các phân tích từ thực tế và lý luận.
Thêm nữa trong bối cảnh Việt Nam hiện nay,Nhà nước ta đang hướng tới xây
dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vì vậy việc đảm bảo và đề cao những quyền
cơ bản của con người là việc cấp thiết. Một trong những quyền cần đảm bảo trước hết là
quyền tự do tôn giáo, tin ngưỡng của người dân. Tuy nhiên, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới có nhiều tôn giáo khác nhau, mà cụ thể là ở Việt Nam.
Trên thực tế việc đảm bảo quyền này dễ bị các phần tử chống phá nhà nước lợi dụng để
thực hiện âm mưu phản động của mình. Bên cạnh đó thì 1 số đối tượng cũng có thể lợi
dụng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng vào những mục đích không tốt như là thực hành
mê tín dị đoan. Do đó, cần sự hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về quyền cơ bản này của công
dân để có sự chủ động trong các công tác để phòng tránh được tác động xấu từ việc
hưởng quyền này tới công cuộc xây dựng và quản lý nhà nước.Trong khi đó nghiên cứu
chủ động và rõ nét về các quy định của pháp luật sẽ là công cụ hữu hiệu để ngăn cản sự
lạm dụng quyền từ những người có ý đồ không tốt cũng như là có cơ sở trừng phạt các sai
phạm có liên quan.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu cuối cùng của luận văn là hướng tới việc dựa trên những phân tích để đưa
ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo tốt nhất cho
quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quan, luận văn bao gồm những mục tiêu cụ thể như sau:
• Nghiên cứu tìm hiểu về những quy định hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam trong việc
đảm bảo quyền tự do tôn giáo tin ngưỡng.
• Xem xét, tìm hiểu những vấn đề thực tiến đang diễn ra tại Việt Nam trong khuôn khỏ
pháp luật.
• Đưa ra những mặt hạn chế và tích cực trong hệ thống pháp luật Việt Nam trong công
cuộc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của con người
• Phân tích, đánh giá các mặt hạn chế và tích cực đó.
• Từ những phân tích đánh giá có thể đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện pháp luật.
1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Nhân quyền là 1 lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Trước đây, từ quyền con
người được xem như là 1 vấn đề khá nhạy cảm, người ta thường cố tránh sử dụng từ này
vì sợ nhắc tới vấn đề mang tính đòi hỏi tiêu cực. Hiện nay, khi mà mọi người suy nghĩ cởi
mở hơn về nhân quyền, thì vấn đề về quyền con người cũng được quan tâm nhiều hơn.
Tuy nhiên vấn đề về việc bảo đảm quyền con người, cụ thể là quyền tự do tin ngưỡng tôn
3
giáo cũng chưa được tiếp cận 1 cách rộng rãi và cụ thể. Nói vậy không hẳn là chưa có sự
nghiên cứu nào về quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng mà trên thực tế cũng đã có nhiều
người nghiên cứu vấn đề tôn giáo và nhân quyền, song cách tiếp cận thường là mối quan
hệ giữa tôn giáo và nhân quyền hay những tác động qua lại giữa các tôn giáo và nhân
quyền mà chưa có sự nghiên cứu sâu sắc về quyền tự do tôn giáo, tin ngưỡng trong hệ
thống pháp luật. Luận văn này sẽ đưa ra những hiểu biết về quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo trong hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam có tính hệ thống hơn.
Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong
việc xây dựng và thực hiện pháp luật về quyền tự do tin ngưỡng, tôn giáo. Ngoài ra, luận
văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở
Khoa Luật – ĐHQGHN và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về các quy định trong luật pháp quốc tế và luật
pháp Việt Nam về quyền tự tôn giáo, tín ngưỡng, từ đó tập trung giải quyết các vấn đề
trong các quy định của Việt Nam về quyền này.
Trong luận văn này, các quy định trong luật pháp quốc tế được hiểu là xem xét
những quy định của Liên Hiệp Quốc về quyền này, cụ thể là trong Công ước về quyền
dân sự chính trị và hoạt động kiểm tra giám sát của ủy ban công ước về vấn đề này. Từ
đó, nghiên cứu tới các quy định trong pháp luật Việt Nam, xem xét tình hình thực tế đang
diễn ra ở Việt Nam để kiện toàn được những thiếu sót so với luật quốc tế.
Tổng quan tài liệu
Vấn đề về quyền tự do tôn giáo tin ngưỡng tuy không còn xa lạ bởi cũng có nhiều
bài nghiên cứu, bài viết song tiếp cận quyền này trong khuôn khổ pháp luật quốc tế và
quốc gia thì chưa có nhiều. Một số các nghiên cứu, bài viết, luận văn đã từng viết về vấn
đề tôn giáo và nhân quyền :
• Mối quan hệ giữa tôn giáo và nhân quyền ( Khóa luận tốt nghiệp – Nguyễn Thị
Ánh Tuyết)
• Tôn giáo và các tác động của nó lên ý thức pháp luật của tín đồ, liên hệ với thực
tiễn Việt Nam (Khóa luận tốt nghiệp – Nguyễn Văn Vĩnh)
Ngoài 1 số luận văn, khóa luận nghiên cứu về vấn đề tôn giáo và nhân quyền thì cũng có
rất nhiều cuốn sách của Khoa Luật - ĐHQGHN về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
• Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người do Nguyễn Đăng Dung – Vũ
Công Giao – Lã Khánh Tùng đồng chủ biên, NXB Chính trị quốc gia,2009
• Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu quyền con người – quyền công
dân, Hỏi đáp về quyền con người, NXB Hồng Đức, 2011
• Giới thiệu Công ước về quyền dân sự, chính trị 1966, Lã Khánh Tùng – Vũ Công
Giao – Tường Duy Kiên, 2012
4
2. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo.
- Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình đảm bảo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo ở Việt Nam.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp duy luận biện chứng, duy
vặt lich sử của Chủ nghĩa Mác – Leenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm. đường
lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam về pháp luật và xây dựng pháp luật.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn này bao gồm:
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Tại Hà Nội
3. Dự kiến kết quả
Một luận văn từ 80 đến 100 trang với cấu trúc dự kiến bao gồm: phần mở đầu, 3
chương và phần kết luận.
Chương I: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật quốc tế
Chương này dự kiến đưa ra những quy định chung của luật pháp quốc tế có liên quan tới
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
Chương II: Tự do tín ngưỡng tôn giáo – Thực trang ở Việt Nam
Chương này dự kiến viết về tổng quan tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; những tồn tại và
hiệu quả khi thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Chương III: Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
Chương này dự kiến đưa ra tổng quan về pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo; đưa ra những ý kiến đóng góp hoàn thiện pháp luật.
4. Tiến độ
STT
Hoạt động/
Nội dung
Thời gian
(tính bằng tháng)
1 Thu thập tài liệu 1 tháng
2
Xây dựng, hoàn thiện và
bảo vệ đề cương
1 tháng
3
Viết luận văn và trình dự
thảo cho giáo viên hướng
dẫn
6 tháng
5
4
Hoàn thiện dự thảo theo
yêu cầu của giáo viên
hướng dẫn
3 tháng
5
Chuẩn bị và bảo vệ luận
văn
1 tháng
6 Báo cáo tiến độ
7 Viết Luận văn
8 Bảo vệ Luận văn
5. Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nguyễn Đăng Dung – Vũ Công
Giao – Lã Khánh Tùng đồng chủ biên.
- Giới thiệu về Công ước quyền dân sự, chính trị 1966, tác giả Lã Khánh Tùng – Vũ Công
Giao – Tường Duy Kiên.
- Quyền con người: Tập hợp những bình luận, khuyến nghị chung của Ủy ban Công ước
Liệp Hiệp Quốc, NXB Công an nhân dân, 2010
- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Báo cáo của giám sát viên đặc biệt của Liên Hiệp quốc về thực hiện quyền tự do rôn
giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam năm 1998,
/>Opendocument
6