Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.12 KB, 19 trang )

I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI.
1 – Khái niệm nhượng quyền thương mại.
Trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn, bất kì khái niệm nào cũng
đều có những cách hiểu khác nhau. Trên thế giới đã có nhiều định nghĩa về NQTM
được đưa ra dựa trên quan điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi nước.
Tuy nhiên, tựu chung lại thì NQTM hiểu theo nghĩa chung nhất là việc một Bên
độc lập (Bên nhận) phân phối (marketing) sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu
hàng hóa, các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và hệ thống kinh doanh
đồng bộ do một Bên khác (Bên giao) phát triển và sở hữu; để được phép làm việc này,
Bên nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao quy định.
Tại điều 284 luật thương mại 2005, pháp luật Việt nam đã lần đầu tiên đưa ra
một định nghĩa chính thức về NQTM theo đó: “Nhượng quyền thương mại là hoạt
động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự
mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá,
tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,
quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong
việc điều hành công việc kinh doanh”.
2 – Đặc điểm của hoạt động NQTM
Theo như khái niệm ở trên thì NQTMcó những đặc điểm sau:
a. Về chủ thể
Chủ thể của quan hệ NQTM bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
Các chủ thể này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, là công dân trong nước hoặc người
nước ngoài. Trong thực tế đa số các bên tham gia quan hệ NQTM là thương nhân. Tuy
nhiên, cũng có khi họ không phải là thương nhân, đặc biệt là khi NQTM diễn ra trong
lĩnh vực nông nghiệp, thủ công và hành nghề tự do ( Ví dụ: hoạt động của nhà tư vấn
về hôn nhân được thực hiện bởi một bên nhận quyền). Có thể có hai bên hoặc nhiều
bên tham gia vào quan hệ NQTM. Bên nhượng quyền và bên nhận quyền có tư cách
pháp lý độc lập với nhau và tự chịu trách nhiệm đối với những rủi ro trong hoạt động


kinh doanh của mình.
b. Về đối tượng
Đối tượng của NQTM là quyền thương mại. Nội dung của khái niệm quyền
thương mại phát triển rất phong phú và có mối liên hệ đặc biệt với các đối tượng sở
hữu trí tuệ. Nội dung của quyền thương mại có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại
hình NQTM và thỏa thuận giữa các bên. Nó có thể bao gồm quyền sử dụng các tài sản
trí tuệ như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, bí mật kinh doanh ... và quyền
kinh doanh theo mô hình, với phương thức quản lý, đào tạo, tiếp thi sản phẩm của bên
nhượng quyền ..
c. NQTM là hoạt động kinh doanh theo mô hình thống nhất, theo đó bên nhận
quyền phải tuân thủ mô hình NQTM.
Trong hoạt động NQTM, bên nhượng quyền và các bên nhận quyền cũng tiến
hành kinh doanh trên cơ sở cùng khai thác quyền thương mại. Điều đó tạo ra một hệ
thống thống nhất. Tính thống nhất thể hiện ở thống nhất về hành động và thống nhất
về lợi ích của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền. Ví dụ: Để đảm bảo chất
lượng sản phẩm nhà nhượng quyền KFC quy định 11 loại gia vị trong món gà rán của
KFC là thành phần bắt buộc mà các bên nhận quyền phải mua từ bên nhượng quyền.
Như vậy, mặc dù độc lập với nhau về tư cách pháp lý, bên nhượng quyền và
bên nhận quyền vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để đảm bảo tính thống nhất
trong hệ thống NQTM, đảm bảo bên nhận quyền sẽ là một “bản sao” hoàn hảo của
mình, bên nhượng quyền phải có sự hỗ trợ và kiểm soát thường xuyên, liên tục trong
suốt quá trình kinh doanh của bên nhận quyền.
d. Hoạt động của hệ thống NQTM thường dẫn tới một hệ quả làm bóp méo
cạnh tranh.
1. Hợp đồng NQTM có thể có quy định về vấn đề phân chia thị trường, bao
gồm phân định lãnh thổ (khu vực kinh doanh) và phân chia khách hàng như:
cấm bên nhận quyền quảng cáo ngoài phạm vi kinh doanh của mình, cấm
bên nhận quyền bán lại hàng mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền cho các
nhà bán lẻ không phải là thành viên của hệ thống NQTM; cấm bên nhận
quyền bán lại hàng không mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền...Ngoài ra

hợp đồng NQTM còn thường có các quy định về việc ấn định giá bán cho
các thành viên của hệ thống NQTM, các quy định ràng buộc bên nhận quyền
nhằm duy trì tính đặc trưng và uy tín của hệ thống NQTM. Những quy định
này của hợp đồng NQTM thường dẫn Bản chất
Trong thời gian trước đây ở Việt Nam nhượng quyền thương mại được
coi như là một dạng hoạt động chuyển giao công nghệ và chịu sự điều chỉnh
của luật về chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên về bản chất nhượng quyền
thương mại và chuyển giao công nghệ là hai hoạt động khác biệt. Nhượng
quyền thương mại chính là việc nhượng quyền kinh doanh kèm theo đó là uy
tín, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh
cũng như các kiến thức, bí quyết kinh doanh dây truyền thiết bị công nghệ cho
một thương nhân. Trên cơ sở đó thương nhân nhận quyền thương mại phát triển
một cơ sở kinh doanh mới, một cơ sở có thể bán, sản xuất kinh doanh một loại
hàng hóa nhất định hoặc cung cấp các dịch vụ có cùng chất lượng, hình thức,
phương thức phục vụ như thương nhân nhượng quyền và dưới thương hiệu của
thương nhân nhượng quyền. Hay nói cách khác “nhượng quyền thương mại là
hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh của bên nhượng
quyền thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên cùng một thương hiệu cho
bên nhận quyền”. Ngược lại chuyển giao công nghệ thực chất là việc chuyển
giao các kiến thức kỹ thuật từ người có kiến thức cho một người khác, trên cơ
sở đó người nhận kiến thức khai thác các giá trị của công nghệ sản xuất ra hàng
hóa sản phẩm theo ý kiến chủ quan của mình chứ không phải theo một khuôn
mẫu, quy định nào từ phía bên chuyển giao công nghệ. Xuất phát từ sự khác
biệt về bản chất đó, cho nên khi sử dụng các văn bản pháp luật về chuyển giao
công nghệ điều chỉnh việc nhượng quyền thương mại đã tạo ra một số vấn đề
bất cập trong thực tiễn, nhận thức được những vấn đề bất cập đó, đồng thời để
đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cuộc sống và tiến trình hội nhập, Luật
Thương mại 2005 đã chính thức bổ sung thêm một số hoạt động thương mại
vào phạm vi điều chỉnh đó là nhượng quyền thương mại. Đây là chế định góp
phần hoàn thiện pháp luật về thương mại nói chung và nhượng quyền thương

mại nói riêng. Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại độc lập, có
những nét đặc thù so với chuyển giao công nghệ.
Dưới góc độ kinh doanh, nó là một hình thức tiếp thị và phân phối hàng hóa,
dịch vụ rất hiệu quả, theo đó, bên nhận quyền được cấp quyền kinh doanh một
loại sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với các tiêu chuẩn, hệ thống, phương thức
đã được bên nhượng quyền thiết lập với sự trợ giúp, huấn luyện và kiểm soát
của bêm nhượng quyền. Đổi lại, bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền và
phí bản quyền cho bên nhượng quyền.
2. Ý nghĩa của hoạt động nhượng quyền thương mại
* Đối với bên nhượng quyền:
+ Mở rộng được hệ thống kinh doanh mà không phải đầu tư nhiều và vẫn
nằm trong sự điều tiết, kiểm soát của mình. Do tính đặc thù của nhượng quyền
thương mại là bên nhận quyền thương mại luôn chịu sự kiểm soát của bên
nhượng quyền thương mại.
+ Thu được một khoản lợi nhuận không nhỏ từ việc nhượng quyền cho bên
nhận quyền vì khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền thuê
thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng
quyền. Đồng thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên
nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá thu nhập của
mình.
+ Cải thiện được hệ thống phân phối.
+ Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu. Khi sử dụng hình thức nhượng
quyền, bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng cáo,
quảng bá thương hiệu của mình. Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp
nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách
hàng một cách dễ dàng hơn.Bên cạnh đó, vì chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng
cho rất nhiều cửa hàng, cho nên, chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh
là rất nhỏ. Điều này giúp bên nhượng quyền xây dựng được một ngân sách
quảng cáo lớn. Đây là một lợi thế cạnh tranh mà khó có đối thủ cạnh tranh nào
có khả năng vượt qua. Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sản

phẩm, thương hiệu càng được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ
mang lại nhiều thuận lợi cho bên nhận quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thương
hiệu của bên nhượng quyền. Và như thế cả bên nhượng quền và bên nhận quyền
ngày càng thu được nhiều lợi nhuận từ việc áp dụng hình thức kinh doanh
nhượng quyền.
+ Hạn chế khả năng cạnh tranh của các đối thủ.
* Đối với bên nhận quyền:
+ Tận dụng được nguồn lực, tiết kiệm được chi phí và thời gian trong việc
xây dựng một mô hình kinh doanh đào tạo đội ngũ quản lý hay xây dựng một
thương hiệu trên thị trường.
+ Giảm thiểu rủi ro: Mục đích chủ yếu của nhượng quyền chính là giảm
thiểu rủi ro. Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi ro và tỷ lệ
thất bại cao. Lý do chính của tỷ lệ thất bại cao là do người quản lý là những
người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian
cho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh. Khi tham
gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và
truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh
doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ những lần trải nghiệm
trên thị trường tức là họ kinh doanh theo một mô hình quản lý có sẵn. Bên nhận
quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu. Bên
nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các nguyên tắc chung.
+ Được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyền luôn
có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên bên nhận
quyền. Do đó, bên nhận quyền được mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với khối
lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn. Giá của các sản phẩm, nguyên
liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn. Nếu trên thị
trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì bên nhượng
quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước. Điều này giúp cho bên
nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến động thị trường.
+ Rất phù hợp với những thương nhân có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ vì

mức cạnh tranh của các thương nhân này nếu tự mình xây dựng các thương hiệu
cho riêng mình thì sẽ rất khó khăn.
I. THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG
MẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1. Trên thế giới
Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹ
nhưng thực tế đã hình thành trước đó tại Trung Quốc với hình thức có 2 – 3
điểm bán lẻ cùng hình thức tại một số địa điểm khác nhau cùng kinh doanh.
Năm 1840, các nhà sản xuất bia của Đức cho phép một vài quán bia quyền bán
sản phẩm của họ. Năm 1851, lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâu
Singer của Mỹ ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Singer đã
ký hợp đồng nhượng quyền và trở thành người tiên phong trong việc thoả thuận
hình thức nhượng quyền. Năm 1880 bắt đầu nhượng quyền bán sản phẩm cho
các đại lý độc quyền trong lĩnh vực xe hơi, dầu lửa, gas. Trong thời gian này,
phạm vi hoạt động nhượng quyền chỉ là chuyển quyền phân phối và bán sản
phẩm của các nhà sản xuất. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hình thức này đã
thực sự phát triển rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kéo theo
sự tăng vọt nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ và lúc này, nhượng quyền
đã trở thành mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển nhanh chóng trong
ngành công nghiệp thức ăn nhanh và khách sạn. Vào thập niên 60-70, nhượng
quyền bùng nổ và phát triển mạnh ở Mỹ, Anh và một số nước khác.
IFA cho hay, nhượng quyền kinh doanh thương hiệu riêng ở khu vực châu Á đã
tạo doanh thu hơn 50 tỷ USD mỗi năm.
Ở Thái Lan số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có tới
67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp
đồng 20.000-65.000 USD. Bộ thương mại công bố chương trình khuyến khích
và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua nhượng quyền
thương mại. Được hỗ trợ đào tạo trung và ngắn hạn về công nghệ nhượng
quyền thương mại. Bước đầu: năm 2004 đạt 25 triệu Baht, năm 2005 tăng 10%
tương tự các năm tiếp theo.

Tại Nhật Bản, nhượng quyền thương mại phát triển mạnh từ năm 1996, đến
năm 2004 đã có 1.074 hệ thống nhượng quyền thương mại và 220.710 cửa
hàng nhận quyền thương mại, doanh thu từ công nghệ nhượng quyền thương
mại là khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm 7%.
Từ năm 1980, nhượng quyền thương mại vào Trung Quốc. Đến năm 2004,
nước này đã có 2.100 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với
120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. Biểu đồ tăng
trưởng hoạt động nhượng quyền của Trung Quốc dựng đứng kể từ khi nước này
gia nhập WTO. Từ năm 2000, tại Trung Quốc, bình quân mỗi năm hệ thống
nhượng quyền tăng 38% vượt xa mức tăng trưởng 10%/năm của hàng tiêu
dùng, các cửa hàng nhận nhượng quyền tăng 55%. Đặc biệt, hệ thống nhượng

×