Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

cách mạng công nghiệp Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Môn học: Lịch Sử Thế Giới Cận Đại
Chủ đề
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ANH
VÀO THẾ KỈ XVIII
Khoa: Lịch sử
Ngành: Sư phạm Lịch sử Giáo viên: Cao Thị Lan Chi
Lớp: 2C
Danh sách thành viên nhóm 3
1. Nguyễn Ngọc Tiểu Khuê
2. Châu Thị Mê Linh
3. NGuyễn Hữu Trí
4. Ka Díp
5. Huỳnh Thị Mỹ Hạnh
Mục Lục
I. Tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp Anh
1) Chế độ chính trị
2) Quá trình tích lũy nguyên thủy
a) Sự chuyển biến trong chế độ ruộng đất
b) Sự bành trướng thuộc địa và buôn bán nô lệ da đen
c) Sự chuyển biến từ công trường thủ công đến sản xuất cơ khí
II. Những phát minh kĩ thuật trong công nghiệp
a) Các phát minh của Anh
b) Những thành tựu trong công nghiệp của Mỹ, Pháp, Đức
III. Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp
1) Kinh tế và thành thị
2) Xã hội

I) Tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp Anh
1. Chế độ chính trị
− 12/1688 với sự ủng hộ của tư sản và quý tộc mới, hai Đảng Tori và Uych tiến hành cuộc


nội chiến.
− 18/12/1688, Vinhem III Ôranggio-Quốc trưởng Hà Lan, con rể Giêm IIlên ngôi vua.
− Cuộc CMTS Anh giữa TK XVII đã đập tan nền chế độ phong kiến.
− 2/1689, nghị viện thông qua”đạo luật về quyền hành”  Quyền hạng của vua bị thu hẹp,
vua “trị vì mà không cai trị”, quyền lực thuộc về nghị viện.
Chế độ quân chủ lập hiến ra đời.
Sơ đồ bộ máy thống trị
− Trong đó:
• Đảng Tori: Đại diện là địa chủ. Chủ trương của Đảng Tori là một vương quyết
định mạnh, ủng hộ đặc quyền của giáo hội Anh.
• Đảng Uych: Đại diện là quý tộc mới, lien hệ chặt chẽ với đại tư sản thương
nghiệp. Chủ rương của Đảng là quyền lực thuộc về quốc hội, hạn chế đến mức
tối đa vương quyền.
• Thượng viện: Đại quý tộc nắm quyền
• Hạ viện: Do dân cử ra
2. Quá trình tích luỹ nguyên thuỷ:
a. Sự chuyển biến trong chế độ ruộng đất:
Cuối thế kỉ XV nghề dệt len nước Anh phát triển nhanh, nhu cầu lông cừu tăng lên. Bọn địa
chủ quý tộc đã có bài toán: thu nhập của việc nuôi cừu thu lợi gấp bội so với sản xuất nông
nghiệp. Họ cho rằng “ có thể biến đất thành vàng”. Vì thế bọn địa chủ phát động phong trào
“rào ruộng cướp đất”.
_Trong suốt TK.XVI-XVII, ở Anh diễn ra hiện tượng rào đất cướp ruộng.Làm cho 3 triệu nông
dân Anh bị biến thành vô sản.
_Đầu TK.XVIII chính phủ ban hành các điều luật cho phép địa chủ chiếm ruộng đất công.
Trong nửa đầu thế kỉ XVIII có 208 đạo luật được công bố, địa chủ chiếm 312.000 êcơ đất (1
êcơ = 4046m
2
); từ năm 1760 đến 1802, số đạo luật tăng lên đến 2000, địa chủ chiếm tới
3.180.000 êcơ.
 Luật về ruộng đất công được nghị viện hợp pháp hóa

Hệ quả:
_ Sự phát triển của chế độ trang trại. Chủ đất giao đất cho những người trại chủ trong 99
năm,trại chủ nộp phần hoa lợi hoặc tiền cho chủ đất kinh doanh ruộng đất theo phương
thức tư bản chủ nghĩa, bóc lột công nhân nông nghiệp làm thuê, sử dụng công cụ cải tiến
_Tạo lực lượng công nhân đông đảo
_Mở rộng thị trường trong nước.
b.
b. Sự bành trướng thuộc địa và
buôn bán nô lệ da đen:
TK.XVIII hệ thống thuộc địa Anh được mở rộng trên quy mô lớn,chiếm vị trí hàng đầu trên
mặt biển sau khi đánh bại 2 địch thủ Tây Ban Nha và Pháp
+ Ở Châu Âu: Anh chiếm Ailen,Gibranta, khống chế con đường từ Đại Tây Dương đến Địa
Trung Hải
+ Ở Châu Mĩ: Anh chiếm 13 nước thuộc địa dọc biển Đại Tây Dương lan rộng tới sông
Mitxixipi,Canada và một số hòn đảo vùng Caribe
+ Ở Tây phi: Anh chiếm khu vục dọc sông Xenegan và Gawmbina miền duyên hải vịnh
Ghine
Anh ra sức khai thác nguồn lợi từ các thuộc địa
+Sử dụng thuộc địa làm căn cứ quân sự,khống chế các đường hàng hải
+G/c tư sản Anh ra sức vơ vét,bóc lột nhân dân địa phương
+Mang hương liệu,hồ tiêu, chè, thuốc, cao su…từ các thuộc địa về thị trường Châu Âu bán
với giá rất cao
+Buôn bán nô lệ da đen. Bắc Mĩ là thị trường tiêu thụ đối với bọn buôn người da đen ở các
nước Anh, Tây Ban Nha và Pháp trong đó Anh chiếm bị trí hàng đầu trong ngành mậu dịch
bỉ ổi này.
=> Việc xâm lược và khai thác triệt để người và của ở các nước thuộc địa đem về lợi nhuận
khổng lồ cho g/c tư sản Anh tích lũy vốn.
c) Sự chuyển biến từ công trường thủ công đến sản xuất cơ khí
_ Với cuộc cách mạng ruộng đất và sự bành trướng hệ thống thuộc địa của mình thì thị trường
Anh ở cả trong và ngoài nước đều được mở rộng, đòi hỏi một lượng sản phẩm công nghiệp lớn

mà các công trường thủ công không thể đáp ứng nổi chính vì vậy mà đòi hỏi cần có biện pháp
mới cải thiện được năng suất lao động

_ Từ trong các công trường thủ công đó đã xuất hiện những nhà kĩ thuật, những công nhân có tay nghề
cao, có khả năng sang tạo ra máy móc và áp dụng chúng vào trong sản xuất, từ đó mà máy móc xuất hiện
Công trường thủ công
 Sự xuất hiện của máy móc đã đánh dấu cho một sự nhảy vọt từ lao động thủ công sang lao động máy
móc

II) Những phát minh kĩ thuật trong công nghiệp
Với những tiền đề về vốn, nhân công và kĩ thuật thì nước Anh đã bước vào cuộc cách mạng
công nghiệp của mình. Trong thế kỉ XVIII, những phát minh khoa học kĩ thuật không chỉ xuất
hiện ở Anh mà còn ở nhiều nước khác. Nhưng nó được áp dụng có kết quả ở Anh và dẫn đến
cuộc cách mạng công nghiệp vĩ đại
1) Những phát minh của Anh
a) Ngành công nghiệp nhẹ ( bông vải)
Những phát minh đầu tiên ở Anh tập trung ở ngành công nghiệp nhẹ mà nổi bật là
ngành bông vải. Mặc dù ngành len dạ là ngành truyền thống ở Anh song vào thời kì này
chế độ phường hội vẫn còn tồn tại nên đã kiềm hãm sự phát triển của ngành len dạ. Trong
khi đó ngành bong vải là một ngành mới nhưng có nhiều lợi thế bởi nó bỏ ra vốn ít, thu
hồi vốn nhanh và còn có lợi nhuận cao vì thế mà các nhà tư bản đã chuyển hướng sang
đầu tư cho ngành này. Thao tác của ngành công nghiệp nhẹ chủ yếu là kéo sợi và dệt vải
_ Năm 1733, nhà kĩ thuật Giôn Cây đã phát minh ra thoi bay. Lúc trước người thợ dệt
phải dùng tay để đẩy con thoi chạy trên hàng sợi nhưng với thoi bay thì họ dùng chân
cũng có thể làm cho thoi bay di chuyển, nhờ đó mà họ làm việc thuận lợi hơn và năng
suất lao động cũng tăng

_ Khi ngành dệt được nâng cao thì ngành sợi cũng phải cung cấp đủ cho ngành dệt. Năm
1765 Giêm Hacgrivo đã phát minh ra máy kéo sợi Gienny. Gienny là tên con gái của ông
bởi chính cô là người đã đem đến ý tưởng cho Giêm phát minh cỗ máy này. Khi còn nhỏ

lúc đang chơi Gienny đã sơ ý làm ngã chiếc máy kéo sợi của gia đình làm cho cọc suốt
của máy dựng đứng lên nhưng cọc suốt vẫn tiếp tục quay. Giêm thấy thế liền nghĩ một
cọc suốt khi dựng đứng lên vẫn có thể quay và cho ra sợi vậy tại sao không làm một hàng
Thoi bay
Giôn Cây
nhiều cọc suốt rồi dùng một vòng quay để quay làm cho hàng cọc suốt đó di chuyển thì
lượng sợi sẽ cho nhiều gấp mấy lần. Với ý tưởng đó, Giêm đã bắt tay vào thiết kế và cho
ra đời máy kéo sợi Gienny. Máy được quay bằng tay và cùng 1 lúc có thể quay từ 16-18
cọc suốt làm cho lượng sợi sản xuất ra ngày một nhiều. Có thể coi máy kéo sợi Gienny là
phát minh đầu tiên làm thay đổi tình hình lao động của Anh vì nó mở đầu cho sự phân
công lao động giữa kéo sợi và dệt vải.

Tuy nhiên máy Gienny cũng có hạn chế của nó bởi sợi cho ra ngắn, dễ đứt, không sản
xuất được sợi dọc và còn lao động bằng tay nên khá là tốn sức vì thế để có thể giải phóng
sức lao động con người hơn nữa, tăng năng suất và chất lượng lao động cần có một cỗ
máy mới
_ Năm 1769 Accraito đã phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. Lúc đầu máy
được vận hành bằng sức ngựa nhưng về sau cải tiến và chạy bằng sức nước. Máy cho sợi
săn hơn và nhiều hơn. Năm 1771 Accraito mở xưởng dệt đầu tiên của nước Anh tại
Manchexto để mở rộng quy mô sản xuất hơn nữa

Máy kéo sợi Gienny
Xưởng dệt đầu tiên
Máy chạy bằng sức nước
_ Năm 1779 Samuel Cromton đã phát minh ra con la quay, một cỗ máy tận dụng những ưu
điểm của 2 cỗ máy Gienny và Accraito vì thế mà máy cho sợi nhỏ và săn chắc hơn. Về sau người
ta cải tiến thành máy quay tự động, cót thể quay 1 lúc 2000 cọc suốt dẫn đến sự phát triển
mạnh mẽ của ngành sợi

_ Sự phát triển của ngành sợi cũng đã thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt. Năm 1785 Etmon

Cacraito đã phát minh ra máy dệt chạy bằng sức nước, đưa tốc độ sản xuất tăng lên 39. Đồng
thời kĩ thuật tẩy trăng, nhuộm màu, in thêu cũng được cải tiến

Song những cỗ máy chạy bằng sức nước cũng có hạn chế của nó đó là nó bị phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, những cỗ máy phải được đặt cạnh bờ song để tận dụng sức nước của sông, rồi đến
mùa đông khi mà sông bị đóng băng thì máy cũng không thể hoạt động gây ảnh hưởng đến quy
trình sản xuất. Chính vì thế mà cần phải có một cỗ máy có một sức phát động độc lập không bị
phụ thuộc vào tự nhiên
Con la quayBản thiết kế con la quay
_ _ 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước. Thật ra thì ông không phải là người đầu tiên phát
minh ra máy hơi nước mà đã có những nhà kĩ thuật trước phát minh ra như:
+ Năm 1698, Thomas Savory đã được trao bằng sáng chế máy bơm nước chạy bằng hơi nước
+Năm 1712, Thomas Newcomen cũng đã được trao bằng sáng chế cải tiến máy hơi nước
Từ những thành tựu trên mà Giêm Oát đã tiến hành cải tiến và phát minh ra loại máy của riêng
mình

Việc áp dụng máy hơi nước vào công nghệ đã gây nên một chuyển biến lớn: tốc độ sản xuất và
năng suất lao động tăng lên rõ rệt, các xưởng lớn sử dụng nhiều công nhân xuất hơn ở nhiều
miền tại Anh, và máy hơi nước còn có tác động nhiều đến các ngành khác nữa đặc biệt là ngành
giao thông vận tải
Năm Các phát minh trong công nghiệp nhẹ
1733 Giôn Cây phát minh ra thoi bay
1765 Giêm Hacgivo phát minh máy kéo sợi Giênny
1769 Accraito phát minh máy kéo sợi chạy bằng sức nước
1779 Samuel Cromton phát minh con la qua
1785 Etmoon Cacraito phát minh máy dệt chạy bằng sức nước
1784 Giêm Oát phát minh ra động cơ hơi nước
b) Trong công nghiệp nặng
Với sự phát triển của công nghiệp nhẹ đã đặt ra một vấn đề lớn cho nền kinh tế là phải sản xuất
nhiều máy mới, muốn thế phải phát triển ngành luyện kim và ngành cơ khí

_ Năm 1735 Abraham Đacbi đã tìm ra phương pháp nấu than cốc từ than đá để luyện gang. Đó là
một phát minh quan trọng bởi thời kì này rừng ở Anh gần như bị cắt trụi, than gỗ không còn đủ
để cung cấp và đến 1756 phương pháp của Đacbi được cải thiện nhiều hơn nữa
_ Năm 1784 Coocto đã xây dựng lò luyện gang dùng nguyên liệu khoáng sản để sản xuất gang
thép
_ Năm 1756 Henry Bessemer tìm ra phương pháp mới trong luyện thép dùng lò. Ông cho xây
những cái lò cao gấp 50 lần những lò cũ rồi tiến hành nóng chảy quặng bằng khí nóng. Với
phương pháp này, sắt thép được sản xuất hàng loạt và còn có giá thành rẻ vì thế mà đồ sắt dần
thay thế đồ gỗ, những cây cầu gỗ ở Anh được thay thế bằng những cây cầu sắt

Ngành luyện kim và khai mỏ phát triển tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng ngành công nghiệp
nặng trong đó có cả ngành giao thông vận tải
_ Năm 1814 Xti-phen-xo chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước
_ Năm 1825 khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên
Lò luyện dưới dạng bản đồ
Henry Bessemer

Ngành Năm Người phát minh Tên phát minh
Ngành công nghiệp len dạ 1733 Giôn Cây Thoi bay
1765 Giêm Hacgrivo Máy kéo sợi Giênny
1769 Accraito Máy kéo sợi bằng sức nước
1779 Samuel Cromton Con la quay
1785 Etmon Cacraito Máy dệt bằng sức nước
1784 Giêm Oát Đọng cơ hơi nước
Ngành luyện kim và cơ khí 1735 Abraham Đacbi Phương pháp nấu than cốc từ than đá
để luyện gang
1784 Coocto Xây lò luyện gang dùng khoáng sản để
luyện gang thép
1856 Henry Bussemer Tìm ra phương pháp trong luyện thép
dùng lò

Giao thông vận tải 1814 Xtiphenxon Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước
1825 Khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên
Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước
Xti-phen-xo
Với những thành tựu kĩ thuật đó đã làm cho nước Anh phát triển một nền công nghiệp hùng
mạnh và đến giữa thế kỉ XIX Anh trở thành “ công xưởng của thế giới” và Luân Đôn là trung
tâm thương mại đầu tiên ở Châu Âu

2) Những thành tựu trong công nghiệp của Mỹ, Pháp, Đức
_ Mỹ: + Năm 1807 Fulton ( sang Anh du học ) phát minh tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước

+ 1830-1837 lượng gang tăng 51%, than tăng 266%
+ 1830-1850 chiều dài đường sắt tăng từ 23 dặmà 9000 dặm
Tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước
Tuy nhiên từ những năm 30-50 của thế kỉ XIX Mỹ vẫn là nước nông nghiệp, là thị trường
cung cấp cây công nghiệp cho Châu Âu chủ yếu là Anh
_Pháp: Bắt đầu ngành công nghiệp nhẹ từ những năm 30 của thế kỉ XIX và phát triển mạnh
từ 1850-1870
+ Máy hơi nước tăng 5 lần
+ Chiều dài đường sắt tăng 5,5 lần
+ Tàu chạy bằng động cơ hơi nước tăng 3,5 lần
 Kinh tế Pháp vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới
_ Đức:Từ những năm 40 của thế kỉ XIX nền công nghiệp Đức có bước phát triển
+ Sản lượng sắt, thép tăng gấp đôi
+ Tàu thủy chạy bằng hơi nước xuất hiện năm 1824 ở sông Ranh và đoạn đường xe lửa đầu
tiên được xây dựng năm 1835
1860-1870 sản lượng than đá tăng 12 26 triệu tấn
 Hình thức công nghiệp phổ biến vẫn là công trường thủ công, các công xưởng lớn con
hiếm hoi
III) Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp:

1. Kinh tế:
Khối lượng máy móc tăng nâng cao năng suất lao động
+ Từ năm 1764-1789 Anh nhập về hơn 30 triệu livro bông
+ Về gang từ năm 1720 (18 ngàn tấn) đến 1820 ( 250 ngàn tấn)
+ Về than đá năm 1750( 4 triệu tấn) đến 1795( 10 triệu tấn)
_Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp nặng và nhẹ dẫn đến sự biến đổi sâu sắc bản đồ
địa lí kinh tế nước Anh.
_ Đầu thế kỉ XIX Anh không chỉ trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu, được mệnh
danh là “ công xưởng của thế giới”, mà còn làm bá chủ về hàng hải, có tác động to lớn đến
công nghiệp của các nước khác.
_Thúc đẩy các ngành khác phát triển như nông nghiệp, luyện kim, giao thông vận tải
_ Nếu trước kia, đại đa số các trung tâm thương nghiệp tập trung ở vùng Đông Nam, thì
trong thời gian diễn ra cách mạng công nghiệp, Tây Bắc trở thành trung tâm công nghiệp.
Có nhiều thành phố mới phát triển nhanh chóng như: Manxextơ, Livơpun,
Bowscminhham.Luân Đôn trở thành trung tâm thương mại của 80 vạn dân.
2. Xã hội:
Hình thành giai cấp vô sản công nghiệp
_ Phụ nữ và trẻ em chiếm phần lớn nhân công lao động
_ Phần lớn công nhân đến 40 tuổi mất khả năng lao động và ít ai sống đến 50 tuổi.
G/c tư sản nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị >< g/c vô sản công nghiệp làm thuê, đời
sống cơ cực
 g/c vô sản đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi và địa vị
+ Họ đập phá máy móc, phá công xưởng
+ Công nhân các trung tâm Manchexto, Booxxton….tham gia đấu tranh
_ Năm 1769 Nghị viện ra sắc lệnh xử tất cả những người phá máy và công xưởng nhưng
vẫn không ngăn được các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của g/c vô sản

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×