Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

vai trò của Tổ chức thương mại thế giới trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.95 KB, 8 trang )

I/ Mở đầu.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, kinh tế đang trở thành dòng chảy chủ
đạo. Hiện nay, thương mại quốc tế ngày càng phát triển và trở thành một chủ
đề quan trọng trong hầu hết các buổi nghị sự của các tổ chức quốc tế. Sự
phát triển thương mại quốc tế đã kéo theo sự phát triển của nhiều yếu tố
khác, một trong các nội dung đó là luật pháp và cơ chế giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế. Tranh chấp thương mại quốc tế là một hiện tượng song
hành với sự gia tăng các luồng giao thương trên phạm vi toàn cầu, tranh
chấp diễn ra khi một nước cho rằng một nước khác vi phạm thỏa thuận đã
cam kết. Có thể hiểu tranh chấp thương mại quốc tế trước hết là sự bất đồng
ý kiến, quan điểm của các bên về quyền và lợi ích mà trong đó yêu cầu hay
đòi hỏi của một bên bị bên kia từ chối hay khiếu kiện lại, tuy nhiên điểm
khác biệt với tranh chấp thông thường là đối tượng tranh chấp là các vấn đề
phát sinh từ hoạt động thương mại quốc tế, từ các chính sách thương mại của
quốc gia đi ngược lại với những cam kết quốc tế. Để giải quyết các tranh
chấp, hiện nay ngày càng có nhiều công ước quốc tế, hiệp định song phương
liên quan đến thương mại quốc tế ra đời, thậm chí còn có cả Tổ chức thương
mại thế giới WTO được xây dựng để điều chỉnh quan hệ thương mại giữa
các nước.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế duy nhất
điều hành hệ thống thương mại toàn cầu bằng các luật lệ do các nước và lãnh
thổ thành viên đàm phán và thỏa thuận, sau đó được quốc hội các nước phê
chuẩn, nhằm bảo đảm các dòng thương mại ngày càng trôi chảy, dễ dự đoán,
tự do và công bằng, góp phần xây dựng một thế giới thịnh vượng hơn, hòa
bình hơn và có trách nhiệm hơn. Để thực hiện mục tiêu bao trùm đó, WTO
có các chức năng: quản lý các hiệp định thương mại; làm diễn đàn cho các
cuộc đàm phán thương mại; giải quyết tranh chấp thương mại; kiểm điểm
1
chính sách thương mại của các quốc gia; trợ giúp các nước đang phát triển
về chính sách thương mại; hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Trong bài
viết này, em xin trình bày về vai trò của Tổ chức thương mại thế giới trong


việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
B/ Nội dung.
Vai trò của Tổ chức thương mại thế giới trong việc giải quyết các
tranh chấp thương mại quốc tế chính là: tạo thuận lợi cho hoạt động thương
mại quốc tế và đảm bảo công bằng cho các bên liên quan; giảm nguy cơ
tranh chấp thương mại leo thang thành xung đột chính trị hoặc quân sự; đảm
bảo pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
a/ Vai trò tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và đảm bảo công
bằng cho các bên liên quan.
Đến nay cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) thực sự trở
thành một trong những định chế quyền lực trên thế giới - nhiều phán quyết
của cơ quan này đã buộc các bên phải tuân thủ. Riêng đối với các nước đang
phát triển, cơ chế giải quyết tranh chấp được áp dụng nguyên tắc đối xử đặc
biệt. Điểm chính của cơ chế đặc biệt là các nước đang phát triển có quyền
yêu cầu Tổng giám đốc WTO làm trung gian hoà giải, có quyền yêu cầu đại
diện một nước đang phát triển trong nhóm chuyên gia xem xét vụ việc, thời
gian xem xét có thể kéo dài hơn và có quyền yêu cầu Ban thư ký WTO trợ
giúp pháp lý. Chính vì thế, trong những năm gần đây các nước đang phát
triển đã sử dụng nhiều hơn cơ chế này.
Điều đó có thể nhận thấy trong hơn 350 vụ tranh chấp đã được đưa ra
giải quyết tại WTO, thì có đến 179 vụ kiện liên quan đến Mỹ (bị kiện 95 vụ),
tiếp theo sau là khối EC liên quan đến 130 vụ (bị kiện 54 vụ). Các nước phát
triển khởi kiện khoảng hơn 120 vụ. Như vậy là các nước lớn hay nhỏ đều có
quyền được kiện và có thể bị kiện như nhau. Các phán quyết của DBS không
2
vì thế mà mất đi tôn chỉ đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nước thành
viên, tạo điều kiện cho các bên đàm phán đạt được thỏa thuận thích hợp theo
thỏa thuận chung.
Có thể dẫn ra một số vụ kiện điển hình làm minh chứng cho sự công
minh trong phán xét của DSB. Như vụ Venezuela kiện Mỹ vào ngày

23/1/1995 về việc phân biệt đối xử đối với xăng dầu nhập khẩu từ Venezuela
theo Luật Clean Air của Mỹ được sửa đổi năm 1990. Tiếp đó tháng 4/1995,
Brazil cũng đệ đơn lên DSB kiện Mỹ về vấn đề này. Theo đó, Venezuela và
Brazil cho rằng Mỹ áp dụng những quy định nghiêm ngặt về thành phần hóa
học đối với xăng dầu nhập khẩu so với xăng dầu được tinh lọc trong nội địa,
như thế là không công bằng vì xăng dầu của Mỹ cũng không đáp ứng được
tiêu chuẩn này. Điều này vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và không
thể được xem là ngoại lệ theo quy định thông thường của WTO về sức khỏe
và môi trường. Hội đồng giải quyết tranh chấp đồng ý với luận điểm của
Venezuela và Brazil. Kết quả là Mỹ đã buộc phải đồng ý sửa đổi quy định
này trong vòng 15 tháng, đến ngày 26/8/1997 thì Mỹ ban hành quy định
mới.
Một vụ kiện khác vào tháng 11/2000 liên quan đến quy định về chống
bán phá giá giữa Ấn độ và Mỹ về mặt hàng thép nhập khẩu từ Ấn độ. Theo
đó Ấn cho rằng mặt hàng lá thép của mình hợp tiêu chuẩn của Mỹ, nhưng đã
bị áp dụng quy định về thuế chống bán phá giá và thuế nhập khẩu bổ sung
do kết quả điều tra của Phòng thương mại Mỹ (DOC) là chưa phù hợp với
quy định tại Điều 6, 10 của GATT 1994, điều 1,2,3,5,6,12,15,18 và Phụ lục
số 2 của Thỏa thuận về chống bán phá giá , điều 18 của Thỏa thuận WTO.
Sau khi xem xét hội đồng giải quyết tranh chấp yêu cầu Mỹ phải đưa ra
những tiêu chuẩn tuân thủ theo những nghĩa vụ quy định tại Thỏa thuận
3
chống bán phá giá. Kết quả là các bên đã đạt được thỏa thuận bổ sung tuân
thủ các phán quyết của hội đồng, cũng như cam kết của các bên.
Ngược lại, cũng có khá nhiều vụ kiện mà nước bị kiện là nước đang
phát triển. Các vụ kiện mang mã số WT/DS54, WT/DS55 and WT/DS64 là
ví dụ. Trong đó Indonesia bị EC, Nhật và Mỹ kiện lên BSD về việc
Indonesia đã áp dụng quy định miễn giảm thuế quan và thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với việc nhập khẩu xe có động cơ nội địa hóa và linh kiện. Phía khởi
kiện cho rằng Indonesia vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Điều I, III của

GATT 1994, Điều 2 của Thỏa thuận về TRIMs, điều 3 thỏa thuận SCM.
Nhật cho rằng Indonesia vi phạm Điều I.1,III.2, III.4 và điều X.3a của GATT
1994, Điều 2, 5.4 thỏa thuận TRIMs. Theo Mỹ, Indonesia cũng vi phạm
điều I,II của GATT 1994, Điều 2 Thỏa thuận TRIMs, Điều 3,6,28 Thỏa
thuận SCM và Điều 3,20,65 của thỏa thuận TRIPs. Hội đồng giải quyết
tranh chấp đã xác định rằng Indonesia vi phạm Điều I,II.2 của GATT 1994,
Điều 2 Thỏa thuận TRIMs, Điều 5c Thỏa thuận SCM nhưng không vi phạm
Điều 28.2 Thỏa thuận SCM, nhưng phía khởi kiện đã không chứng minh
được Indonesia vi phạm Điều 3 và 65.5 của thỏa thuận TRIPs. Indonesia
chấp thuận tuân thủ những khuyến nghị của DBS trên cơ sở đó ngày
24/6/1999 Indonesia đã ban hành chính sách mới về ngành Ôtô.
Thực tế cho thấy, giữa các nước đang phát triển, hay các nước phát
triển nếu có tranh chấp thương mại cũng dùng cơ chế này để giải quyết.
Chẳng hạn như vụ Achentina kiện Chi lê về quy định tự vệ áp dụng đối với
sản phẩm sữa ngày 25/10/2006. Hay như vụ EC kiện Mỹ và Canada về việc
quy kết nghĩa vụ của EC đối với thực phẩm biến đổi gen.
Như vậy việc giải quyết tranh chấp của WTO là nơi bảo vệ những
quyền lợi chính đáng, phù hợp với những quy định cuả hiệp định và thoả
4
thuận trong WTO cho tất cả các nước thành viên khi xảy ra những tranh
chấp thương mại ở nhiều góc độ như thuế quan, chất lượng hàng hóa, phân
biệt đối xử, phá giá, tự vệ, trademark. Ta có thể thấy chức năng giải quyết
tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới trong thương mại quốc tế có vai
trò tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và đảm bảo công bằng cho các
bên liên quan. Được bình đẳng trong giải quyết tranh chấp WTO là cơ hội để
Việt nam hoàn thiện cơ chế, chính sách thương mại của mình, tăng cường uy
tín về chất lượng, giá cả hàng hóa-dịch vụ, mặt khác hỗ trợ Việt nam trong
bảo vệ quyền lợi thương mại chính đáng trên thương trường quốc tế.
c/ Vai trò làm giảm nguy cơ tranh chấp thương mại leo thang thành
xung đột chính trị hoặc quân sự.

Lịch sử đã cho ta những thí dụ về các tranh chấp thương mại đã trở
thành các cuộc chiến tranh. Một thí dụ cụ thể là cuộc chiến tranh thương mại
(trade war) vào năm 1930 khi các nước cạnh tranh nhau tăng hàng rào quan
thuế (trade barrier) để bảo vệ hàng hóa trong nước và trả đũa các nước khác.
Việc này làm gây khủng hoảng kinh tế (trade depression) và phát sinh ra đệ
nhị thế chiến.
Tranh chấp xuất hiện khi một nước thành viên áp dụng một biện pháp,
chính sách thương mại mà một hoặc một số thành viên khác coi là vi phạm
các quyền của họ được quy định trong các hiệp định WTO. Khi một thành
viên đưa tranh chấp ra kiện tại WTO, Hội đồng chung của WTO với vai trò
là cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) sẽ bổ nhiệm một đoàn thẩm phán có
quyền độc lập xem xét vụ kiện và đưa ra phán quyết dựa trên các hiệp định
WTO và cam kết của từng nước thành viên.
Các quy định - hiệp định của WTO về quy trình giải quyết tranh chấp
thương mại và về việc kiểm điểm chính sách là kết quả của các cuộc đàm
5

×