Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Luật phá sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.04 KB, 13 trang )

A. Lời mở đầu
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp đều bình
đẳng trước pháp luật và cạnh tranh với nhau trong khuôn khổ pháp luật cho
phép. Bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, không ít các doanh
nghiệp do trình độ quản lý non kém hoặc do nhiều nguyên nhân khác đã và đang
thua lỗ, nợ nần chồng chất, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và
lâm vào tình trạng bị phá sản. Thực tế cho thấy, tình trạng các doanh nghiệp
đứng trước nguy cơ bị vỡ nợ đã nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực: hoặc trốn nợ,
hoặc giải thể thay thế phá sản, hoặc các chủ nợ tự xử một cách tùy tiện, chỉ nhằm
thỏa mãn quyền lợi của cá nhân, gây ảnh hưởng đến trật tự nền kinh tế, trật tự thị
trường và hoạt động bình thưởng của các doanh nghiệp khác.
Phá sản là một hiện tượng, một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Ở
những mức độ khác nhau, phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả kinh tế -
xã hội nhất định. Tuy nhiên, việc phá sản không phải chỉ đem lại những hậu quả
tiêu cực. Ngoài tác dụng răn đe, cơ chế phá sản tự thân nó còn lại một công cụ cơ
cấu lại nền kinh tế rất có hiệu quả.
Luật phá sản được ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2004 với mục đích nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, doanh nghiệp bị mắc nợ và
những người có liên quan, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi giải quyết
việc phá sản, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả, bảo vệ kỷ cương và trật tự xã hội.
1
B. Nội dung
Tình huống:
Trong năm 2007, Công ty nhà nước Sông Hồng của UBND tỉnh Y gặp khó
khăn và thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Đầu năm 2008, nhận thấy công ty
Sông Hồng lâm vào tình trạng phá sản, UBND tỉnh Y đã nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tỉnh Y
đã trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y vì cho rằng UBND
tỉnh Y không có quyền này. Sau đó, theo đơn yêu cầu của đại diện hợp pháp của
công ty Sông Hồng, ngày 22/3/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã thụ lý đơn yêu


cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng.
Câu hỏi:
1. Tòa án nhân dân tỉnh Y trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND
tỉnh Y là đúng hay sai ? Giải thích rõ ?
2. Để mở thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng, Tòa án cần chuẩn bị đủ
những chứng cứ pháp lý nào ?
3. Ngày 29/3/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã quyết định mở thủ tục phá sản
đối với công ty này. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, Tổ quản lý, thanh
lý tài sản đã phát hiện:
- Ngày 22/4/2008, công ty Sông Hồng tiến hành thanh toán nợ 293 triệu
đồng không có bảo đảm cho công ty cổ phần Hoa Hồng.
- Ngày 29/4/2008, công ty Sông Hồng tự ý tiến hành trả lương tháng 4 cho
người lao động làm việc tại công ty.
Hỏi: Xác định rõ tính hợp pháp hay bất hợp pháp của các hành vi mà công
ty Sông Hồng đã thực hiện.
2
Giải quyết tình huống:
1. Tòa án nhân dân tỉnh Y trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của
UBND tỉnh Y là đúng hay sai? Giải thích rõ?
Trả lời: Tòa án nhân dân tỉnh Y trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
của UBND tỉnh Y là đúng.
Công ty Nhà nước sông Hồng là một loại hình doanh nghiệp được thành lập
và hoạt động theo quy định của pháp luật nên nó thuộc đối tượng áp dụng của
Luật phá sản năm 2004 ( khoản 1 Điều 2 Luật phá sản năm 2004).
Theo giả thiết thì “Tòa án nhân dân tỉnh Y đã trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản của UBND tỉnh Y vì cho rằng UBND tỉnh Y không có quyền này”. Vậy
để xác định UBND tỉnh Y có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay
không, ta phải căn cứ vào các quy định của Luật Phá sản 2004 xem chủ thể nào
có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp
nhà nước, cụ thể ở đây là Công ty nhà nước Sông Hồng. Quyền, nghĩa vụ nộp

đơn yêu cầu mở phá sản đối với doanh nghiệp nhà nước được quy định tại các
Điều 13,14,15,16 Luật Phá sản năm 2004. Theo đó, các chủ thể có quyền và
nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở phá sản công ty nhà nước Sông Hồng:
- Các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (theo Điều 13)
- Công Đoàn hoặc người đại diện cho người lao động (theo Điều 14)
- Người đại diện theo pháp luật của công ty (theo Điều 15)
- Người đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp (theo Điều 16)
Theo giả thiết: “Công ty nhà nước Sông Hồng của UBND tỉnh Y” có thể dễ
dàng nhận thấy UBND tỉnh Y không phải là chủ nợ, đại diện cho người lao động
hay là người đại diện theo pháp luật của công ty nhà nước. Vì vậy ta phải xem
UBND tỉnh Y có thể là đại diện chủ sở hữu của công ty sông Hồng hay không
để thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều
16.
3
Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 63 Luật Doanh nghiệp nhà nước năm
2003, ta thấy UBND tỉnh Y có thể là đại diện chủ sở hữu của công ty nhà nước
Sông Hồng. Vậy sẽ có 2 trường hợp xảy ra là UBND tỉnh Y không phải là đại
diện chủ sở hữu công ty Sông Hồng và UBND tỉnh Y là đại diện chủ sở hữu
công ty Sông Hồng.
- Trường hợp 1: UBND tỉnh Y không phải là đại diện chủ sở hữu của công
ty Sông Hồng. Vì không phải là đại diện chủ sở hữu của công ty Sông Hồng nên
theo khoản 1 Điều 16 Luật phá sản năm 2004 UBND tỉnh Y không có quyền nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty. Vì vậy quyết định trả lại đơn
của Tòa án nhân dân tỉnh Y là đúng.
- Trường hợp 2: UBND tỉnh Y là đại diện chủ sở hữu của công ty Sông
Hồng. Trường hợp này ta cần xem xét các điều kiện mà pháp luật đưa ra đối với
quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp
nhà nước. Theo Điều 16 Luật phá sản thì đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà
nước có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp nhà
nước khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước đó lâm vào tình trạng phá sản mà

doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. .
Nội dung quy định này cho thấy quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của
chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước phải có hai điều kiện cần và đủ, đó là:
- Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản;
- Doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản trong thời hạn 3 tháng, kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản.
Ta thấy thời điểm mà công ty phải “nhận thấy” công ty lâm vào tình trạng
phá sản không phải mốc rõ ràng, chắc chắn vì thế việc xác định thời hạn 3 tháng
mà công ty có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là rất khó. Tuy
nhiên, theo giả thiết: “đầu năm 2008, nhận thấy công ty Sông Hồng lâm vào tình
4
trạng phá sản, UBND tỉnh Y đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đới với công
ty Sông Hồng”, tức là UBND tỉnh Y đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ngay
khi nhận thấy công ty nhà nước Sông Hồng lâm vào tình trạng phá sản. vì vậy,
trong trường hợp này, UBND cũng không có quyền nộp đơn và Tòa án không
thụ lý và trả lại đơn là đúng.
Tóm lại, Tòa án nhân dân tỉnh Y trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của
UBND tỉnh Y với lý do UBND tỉnh Y không có quyền này là phù hợp với quy
định của pháp luật.
2. Để mở thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng, Tòa án cần chuẩn
bị đủ những chứng cứ pháp lý nào?
Trả lời:
Theo Điều 3 Luật phá sản năm 2004: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có
khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là
lâm vào tình trạng phá sản”. Điều này được hướng dẫn thi hành tại mục 2 Nghị
quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2005/NQ-HĐTP
ngày 28 tháng 4 năm 2005 : “ Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình
trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a. Có các khoản nợ đến hạn.

Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo
đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã rõ ràng được các bên xác
nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp;
b. Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không
có khả năng thanh toán.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×