Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề cương Luận văn thạc sĩ Quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.87 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
Học viên: Phan Thị Hương Giang
Lớp: Nhân quyền K18


ĐỀ TÀI
Quyền con người của bị can, bị cáo
trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Đề cương Luận văn thạc sĩ
Ngành: Luật
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

Đề xuất người hướng dẫn: TS Trịnh Tiến Việt
Hà Nội – 2013
1.Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc áp dụng chế tài hình sự là việc áp dụng các biện pháp nghiêm khắc
nhất do Nhà nước áp dụng đối với những chủ thể có hành vi xâm phạm
nghiêm trọng đến các quan hệ xã hội. Quan niệm truyền thống cho rằng
những người vi phạm pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự cần phải bị
trừng trị thật nghiêm khắc để bù đắp lại những hậu quả do người đó gây ra.
Tuy nhiên, quá trình xử lý một vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn với
khoảng thời gian dài mới có thể xác định chính xác việc một người nào đó có
vi phạm tội do Bộ luật hình sự quy định hay không. Trong khoảng thời gian
đó, mặc dù chưa có bản án có hiệu lực của cơ quan xét xử nhưng hầu hết các
đối tượng nghi vấn đều đã bị những người khác coi là phạm tội và bị phân
biệt đối xử so với những công dân bình thường khác. Trong nhiều trường hợp
nghi can còn bị tra tấn, dùng nhục hình để ép cung, mớm cung dẫn đến làm
sai lệch toàn bộ sự thật của vụ án. Từ thực tiễn đó, nhiều quan điểm hiện đại


cho rằng, kể cả những người đã có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng cho xã
hội cũng cần phải được đối xử một cách bình đẳng, được tôn trọng phẩm giá
và đặc biệt là không được sử dụng các hình thức tra tấn, nhục hình hay các
biện pháp khác để lấy lời khai của họ một cách tùy tiện. Đặc biệt đối với chủ
thể là bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự. Đây là một nguyên tắc cơ bản
được ghi nhận tại điều 7, điều 9 và điều 10 Công ước quốc tế về các quyền
dân sự, chính trị năm 1966. Đồng thời, được tái khẳng định tại điều 71 Hiến
pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) của Việt Nam và nhiều văn bản luật khác
như Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
Trước nhu cầu thực tiễn của đất nước về cải cách tư pháp và hoàn thiện
các chế định của pháp luật hình sự áp dụng đối với bị can, bị cáo theo hướng
đảm bảo hơn nữa các quyền con người cho nhóm đối tượng này, luận văn sẽ
đi sâu phân tích các quy định của pháp luật quốc tế về một số quyền cơ bản
của bị can, bị cáo. Từ đó đối chiếu và so sánh với các quy định tương ứng của
pháp luật hình sự Việt Nam nhằm tìm ra các giải pháp giúp nâng cao khả
năng bảo đảm quyền con người đối với bị can, bị cáo. Đây là một yếu tố đặc
biệt quan trọng góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền
trong giai đoạn hiện nay, đảm bảo các nguyên tắc công bằng, bình đẳng xã
hội chủ nghĩa nói chung và bảo vệ quyền con người nói riêng.
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát: Làm rõ những vấn đề lý luận bảo đảm quyền con
người cơ bản của bị can, bị cáo trong Luật TTHS, đồng thời nghiên cứu, phân
tích những qui định về bảo đảm quyền con người cơ bản của bị can, bị cáo
trong Luật Nhân quyền Quốc tế, trên cơ sở đó so sánh với qui định của pháp
luật cũng như thực tiễn hoạt động TTHS Việt Nam, qua đó làm rõ những bất
cập, hạn chế, và đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm
quyền con người của bị cáo.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ
nghiên cứu đặt ra là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về bảo đảm quyền con người cơ bản

của bị cáo, bị cáo
- Nghiên cứu, phân tích những qui định về bảo đảm quyền con người cơ
bản của bị can, bị cáo trong Luật Nhân quyền quốc tế
- Phân tích, so sánh các qui định của Luật TTHS Việt nam với Luật Nhân
quyền Quốc tế liên quan đến bảo đảm quyền con người cơ bản của bị can, bị
cáo; tìm ra những hạn chế, bất cập
- Kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các qui định của pháp luật
TTHS Việt Nam theo hướng bảo đảm quyền con người cơ bản của bị cáo.
1.3. Tính mới của đề tài
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước
trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan (đến chủ đề của luận
văn). Ngoài ra luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động
giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác
của Việt Nam.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Quyền con người cơ bản của bị can, bị cáo trong hoạt động TTHS
- Luật Nhân quyền Quốc tế
- Bộ Luật tố tụng hình sự 2003.
- Thực tiễn tố tụng từ năm 2007 đến nay (theo Bộ Luật tố tụng hình sự hiện
hành)
Tổng quan tài liệu
Trong khoa học pháp lý nước ta cũng như quốc tế, vấn đề bảo đảm quyền
con người nói chung, quyền con người trong hoạt động tư pháp cũng như
quyền con người trong tố tụng hình sự đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ
các góc độ và với các mức độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu đã
công bố có thể được phân thành các nhóm sau đây:
- Từ góc độ nghiên cứu về bảo đảm quyền con người nói chung trong Nhà
nước pháp quyền có các công trình "Quyền con người trong thế giới hiện đại"
của nguyên Giám đốc trung tâm quyền con người của Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh GS.TS. Hoàng Văn Hảo và Phạm Ích Khiêm; công

trình “Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” của GS.TS Trần Ngọc Đường
- Từ góc độ pháp luật chuyên ngành, cũng đã có nhiều công trình về bảo vệ
quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự được công bố. Trong số các
công trình này có đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia do GS.TSKH. Lê Văn
Cảm, TS. Nguyễn Ngọc Chí, PGS.TS Trịnh Quốc Toản đồng chủ trì với tiêu
đề “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình
sự trong giai đọan xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam”; luận án tiến sĩ
Nguyễn Quang Hiền "Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt
Nam" ; bài viết của PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí “Bảo vệ quyền con người
bằng pháp luật tố tụng hình sự”; báo cáo của PGS. TS. Nguyễn Thái Phúc về
"Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" tại Hội thảo về Quyền con
người trong tố tụng hình sự (do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban
nhân quyền Australia tổ chức tháng 3-2010); chuyên khảo "Bảo vệ quyền con
người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam" của TS.Trần Quang
Tiệp
- Ở nước ngoài cũng đã nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con
người trong Nhà nước pháp quyền nói chung (The Rule of law của M.
Hager); bảo đảm quyền con người trong hệ thống tư pháp (Saudi Arabia,
human rights: Judicial system); bảo đảm quyền con người trong các nguyên
tắc tố tụng hình sự (Principle of Criminal procedure của Neil Andrews).
2. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
Bảo đảm quyền con người cơ bản của bị can, bị cáo trong thực tiễn tố tụng
tại Việt Nam.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-
Lênin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh và các
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp luật, về Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về bảo đảm quyền con người. Việc nghiên cứu
được thực hiện từ góc độ lý luận chung về quyền con người nói chung và từ
góc độ tố tụng hình sự nói riêng.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp,
lịch sử, so sánh, thống kê v.v
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã khảo sát thực tiễn điều tra của
các cơ quan tiến hành tố tụng tại một số thành phố, tỉnh, nghiên cứu hồ sơ các
vụ án làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu.
2.3. Địa điểm nghiên cứu: Hà Nội
3. Dự kiến kết quả: Một bản luận văn từ 70 đến 85 trang.
Ngoài phần mở và kết cấu trúc luận văn bao gồm những mục sau:
Chương 1: Nhận thức chung về quyền con người và việc bảo đảm quyền
con người cơ bản của bị can, bị cáo trong hoạt động tư pháp
1.1. Lý luận chung về quyền con người và bảo vệ quyền con người.
1.2. Một số quyền con người cơ bản của bị can, bị cáo cần được bảo đảm.
1.3. Các chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo
trong tố tụng hình sự.
Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền con người cơ bản của bị can, bị
cáo ở Việt Nam
2.1. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo đảm một số quyền con
người cơ bản của bị can, bị cáo.
2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền con ngườị của bị can, bị cáo trong hoạt động tố
tụng hình sự.
2.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ quyền con
người của bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền con
người của bị can, bị cáo
3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của BLTTHS nhằm bảo đảm các
quyền con người cơ bản của bị can, bị cáo.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bộ máy tham gia hoạt động tố tụng hình sự

nhằm bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo.
4. Tiến độ công việc.
STT Hoạt động/Nội dung Thời gian ( tháng)
1 Thu thập tài liệu 1 tháng
2 Xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ
đề cương
1 tháng
3 Viết luận văn và trình dự thảo
cho giáo viên hướng dẫn
6 tháng
4 Hoàn thiện dự thảo theo yêu cầu
của giáo viên hướng dẫn
3 tháng
5 Chuẩn bị và bảo vệ luận văn 1 tháng
5. Tài liệu tham khảo.
- Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị(ICCPR, 1966)
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
- Đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia do GS.TSKH. Lê Văn Cảm, TS.
Nguyễn Ngọc Chí, PGS.TS Trịnh Quốc Toản đồng chủ trì với tiêu đề “Bảo vệ
quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong
giai đọan xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam”;
- Bài viết của PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí “Bảo vệ quyền con người bằng
pháp luật tố tụng hình sự”;
- Chuyên khảo "Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình
sự Việt Nam" của TS.Trần Quang Tiệp

×