Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề cương Luận văn thạc sĩ AN NINH NGUỒN NƯỚC VÀ QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.41 KB, 10 trang )

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ
Tên đề tài:
An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân tại vùng
đồng bằng sông Hồng. Thực trạng và giải pháp
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
Học viên: Lê Quỳnh Mai
Lớp : Nhân quyền K 18
AN NINH NGUỒN NƯỚC VÀ QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH
CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG. THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Đề cương Luận văn thạc sĩ
Ngành : Luật học
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người
Mã số: chuyên ngành đào tạo thí điểm
Đề xuất người hướng dẫn: TS. Vũ Quang
Hà Nội – 2013
1. Đặt vấn đề
1.1Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn và là một loạt hàng hóa công
cộng thiết yếu cho đời sống và sức khỏe. Một cuộc sống theo đúng nghĩa của nó không
thể thiếu quyền có nước uống. Trái đất ước tính có 1,4 tỉ km3 nước, nhưng trừ đi những
phần nước mặn, nước đóng băng và nước ở sâu dưới lòng đất không thể khai thác được,
thì chỉ còn lại 0,75% để phục vụ con người. 0,75% ấy lại được phân chia không đồng
đều. Nước sạch không phải là nguồn tài nguyên dành cho tất cả mọi người bởi vẫn còn
11% (khoảng 783 triệu người) vẫn không được tiếp cận nguồn nước an toàn. Thêm vào
đó, sự khác biệt lớn cũng diễn ra giữa khu vực nông thôn và thành thị. Khoảng 96% dân
số khu vực đô thị đã được tiếp cận nguồn nước chất lượng so với con số 81% của khu vực
nông thôn. Điều này có nghĩa là, 653 triệu người khu vực nông thôn thiếu nguồn nước
sạch.
Không thể phủ nhận rằng an ninh nguồn nước trên thế giới đang bị đe dọa do chịu


tác động từ hiện tượng biến đổi khí hậu. Lượng mưa giảm sút đáng kể, sông ngòi, hồ ao
cạn kiệt là tình trạng đang diễn ra phổ biến tại nhiều khu vực. Và người ta dựa đoán rằng
nước sẽ là “vàng xanh” của tương lai và thay vì là nguyên nhân của chiến tranh thì vì tính
thiết yếu của nước các quốc gia cần sự hợp tác hơn. Sự ra đời của Công ước về luật sử
dụng các nguồn nước quốc tế vào các mục đích phi giao thông được Đại hội đồng LHQ
Khóa họp 41 thông qua năm 1997 lần đầu tiên điều chỉnh khá toàn diện quan hệ giữa các
quốc gia trong lĩnh vực sử dụng các nguồn nước quốc tế đã góp phần chung tay để bảo
đảm an ninh nguồn nước cho các quốc gia.
Nhìn thấy tầm quan trọng của việc tiếp cận nước sạch, sau hơn 15 năm tranh luận,
vào tháng 7 năm 2010, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu công nhận quyền tiếp
cận nước sạch và điều kiện sống hợp vệ sinh là một trong những quyền căn bản của con
người, dù là sự công nhận khá muộn màng. Với con số gần 2 tỷ người sống trong các khu
vực căng thẳng về nước và 3 tỷ người không có nước dùng trong vòng 1 km từ nơi ở của
họ. Cứ 3,5 giây có 1 trẻ em chết do uống nước bẩn thì việc thiếu tiếp cận nước sạch là vi
phạm nhân quyền lớn nhất trên thế giới.
Tại Việt Nam, tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hạ lưu các hồ chứa
trên cả nước và nước dưới đất ở nhiều vùng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Ngoài
nguyên nhân khách quan do diễn biến theo quy luật tự nhiên của tài nguyên nước, do điều
kiện khí hậu, thủy văn, do tác động của biến đổi khí hậu, còn do tác động của con người,
như khai thác quá mức, sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm Nước sạch đang ngày một khan
hiếm. Vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng không nằm ngoài quy luật này. Với vị trí là
một trong hai vựa lúa quan trọng, dân cư chiếm 22,82% dân số cả nước nên việc đảm bảo
an ninh nguồn nước tại khu vực nhận được sự quan tâm của người dân và Nhà nước.
Thực trạng hiện nay việc quản lý và sử dụng nguồn nước vẫn còn nhiều bất cập,
nguồn nước bị cạn kiệt vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa đã ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nền kinh tế, xã hội. Người dân vẫn chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc
đảm bảo nguồn nước sử dụng, cũng như việc sử dụng nước sạch vừa là nhu cầu thiết yếu
và cũng là quyền con người phát sinh không thể thiếu. Số liệu thống kê cả nước trong
những năm gần đây, trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước và
điều kiện vệ sinh kém, gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong

những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước. Đây là những con số
cần có sự quan tâm thích đáng của cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ nguồn nước và
đưa nước sạch tới từng người dân. Với mục tiêu 85% số dân nông thôn được sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2015 thì việc đảm bảo an ninh nguồn nước cũng như
vấn đề quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng cần được
nhận thức một cách đầy đủ, có hệ thống và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Vì những lý do nêu trên tác giả đã chọn đề tài “An ninh nguồn nước và quyền
tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Thực trạng và giải
pháp” cho luận văn của mình.
1.2Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu đưa ra cái nhìn có tính hệ thống, khoa học, toàn
diện về an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch, những vấn đề lý luận và thực
tiễn trên thế giới cũng như tại vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa
ra những khuyến nghị về chính sách, những bảo đảm thực tiễn cho nguồn nước và việc
tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng được hiệu quả. Từ những lý
luận khoa học và đề tài đề cập, đến thực trạng vấn đề mà đề tài đưa ra sẽ góp phần cho
công tác hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cũng như việc nâng cao nhận thức
cho người dân được thực hiện trên thực tế đạt hiệu quả cao.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, nhiệm vụ cụ thể được đặt ra là:
- Phân tích một số vấn đề lý luận về an ninh nguồn nước, quyền tiếp cận nước sạch
theo tiêu chuẩn, quy định của luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
- Thực trạng về an ninh nguồn nước và việc tiếp cận nước sạch của người dân vùng
đồng bằng sông Hồng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách, quy định của pháp luật
về đảm bảo an ninh nguồn nước cũng như việc tiếp cận nước sạch của người dân
vùng đồng bằng sông Hồng.
1.3Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về an ninh

nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Là
đề tài chuyên khảo trong khoa học pháp lý của nước ta với hướng nghiên cứu mới,
chuyên sâu hơn, góp phần làm rõ khái niệm, quy định về an ninh nguồn nước và việc sử
dụng nước sạch là quyền con người cần được đảm bảo để có mức sống thỏa đáng cũng
như qua thực trạng tại đồng bằng sông Hồng, từ đó đề ra phương hướng áp dụng, hoàn
thiện chính sách, pháp luật phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như việc đảm
bảo thực hiện trên thực tế.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong việc
xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan (đến chủ đề của luận văn). Ngoài ra, luận
văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa
Luật Ðại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam.
1.4Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch được
giới hạn tại vùng đồng bằng sông Hồng.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu vấn đề an ninh nguồn nước
tại khu vực đồng bằng sông Hồng dựa trên tình hình thực tế có tham chiếu đến các quy
định pháp luật có liên quan. Đồng thời luận văn đi sâu vào nghiên cứu lý luận, các quy
chuẩn của quyền tiếp cận nước sạch tại các Điều ước quốc tế và tại các văn bản pháp luật
của Việt Nam làm cơ sở cho việc đánh giá về quyền tiếp cận nước sạch của người dân
vùng đồng bằng sông Hồng. Thông qua việc đánh giá thực trạng trong 5 năm từ năm 2009
– 2013 để có cơ sở đó đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
cũng như việc thực hiện đạt hiệu quả cao.
Thời gian nghiên cứu, khảo sát trong vòng 5 năm, từ năm 2009 đến năm 2013.
Tổng quan tài liệu
Vấn đề về an ninh nguồn nước và việc sử dụng nước sạch tại đồng bằng sông Hồng
tuy không phải là vấn đề mới tại Việt Nam nhưng hiện nay là vấn đề mới trong khoa học
pháp lý. Vấn đề về an ninh nguồn nước mới chỉ được các nhà khoa học Việt Nam tập
trung nghiên cứu dưới dạng các bài báo trên các tạp chí, trang web về môi trường dưới
góc độ thủy lợi và phát triển bền vững. Quyền tiếp cận nước sạch cũng chỉ được các nhà
khoa học Việt Nam nghiên cứu như là một phần nhỏ trong quyền kinh tế, xã hội và văn

hóa trong cách sách chuyên khảo, tạp chí mà chưa có một công trình nghiên cứu chính
thống, có hệ thống về an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch tại vùng đồng
bằng sông Hồng dưới góc độ pháp lý quyền con người. Nên luận văn tham chiếu nhiều
đến các tài liệu nước ngoài, cùng với đó là tham khảo các bài nghiên cứu, tài liệu khác
của các nhà khoa học Việt Nam có liên quan đối tượng và phạm vi nghiên cứu của để tài
để làm tài liệu tham khảo triển khai. Cụ thể như sau:
- Bài viết của PGS. TS. Lê Bắc Huỳnh, 2013. “Suy giảm tài nguyên nước và nguy cơ
mất an ninh nguồn nước ở Việt Nam” đăng trên trang web của Cục quản lý tài nguyên
nước – Bộ tài nguyên môi trường. Bài viết đã đề cập đến thực trạng an ninh nguồn nước
tại Việt Nam dưới góc độ phát triển bền vững.
- Bài viết tham dự cuộc thi An ninh nguồn nước, quản lý nguồn nước và kinh tế nguồn
nước xuyên biên giới của Dr Harry Verhoeven, 2013 “Big is beautiful: Megadams,
African water security, and China’s role in the new global political economy” được
đăng tại diễn đàn Global Water. Bài viết nhìn nhận về vai trò của đập thủy điện trong sự
phát triển và sản xuất năng lượng ở quy mô toàn cầu, đồng thời đặt câu hỏi về tác động
của đập đối với an ninh lương thực và an ninh nguồn nước.
- Sách chuyên khảo của Nghiên Kim Hoa và Vũ Công Giao, 2012. Giới thiệu công ước
quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội (ICESCR, 1966). Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng
Đức; Trần Thị Hòe và Vũ Công Giao, 2011. Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp
luật và thực tiễn ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội. Các tài liệu trên chỉ
đề cập quyền tiếp cận nước sạch là một phần nhỏ trong quyền được hưởng tiêu chuẩn
sống thích đáng thuộc nhóm quyền kinh tế.
- Nghiên cứu của John Scanlon, Angela Cassar và Noémi Nemes với đề tài “Nước là
quyền con người?” trong chương trình Luật môi trường của Tổ chức bảo tồn thiên Quốc
tế(IUCN), năm 2004 đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa nước và quyền con người
và đề cập đến nội dung của quyền đối với nước sạch, góp phần vào việc đưa quyền đối
với nước sạch được công nhận là quyền con người.
2. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề an ninh nguồn nước tại Việt Nam với cái nhìn

tổng quan và đi vào chi tiết tại vùng đồng bằng sông Hồng. Từ đó làm nổi bật nên vấn đề
an ninh nguồn nước tại đồng bằng sông Hồng cần được đảm bảo và chú trọng hơn.
Từ việc nghiên cứu an ninh nguồn nước, luận văn còn đề cập đến mối liên hệ với
quyền tiếp cận nước sạch của người dân tại khu vực và thực trạng việc sử dụng nước sạch
để đưa ra giải pháp phù hợp vừa đảm bảo an ninh nguồn nước, đồng thời đảm bảo người
dân được tiếp cận đến nước sạch một cách hợp lý.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật để giải quyết … Đồng
thời, trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp như:
phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá và khảo sát thực
tế… Các số liệu có liên quan được nêu trong luận văn do tác giả thu thập và phân tích từ
các báo cáo tổng kết của các cơ quan cơ quan nhà nước như Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường… kết hợp với các thông tin được nêu trên các
báo chí, mạng internet… để chứng minh và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
2.3 Địa điểm nghiên cứu
Hà Nội, Nam Định
3. Dự kiến kết quả
Một bản luận văn từ 70 đến 90 trang, với cấu trúc dự kiến như sau
Chương 1: Những vấn đề lý luận về an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch
Chương 2: Thực trạng về đảm bảo an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của
người dân vùng đồng bằng sông hồng
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chính sách, pháp luật về đảm bảo an ninh
nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng.
4. Tiến độ
STT
Hoạt động/
Nội dung
Thời gian
(tính bằng tháng)

1
Thu thập tài liệu
2 tháng
2
Xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ
đề cương
1 tháng
3
Viết luận văn và trình dự thảo
cho giáo viên hướng dẫn
4 tháng
4
Hoàn thiện dự thảo theo yêu cầu
của giáo viên hướng dẫn
2 tháng
5
Chuẩn bị và bảo vệ luận văn
1 tháng
5. Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
- Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. Giáo trình Lý luận và Pháp luật về
quyền con người . Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
- Nghiên Kim Hoa và Vũ Công Giao, 2012. Giới thiệu công ước quốc tế về quyền
kinh tế, văn hóa và xã hội (ICESCR, 1966). Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức.
- Trần Thị Hòe và Vũ Công Giao, 2011. Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong
pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
- Wolfgang Benedek (Chủ biên), 2008. Tìm hiểu về quyền con người. Hà Nội:
Nhà xuất bản Tư pháp.
- Viện nghiên cứu quyền con người, 2008. Bình luận và khuyến nghị chung của
các Ủy ban công ước thuộc Liên Hợp Quốc về quyền con người, Hà Nội: Nhà xuất bản

Công an nhân dân.
Văn bản pháp luật
- Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, 1948.
- Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, 1966.
- Bình luận chung số 15: quyền sử dụng nước ( Điều 11 và 12 của ICESCR),
2002. Ủy Ban công ước kinh tế, văn hóa và xã hội.
- Luật tài nguyên nước số: 17/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua
ngày 21/6/2012.
- Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số: 59/2010/QH12 được Quốc hội khóa
XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010.
- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số: 32/2001/PL-UBTVQH10
được ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 31 tháng 8 năm 1994 có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 7 năm 2001.
- Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ban hành ngày 14/11/2008 về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Chỉ thị số: 1268/CT-BNN-TL ngày 12/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Tài liệu lấy từ internet
- PGS. TS. Lê Bắc Huỳnh, 2013. Suy giảm tài nguyên nước và nguy cơ mất an
ninh nguồn nước ở Việt Nam. />language=vi&nv=news&op=Tai-nguyen-nuoc/Suy-giam-tai-nguyen-nuoc-va-nguy-co-
mat-an-ninh-nguon-nuoc-o-Viet-Nam-2757.
- Dr Harry Verhoeven, 2013. Big is beautiful: Megadams, African water security,
and China’s role in the new global political economy , Global Water Forum’s Emerging
Scholars Award.
/>water-security-and-chinas-role-in-the-new-global-political-economy/.
Tiếng Anh
- Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights. Economic,
Socila and Cultural Rights. Handbook for National Human Rights Institution. UNITED
NATIONS: New York and Geneva, 2005.

- Kathleen Modrowski, PDHRE. Right to health, New York, Gerd Oberleitner.
Trường Đại học Graz.
- Limburg Principles on the Implementation of the International Covenant on
Economic, Social and Cultural Rights, Maastrict, (1986).
- Maastricht Guidelines on Violations of Economic, Social and Cultural Rights
(1997).
- John Scanlon, Angela Cassar and Naemi Nemes. Water as Human Right? ICUN
Environmental Policy Law Paper No. 51. ICUN The World Conversation Union 2004.
- Peter H. Gleick. “The human right to water”.Water Policy 1 (1998) 487-503.
- Manisuli Ssenyonjo. 2009. ”The Right to Health: Article 12” Economic, Social
and Cultural Rights in International Law. Oxford: Hart Publishing.
- UNESCO, 2009. Outcome of an international experts’ meeting on the Right to
Water (UNESCO). Paris, 7–8 July 2009.
- Human Rights Council, 2009. Report of the UN Independent Expert on the issue of
human rights obligations related to access to safe drinking water and sanitation.
Catarina de Albuquerque, A/HRC/12/24. New York: United Nations (1st July 2009).
pp.12-13.
Trang web
- />- />

×